Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững
lượt xem 7
download
Luận án làm sáng tỏ vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh kế của người dân và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ CÔNG BA NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ CÔNG BA NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO, TỈNH TUYÊN QUANG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ngành: Sinh thái học Mã số: 9420120 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Ngọc Công 2. NCVC.TS Lê Đồng Tấn THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS Lê Ngọc Công và NCVC. TS Lê Đồng Tấn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Công Ba i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Lê Ngọc Công và NCVC.TS Lê Đồng Tấn đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, góp ý về chuyên môn của GS.TSKH. Trần Đình Lý, PGS.TS Hoàng Chung, PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, PGS.TS Lƣu Đàm Cƣ, PGS.TS Nguyễn Thế Hƣng, PGS.TS Sỹ Danh Thƣờng, PGS.TS Hoàng Văn Ngọc, TS. Đỗ Hữu Thƣ, TS. Ma Thị Ngọc Mai, TS. Lƣơng Thị Thúy Vân, TS. Đinh Thị Phƣợng cùng các chuyên gia trong lĩnh vực Sinh thái học, Động vật học, Lâm học, Thực vật học. Tôi thực sự biết ơn những sự chỉ bảo quý báu đó. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Sinh học Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên. Cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi xác định các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Khu di tích lịch sử Tân Trào, Chi cục kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang. Tôi cũng xin cảm ơn cán bộ, chuyên viên UBND các cấp và nhân dân địa phƣơng đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, cũng nhƣ điều tra ngoài thực địa. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Tân Trào; cán bộ, giảng viên Phòng Đào tạo, Khoa Khoa học Cơ bản đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi tập trung học tập và hoàn thành luận án. Cũng nhân dịp này cho tôi đƣợc tỏ lòng biết ơn đến gia đình và ngƣời thân đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2019 Tác giả luận án Đỗ Công Ba ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .................................................................... 3 5. Những điểm mới của luận án .................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 5 1.1. Một số khái niệm liên quan .................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học .............................................................................. 5 1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững .......................................................................... 6 1.1.3. Khái niệm bảo tồn sinh học ............................................................................... 8 1.1.4. Khái niệm thảm thực vật ................................................................................. 10 1.2. Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật ................................................................. 10 1.2.1. Nghiên cứu về thảm thực vật .......................................................................... 10 1.2.2. Nghiên cứu về hệ thực vật............................................................................... 17 1.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật ............................ 28 1.3.1. Các yếu tố làm suy giảm tính đa dạng thực vật .............................................. 28 1.3.2. Các yếu tố làm tăng tính đa dạng thực vật ...................................................... 32 1.4. Nghiên cứu thảm thực vật, hệ thực vật ở tỉnh Tuyên Quang ............................. 34 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 35 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................... 35 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 35 iii
- 2.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 35 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 35 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa....................................................................................... 35 2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực vật ................................................................... 36 2.4.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................................... 40 2.4.4. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn..................................................................... 42 Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 43 3.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 43 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .................................................................................. 43 3.1.2. Địa hình ........................................................................................................... 43 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ............................................................................................ 45 3.1.4. Địa chất, thổ nhƣỡng ....................................................................................... 46 3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................... 47 3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu.................................................... 48 3.2.1. Dân số, dân tộc ................................................................................................ 48 3.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội .............................................................................. 48 3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ................................................................. 49 3.3. Đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Khu di tích lịch sử Tân Trào trong việc bảo tồn, phát triển thảm thực vật ....... 51 3.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 51 3.3.2. Khó khăn ......................................................................................................... 52 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 53 4.1. Đa dạng thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .................................... 53 4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên ................................................................................... 54 4.1.2. Thảm thực vật cây trồng ................................................................................. 63 4.2. Đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ............ 63 4.2.1. Đa dạng các taxon của hệ thực vật .................................................................. 63 4.2.2. Đa dạng thành phần dạng sống thực vật ......................................................... 69 4.2.3. Đa dạng giá trị sử dụng của hệ thực vật .......................................................... 70 iv
- 4.2.4. Đa dạng yếu tố địa lý thực vật ........................................................................ 73 4.2.5. Đa dạng giá trị bảo tồn của thực vật ............................................................... 75 4.3. Đánh giá vai trò của thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ................. 78 4.3.1. Vai trò bảo tồn tính đa dạng khu hệ động vật ................................................. 78 4.3.2. Vai trò bảo vệ môi trƣờng và nguồn nƣớc ...................................................... 79 4.3.3. Vai trò của thảm thực vật tự nhiên trong việc tạo cảnh quan và bảo vệ các di tích lịch sử ....................................................................................................... 85 4.3.4. Vai trò của thảm thực vật rừng đối với sinh kế của ngƣời dân ....................... 90 4.3.5. Vai trò của thảm thực vật rừng đối với phát triển du lịch sinh thái ................ 92 4.4. Các yếu tố ảnh đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ....... 93 4.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành thảm thực vật ................................. 93 4.4.2. Ảnh hƣởng của con ngƣời đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ............................................................................................................... 97 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .................................................................................................................. 119 4.5.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................................ 119 4.5.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 120 4.5.3. Các giải pháp chủ yếu để bảo tồn tính đa dạng thực vật ............................... 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 125 1. Kết luận ............................................................................................................... 125 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................................... 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 129 PHẦN PHỤ LỤC................................................................................................... 139 v
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Ý nghĩa 1. BĐKH Biến đổi khí hậu 2. BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trƣờng 3. BTTN Bảo tồn thiên nhiên 4. CTNR Canh tác nƣơng rẫy 5. ĐDSH Đa dạng sinh học 6. DLĐCT Danh lục đỏ cây thuốc 7. DT Di tích 8. DTSQ Dự trữ sinh quyển 9. HST Hệ sinh thái Intermatonal Union for Conservation of Nature and NatureRescources 10. IUCN (Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên) 11. KDTLS Khu di tích lịch sử 12. KVNC Khu vực nghiên cứu 13. ODB Ô dạng bản 14. OTC Ô tiêu chuẩn 15. PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng 16. PTBV Phát triển bền vững 17. PTNT Phát triển nông thôn 18. QCVN Quy chuẩn Việt Nam 19. SĐVN Sách Đỏ Việt Nam 20. TĐT Tuyến điều tra 21. TTV Thảm thực vật 22. UBND Ủy ban nhân dân United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ 23. UNESCO chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc) 24. VQG Vƣờn Quốc gia iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Nam....................................... 41 Bảng 4.1. Hệ thống thảm thực vật ở Khu di tích lịch sử Tân Trào ................................. 53 Bảng 4.2. Diện tích rừng Tre, Nứa tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .............................. 59 Bảng 4.3. Phân bố các taxon của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào ................ 64 Bảng 4.4. So sánh tỷ trọng của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào với hệ thực vật Việt Nam..................................................................................................... 65 Bảng 4.5. Các chỉ số đa dạng ở từng ngành của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào ....................................................................................................................... 66 Bảng 4.6. Mƣời họ thực vật có số loài lớn nhất ở Khu di tích lịch sử Tân Trào ........ 67 Bảng 4.7. Hai mƣơi chi có số loài lớn nhất ở Khu di tích lịch sử Tân Trào ................ 68 Bảng 4.8. Số lƣợng, tỷ lệ (%) các nhóm dạng sống thực vật ở Khu di tích lịch sử Tân Trào ................................................................................................................. 69 Bảng 4.9. Giá trị sử dụng của thực vật ở Khu di tích lịch sử Tân Trào ......................... 70 Bảng 4.10. Các yếu tố địa lý của hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .......... 73 Bảng 4.11. Thống kê các loài thực vật cần đƣợc bảo tồn của Khu di tích lịch sử Tân Trào ................................................................................................................. 75 Bảng 4.12. Hiện trạng đất có rừng tại 11 xã của Khu di tích lịch sử Tân Trào (tháng 12/2017) ......................................................................................................... 80 Bảng 4.13. Kết quả phân tích mẫu đất tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang (QT18 - tháng 12/2017) .............................................................. 81 Bảng 4.14. Kết quả quan trắc không khí tại 2 điểm thuộc huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang (tháng 12/2017) .................................................................... 82 Bảng 4.15. Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt tại 4 điểm thuộc huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang (tháng 12/2017) ............................................ 84 Bảng 4.16. Độ dày và khối lƣợng thảm mục dƣới các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, năm 2017 ........................................................... 85 Bảng 4.17. Hiện trạng các loại rừng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào (năm 2018) ......... 87 Bảng 4.18. Một số chỉ tiêu lâm học của các thảm thực vật trong các điểm di tích ........ 88 Bảng 4.19. Nguồn thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp của các hộ dân tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, năm 2017 .......................................................................... 91 v
- Bảng 4.20. Thống kê các loài cây gỗ thƣờng bị khai thác tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ....................................................................................................................... 98 Bảng 4.21. Thống kê mục đích khai thác gỗ từ năm 1990 - 2018 tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ........................................................................................................ 98 Bảng 4.22. Thống kê các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào từ năm 2013-2017 .......................................................... 99 Bảng 4.23. Thống kê các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng tại 5 xã điển hình của Khu di tích lịch sử Tân Trào từ năm 2013 - 2017 ...........100 Bảng 4.24. Các loài cây khai thác làm thuốc tại Khu di tích lịch sử Tân Trào.........102 Bảng 4.25. Khối lƣợng cây thuốc khai thác tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ...........103 Bảng 4.26. Các loài cây có tinh dầu thƣờng gặp tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .....104 Bảng 4.27. Các loài cây ăn đƣợc ngƣời dân thƣờng xuyên khai thác tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ..............................................................................................105 Bảng 4.28. Các loài cây thƣờng làm thức ăn cho gia súc tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .....................................................................................................................107 Bảng 4.29. Các loài thƣờng khai thác làm cảnh tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ........108 Bảng 4.30. Tỷ lệ thành phần dân tộc 2 xã tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ..............109 Bảng 4.31. Số hộ có hoạt động CTNR tại Khu di tích lịch sử Tân Trào từ năm 1980 - 2018 ...............................................................................................................110 Bảng 4.32. Số lƣợng gia súc của huyện Sơn Dƣơng và Yên Sơn (từ 2013-2017) .........111 Bảng 4.33. Các phƣơng thức chăn thả gia súc tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ......111 Bảng 4.34. Số vụ và diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2014 - 2018 tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ..............................................................................................113 Bảng 4.35. Thu nhập bình quân của 3 xã tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, năm 2018 ............114 Bảng 4.36. Thống kê dân số trung bình của hai huyện Sơn Dƣơng và Yên Sơn .....115 Bảng 4.37. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông với dân số của 5 xã tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .........................................................................116 Bảng 4.38. Số lƣợng khách tham quan, du lịch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào từ năm 2014 - 2018 ................................................................................................117 Bảng 4.39. Thống kê cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ...............................................................................118 vi
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở thảm rừng .................................................... 38 Hình 3.1. Sơ đồ Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang ............................ 44 Hình 4.1. Tỷ lệ (%) các ngành của hệ thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào .......... 65 Hình 4.2. Phân bố tỷ lệ (%) yếu tố địa lý thực vật Khu di tích lịch sử Tân Trào ..... 74 Hình 4.3. Lán Nà Lừa (Nà Nừa) tại Khu di tích lịch sử Tân Trào ............................ 86 Hình 4.4. Biểu đồ giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào .................................................................................................... 91 vi
- MỞ ĐẦU 1. L do chọn ề tài Bƣớc vào thế kỷ XXI, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong năm quốc gia trên thế giới bị ảnh hƣởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Trong những năm qua, ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đã phải gánh chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán, mất đất canh tác, suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học…; Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức các khí nhà kính, đặc biệt là khí dioxitcacbon, diện tích và chất lƣợng rừng bị suy giảm, tầng ôzon bị phá hủy dẫn đến làm tăng nhiệt độ Trái đất và làm thay đổi khí hậu toàn cầu… Chiến lƣợc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam bao gồm chiến lƣợc giảm nhẹ (Mitigation) và chiến lƣợc thích ứng (Adaptation). Một trong các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu là tăng cƣờng bảo vệ rừng tự nhiên, trồng rừng và phòng chống cháy rừng…[44]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhƣng diện tích rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng do các hoạt động khai thác gỗ trái phép, phá rừng lấy đất canh tác, mở rộng khu công nghiệp và cháy rừng,...; Theo thống kê năm 2015, Việt Nam có khoảng 14.061.000 ha rừng (gồm 10.175.000 ha rừng tự nhiên và 3.886.000 ha rừng trồng), với hệ thực vật, động vật rừng đa dạng, phong phú về chủng loại. Đến năm 2018, rừng chỉ còn 13.785.642 ha, tỷ lệ che phủ đạt 41,65% nhƣng vẫn chƣa đảm bảo mức an toàn sinh thái cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc [8]. Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc với diện tích tự nhiên là 586.790 ha. Tuyên Quang có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao và có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc nâng cao năng suất sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. Điều này cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá đa dạng sinh học nói chung, khu hệ thực vật nói riêng để xây dựng chiến lƣợc bảo tồn và phát triển bền vững ở Tuyên Quang là rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu [1]. Khu di tích lịch sử Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) với 138 điểm di tích nằm trải rộng trên diện tích 48.035,27 ha (chiếm 8,12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) 1
- thuộc địa bàn của 11 xã của 2 huyện Sơn Dƣơng và Yên Sơn, cách Thành phố Tuyên Quang 45 km về phía Đông Nam. Đây là vùng đồi núi thấp, có độ cao từ 95 - 814m so với mực nƣớc biển. Tân Trào là Khu di tích lịch sử của cách mạng Việt Nam thời kỳ Cách mạng tháng Tám, vì vậy ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận Khu di tích lịch sử Tân Trào là Khu di tích Quốc gia đặc biệt. Từ khi đƣợc công nhận là Khu di tích Quốc gia đặc biệt tới nay, chính quyền địa phƣơng đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đặc biệt của Khu di tích. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đánh giá tính phong phú, đa dạng và vai trò của thảm thực vật đối với sinh kế của ngƣời dân, bảo vệ môi trƣờng và tạo nên cảnh quan của Khu di tích còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, ảnh hƣởng tới việc quy hoạch, quản lý, bảo tồn cảnh quan và đa dạng sinh học. Cùng với đó là sức ép dân số ngày càng gia tăng, các hoạt động khai thác gỗ, củi, dƣợc liệu, phá rừng làm nƣơng rẫy, săn bắt động vật trái phép… vẫn đang là thách thức lớn, bởi sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng phần lớn dựa và sản xuất nông, lâm nghiệp với nguồn thu nhập thấp, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống đan xen trong Khu di tích. Vì vậy, đây là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tính đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng tại Khu di tích lịch sử Tân Trào trong những năm qua. Từ những yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác định đƣợc tính đa dạng của thảm thực vật, hệ thực vật, vai trò của thực vật, các yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định đƣợc tính đa dạng của thảm thực vật và mô tả đƣợc đặc điểm (hình thái, cấu trúc) các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 2
- - Xác định đƣợc tính đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng, các yếu tố địa lý, giá trị bảo tồn) tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. - Xác định đƣợc vai trò của thực vật và các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 3. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng, thành phần thực vật bậc cao có mạch tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Các loài cây trồng nông nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực ti n 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án là những dẫn liệu khoa học mới về tính đa dạng của thảm thực vật (đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm) và hệ thực vật (thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng, các yếu tố địa lý, giá trị bảo tồn) tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Luận án đƣa ra những dẫn liệu khoa học về vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng, sinh kế của ngƣời dân và những yếu tố tác động ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý thảm thực vật và hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. 5. Những iểm mới của luận án - Lần đầu tiên sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại và mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 3
- - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về tính đa dạng của hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, gồm 726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành bậc cao có mạch. - Luận án làm sáng tỏ vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng, sinh kế của ngƣời dân và những yếu tố tác động ảnh hƣởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 4
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học Thuật ngữ đa dạng sinh học (ĐDSH) đƣợc dùng lần đầu tiên vào năm 1988, sau khi Công ƣớc Đa dạng sinh học đƣợc ra đời năm 1992 thì thuật ngữ ĐDSH đã đƣợc sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu [111]. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đa dạng sinh học. Công ƣớc ĐDSH (1992) đã định nghĩa: “ĐDSH là sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái” [103]. Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên đƣa ra khái niệm: “ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng” [42]. Ở Việt Nam, khái niệm về ĐDSH đã đƣợc Luật Đa dạng sinh học (2008) định nghĩa nhƣ sau: “ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái tự nhiên” [66]. Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, tính đa dạng sinh học đƣợc thể hiện ở 3 mức độ sau đây [83]. 1.1.1.1. Đa dạng gen Đa dạng gen (hay đa dạng di truyền) đƣợc thể hiện ở mức độ phân tử, đó là trình tự sự sắp xếp của các nuleotit trong phân tử ADN của mỗi loài, thậm chí là của mỗi cá thể trong cùng một loài khác nhau là khác nhau. Tính chất này qui định các đặc trƣng về hình thái, sinh thái và tính di truyền của từng loài. Đây là yếu tố tạo nên đa dạng của thế giới sinh vật trên Trái đất mà con ngƣời chúng ta đang sinh sống nhƣ hiện nay [69]. 1.1.1.2. Đa dạng loài Tính đa dạng loài đƣợc thể hiện ở mức độ cá thể, nó đƣợc đặc trƣng bởi khả năng trao đổi thông tin di truyền (giao phối, thụ phấn) với nhau và cho các thế hệ con cái hữu thụ (có khả năng sinh sản) giữa các loài với nhau. Đa dạng loài là phạm trù chỉ mức độ phong phú về số lƣợng loài hoặc số lƣợng phân loài (loài phụ) trên Trái đất, ở một vùng địa lý, một quốc gia hay một sinh cảnh nhất định. 5
- 1.1.1.3. Đa dạng hệ sinh thái Trong tự nhiên tồn tại những quần xã sinh vật bao gồm các loài sinh vật sinh sống trong một không gian nhất định ở một thời điểm nhất định, có mối quan hệ với nhau và với các nhân tố của môi trƣờng tạo thành một thể thống nhất, tƣơng đối ổn định. Những quần xã sinh vật nhƣ thế gọi là hệ sinh thái và ở đó vòng tuần hoàn vật chất, dòng năng lƣợng và dòng thông tin đƣợc thực hiện. Ða dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng nhƣ ở nƣớc tại một vùng nào đó [87]. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [83], nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đều công nhận trên thế giới có nhiều hệ sinh thái khác nhau, gồm: (1) Rừng mƣa nhiệt đới; (2) Rừng mƣa á nhiệt đới - ôn đới; (3) Rừng lá kim ôn đới ; (4) Rừng khô nhiệt đới ; (5) Rừng lá rộng ôn đới ; (6) Thảm thực vật Địa Trung Hải ; (7) Sa mạc và bán sa mạc ẩm ; (8) Đồng rêu và sa mạc; (9) Sa mạc, bán sa mạc lạnh ; (10) Trảng cỏ và đồng cỏ nhiệt đới; (11) Đồng cỏ ôn đới; (12) Thảm thực vật vùng núi; (13) Thảm thực vật vùng đảo; (14) Thảm thực vật ao hồ. 1.1.2. Khái niệm phát triển bền vững 1.1.2.1. Khái niệm Trong ấn phẩm “Chiến lƣợc bảo tồn thế giới” với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trƣờng sinh thái học”, thuật ngữ “Phát triển bền vững” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 [16]. Khái niệm trên đƣợc sử dụng một cách chính thức trên quy mô quốc tế, trong báo cáo của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (WCED) ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hay nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trƣờng ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời [80]. Qua các khái niệm trên ta thấy nội dung nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nƣớc giàu, nƣớc nghèo và giữa các thế hệ chứ không đơn thuần chỉ là các nhân tố sinh thái hay nhân tố xã hội, con ngƣời. 6
- 1.1.2.2. Nội dung của phát triển bền vững Nội dung cơ bản của phát triển bền vững có thể đƣợc đánh giá bằng những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lƣợng môi trƣờng [34]. Bền vững về kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trƣởng kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội, cân đối tốc độ tăng trƣởng kinh tế với việc sử dụng các điều kiện nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học, công nghệ, đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ sạch. Bền vững về xã hội là phải xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trƣởng nhanh và ổn định phải đi đôi với dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội, trong đó giáo dục, đào tạo, y tế và phúc lợi xã hội phải đƣợc chăm lo đầy đủ và toàn diện cho mọi đối tƣợng trong xã hội. Bền vững về môi trường là các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo đƣợc phải đƣợc sử dụng trong phạm vi chịu tải của chúng nhằm khôi phục đƣợc cả về số lƣợng và chất lƣợng, các dạng tài nguyên không tái tạo phải đƣợc sử dụng tiết kiệm và hợp lý nhất. Môi trƣờng tự nhiên (không khí, đất, nƣớc, cảnh quan thiên nhiên...) và môi trƣờng xã hội (dân số, chất lƣợng dân số, sức khỏe, môi trƣờng sống, lao động và học tập của con ngƣời...), nhìn chung không bị các hoạt động của con ngƣời làm ô nhiễm, suy thoái và tổn hại. Các nguồn phế thải từ công nghiệp và sinh hoạt đƣợc xử lý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trƣờng đƣợc bảo đảm, con ngƣời đƣợc sống trong môi trƣờng trong sạch. Những tiêu chí nói trên là những điều kiện cần và đủ để đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, nếu thiếu một trong những điều kiện đó thì sự phát triển sẽ đứng trƣớc nguy cơ mất bền vững [34]. 1.1.2.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên hợp quốc trong tác phẩm “Hãy cứu lấy Trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, năm 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững. Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực tế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực 7
- tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn. Hệ thống 7 nguyên tắc mới do Luc Hens (1995) xây dựng về phát triển bền vững bao gồm: (1) Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân; (2) Nguyên tắc phòng ngừa; (3) Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ; (4) Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ; (5) Nguyên tắc phân quyền, ủy quyền; (6) Nguyên tắc ngƣời gây ô nhiễm phải trả tiền; (7) Nguyên tắc ngƣời sử dụng phải trả tiền (dẫn theo Nguyễn Đình Hòe, 2009 [37]). 1.1.3. Khái niệm bảo tồn sinh học 1.1.3.1. Khái niệm Bảo tồn sinh học là một nguyên lý khoa học đƣợc xây dựng để bảo vệ các loài, thiết lập các khu bảo tồn mới và củng cố, nâng cấp các Vƣờn Quốc gia cũng là để xác định những loài nào trên Trái đất đƣợc bảo tồn cho tƣơng lai. Bảo tồn sinh học là một khoa học đa ngành, tập hợp đƣợc rất nhiều ngƣời và nhiều tri thức thuộc các lĩnh vực khác nhau nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng ĐDSH hiện nay [60]. Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng bảo tồn sinh học có hai mục tiêu: một là tìm hiểu những tác động tiêu cực do hoạt động của con ngƣời gây ra đối với các loài, các quần xã và các HST; hai là xây dựng các phƣơng pháp tiếp cận để hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và nếu có thể đƣợc, cứu trợ các loài đang bị đe dọa bằng cách đƣa chúng hội nhập trở lại các HST đang còn phù hợp với chúng. 1.1.3.2. Bảo tồn với phát triển bền vững ở Việt Nam Bảo tồn với phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam đã đƣợc đặt ra từ vài chục năm gần đây, trong đó đề cập đến các vấn đề cơ bản nhƣ sau: - Thể chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Việt Nam Việt Nam đã hội nhập với thế giới khá sớm trong các lĩnh vực liên quan tới bảo tồn ĐDSH và PTBV. Việt Nam đã tham gia Hội nghị về Môi trƣờng và phát triển năm 1992 và năm 1994 đã ký Công ƣớc ĐDSH. Một hệ thống thể chế, các chính sách và pháp luật về môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH và PTBV đã đƣợc xây dựng khá đầy đủ ở nƣớc ta. Cụ thể: Việt Nam đã thành lập Hội đồng PTBV từ năm 2005, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để định hƣớng cho công tác 8
- bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn ĐDSH, gắn với phát triển kinh tế-xã hội và nhiều văn bản luật, văn bản dƣới luật để triển khai thực hiện trên thực tế. Nhiều chiến lƣợc có liên quan đã đƣợc xây dựng, bao gồm: Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng Quốc gia đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020; Chiến lƣợc Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; Chiến lƣợc Quản lý hệ thống khu BTTN Việt Nam đến năm 2010; Kế hoạch hành động Quốc gia về bảo vệ ĐDSH của Việt Nam (2007). Một hệ thống luật pháp liên quan đến lĩnh vực bảo tồn và phát triển đã đƣợc Chính phủ xây dựng và ban hành, trong đó quan trọng nhất là Luật Bảo vệ môi trƣờng (sửa đổi năm 2005), Luật Tài nguyên nƣớc (2012), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi năm 2004) và Luật Biển Việt Nam (2012). - Nhận thức và cách tiếp cận trong phát triển bền vững và bảo tồn ĐDSH Ở Việt Nam, Bộ chỉ tiêu PTBV cho Quốc gia đã đƣợc ban hành kèm theo Chiến lƣợc PTBV của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và cho địa phƣơng. Ngoài ra, Bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá PTBV địa phƣơng giai đoạn 2013-2020 [19] đã nhấn mạnh tới thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hƣớng cacbon thấp, đồng thời giảm nhẹ tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), phòng chống thiên tai. Cụ thể, chỉ tiêu GDP xanh bắt đầu thực hiện từ 2015 với khía cạnh hạch toán những chi phí ô nhiễm và thiệt hại do thiên tai, trong hệ thống tài khoản Quốc gia và các phƣơng pháp tính toán GDP xanh thống nhất cho toàn quốc đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm [26]. Đối với cấp độ địa phƣơng, chỉ tiêu PTBV địa phƣơng cũng đang đƣợc đề xuất áp dụng, đặc biệt là chỉ tiêu số 26 về “Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại”, nhằm cung cấp thêm số liệu để tính toán GDP xanh tại địa phƣơng. Cách tiếp cận DPSIR cũng đƣợc áp dụng trong xây dựng các chỉ số/chỉ tiêu PTBV và bảo tồn ĐDSH, đặc biệt trong xây dựng chỉ số PTBV giai đoạn 2011-2020 và chỉ số giám sát đánh giá ĐDSH [17]. Ở Việt Nam, Bộ chỉ thị ĐDSH đã đƣợc xây dựng và sử dụng, góp phần vào việc đánh giá và giám sát ĐDSH [61]. Hiện nay, cách tiếp cận quản lý dựa trên HST đã đƣợc áp dụng trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, thông qua áp dụng 12 nguyên tắc thực hiện trong quản lý [72] và đã xây dựng đƣợc tài liệu hƣớng dẫn cho quản lý các 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
117 p | 302 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
146 p | 202 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 222 | 38
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
24 p | 189 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La
222 p | 122 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng thủy canh
164 p | 38 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam
134 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy một số thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang
129 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
201 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam
174 p | 56 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
219 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm multiplex realtime PCR phát hiện một số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và khảo sát tính kháng kháng sinh
193 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
0 p | 134 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 115 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn