intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:179

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nhận diện các yếu tố kinh tế vi mô tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong các giai đoạn (pha) của chu kỳ kinh tế: bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và so sánh với thời kỳ hậu khủng hoảng. Nghiên cứu nhận diện yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và so sánh với thời kỳ hậu khủng hoảng. Phân tích sự khác biệt về KNSL của các NHTM Việt Nam đạt được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới so với thời kỳ hậu khủng hoảng. Gợi ý các giải pháp điều chỉnh KNSL của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, cung cấp kênh tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý trong việc tăng cường hiệu quả tài chính và phát triển vững chắc hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế cũng như trong toàn bộ thời kỳ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HẢI NAM KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HẢI NAM KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch 2. PGS.TS Hà Văn Dũng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây, các trích dẫn trong Luận án đã được ghi rõ nguồn gốc đầy đủ. Nghiên cứu sinh Phạm Hải Nam
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả muốn gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới tập thể giảng viên hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch đã tận tình chỉ bảo và đặt nền móng, định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình tác giả thực hiện Luận án, PGS.TS Hà Văn Dũng đã có những góp ý chi tiết trong quá trình tác giả hoàn thiện Luận án và hỗ trợ tác giả trong việc công bố các kết quả nghiên cứu của Luận án. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, cán bộ phụ trách Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả học tập và hoàn thành chương trình đào tạo. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đặc biệt là các con, là nguồn động viên tinh thần cho tác giả trong suốt những năm học ở trường và trong thời gian hoàn thành Luận án. Sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chính là động lực giúp tác giả có thể nỗ lực để hoàn thành Luận án này.
  5. iii TÓM TẮT Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, so sánh chiều hướng tác động của các yếu tố trong hai giai đoạn; tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng theo phương pháp Bayes thông qua thuật toán lấy mẫu Gibbs nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của 30 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng, dự phòng rủi ro tín dụng, dư nợ cho vay là các yếu tố có chiều hướng tác động như nhau đến KNSL của NHTM Việt Nam trong hai giai đoạn và trong toàn bộ thời kỳ nghiên cứu. Các yếu tố tài sản thanh khoản, chi phí hoạt động có chiều hướng tác động thay đổi khi so sánh hai thời kỳ. Ngoài ra, chi phí trả lãi, lạm phát, tăng trưởng kinh tế là các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM, mặc dù chiều hướng tác động khác nhau lên từng chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng KNSL của NHTM Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tốt hơn khi so sánh với giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngoài ra, khi so sánh với phương pháp GMM hệ thống (SGMM), kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các NHTM Việt Nam đạt được KNSL cao hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án, tác giả đưa ra các kết luận và khuyến nghị đối với ban lãnh đạo NHTM và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững chắc, đảm bảo việc kinh doanh ngân hàng an toàn, lành mạnh, hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới và nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Từ khóa: Bayes, khả năng sinh lời, khủng hoảng kinh tế, ngân hàng thương mại.
  6. iv ABSTRACT The puupose of this thesis is to study the factors affecting the profitability of Vietnamese commercial banks in the world economic crisis and post-crisis period, comparing the trend of impacts of factors in two phases; the impact of the world economic crisis on the profitability of Vietnamese commercial banks. The research was done by qualitative method and quantitative method by Bayesian method via Gibbs sampling algorithm to accomplish research objectives. Data were collected from the financial statements of 30 Vietnamese commercial banks for the period 2007 – 2018. The research results show bank size, bank capital, loan loss provision, bank loans are factors that tend to equally affect Vietnam's commercial banks in two periods and entire period. Factors of liquid assets, operating expenses tend to change when comparing two periods. In addition, interest expenses, inflation, economic growth are factors affecting the profitability of commercial banks, although the trend of impacts varies with each indicator ROA and ROE. The study also found evidence of better profitability of Vietnamese commercial banks in the world economic crisis period when compared to the post-crisis period. In addition, when compared with the system GMM method (SGMM), the research results also show that Vietnamese commercial banks achieved higher profitability during the crisis period. From the research results of the thesis, the author gives conclusions and recommendations for the leaders of commercial banks, and macro policy-makers to build a sustainable banking system to ensure a safe and healthy banking operation, limit the negative impacts of the world economic crisis and improve the operational efficiency of Vietnamese commercial banks. Keywords: Bayes, profitability, economic crisis, commercial bank.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i TÓM TẮT........................................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................................. 1 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu trên thế giới và trong nước ............................................... 1 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học ........................ 3 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................................. 7 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 7 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 7 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 8 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................... 8 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 8 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 8 1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...................................................... 9 1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................................................... 9 1.6 KẾT CẤU LUẬN ÁN .............................................................................................. 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................. 13 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHU KỲ KINH TẾ VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ . 13 2.1.1 Khái niệm về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế ....................................... 13 2.1.2 Các lý thuyết về chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế .................................. 14 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................................ 19
  8. vi 2.2.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại .................................................................................................................. 19 2.2.2 Các lý thuyết về khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ......................... 24 2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại ................ 26 2.3 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................................ 28 2.3.1 Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô .......................................... 28 2.3.2 Khủng hoảng kinh tế làm tăng rủi ro tín dụng .................................................. 29 2.3.3 Khủng hoảng kinh tế làm tăng rủi ro thanh khoản ............................................ 29 2.4 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................................................... 31 2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại .............................................................................................................................. 31 2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của khủng hoảng kinh tế đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại .................................................................................... 45 2.5 THẢO LUẬN NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................................. 51 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 55 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 55 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 56 3.2.1 Phương pháp Bayes ........................................................................................... 56 3.2.2 Tính ưu việt của phương pháp Bayes so với phương pháp tần suất.................. 59 3.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 61 3.3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 61 3.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 62 3.3.3 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 64 3.4 DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 73 3.4.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu................................................................................... 73 3.4.2 Kiểm định mô hình ............................................................................................ 74 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 76 4.1 KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI .................................. 76 4.1.1 Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến.................................................... 76
  9. vii 4.1.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ................................................................... 78 4.1.3 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .............................................................. 82 4.1.4 Phân tích và thảo luận kết quả ........................................................................... 86 4.2 KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ........................ 91 4.2.1 Thống kê mô tả và tương quan giữa các biến.................................................... 91 4.2.2 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) .................................................................... 93 4.2.3 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .............................................................. 97 4.2.4 Phân tích và thảo luận kết quả ......................................................................... 100 4.3 TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .......................... 105 4.3.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) .................................................................. 105 4.3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ............................................................ 109 4.3.3 So sánh chiều hướng tác động của phương pháp Bayes với phương pháp truyền thống ......................................................................................................................... 112 4.3.4 Thảo luận tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................................... 114 4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 115 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHẢ NĂNG SINH LỜI HỢP LÝ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ......................................................................... 122 5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 122 5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẠT ĐƯỢC KHẢ NĂNG SINH LỜI HỢP LÝ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI .................................................................................................... 124 5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại.................................................................. 125 5.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................. 131 5.3 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............ 133 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. i CÁC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................... xiii PHỤ LỤC .......................................................................................................................... xiv
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI ĐẦY ĐỦ AN VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH HQKD Hiệu quả kinh doanh ESS Số lượng mẫu hiệu quả Effective Sample Size FEM Mô hình tác động cố định Fixed Effects Model Phương pháp bình phương bé Feasible Generalized Least FGLS nhất tổng quát Squares GMM Mô hình hồi quy moment tổng Generalized Method of Moments quát GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund KNSL Khả năng sinh lời MCMC Markov Chain Monte Carlo NHNN Ngân hàng Nhà nước NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NHTM Ngân hàng thương mại OLS Bình phương nhỏ nhất thông Ordinary Least Squares thường REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects Model ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return on Assets ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return on Equity RRTD Rủi ro tín dụng RRTK Rủi ro thanh khoản WB Ngân hàng Thế giới World Bank
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tổng kết các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM ...... 36 Bảng 2.2 Tổng kết các nghiên cứu về tác động của khủng hoảng kinh tế đến KNSL ..... 47 Bảng 3.1 Các mô hình dự kiến ......................................................................................... 63 Bảng 3.2 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ..................................... 64 Bảng 3.3 Đo lường các biến sử dụng trong mô hình ......................................................... 71 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2011 ................... 76 Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan................................................................................... 78 Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ................................................... 79 Bảng 4.4 Số lượng mẫu hiệu quả ...................................................................................... 81 Bảng 4.5 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ................................................... 83 Bảng 4.6 Số lượng mẫu hiệu quả ...................................................................................... 86 Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2018 ................... 91 Bảng 4.8 Ma trận hệ số tương quan................................................................................... 93 Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ................................................... 93 Bảng 4.10 Số lượng mẫu hiệu quả .................................................................................... 94 Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ................................................. 97 Bảng 4.12 Số lượng mẫu hiệu quả .................................................................................... 97 Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ................................................. 105 Bảng 4.14 Số lượng mẫu hiệu quả .................................................................................... 106 Bảng 4.15 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ................................................. 109 Bảng 4.16 Số lượng mẫu hiệu quả .................................................................................... 109 Bảng 4.17 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA ................................................. 113 Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROE ................................................. 113 Bảng 4.19 So sánh các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam ................ 115
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA ..................................... 81 Hình 4.2 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE ...................................... 85 Hình 4.3 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA ..................................... 96 Hình 4.4 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE ...................................... 99 Hình 4.5 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROA ..................................... 109 Hình 4.6 Kiểm định hội tụ của chuỗi MCMC đối với biến ROE ...................................... 112
  13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu trên thế giới và trong nước Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính và nền kinh tế của mỗi quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường. Đặc biệt, tại Việt Nam, thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được là kênh dẫn vốn trung dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế thì vai trò của NHTM càng nổi bật, quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cũng bị tác động mạnh bởi các chu kỳ kinh tế bao gồm các giai đoạn khủng hoảng, suy thoái, phục hồi, tăng trưởng công nghiệp (Marx), vốn là một quy luật quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong năm 2007, kinh tế thế giới đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện, xuất phát từ thị trường bất động sản và cho vay dưới chuẩn tại Mỹ. Khủng hoảng kinh tế là là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế (Gordon, 1994) có tác động tiêu cực một cách sâu rộng đến các doanh nghiệp, thị trường tài chính, thị trường ngân hàng… Cuộc khủng hoảng từ Mỹ sau đó lan ra toàn thế giới với đáy của cuộc khủng hoảng là năm 2009 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới là -0,1% (IMF, 2009) hay - 1,67% (WB, 2009), hàng loạt các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, EU có mức tăng trưởng kinh tế âm (IMF, 2009), làm cho sản lượng sản xuất suy giảm, thất nghiệp gia tăng, hoạt động kinh tế lâm vào tình trạng đình đốn, từ đó lan ra các nước khác và toàn cầu (Bùi Tất Thắng, 2009). Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu bước sang giai đoạn phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế dương trở lại là 5,4% năm 2010 ( IMF, 2010), 4.30% năm 2010 (WB, 2010). Mức tăng này tương đương với mức tăng năm 2006 là 5,5 % (IMF, 2006), trước giai đoạn khủng hoảng. Điều này chứng tỏ kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi, là một trong bốn giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Cũng trong năm 2010, các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng ấn tượng: Các nền kinh tế phát triển 3,1%, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi 7,4% (IMF, 2010). Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều hậu quả nghiệm trọng và lan ra khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vốn là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tập trung, năm 1986 Việt Nam quyết định
  14. 2 chuyển sang nền kinh tế thị trường, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh, kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng lên một cách nhanh chóng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng cao cho đến khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 đạt tốc độ bình quân 7,6% (WB, 2007). Từ năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bắt đầu giảm, chỉ đạt 5,7% và chạm đáy vào năm 2009 với tốc độ 5,4% (WB, 2009). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 11,5 tỷ USD năm 2008 còn 10 tỷ USD năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2009). Cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng, đặc biệt cao trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2008, cán cân thương mại thâm hụt 18 tỷ USD, năm 2009 là 12,9 tỷ USD và năm 2010 giảm còn 12,6 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2010). Mức thâm hụt cao như vậy gây rủi ro cho an ninh tài chính quốc gia (IMF, 2010), gây rất nhiều khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Bên cạnh đó, trong giai đoạn khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát biến động thất thường, tăng giảm với biên độ lớn, phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 8,3%, năm 2008 tăng mạnh lên 22,97%, năm 2009 giảm xuống còn 6,88%, năm 2010 tăng lên lại 9,19%, và tăng mạnh lên 18,58% vào năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2011) và giảm dần trong các năm sau đó. Sở dĩ lạm phát tăng cao vào năm 2011 là do hiệu ứng của gói kích thích kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đưa ra vào năm 2009 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai gói kích thích không hiệu quả dẫn đến không đạt được các mục tiêu mà Chính phủ đưa ra, đồng thời làm tín dụng tăng trưởng nóng, hình thành bóng bóng giá cả tài sản, các doanh nghiệp hoạt động khó khăn, đã làm cho lạm phát tăng cao vào năm 2010 và đạt mức rất cao vào năm 2011. Bên cạnh đó, trong khi nền kinh tế các nước khác trên thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi thì kinh tế Việt Nam chỉ thực sự vượt qua khủng hoảng kinh tế sau năm 2011, khi tác dụng phụ của gói kích thích năm 2009 đã bớt ảnh hưởng. Trong lĩnh vực ngân hàng, sau cải cách lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực ngân hàng, hệ thống ngân hàng hai cấp ra đời năm 1988 đã tạo ra sự phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhiều ngân hàng thương mại tư nhân được thành lập và phát triển, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường một cách có hiệu quả. Sự chuyển đổi nền kinh tế cùng với việc tham gia các tổ chức quốc tế như IMF, WB, WTO… đã trở thành điều cốt lõi của sự thay đổi về kinh
  15. 3 tế và hoạt động ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau giai đoạn phát triển, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến kinh tế Việt nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Sự biến động của kinh tế vĩ mô có thể dẫn đến sự khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng (Nkusu, 2011). Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nóng, các ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu tăng cao, gặp rất nhiều khó khăn về thanh khoản dẫn đến lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ, không có khả năng hoạt động liên tục mà hậu quả cho đến tận ngày nay vẫn chưa thể giải quyết xong. Theo Reinhart và Rogoff (2010), nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đẩy tăng trưởng tín dụng cao và chấp nhận rủi ro cao dẫn đến nợ xấu tăng cao (Caprio & cộng sự, 2003). Kết quả là các ngân hàng có nợ xấu cao, khó khăn về thanh khoản phải sáp nhập vào ngân hàng khác hoặc được mua lại với giá 0 đồng. Đối với Việt Nam, nếu để cho 1 ngân hàng phá sản thì hậu quả để lại sẽ không thể lường trước được, tác động rất lớn đến toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây khủng hoảng niềm tin đối với toàn xã hội. Do vậy, giải pháp sáp nhập, mua lại giá 0 đồng đã giúp ổn định hệ thống ngân hàng, lấy lại niềm tin của xã hội, được đánh giá rất cao. Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đã cho thấy những điểm yếu của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế như bóng bóng giá tài sản, sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức, lệ thuộc quá nhiều vào tín dụng, đòi hỏi sự cải tổ mạnh mẽ về tư duy quản lý lẫn cơ cấu tổ chức (Amba & Almukharreq, 2013). Điều quan trọng không phải là tốc độ tăng trưởng cao mà là sự ổn định, có thể thích nghi tốt với các biến động của kinh tế thế giới. Bản thân các NHTM cũng phải có sự kiểm soát chặt chẽ hơn, an toàn hơn, tập trung cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thay vì bất động sản, chứng khoán, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Ngân hàng nhà nước, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng, cần định hướng cho các NHTM, giám sát chặt chẽ hoạt động của các NHTM. Sự khỏe mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng cần được đặt lên hàng đầu, thay vì tốc độ tăng trưởng, đòi hỏi sự thay đổi từ bản thân các ngân hàng lẫn cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp thông tin, hàm ý chính sách cho lãnh đạo ngân hàng và các nhà hoạch định để xây dựng chiến lược phù hợp cho hệ thống NHTM và đạt được KNSL phù hợp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế cũng như giai đoạn hậu khủng hoảng. 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan và khoảng trống khoa học Các nghiên cứu trên thế giới về tác động của khủng hoảng kinh tế đến KNSL của các
  16. 4 NHTM hiện nay được thực hiện rải rác ở các khu vực trên thế giới, mỗi khu vực lại có những đặc điểm khác nhau. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, các nghiên cứu này đã phần nào làm sáng tỏ mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính (một khía cạnh của khủng hoảng kinh tế) đến KNSL của các NHTM. Ở khu vực châu Á, các nghiên cứu có thể kể đến như nghiên cứu của Sufian (2011) về KNSL của các NHTM Hàn Quốc từ năm 1992 đến năm 2003, là giai đoạn xảy ra khủng hoảng tài chính châu Á. Nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến KNSL của NHTM. Hay nghiên cứu của Kamarudin và cộng sự (2016) về tác động của khủng hoảng tài chính đến KNSL của các ngân hàng nhà nước và ngân hàng tư nhân tại Bangladesh từ năm 2004 đến năm 2011, so sánh mức độ tác động của khủng hoảng tài chính đến hai khu vực sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng nhà nước tăng 3,7%, ngân hàng tư nhân tăng 5,8%, tuy nhiên sau giai đoạn khủng hoảng lại giảm lần lượt là 38,7% và 9,9%. Ở khu vực vùng Vịnh thì có nghiên cứu của Amba và Almukharreq (2013), về tác động của khủng hoảng tài chính đến KNSL của các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường tại các nước vùng Vịnh từ năm 2006 đến năm 2013. Nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến KNSL đến các ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường. Ở khu vực châu Âu, có các nghiên cứu của Pawlowska (2016) tìm hiểu các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Ba Lan, giai đoạn khủng hoảng và trước khủng hoảng tài chính, từ năm 1997 đến năm 2012. Kết quả cho thấy KNSL trong giai đoạn khủng hoảng giảm nhẹ so với giai đoạn trước khủng hoảng. Hay nghiên cứu của Andries và cộng sự (2016), nghiên cứu mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và KNSL của các NHTM Đông và Tây Âu từ năm 2004 đến năm 2013. Kết quả cho thấy khủng hoảng tài chính tác động tiêu cực đến KNSL của NHTM. Ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi có nghiên cứu của Mongid (2016) tìm hiểu về tác động của khủng hoảng tài chính đến KNSL của các NHTM Hồi giáo tại các nước Trung Đông và Bắc Phi từ năm 2003 đến năm 2011. Kết quả cho thấy khủng hoảng tài chính có tác động tiêu cực đến KNSL của NHTM. Ở khu vực Bắc Mỹ, Chronopoulos và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của khủng hoảng tài chính đến KNSL của các ngân hàng tại Mỹ có tổng tài sản từ 10.000 $ trở lên theo
  17. 5 phương pháp GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy KNSL của NHTM tốt hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Le (2017) về các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, trong đó sử dụng biến giả để chỉ giai đoạn khủng hoảng trong 2 năm 2008 – 2009 (nhận giá trị 1 cho các năm 2008 và 2009, giá trị 0 cho các năm còn lại). Kết quả cho thấy các ngân hàng có khả năng giảm giá sản phẩm, dịch vụ có KNSL cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy khủng hoảng tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến KNSL của các NHTM. Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2019) tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cận biên (NIM) của 27 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017. Các tác giả sử dụng biến giả để chỉ giai đoạn khủng hoảng (nhận giá trị 1 cho các năm 2008 và 2009, giá trị 0 cho các năm còn lại). Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng, mức ngại rủi ro (risk aversion) và tỉ lệ vốn cho vay cùng chiều với NIM, trong khi đó thanh khoản và chất lượng quản lý ảnh hưởng ngược chiều với NIM. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy, bình quân trong giai đoạn khủng hoảng NIM của các NHTM giảm khoảng 1,5 lần so với thời kỳ kinh tế ổn định Như vậy, các công trình nghiên cứu trước đây về khủng hoảng kinh tế đến KNSL của NHTM có kết quả không nhất quán. Một số công trình cho thấy khủng hoảng kinh tế có tác động tiêu cực (Sufian, 2011; Amba & Almukharreq, 2013; Andries & cộng sự, 2016; Le, 2017; Nguyễn Anh Tú & Phạm Trí Nghĩa, 2019). Một số công trình khác lại cho thấy khủng hoảng kinh tế có tác động tích cực đến KNSL của NHTM (Chronopoulos, cộng sự, 2015; Kamarudin & cộng sự, 2016). Các kết quả khác nhau của các nghiên cứu là do khi đánh giá tác động tức thời của khủng hoảng, kết quả sẽ là tiêu cực. Tuy nhiên, khi đánh giá một cách tổng thể dưới tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của các chính phủ nhằm vượt qua khủng hoảng, kết quả sẽ là tích cực. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu trước đây đều sử dụng phương pháp truyền thống như FEM, REM, FGLS, GMM để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Do các phương pháp truyền thống tồn tại nhiều nhược điểm như tự tương quan, nội sinh … nên cần nhiều phương pháp khác nhau để khắc phục các nhược điểm đó. Vì vậy, sử dụng nhiều phương pháp ước lượng truyền thống khác nhau nên kết quả có thể sẽ khác nhau. Tại Việt Nam, một số công trình đánh giá tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008
  18. 6 đến KNSL của NHTM như nghiên cứu của Le (2017) có liên quan đến đề tài, với mẫu nghiên cứu gồm 40 ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2015 và biến giả (D=1) để chỉ khủng hoảng trong hai năm 2008 và 2009. Hay nghiên cứu của Nguyễn Anh Tú và Phạm Trí Nghĩa (2018), với mẫu nghiên cứu gồm 27 ngân hàng từ năm 2005 đến năm 2017 sử dụng biến giả (D=1) để chỉ khủng hoảng trong hai năm 2008 và 2009, tức là đáy của khủng hoảng. Theo lược khảo của tác giả, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, xem xét một cách tổng thể dưới tác động của các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ Việt Nam, đồng thời gắn với cả thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hậu khủng hoảng. Đây là khoảng trống khoa học trong nghiên cứu về KNSL của NHTM. Bên cạnh đó, về mặt phương pháp, do các các nghiên cứu trước đây sử dụng các phương pháp hồi quy truyền thống để nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM. Các phương pháp này cho phép nghiên cứu tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến KNSL của NHTM nhưng còn tồn tại nhiều nhược điểm. Các kết luận khoa học trong thống kê truyền thống (hay tần suất) đều dựa trên bộ dữ liệu mà không quan tâm các thông tin đã biết trước (Nguyễn Ngọc Thạch, 2019). Trong thống kê tần suất, các tham số của tổng thể được coi là các hằng số cố định nhưng chưa biết. Nhưng đối với dữ liệu chuỗi thời gian, các tham số này sẽ có sự thay đổi, chính vì vậy, giả định các tham số là hằng số không còn phù hợp. Do đó, mở rộng hơn, trong thống kê Bayes, các tham số được giả định như là biến ngẫu nhiên và tuân theo một quy luật phân phối (van de Schoot & Depaoli, 2014; Bolstad & Curran, 2016; Nguyễn Ngọc Thạch, 2019). Các kết luận theo phương pháp Bayes dựa trên thông tin tiên nghiệm kết hợp với bộ dữ liệu thu thập được nên có độ chính xác cao hơn. Đối với thống kê tần suất, cần phải có bộ dữ liệu đủ lớn mới có thể đưa ra kết luận. Trong khi đối với thống kê Bayes, việc đưa ra các kết luận không phụ thuộc vào kích cỡ của dữ liệu (Baldwin & Fellingham, 2013; Depaoli & van de Schoot, 2016; Doron & Gaudreau, 2014), khắc phục được nhược điểm của thống kê tần suất. Ngoài ra, khác với phương pháp truyền thống áp dụng các cách khác nhau để khắc phục nhược điểm, suy luận Bayes dựa trên một quy tắc xác suất duy nhất, quy tắc Bayes, được áp dụng cho tất cả các mô hình tham số. Điều này làm cho cách tiếp cận Bayes trở nên phổ biến và tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho việc áp dụng và giải thích kết quả. Do đó, để nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế, tác giả sử dụng phương pháp Bayes và thuật toán lấy mẫu Gibbs, là cách tiếp cận mới so với các công trình nghiên cứu trước.
  19. 7 Chính những lý do về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên cho thấy tính cấp thiết khi nghiên cứu về KNSL của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngoài ra, để tăng giá trị khoa học của kết quả nghiên cứu, Luận án tiếp cận mục tiêu nghiên cứu theo phương pháp Bayes, xem xét vấn đề này trong thời kỳ hậu khủng hoảng, so sánh với thời kỳ khủng hoảng vì trong thời kỳ hậu khủng hoảng, nhiều NHTM Việt Nam vẫn tiềm ẩn rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, cần phải ổn định hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện khả năng thanh khoản, tránh được nguy cơ phá sản và tăng giá trị ngân hàng. Đây chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới” làm Luận án nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của Luận án là nghiên cứu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, các yếu tố kinh tế vi mô, các yếu tố kinh tế vĩ mô đến KNSL của NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, so sánh các mối quan hệ này với thời kỳ hậu khủng hoảng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu tổng quát, các mục tiêu cụ thể được đặt ra: - Nghiên cứu nhận diện các yếu tố kinh tế vi mô tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong các giai đoạn (pha) của chu kỳ kinh tế: bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và so sánh với thời kỳ hậu khủng hoảng. - Nghiên cứu nhận diện yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và so sánh với thời kỳ hậu khủng hoảng. - Phân tích sự khác biệt về KNSL của các NHTM Việt Nam đạt được trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới so với thời kỳ hậu khủng hoảng. - Gợi ý các giải pháp điều chỉnh KNSL của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, cung cấp kênh tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý trong việc tăng cường hiệu quả tài chính và phát triển vững chắc hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế cũng như trong toàn bộ thời kỳ.
  20. 8 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: (1) Các yếu tố kinh tế vi mô nào có ảnh hưởng đến KNSL của NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới? Chiều hướng tác động như thế nào? Có sự khác biệt như thế nào khi so sánh chiều hướng tác động trong thời kỳ khủng hoảng với chiều hướng tác động trong thời kỳ hậu khủng hoảng? (2) Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào có ảnh hưởng đến KNSL của NHTM trong bối cảnh khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới? Chiều hướng tác động như thế nào? Có sự khác biệt như thế nào khi so sánh chiều hướng tác động trong thời kỳ khủng hoảng với chiều hướng tác động trong thời kỳ hậu khủng hoảng? (3) Sự khác biệt như thế nào về KNSL của các NHTM Việt Nam đạt được trong thời kỳ khủng hoảng so với thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới? (4) Giải pháp nào nhằm điều chỉnh KNSL của các NHTM và phát triển vững chắc hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới? 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, so sánh chiều hướng tác động của các yếu tố thời kỳ khủng hoảng với thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến KNSL của các NHTM Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tại 30 NHTM Việt Nam. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2018, tổng số NHTM là 35, trong đó có 31 NHTM cổ phần, 4 NHTM 100% vốn nhà nước. Tổng tài sản của 30 NHTM được tác giả sử dụng trong nghiên cứu chiếm xấp xỉ 86% tổng tài sản của các NHTM, đảm bảo tính đại diện cho các NHTM tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1