intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

33
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Tiểu thủ công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM NGỌC TÙNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2019
  2. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẠM NGỌC TÙNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS. TS. NGÔ THỊ THUẬN 2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Phạm Ngọc Tùng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Thị Thuận và PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh; cán bộ phòng Kinh tế thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ; cán bộ và người lao động tại các làng nghề Đồng Kỵ tại phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn; làng nghề sản xuất giấy tái chế tại xã Phong Khê của thành phố Bắc Ninh; làng nghề đúc đồng Đại Bái xã Đại Bái, huyện Gia Bình; làng nghề gốm sứ Phù Lãng tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; làng nghề sản xuất tranh đông hồ và giấy vàng mã tại xã Song Hồ, huyện Thuận Thành,... đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Tùng ii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................................ iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục sơ đồ ................................................................................................................ x Danh mục hình .................................................................................................................. x Trích yếu luận án ............................................................................................................. xi Thesis abstract................................................................................................................ xiii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 1.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 4 1.3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 5 1.5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................... 6 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 7 Phần 2. Tổng quan về phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp ........ 8 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................. 8 2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 8 2.1.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................. 9 2.1.3. Đánh giá chung ................................................................................................... 13 2.2. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp............ 14 2.2.1. Ngành tiểu thủ công nghiệp ................................................................................ 14 2.2.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp....................................... 22 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................... 43 iii
  6. 2.3.1. Tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu chủ công nghiệp các nước trên thế giới ......................................................................................................... 43 2.3.2. Tình hình phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp các tỉnh, thành phố trong nước .......................................................................................... 45 2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp ......................................................................................................... 47 Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 48 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 50 3.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích .......................................................... 50 3.1.1. Phương pháp tiếp cận.......................................................................................... 50 3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 51 3.2. Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 52 3.2.1. Đặc điểm cơ bản tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 52 3.2.2. Chọn điểm khảo sát............................................................................................. 57 3.3. Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 58 3.3.1. Dữ liệu thứ cấp.................................................................................................... 58 3.3.2. Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................................... 59 3.4. Xử lý dữ liệu và phân tích thông tin ................................................................... 61 3.4.1. Xử lý và tổng hợp dữ liệu ................................................................................... 61 3.4.2. Phân tích số liệu và thông tin .............................................................................. 61 3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................. 67 3.5.1. Chỉ tiêu thể hiện phát triển số lượng nhân lực .................................................... 67 3.5.2. Chỉ tiêu thể hiện phát triển chất lượng nhân lực ................................................. 67 3.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu nhập và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực .............. 68 3.5.4. Các tiêu thức phân tổ .......................................................................................... 68 Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 69 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 71 4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................................. 71 4.1.1. Tổng quan ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ....................................... 71 4.1.2. Biến động số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp ...... 75 4.1.3. Chất lượng và cơ cấu chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 78 iv
  7. 4.1.4. Việc làm, thu nhập và hiệu suất sử dụng nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................... 84 4.1.5. Chỉ số tổng hợp phát triển nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................... 90 4.1.6. Thực trạng thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........................................................................... 91 4.1.7. Đánh giá kết quả, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh......................................... 101 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................ 107 4.2.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng......................................................................... 107 4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ....................................................... 118 4.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục làm nghề tiểu thủ công nghiệp của người lao động ....................................................................... 124 4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 126 4.3.1. Căn cứ đề xuất .................................................................................................. 126 4.3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 135 4.3.3. Giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 136 Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147 Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148 5.1. Kết luận ............................................................................................................. 148 5.2. Kiến nghị........................................................................................................... 150 5.2.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................ 150 5.2.2. Đối với các bộ ngành Trung ương .................................................................... 150 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ................................... 151 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152 Phụ lục .......................................................................................................................... 167 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BQ Bình quân CC Cơ cấu CN Công nghiệp CNH Công nghiệp hóa DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GRDP Gross Regional Domestric Products (Tổng giá trị sản phẩm) GTSX Giá trị sản xuất HĐH Hiện đại hóa HDI Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch LĐ Lao động NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNL Nguồn nhân lực PTNNL Phát triển nguồn nhân lực PTNT Phát triển nông thôn PTTH Phổ thông trung học SL Số lượng SXKD Sản xuất kinh doanh TĐPTBD Tốc độ phát triển bình quân TH Thực hiện TL Tỷ lệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tr.đ Triệu đồng TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XD Xây dựng vi
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp ............................................................................................................... 40 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 53 3.2. Tình hình dân số và lao động của tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 54 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh Bắc Ninh .................................. 55 3.4. Số lượng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2017.................................................................................................... 56 3.5. Số lượng mẫu chọn điều tra ở các xã có nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 60 3.6. Ma trận phân tích SWOT ......................................................................................... 62 4.1. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề tỉnh Bắc Ninh ............. 71 4.2. Số lượng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 72 4.3. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các nhóm ngành nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2016 ................................................................................... 74 4.4. Số lượng nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp theo ngành nghề và loại hình tổ chức sản xuất tỉnh Bắc Ninh................................................................. 75 4.5. Số lượng người làm nghề tiểu thủ công nghiệp ở các huyện tỉnh Bắc Ninh ........... 77 4.6. Phân loại số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp theo giới tính và độ tuổi tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 79 4.7. Phân loại số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp theo trình độ văn hóa và đào tạo tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................... 80 4.8. Trình độ văn hóa và chuyên môn đào tạo của nhân lực trực tiếp làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh .................................................................... 81 4.9. Trình độ tin học và ngoại ngữ của nhân lực trực tiếp làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 82 4.10. Số năm kinh nghiệm và công việc đảm nhận của nhân lực trực tiếp làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh ............................................................. 82 vii
  10. 4.11. Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 84 4.12. Tình trạng việc làm và thời gian làm việc của nhân lực làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh .......................................................................... 85 4.13. Số lượng và thời gian lao động trung bình hàng năm của các cơ sở được điều tra ở Đồng Kỵ ................................................................................................... 86 4.14. Thu nhập của nhân lực làm nghề tiểu thủ công nghiệp tại các xã điều tra, tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 88 4.15. Mức lương trả cho người lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp ở xã Đồng Kỵ ..................................................................................................................... 89 4.16. Hiệu quả sử dụng nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ............... 90 4.17. Chỉ số tổng hợp phát triển nhân lực (HDI) ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................... 91 4.18. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển nhân lực nói chung ngành tiểu thủ công nghiệp nói riêng đến năm 2015 của tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 93 4.19. Số lượng cán bộ công chức và viên chức được đào tạo từ năm 2014 đến năm 2016 tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................... 94 4.20. Số lượng cơ sở, giáo viên dạy nghề và người học nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................................. 95 4.21. Kết quả và kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh .................................................. 96 4.22. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động tỉnh Bắc Ninh ............................ 98 4.23. Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả củng cố hệ thống giáo dục tỉnh Bắc Ninh .......... 99 4.24. Kết quả khuyến công tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2016 ................................ 100 4.25. Kết quả thực hiện y tế và chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........... 101 4.26. Tổng hợp ý kiến của người làm nghề và cán bộ quản lý về chất lượng nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ...................................... 103 4.27. Tóm tắt những kết quả đạt được trong phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 104 4.28. Những hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................. 105 viii
  11. 4.29. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về khung chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp ..................................................................... 108 4.30. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe .................................................................................................... 109 4.31. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về khám chữa bệnh và tư vấn chăm sóc sức khỏe .................................................................................... 110 4.32. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất .......................................................................................... 111 4.33. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về bố trí việc làm và sử dụng nhân lực .................................................................................................. 113 4.34. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công về tiền lương và các khoản có tính chất như lương ......................................................................................... 114 4.35. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về chế độ phụ cấp tại các cơ sở làm việc ................................................................................................. 115 4.36. Đánh giá của người làm nghề tiểu thủ công nghiệp về điều kiện làm việc tại các cơ sở sản xuất ............................................................................................ 116 4.37. Điểm trung bình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 118 4.38. Ma trận hệ số tải nhân tố của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................... 120 4.39. Kiểm định KMO và Bartlett's Test ..................................................................... 122 4.40. Hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 123 4.41. Mô tả các biến đưa vào mô hình logit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục làm nghề của lao động tiểu thủ công nghiệp ................... 124 4.42. Kết quả ước lượng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục công việc của lao động ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh ........ 125 4.44. Ma trận phân tích kết hợp điểm mạnh, yếu với cơ hội và thách thức ................ 127 4.44. Dự báo cung cầu nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến 2020 ........................................... 132 4.45. Nhu cầu đào tạo của người lao động .................................................................. 134 ix
  12. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH STT Tên sơ đồ/hình Trang 2.1. Phân loại nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn .......................................... 25 3.1. Khung phân tích phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp ........... 51 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Các nguyên tắc của mô hình phát triển nguồn nhân lực ..................................... 30 2.2. Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Schuler ................................................. 31 2.3. Phát triển con người trong mối liên hệ với việc làm ........................................... 32 2.4. Vai trò của nguồn nhân lực trong các thời kỳ phát triển ..................................... 34 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 52 x
  13. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Phạm Ngọc Tùng Tên luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, các yêu cầu đặt ra, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng tiếp cận phát triển, tiếp cận hệ thống, tiếp cận có sự tham gia nhiều bên, tiếp cận chính sách trong suốt quá trình nghiên cứu. - Chọn 5 huyện và thành phố đại diện nghiên cứu: Từ Sơn với nghề gỗ Đồng Kỵ, huyện Quế Võ với làng nghề TTCN gốm sứ Phù Lãng; huyện Gia Bình với ngành đúc đồng Đại Bái; huyện Thuận Thành với nghề nối tiếng là tranh Đông Hồ và sản xuất giấy vàng mã; thành phố Bắc Ninh với nghề TTCN mới là sản xuất giấy tái chế. - Các dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng cách: (i) liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập; (ii) liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin; (iii) tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp, (iv) kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo, sau đó sử dụng và trích dẫn đầy đủ. - Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng: (i) điều tra chọn mẫu 261 hộ (người lao động) SXKD TTCN thuộc 5 huyện và 5 ngành nghề đại diện; (ii) phỏng vấn sâu và xin ý kiến tham vấn của cán bộ lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành có liên quan, các huyện, xã đại diện và cán bộ trung tâm dạy nghề của các huyện, thành phố và thị xã; (iii) thảo luận nhóm và quan sát thực địa; (iv) tham gia các hội nghị, hội thảo để xin ý kiến của các sở, ban ngành trong tỉnh. - Các số liệu thông tin sau khi thu thập xong, được xử lý và tổng hợp số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS và STATA. Phương pháp thống kê mô tả, dãy số biến động thời gian, so sánh, phân tích SWOT, phân tích nhân tố khám phá với thang đo Likert, phân tích hồi quy tương quan các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển nguồn nhân lực và phân tích hàm logit đển phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có làm nghề TTCN nữa hay không. Kết quả chính và kết luận (1) Ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh bao gồm nhiều ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới xuất hiện, được chia thành 8 nhóm chính, trong đó sản xuất gỗ, chế biến nông sản là chủ yếu. Các ngành nghề này được sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong 73 làng nghề, tập trung nhiều ở các huyện Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh và Gia Bình. xi
  14. Số người trong tuổi lao động ngành TTCN năm 2016 là 49094 người, tăng bình quân từ 2014 đến năm 2016 là 1,64%/năm. Cơ cấu số người theo các ngành nghề qua 3 năm có thay đổi nhưng không nhiều, tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất gỗ, chế biến nông sản và sản xuất thép, đúc đồng. Số người làm nghề TTCN chủ yếu thuộc hộ gia đình (chiếm trên 80% sô người toàn ngành). Xét theo giới tính không có sự chênh lệch nhiều giữa số nữ và nam. Số người tập trung ở độ tuổi 35 đến 54 tuổi. Số người có trình độ văn hóa trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ trọng cao. Số người có trình độ nghề sơ cấp và chứng chỉ là phổ biến. Tỷ lệ số người chưa qua đào tạo còn chiếm từ 32,74 đến 36,85%. Số người biết sử dụng tin học và ngoại ngữ rất ít. Số đông người có số năm làm nghề dưới 20 năm. Số người làm nghề hầu như không khám sức khỏe định kỳ, không được phân loại sức khỏe. Việc làm được phân cho ba loại thợ (chính, phụ và thợ thời vụ) theo mức độ khó, dễ và có thu nhập khác nhau. Thu nhập của người làm TTCN cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp, nhưng không ổn định. Người làm nghề TTCN không có hợp đồng lao động chính thống, không tham gia BHXH, BHYT và các quyền lợp hợp pháp khác. Giá trị gia tăng bình quân 1 người làm TTCN tăng dần với tốc độ cao hơn tốc độ tăng số người làm. Chỉ số tổng hợp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN của tỉnh đạt từ 0,76 đến 0,78. Các kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN so với mục tiêu trong quy hoạch phát triển nhân lực nói chung của tỉnh về cơ bản chưa đạt. Những vấn đề đặt ra cần có giải pháp tác động trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là: Trình độ đào tạo nghề thấp; Đào tạo các nghề TTCN trong các cơ sở đào tạo chưa chú trọng; Quản lý lao động làm thuê thiếu chặt chẽ; Môi trường làng nghề ô nhiễm; Quy hoạch phát triển ngành TTCN chưa có. (2) Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN bao gồm: chương trình giáo dục và đào tạo; y tế và chăm sóc sức khỏe; máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất; việc làm và bố trí công việc; lương và chế độ phụ cấp; ô nhiễm môi trường. Trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng này, nhóm yếu tố môi trường làm nghề, chương trình giáo dục đào tạo, chế độ tiền lương và hỗ trợ của cơ sở có hệ số tác động lớn đến kết quả phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN. (3) Các giải pháp cần tiếp tục áp dụng nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN của tỉnh trong thời gian tới là: quy hoạch phát triển ngành TTCN; xã hội hóa công tác đào tạo; quản lý sức khỏe người làm nghề; tăng cường bảo vệ môi trường; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề; rà soát và hoàn thiện các cơ chế chính sách. xii
  15. THESIS ABSTRACT PhD candidate: Pham Ngoc Tung Thesis title: Developing human resource of handicraft industry in Bac Ninh Major: Development Economics Code: 9.31.01.05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research Objective Based on the current situations, influencing factors and requirements, proposing some solutions for human resource development of the handicraft industry in order to meet the development requirements of this sector in Bac Ninh Province in the coming time. Materials and Methods - The study used system approaching, multi-stakeholder approach and policy approach throughout the research process. - Selected five districts and city to represent for research site: Tu Son district with Dong Ky wood craft, Que Vo district with Phu Lang ceramic handicraft village; Gia Binh district with Dai Bai bronze casting; Thuan Thanh district with its reputation as Dong Ho painting and yellow paper production; and Bac Ninh city with the production of recycled paper. - The secondary data used in the study was collected by (i) listing necessary information that could be collected and systematized according to the content and location of the collection; (ii) Contact with the information provider; (iii) Carry out the collection by recording, photocopying, (iv) Check the actuality of the information through direct observation and cross-checking, then use and cite fully. - Primary data was collected by: (i) sample survey of 261 HHs (employees) of small and medium handicraft enterprises in five districts with five brand trades; (ii) In-depth interviews and consultations with provincial leaders, relevant departments, districts, communes and vocational centers of districts, cities and towns; (iii) group discussion and field observations; (iv) participate in conferences and workshops to get opinions from provincial departments. - Data was processed and synthesized by SPSS and STATA statistical software. Descriptive statistics, time series, comparison, SWOT analysis, likert factor analysis, regression analysis correlated the factors affecting the development of human resources. Logit function analyzed the factors that effect on decision making of handicraft workers. Main findings and conclusion (1) The handicraft industry sector in Bac Ninh province consists of many traditional and new industries. It is divided into eight main groups, including wood production and agricultural product processing. These sectors are produced and traded mainly in 73 handicraft villages, located in Tu Son, Bac Ninh and Gia Binh. xiii
  16. The number of people working in the small handicraft industry in 2016 is 49094, an average increase of 1.64% per year from 2014 to 2016. The labor structure over 3 years has varied but not much, mainly focus on wood production, agricultural product processing and steel production, copper casting. The number of handicraft workers is household members (accounting for over 80% of the total labor in the sector). There are no gender differences between men and women workers, average aged between 35 and 54. The proportion of labor has secondary and high school education is quite high. Number of people with primary qualifications and certificates is popular. The proportion of people who have not yet trained is from 32.74% to 36.85%. There is only small number of people using computer and foreign language. Most of labors have less than 20 years of work experience. The number of people who do not have regular medical checkups is not classified. Jobs are allocated to three types of workers (primary, secondary and seasonal workers) according to the degree of difficulty, easy and different income. The income of handicraft workers is much higher than that of agriculture, but not stable. The handicraft workers do not have official labor contracts; do not participate in social insurance, health insurance and other legal rights. The average value added per person for handicraft increased at a higher rate than the increase in the number of workers. Composite index of human resources development in the handicraft industry reaches from 0.76 to 0.78. The results of human resource development in the handicraft industry sector compared with the target in the province's overall human resource development plan have not been met requirements. The issues that need to have solutions in human resources development of small handicraft industry in Bac Ninh province are: low vocational training; Training handicraft in factories are not focused; Poor management of hired labor; Environment pollution; The development plan for handicraft sector is not available. (2) Factors influencing the development of human resources in the handicraft sector include: education and training programs; Health and health care; Machinery and equipment manufacturing technology; Employment and placement; Salaries and allowances, environmental pollution. In these influential groups, the environmental factors, the education and training programs, the salary and support systems of the establishments have a high impact on the development of the human resources in handicraft industry. (3) Solutions to be applied to develop the human resources of the handicraft industry sector in the future: Socialization of training; Health management of workers; Increasing environmental protection; creating jobs and raise incomes for labors; Review and improve mechanisms and policies. xiv
  17. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sau 20 năm tái lập tỉnh (1997), Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Kinh tế phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) luôn duy trì ở mức hai con số, bình quân giai đoạn 1997-2016 đạt 15,1%/năm; tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2016 – 2018 đạt hơn 16%/năm. Sản xuất công nghiệp và TTCN tăng trưởng cao, giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước 143 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010 đạt gần 126 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: năm 2018 khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 76%; dịch vụ chiếm khoảng 17%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm gần 3,0% (Cục Thống kê Bắc Ninh, 2019). Những thành tựu trên có sự đóng góp không nhỏ của ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), trong các làng nghề. Cho đến nay, Bắc Ninh có 73 làng nghề TTCN trong đó có 58 làng nghề truyền thống (Chi cục PTNT Bắc Ninh, 2017). Các ngành nghề TTCN truyền thống lâu đời như: Gốm Phù Lãng, gỗ Đồng Kỵ, giấy Yên Phong, tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái… đã thu hút số lao động làm việc gần 72 nghìn lao động thường xuyên và hơn mười nghìn lao động thời vụ. Hàng năm cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, với kim ngạch xuất khẩu từ 1.500 - 1.700 tỷ đồng (Hạ Thị Thu Thủy, 2016). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh TTCN còn có hạn chế, đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi có những định hướng và giải pháp trung và dài hạn là: (i) năng lực cạnh tranh của các sản phẩm TTCN kém hơn so với nhiều loại hàng hóa của các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản….là những nước có trình độ công nghệ cao, kiểu dáng mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá thành hạ; (ii) đơn vị sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, phân tán, quy trình thủ công đơn giản và lạc hậu; (iii) chất lượng sản phẩm không đồng đều, đặc biệt khi sản xuất hàng hoá quy mô lớn; (vi) giá trị hàng hoá thấp, sức tiêu thụ khó khăn tại nhiều thị trường; (v) tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng tại các địa bàn sản xuất; (vi) sự phát triển của một số ngành TTCN chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế xã hội hiện có; (vii) một số ngành nghề TTCN phát triển theo phong trào, không ổn định và hiệu quả, một số ngành nghề có xu hướng mai một; (viii) dịch vụ sản xuất chưa đồng bộ; (ix) công tác xúc tiến thương mại nhằm mở rộng 1
  18. thị trường còn nhiều bất cập dẫn đến một số sản phẩm TTCN đứng trước nguy cơ thất nghề như tranh Đồng Hồ… Để thúc đẩy sự phát triển ngành nghề TTCN của tỉnh theo hướng hội nhập thì chất lượng nguồn nhân lực (NNL) có vai trò quan trọng. Trong sản xuất sản phẩm TTCN, muốn nâng cao kết quả hiệu quả kinh tế thì đầu tư vào khoa học công nghệ là chưa đủ mà cần phát triển NNL một cách toàn diện, tương xứng với các phương tiện đó, Vì vậy, con người là yếu tố cơ bản của tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Với ý nghĩa đó, phát triển NNL là sự quan tâm không chỉ ở các ngành nghề sản xuất TTCN mà còn ở tất cả mọi quốc gia, mọi tổ chức và mọi ngành nghề. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, chất lượng NNL các ngành nghề TTCN còn nhiều hạn chế. Số lao động đã qua đào tạo bình quân tại các làng nghề TTCN chỉ chiếm 12,3% (Báo Hà Nội mới, 2011). Số lao động làm nghề TTCN truyền thống tuy chiếu, 90,4% các làng nghề sản xuất TTCN thiếu lao động (Nguyễn Minh, 2017). Nguồn nhân lực trẻ cho các ngành sản xuất TTCN trong tương lại ngày càng giảm bởi số con em lao động trong các làng nghề TTCN nói riêng, cả nước nói chung đều có xu hướng theo học các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp chứ không chọn các trường dạy nghề, kể cả cao đẳng nghề. Bên cạnh đó, định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ chưa được coi trọng đúng mức, 78,21% người lao động trong các làng nghề TTCN học nghề theo cách truyền nghề, cầm tay chỉ việc, 21,4% học nghề theo các lớp ngắn hạn của địa phương; rất ít người học theo học các chương trình đào tạo bài bản (Phạm Liên, 2011; Nguyễn Minh, 2017). Nguồn nhân lực các ngành nghề TTCN của Bắc Ninh không nằm ngoài thực tế nêu trên. Trình độ chuyên môn kỹ thuật người lao động các ngành nghề TTCN hiện tại còn thấp, ít đào tạo bài bản, học chủ yếu từ thực tiễn truyền miệng theo cách “cha truyền con nối”, nên phát triển nghề nghiệp trên quy mô lớn hạn chế; lao động nhập cư, chất lượng thấp vẫn là chủ yếu. Theo Khổng Văn Thắng (2018), đến hết quý I năm 2016, tỉnh Bắc Ninh có 199.212 lao động làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó lao động là người địa phương, chiếm 33,3%, lao động là người nước ngoài chiếm 1,28%; lao động nhập cư chiếm 65,42%. Kỹ năng và thái độ nghề nghiệp chưa chuẩn hóa. Công tác đào tạo, định hướng phát triển NNL của các cơ quan quản lý ngành, đơn vị sản xuất và các cá nhân người lao động còn yếu. Từ năm 2004 đến năm 2017 tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách hơn 29 tỷ đồng cho các hoạt động khuyến công, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho các nghề cơ khí, điện, điện tử, gỗ mỹ nghệ, mộc dân 2
  19. dụng, thêu tranh,… Đã hỗ trợ đào tạo cho hơn 15600 người lao động, nhưng sau khóa học trên 84,3% học viện lại làm việc cho các doanh nghiệp chứ không ở lại các cơ sở sản xuất ngành nghề TTCN của địa phương (Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh, 2018). Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, môi trường làm việc của người lao động ở các làng nghề TTCN ở Bắc Ninh đang là một vấn đề đáng báo động, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động và nhân lực sinh sống trong các làng nghề TTCN (Hoàng Thị Kim Ngọc và Lê Sỹ Cương, 2017). Tình trạng người lao động làm việc tại các làng nghề TTCN ở Bắc Ninh không được ký hợp đồng lao động, không được tham gia đóng BHXH, BHYT (Thanh Phong, 2017) đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình phát triển nguồn nhân lực cho ngành TTCN trong thời gian qua. Nếu trong giai đoạn trước Bắc Ninh còn là tỉnh nông nghiệp, ngành TTCN đã hoàn thành xuất sắc vai trò tạo ra công ăn việc làm và sinh kế cho nhiều thế hệ, thì trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự cạnh tranh khắc nghiệt trong nền kinh tế thị trường, NNL trong ngành TTCN Bắc Ninh sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của ngành này. Những kinh nghiệm, kỹ năng làm ra các sản phẩm TTCN thành công trong quá khứ lại không giúp gì nhiều khi nhu cầu thị hiếu thay đổi cũng như không có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Vì vậy, phát triển NNL ngành TTCN là sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế của tỉnh. Cho tới nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến phát triển TTCN và NNL tại Việt Nam. Ngay từ năm 2003, Nguyễn Hữu Dũng (2003) đã đề cập tới “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”. Sau đó cũng có nhiều tác giả đã chọn hướng nghiên cứu về NNL như Trần Văn Tùng (2009), với chủ đề “Phát triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta”; Đinh Văn Toàn (2010): phát triển NNL tập đoàn điện lực Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Lê Quang Hùng (2012) nghiên cứu về “Phát triển NNL chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”; Đinh Công Tuấn (2015) với nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”; Lê Xuân Tâm (2014) với nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh”,… Các nghiên cứu này đã góp phần luận giải lý luận và thực tiễn về phát triển NNL nói chung nhưng được tiến hành ở các tỉnh, thành phố khác hoặc chung cho cả nước, cho từng lĩnh vực. Riêng nghiên cứu sâu 3
  20. về phát triển NNL ngành TTCN, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa thấy có công trình nghiên cứu nào. Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp và thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2020, đòi hỏi Bắc Ninh phải chú trọng phát triển công nghiệp và TTCN như một cú huých để đạt được sự tăng trưởng và cơ cấu kinh tế theo yêu cầu. Năm 2011 Bắc Ninh đã phê duyệt quy hoạch phát triển NNL cho tới năm 2020. Đây là định hướng quan trọng và là căn cứ để các địa phương, ngành trong tỉnh thực hiện, triển khai chương trình phát triển NNL nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực tiểu thủ công nghiệp là rất cần thiết và là một bộ phận trong định hướng phát triển NNL chung của tỉnh Bắc Ninh. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Phát triển NNL ngành TTCN gồm các nội dung gì? và thể hiện ở các tiêu chí nào? (2) Kinh nghiệm thế giới và ở Việt Nam về phát triển NNL ngành TTCN như thế nào? (3) Thực trạng NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh như thế nào? Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển NNL tỉnh Bắc Ninh là gì? (4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh? (5) Để đáp ứng yêu cầu phát triển NNL ngành TTCN tỉnh Bắc Ninh cần áp dụng những giải pháp nào? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, các yêu cầu đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN từ đó, đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, luận giải và xây dựng những căn cứ khoa học về phát triển nguồn nhân lực ngành TTCN; 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1