Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án này tìm hiểu hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố chính nào; mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---o0o--- TRỊNH THỊ HẰNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---o0o--- TRỊNH THỊ HẰNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ BẤT HÀ NỘI - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Trịnh Thị Hằng
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị Bất. Cô đã luôn tận tình hướng dẫn, khích lệ, động viên tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi vượt qua những khó khăn trên con đường nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Thầy, Cô trong các hội đồng các cấp cơ sở đã tạo điều kiện và cho tôi những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện luận án. Cuối cùng, tôi xin dành những lời thân thương nhất gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất trong những năm vừa qua để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................x DANH MỤC HỘP ........................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .................................................................................................................17 1.1. Một số vấn đề lý luận về vốn hỗ trợ phát triển chính thức ...........................17 1.1.1. Khái niệm vốn hỗ trợ phát triển chính thức ..................................................17 1.1.2. Đặc điểm của vốn hỗ trợ phát triển chính thức ............................................18 1.1.3. Phân loại vốn hỗ trợ phát triển chính thức ...................................................20 1.1.4. Tác động của vốn hỗ trợ phát triển chính thức .............................................22 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ........................................................................................25 1.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ..............................................................25 1.2.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .........................................................................30 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ...............................................32 1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ...............................................37 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và bài học rút ra cho Việt Nam ..........................................................................................40 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ .............40 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ....................................................44
- iv TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................48 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................49 2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ....................................................49 2.1.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở tầm vĩ mô ....................................................49 2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ở tầm vi mô.................................54 2.2. Đánh giá nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ................61 2.2.1. Xây dựng thang đo các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ..................61 2.2.2. Phương pháp khảo sát và phân tích dữ liệu ..................................................64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................66 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ........................................................................................67 3.1. Thực trạng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ..............................................................67 3.1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ..........................................67 3.1.2. Khái quát công tác tiếp nhận, quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .....................................70 3.1.3. Tình hình thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ............................................73 3.2. Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...................................................................78 3.2.1. Đánh giá tác động của vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam ...........................78 3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ở tầm vi mô.................................83 3.3. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ........98 3.3.1. Thống kê mô tả dữ liệu khảo sát nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...........................98
- v 3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................................105 3.3.3. Phân tích EFA .............................................................................................107 3.3.4. Phân tích hồi quy tương quan .....................................................................110 3.3.5. Mô hình hồi quy..........................................................................................111 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................114 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ......................................................................................115 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................115 4.1.1. Thảo luận về kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .................115 4.1.2. Thảo luận về nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .......120 4.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2030 .................................................................................................121 4.2.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam .........121 4.2.2. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam ............122 4.3. Định hướng sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam .......................124 4.3.1. Định hướng sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ ..........................125 4.3.2. Định hướng sử dụng vốn vay nước ngoài của Bộ Giao thông vận tải .......126 4.4. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ..............127 4.4.1. Nhóm khuyến nghị nâng cao Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành ....127 4.4.2. Nhóm khuyến nghị nâng cao Năng lực nhà thầu thi công..........................128 4.4.3. Nhóm khuyến nghị nâng cao Năng lực tài chính dự án .............................131 4.4.4. Nhóm khuyến nghị khác .............................................................................134 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................................137 KẾT LUẬN ................................................................................................................138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................139 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................140 PHỤ LỤC ...................................................................................................................147
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á BQL Ban quản lý DAC Development Assistance Committee Ủy ban hỗ trợ phát triển EDCF Economic Development Cooperation Fund Quỹ hợp tác phát triển Hàn Quốc FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài JICA The Japan International Cooperation Agency Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc dân GDPBQ GDP bình quân đầu người GTVT Giao thông vận tải International Bank for Reconstruction IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển and Development IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế KHĐT Kế hoạch đầu tư MOFA Ministry of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao Nhật Bản NGOs Non-Governmental Organization Các tổ chức phi chính phủ NSNN Ngân sách nhà nước ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức Organization for Economic OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển Cooperation and Development PPP Public - Private Partner Đối tác công tư QH Quốc hội TPCP Trái phiếu chính phủ UBND Ủy ban nhân dân WB World Bank Ngân hàng thế giới
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình hồi quy đánh giá tác động của ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ lên GDP của Việt Nam .............................................................................................51 Bảng 2.2: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với cán bộ tham gia công tác quản lý dự án...........................................................................................................55 Bảng 2.3: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với người dân thụ hưởng ..................57 Bảng 2.4: Quy ước khoảng đo giá trị trung bình của mức đánh giá .............................61 Bảng 2.5: Thang đo khảo sát các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ........................62 Bảng 3.1: Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam năm 2017 ..........68 Bảng 3.2: Danh sách các nhà tài trợ vốn ODA trong giao thông đường bộ của Việt Nam...71 Bảng 3.3: Vốn ODA giải ngân trong lĩnh vực GTVT giai đoạn 2010 - 2018 ...............74 Bảng 3.4 : Phân bổ vốn ODA trong GTVT theo lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2018 ........75 Bảng 3.5: Thống kê mô tả dữ liệu chung ......................................................................78 Bảng 3.6: Kết quả kiểm định tính dừng cho các biến ...................................................79 Bảng 3.7: Kết quả hồi quy lựa chọn mô hình tối ưu .....................................................80 Bảng 3.8: Kết quả hồi quy mô hình đã lựa chọn gồm 3 biến độc lập FDI, ODA, VDT ......81 Bảng 3.9: Kiểm tra hệ số VIF của các biến độc lập ......................................................81 Bảng 3.10: Kết quả kiểm tra tự tương quan của nhiễu ..................................................82 Bảng 3.11: Kết quả hồi quy mô hình sau khi xử lý khuyết tật ......................................82 Bảng 3.12: Tính phù hợp của các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................86 Bảng 3.13: Tính hiệu quả của các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................88 Bảng 3.14: Tính hiệu suất của các dự án ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ................................................................................90 Bảng 3.15: Tính tác động của các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................92
- viii Bảng 3.16: Tính bền vững của các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ......................................................94 Bảng 3.17: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với cán bộ quản lý .....96 Bảng 3.18: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đối với người thụ hưởng 97 Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá về Tính đồng bộ chính sách quản lý ............................98 Bảng 3.20: Tổng hợp đánh giá về Năng lực tài chính ...................................................99 Bảng 3.21: Tổng hợp đánh giá về Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành ........101 Bảng 3.22: Tổng hợp đánh giá về Năng lực nhà thầu thi công ...................................102 Bảng 3.23: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo biến độc lập lần thứ nhất ......105 Bảng 3.24: Phân tích đánh giá lại độ tin cậy của thang đo biến độc lập sau khi loại biến CS6 và NT4......................................................................................106 Bảng 3.25: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc ..........................107 Bảng 3.26: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần thứ nhất ..........107 Bảng 3.27: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất ....................................108 Bảng 3.28: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần thứ hai.............109 Bảng 3.29: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai ......................................109 Bảng 3.30: Kết quả phân tích hồi quy tương quan ......................................................110 Bảng 3.31: Kết quả phân tích hồi quy đa biến lần thứ nhất ........................................111 Bảng 3.32: Kết quả phân tích hồi quy đa biến lần thứ hai ..........................................112
- ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình hình ký kết và giải ngân ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 ................................75 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn ODA giải ngân trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam theo một số nhà tài trợ chính giai đoạn 2010 - 2018 ............76 Biểu đồ 3.3: Đặc điểm đối tượng khảo sát là cán bộ tham gia quản lý, điều hành các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam 83 Biểu đồ 3.4: Đặc điểm đối tượng khảo sát là người dân thụ hưởng các dự án sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ..85 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể hiện phân phối phần dư .......................................................113
- x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu tác động của ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tới GDP của Việt Nam .........................................................51 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn ODA ........62
- xi DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Ý kiến của chuyên gia về năng lực tài chính các dự án ODA của Việt Nam .......100 Hộp 3.2: Ý kiến của chuyên gia về năng lực nhà thầu thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam ...............................................................104
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, việc hỗ trợ cho các nước đang và chậm phát triển để phát triển kinh tế - xã hội trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Các quốc gia phát triển đã có những chính sách và biện pháp hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho các nước đang và chậm phát triển, trong đó có dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Dòng vốn ODA căn bản hướng tới mục tiêu phát triển chung, nâng cao mức sống của người dân thông qua các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ cải cách hướng tới kinh tế thị trường... do vậy nó là một nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia từng bước đi lên bắt kịp với sự phát triển của toàn thế giới. Đối với Việt Nam, càng không thể phủ nhận những tác động to lớn mà dòng vốn ODA mang lại. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia, Việt Nam đã và đang mở rộng đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế, một trong những mục tiêu chính trong chiến lược này chính là thu hút dòng vốn ODA cho phát triển kinh tế. Được đánh giá là một trong những nước thu hút và sử dụng dòng vốn ODA hiệu quả nhất, kể từ khi bắt đầu thu hút cho đến nay, Việt Nam đã đạt được số vốn cam kết cho vay lên đến hơn 70 tỷ USD trong đó đã ký kết hiệp định chính thức hơn 58 tỷ USD. Đây quả là một con số ấn tượng, chứng tỏ khả năng cũng như triển vọng của Việt Nam trong thu hút dòng vốn này. Để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, theo Chiến lược phát triển của Việt Nam, hạ tầng giao thông được xác định là “một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững”. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải nói riêng còn nhiều yếu kém là “điểm nghẽn của sự phát triển, cần được khơi thông và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững”. Do đó cần “tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, quá tải, bức xúc”, tuy nhiên có thể thấy rằng việc "hút" vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải thực sự đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh Ngân sách còn hạn hẹp, dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức được ưu tiên sử dụng do so với các nguồn vốn khác, vốn ODA đặc biệt có nhiều ưu thế hơn. Trong thời gian gần đây, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 70% tổng giá trị các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải. Vốn ODA được cấp cho lĩnh vực giao thông vận tải chiếm tỉ lệ hơn 30%, trong khi ODA cho y tế - xã hội chỉ chiếm 4,54% và cho giáo dục, đào tạo là 3,84%... Theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020
- 2 và tầm nhìn đến năm 2030, một số mục tiêu cụ thể đã được đặt ra gồm:“Đến năm 2020 có trên 2.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành hơn 600 km đường Hồ Chí Minh; tốc độ bình quân chạy tàu tuyến Bắc - Nam là 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng; đưa tổng năng lực các cảng hàng không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm; tổng công suất các cảng biển đạt khoảng 800 triệu tấn/năm vào năm 2020”;... Theo ước tính của Bộ Giao thông vận tải để đạt được mục tiêu đó, “tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 1,015 triệu tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD), trong đó, nhu cầu phân theo các lĩnh vực lần lượt là: đường bộ khoảng 651 nghìn tỷ đồng, đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng (14 tỷ USD) sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách, đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài.” Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã giảm khi Việt Nam bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình và trần nợ công bị khống chế. Tháng 07/2017, WB đã đưa một số nước ra khỏi danh sách được hưởng vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB, trong đó có Việt Nam. Không chỉ có khả năng bị cắt giảm vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức từ WB, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ khác cũng đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách theo hướng giảm dần vốn vay ưu đãi như thay đổi cơ cấu nguồn vốn và chính sách viện trợ, phương thức hợp tác phát triển... đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận mới trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức và áp lực không nhỏ trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian sắp tới (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là nguồn vốn ODA, rất được Nhà nước ta quan tâm. Mặc dù đã thu hút được lượng vốn ODA khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam, đặc biệt là giao thông đường bộ còn rất nhiều yếu kém, bất cập. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa được như mong muốn trong khi cơ cấu vốn ODA thay đổi theo hướng giảm dần vốn ODA không hoàn lại và tăng dần vốn ODA vay ưu đãi; một số nhà tài trợ đã mở các kênh tài trợ mới để cung cấp vốn vay ODA kém ưu đãi hơn. Điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi lớn: Hiệu quả sử dụng vốn ODA của ngành giao thông vận tải ở Việt Nam thời gian qua? Thành tựu đạt được? Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục? Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải trong thời gian sắp tới? Việc tìm ra câu trả lời cho các
- 3 câu hỏi trên là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài“Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam” với mong muốn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong thời gian sắp tới, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải. - Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả giới hạn nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ mang hình thái vật chất (tập trung vào hệ thống cầu, đường bộ), không nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phi vật chất và các công trình như bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2018 Về không gian nghiên cứu: Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu (i) Quan niệm như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ? Tiêu chí đánh giá hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
- 4 (ii) Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố chính nào? Mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam? (iii) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam? 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án 5.1. Nghiên cứu nước ngoài 5.1.1. Nghiên cứu nguồn gốc và sự ra đời của ODA Khởi nguồn từ Tổ chức tiền thân của OECD nhằm quản lý nguồn viện trợ của Canada và USA trong khuôn khổ kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lại châu Âu, ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II (1943). Năm 1961, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu được thay thế bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thuộc tổ chức OECD. Các Uỷ ban chuyên môn được thành lập nhằm điều phối toàn bộ hoạt động của OECD, trong đó có DAC là một trong những Uỷ ban có nhiệm vụ hỗ trợ và cân đối toàn bộ nguồn viện trợ do các nước thuộc OECD đóng góp tới các nước đang phát triển giúp các nước này phát triển kinh tế một cách vững chắc. Trong nghiên cứu của Fuhrer, H. (1996) cho thấy năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về ODA lần đầu tiên như sau:“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một khoản xác định trong khoản tài trợ này. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại”. Trong các báo cáo của OECD vào các năm sau đó đã bổ sung, lượng hoá tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20 - 30% tuỳ thuộc vào nhà tài trợ cũng như quốc gia nhận trợ. 5.1.2. Nghiên cứu đánh giá tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế và biện dẫn các cách giải thích khác nhau tuy nhiên nhìn chung, kết quả nghiên cứu còn có sự mâu thuẫn. Một số nhà phê bình về các chương trình viện trợ nước ngoài đã cho rằng nghèo đói phản ánh sự thất bại của chính phủ. Boone (1996) đã nghiên cứu hiệu quả của viện trợ dựa trên khung phân tích liên quan giữa hiệu quả viện trợ và chế độ chính trị và nhận thấy viện trợ không làm tăng đáng kể đầu tư, cũng không có lợi cho người nghèo thông qua việc cải thiện chỉ số phát triển con người, nhưng nó làm tăng quy mô của chính phủ.
- 5 Trong nghiên cứu này, Boone, P. (1996) không tìm thấy mối quan hệ mang tính hệ thống nào giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng, đầu tư hoặc các chỉ số phát triển con người ở quốc gia tiếp nhận, và kết luận rằng viện trợ nước ngoài phần lớn không hiệu quả. Nhiều tác giả đã lập luận rằng nguồn vốn ODA đã và đang bị sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, là mầm mống tạo ra “hiểm họa tham nhũng”. Vốn ODA được đầu tư vào các dự án với chi phí lớn khổng lồ nhưng một phần không nhỏ lại rơi vào túi những người cung cấp dự án hoặc trở thành bệ đỡ vững chắc cho chế độ độc tài tham nhũng, khiến đất nước thì ngày càng bần cùng lạc hậu, trong khi các quan chức lại trở nên rất giàu có. Theo nghiên cứu của Lesink, R., Morrissey, O. (2000) đã chỉ ra các hạn chế của vốn ODA đối với các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô đó là tính không ổn định và không chắc chắn từ nguồn vốn viện trợ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của các nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu đã chỉ rõ trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA và khẳng định rằng tác động của vốn ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình tiếp nhận nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ. Knack, S. (2000) nghiên cứu trên số liệu chéo mối quan hệ giữa viện trợ với chất lượng của thể chế gồm các biến: tham nhũng, quy định luật pháp, thủ tục hành chính đã kết luận rằng viện trợ làm xói mòn chất lượng của chính phủ, nghĩa là viện trợ tạo ra tham nhũng, quan liêu. Bhandari và cộng sự (2007) đã xem xét hiệu quả của viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva và Ba Lan. Mô hình này bao gồm lực lượng lao động, vốn cổ phần, viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và được ước lượng bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1993 đến 2002. Kết quả chỉ ra rằng sự gia tăng của nguồn vốn trong nước và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Viện trợ nước ngoài dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến GDP thực tế. Trong nghiên cứu của Mallik, G. (2008) có thể thấy rằng sau hơn 35 năm hỗ trợ phát triển, người dân ở các quốc gia nghèo nhất châu Phi vẫn đang sống trong nghèo đói, thu nhập bình quân thực tế trên đầu người kể từ năm 1965 có xu hướng giảm hoặc vẫn trì trệ mặc dù nhận được một lượng lớn viện trợ nước ngoài? Nghiên cứu xem xét hiệu quả của viện trợ nước ngoài cho tăng trưởng kinh tế ở 6 quốc gia châu Phi nghèo và nhận viện trợ cao nhất là Cộng hòa Trung Phi, Malawi, Mali, Niger, Sierra Leone và Togo. Sử dụng phân tích đồng liên kết, Mallik, G. (2008) đã nhận thấy rằng về dài hạn
- 6 tồn tại mối quan hệ giữa GDP thực tế bình quân đầu người, viện trợ theo phần trăm GDP, đầu tư theo phần trăm GDP. Tuy nhiên, hiệu quả của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng là tiêu cực đối với hầu hết các quốc gia này. Nghiên cứu của Driffield, N. và Jones, C. (2013) thực hiện đánh giá những đóng góp tương đối của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dòng vốn nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và kiều hối (REM) đã tăng đáng kể so với 20 năm qua. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế chưa bao giờ xem xét tác động kết hợp của từng biến số trên tăng trưởng kinh tế. Đóng góp chính của nghiên cứu là tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng để giải thích cho tính nội sinh vốn có trong những mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối đều có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Ngược lại, mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng và dường như có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Không đồng thuận với quan điểm trên, phần đông các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn ODA tác động thuận chiều tới tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm này, các nước nghèo không thể tự mình tự mình tạo ra đủ lượng tiết kiệm cần thiết để tài trợ những dự án đầu tư trọng điểm nhằm khởi động tăng trưởng, thậm chí tổng tiết kiệm quá thấp không đủ bù đắp khấu hao chứ chưa nói đến dự trữ vốn cho tăng trưởng kinh tế. Viện trợ trong trường hợp này là thực sự cần thiết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng thông qua tài trợ đầu tư mới đặc biệt là đầu tư vào hàng hóa công. Viện trợ được sử dụng để xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy phát điện, trường học và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác giúp thúc đẩy quá trình tích lũy vốn, nếu đầu tư hiệu quả sự tích lũy vốn này sẽ tăng tỷ lệ phát triển. Nghiên cứu của Chenery, H.B và Strout, A.M (1966) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng việc hỗ trợ một lượng vốn cần thiết từ các quốc gia phát triển ở giai đoạn khởi đầu có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia yếu thế hơn. Nhờ đó các quốc gia đang phát triển sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, từ đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Burnside, C. và D. Dollar (2000) về mặt lý thuyết chỉ ra tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng dễ dàng được chứng minh là mơ hồ. Ví dụ, trong bối cảnh của một mô hình tăng trưởng tân cổ điển tiêu chuẩn, bất kỳ hiệu ứng trạng thái ổn định nào sẽ không chỉ phụ thuộc vào số lượng và loại viện trợ, mà còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của quốc gia tiếp nhận. Nghiên cứu này đã sử dụng một cơ sở dữ liệu
- 7 thực nghiệm trên 56 quốc gia bằng dữ liệu chéo về viện trợ nước ngoài để kiểm tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, chính sách kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy viện trợ nước ngoài có tác dụng tích cực nhưng chỉ trong các nền kinh tế được kết hợp với các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại tốt, ít phát huy tác dụng khi có các chính sách này kém hiệu quả. Thể chế càng minh bạch thì vốn ODA càng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hansen và Tarp (2001) đã nhận thấy viện trợ là nhân tố rất quan trọng tác động tới mức tăng trưởng GDP bình quân. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong 20 năm đánh giá tác động của vốn ODA trên khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế chứ chưa xét đến hiệu quả cho từng dự án. Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người, cho thấy rằng viện trợ trong tất cả khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng và kết quả này không có điều kiện đối với chính sách “tốt”. Karras, G. (2006) đã sử dụng dữ liệu của 71 nền kinh tế đang phát triển nhận viện trợ trên thế giới giai đoạn 1960 - 1997 để nghiên cứu mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả cho thấy tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, lâu dài và có ý nghĩa thống kê khá lớn: tăng viện trợ nước ngoài thêm 20$/người của quốc gia tiếp nhận dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người lên khoảng 0,16%. Tác giả kết luận vốn ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên giữa các nền kinh tế khác nhau thì mức độ tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt. Đây được xem là một nghiên cứu tốt đánh giá ảnh hưởng của vốn ODA tới phát triển kinh tế được tiếp cận trên khía cạnh vĩ mô. Adams, S. và Atsu, F. (2014) đã xem xét tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana trong giai đoạn 1970 - 2011. Sử dụng phương pháp đồng liên kết phân phối trễ tự hồi quy (ARDL); những phát hiện của nghiên cứu cho thấy vốn ODA có tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng tiêu cực trong dài hạn tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận viện trợ... Các biến số đầu tư và tiêu dùng của chính phủ có liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế, trong khi chính sách tài chính và thương mại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Ghana. Tang, K. và Bundhoo, D. (2017) đã tìm hiểu tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Phi cận Sahara. Mặc dù là nước nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất thế giới, khu vực này là nơi nghèo nhất với chỉ số HDI và GNI thấp nhất trên đầu người. Điều này đặt ra những hoài nghi về hiệu quả của viện trợ nước
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 97 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 96 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
241 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 21 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 19 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 27 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn