intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng "Nghiên cứu những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp; Cơ sở lý luận về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp; Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu; Thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN THỊ NGỌC ANH NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH M&A CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI - 2025
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRẦN THỊ NGỌC ANH NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH M&A CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHẠM TIẾN ĐẠT 2. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG KHÂM HÀ NỘI - 2025
  3. i LỜI CAM ĐOAN NCS xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của NCS thực hiện, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Phạm Tiến Đạt và PGS.TS Trần Đăng Khâm. NCS đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. NCS xin cam kết tất cả kết quả nghiên cứu đề cập trong luận án do NCS thực hiện là trung thực và không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Mọi trích dẫn của luận án đều ghi xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. Hà Nội, ngày.....….tháng…....năm 2025 Nghiên cứu sinh Trần Thị Ngọc Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, NCS xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô Viện Ngân hàng – Tài chính, đã tận tình giảng dạy hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo. Thầy cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công cuộc định hướng và tìm kiếm tài liệu phục vụ cho luận án. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô! NCS xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Tiến Đạt và PGS.TS Trần Đăng Khâm, hai thầy là người hướng dẫn khoa học của NCS. Trong suốt những năm qua hai thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Không những vậy các thầy còn động viên và chia sẻ cùng tôi trong những giai đoạn khó khăn, những nhận xét, đánh giá của các thầy về chuyên môn, đặc biệt là những gợi mở về hướng giải quyết các vấn đề của tiến trình nghiên cứu trong suốt những năm tháng thực hiện luận án. Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Gia đình của tôi. Trong suốt những năm tháng qua, gia đình luôn là nguồn cổ vũ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Cảm ơn bố mẹ và các anh chị em đã luôn giúp đỡ tôi cả về mặt tài chính và động viên tinh thần giúp tôi vững tin hoàn thành luận án một cách tốt nhất. Hà Nội, ngày.....….tháng…....năm 2025 Nghiên cứu sinh Trần Thị Ngọc Anh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP ............................................. 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu ........................................................................................ 9 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về động cơ thúc đẩy các quyết định M&A hợp lý của các công ty đi thâu tóm ........................................................................................... 10 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về động cơ thúc đẩy các quyết định M&A hợp lý có giới hạn của các công ty đi thâu tóm ...................................................................... 21 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về động cơ phản ứng thúc đẩy quyết định M&A của công ty đi thâu tóm từ kiểm soát của môi trường bên ngoài .................................. 24 1.1.4. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng ........................................... 29 1.2. Khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu hiện có .................................... 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................... 33 2.1. Khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp ............... 33 2.1.1. Khái niệm và phân loại về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ................... 33 2.1.2. Quy trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ............................................. 37 2.1.3. Tác động của mua bán và sáp nhập đối với các bên liên quan......................... 40 2.2. Lý thuyết về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp ............................................................................................................ 45 2.2.1. Khái quát về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp........................................................................................................... 45 2.2.2. Định nghĩa về mô hình ra quyết định quản trị của doanh nghiệp ................ 64 2.2.3. Các lý thuyết sử dụng trong luận án ............................................................. 68
  6. iv KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 78 CHƯƠNG 3: CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 79 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 79 3.1.1. Động cơ cộng hưởng hoạt động và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm .................................................................................................................. 79 3.1.2. Động cơ cộng hưởng tài chính và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm .................................................................................................................. 80 3.1.3. Động cơ cộng hưởng quản lý và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm . 81 3.1.4. Động cơ định giá thấp công ty mục tiêu và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm .................................................................................................................. 82 3.1.5. Động cơ nhà quản lý và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm ............ 83 3.1.6. Động cơ hành vi kiêu ngạo của nhà quản lý và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm .............................................................................................................. 84 3.1.7. Động cơ đơn giản hóa nhận thức và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm .................................................................................................................. 85 3.1.8. Động cơ phản ứng và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm ................ 85 3.1.9. Mối quan hệ của biến kiểm soát ................................................................... 86 3.2. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 87 3.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 88 3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 89 3.4.1. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi .......................................................... 89 3.4.2. Các thang đo được sử dụng .......................................................................... 90 3.4.3. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 93 3.4.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu .................................................. 95 3.5. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 97 3.5.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu ......................................................................... 97 3.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu .................................................. 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 100 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM ................................................................................................................................ 101 4.1. Khái quát về các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam .... 101 4.1.1. Lịch sử phát triển doanh nghiệp xây dựng và bất động sản Việt Nam ...... 101
  7. v 4.1.2. Đặc thù về các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam ........ 105 4.1.3. Số lượng và doanh thu bình quân một doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam năm 2022 .................................................................................... 106 4.2. Thực trạng mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam .............................................................................................. 109 4.3. Phân tích động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam ..................................................... 112 4.3.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 114 4.3.2. So sánh sự khác biệt của các biến kiểm soát đến biến quyết định M&A của công ty đi thâu tóm ............................................................................................... 133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 136 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ ... 137 5.1. Kết luận về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam ......................................... 137 5.2. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu .............................................................. 139 5.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước .................................. 139 5.2.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp ............................................................ 146 5.2.3. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ................................................................. 148 5.3. Một số hạn chế của luận án và các điểm cần tiếp tục nghiên cứu .............. 150 5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu.............................................................................. 150 5.3.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................................... 151 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ....................................................................................................... 152 KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 155 PHỤ LỤC................................................................................................................................... 171
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt M&A Mergers and Acquisitions Mua bán và Sáp nhập R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành CFO Chief Finance Officer Giám đốc tài chính Weighted Average Cost of WACC Capital Cumulative abnormal CAR Lợi nhuận bất thường tích lũy returns ROA Return On Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản M/B Market value / Book value Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do TTCK Stock Market Thị trường chứng khoán DNNN State-owned enterprise Doanh nghiệp nhà nước DN Doanh nghiệp DNXD và Doanh nghiệp xây dựng và bất BĐS động sản DHMT Duyên hải miền trung SCL Sông cửu long TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí đo lường động cơ sức mạnh cộng hưởng trong các nghiên cứu thúc đẩy quyết định M&A .....................................................................................................49 Bảng 2.2: Tổng hợp các giả thuyết/ lý thuyết về động cơ thúc đẩy quyết định M&A của doanh nghiệp ........................................................................................................... 69 Bảng 3.1: Mô tả biến quan sát sử dụng trong phiếu hỏi ................................................ 90 Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp xây dựng và bất động sản năm 2022 ....................107 Bảng 4.2: Doanh thu bình quân cho một doanh nghiệp xây dựng và bất động sản năm 2022 .....................................................................................................................108 Bảng 4.3: Tổng hợp hoạt động M&A tại Việt Nam ....................................................111 Bảng 4.4: Tổng hợp số thương vụ và giá trị thực hiện hoạt động M&A trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản tại Việt Nam (2016-2022) .................................................111 Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett .......................................................................114 Bảng 4.6: Ma trận xoay nhân tố ..................................................................................116 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình ........................................................................132 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tổng quan về quá trình M&A ....................................................................... 37 Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu....................................................................................... 88 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 89 Hình 4.1: Thực trạng đầu tư và M&A trong các ngành năm 2022 .............................110
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Mua bán và sáp nhập (M&A) là một chiến lược tái cấu trúc quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản, M&A ngày càng trở thành công cụ phổ biến để các doanh nghiệp tăng cường sức mạnh thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư, thay thế những bộ phận quản lý không hiệu quả hoặc chuyển giao tài sản cho các doanh nghiệp có khả năng khai thác tốt hơn... Tuy nhiên, các thương vụ M&A cũng đi kèm với nhiều thách thức như khó khăn trong việc định giá doanh nghiệp mục tiêu, tạo ra giá trị cộng hưởng, tích hợp nguồn nhân lực, học hỏi và thích nghi của tổ chức cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong loại giao dịch này. Chính vì vậy, một số lượng lớn các thương vụ M&A đã thất bại và hoạt động không như kỳ vọng. Đặc biệt, các thương vụ M&A xuyên biên giới còn phải đối mặt với thách thức về lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài phù hợp và khác biệt về văn hóa cũng tác động đến hiệu quả M&A… Ngoài một lượng lớn các nghiên cứu tập trung vào vấn đề hiệu suất M&A thì thực trạng động cơ thúc đẩy quyết đinh M&A và mối quan hệ giữa động cơ và kết quả M&A cũng được các nhà nghiên cứu xem xét và chú trọng. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam ngày càng mang tính cấp thiết và thời sự. Một số lý do chính như sau: Thứ nhất, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng về kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế, hoạt động mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp được dự báo sẽ trở thành xu hướng đầu tư chiếm ưu thế nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của M&A đang làm tăng tính quốc tế của thị trường bất động sản Việt Nam, đồng thời thu hút dòng vốn đáng kể vào lĩnh vực này. Dòng vốn lớn được kỳ vọng sẽ là nền tảng vững chắc cho các thương vụ M&A giá trị cao trong những năm tới. Theo đó, kỳ vọng ngành xây dựng sẽ được cải thiện đáng kể về nhu cầu tăng lên nhờ sự hồi phục của thị trường bất động sản và các chính sách hỗ trợ kinh tế sau đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, sau giai đoạn tái cấu trúc các mảng hoạt động cũng như ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản phát triển bền vững hơn, tăng khả năng cạnh tranh và cải thiện tính chu kỳ của ngành. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường mua bán và sáp nhập, khiến việc nghiên cứu về những động cơ thúc đẩy quyết định chiến lược M&A trở nên vô cùng quan trọng.
  11. 2 Thứ hai, Luật Đầu tư năm 2014 đã tạo ra một khung khổ pháp lý rõ ràng, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu và triển khai dự án, đồng thời cung cấp các giải pháp khuyến khích đặc biệt và đơn giản hóa thủ tục nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Các hình thức như góp vốn và mua cổ phần được khuyến khích, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ để tham gia chuỗi giá trị cho các ngành hay lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Nhờ đó, quy mô dự án, quỹ đất, giá trị cổ phần của các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các quy định về mua bán và sáp nhập tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở việc thiết lập dưới dạng hình thức và chưa đồng bộ giữa các bộ luật như Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh và Luật Đầu tư. Ngoài ra, các vấn đề về mặt nội dung như tài chính, thuế, phí, định giá doanh nghiệp, quản trị và tính minh bạch thông tin… cần phải được quy định rõ ràng và chi tiết hơn nữa. Các động cơ thúc đẩy quyết định M&A từ góc độ chiến lược, kinh tế, tài chính và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài của các công ty đi thâu tóm, đặc biệt là các công ty đến từ quốc gia khác cần được đánh giá một cách toàn diện và hợp lý. Thứ ba, trên thế giới các giao dịch mua bán và sáp nhập liên tục gia tăng về cả số lượng và giá trị, tuy nhiên vẫn có nhiều thương vụ được xem là thất bại. Nghịch lý này là vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu về M&A. Câu hỏi đặt ra là: Các thước đo về hiệu quả M&A có thực sự chính xác không? Và các nhà quản lý có thể mắc sai lầm trong động cơ của họ khi quyết định thực hiện M&A không? Nhiều nghiên cứu hiện nay đang tập trung tìm cách điều chỉnh các tiêu chí đánh giá hiệu quả bằng cách bổ sung các biến số và sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để xác định tỷ lệ thành công của công ty đi thâu tóm. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu về tâm lý học và tài chính hành vi cũng làm sáng tỏ lý do tại sao các nhà quản lý có thể mắc sai lầm trong quá trình đưa ra quyết định M&A. Tóm lại, nghiên cứu cần có những đánh giá sâu sắc hơn về các động cơ thúc đẩy quyết định M&A vì các động cơ nếu được giả định và đơn giản hóa quá mức có thể dẫn đến sự phân loại sơ sài và thiếu dữ liệu, từ đó gây ra sai sót trong đánh giá. Ngoài ra, các yếu tố kiểm soát từ môi trường vĩ mô và đặc điểm ngành cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của công ty đi thâu tóm, cần được xem xét một cách thỏa đáng. Mua bán và sáp nhập có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà nghiên cứu về tài chính và chiến lược, đặc biệt khi xét tác động của các quyết định M&A đối với hoạt động dài hạn của công ty và giá trị của cổ đông. Rao-Nicholson và cộng sự (2016) chỉ ra rằng có nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của quyết định M&A đến hiệu quả hoạt động của công ty sau sáp nhập. Một số nghiên
  12. 3 cứu cho thấy M&A có thể nâng cao hiệu suất dài hạn của công ty đi thâu tóm (Healy và cộng sự, 1992; Lau và cộng sự, 2008; Rahman và Limmack, 2004), nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra M&A ghi nhận tác động tiêu cực (Mantravadi và Reddy, 2008; Yeh và Hoshino, 2002), hoặc không làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của công ty sau khi M&A (Dutta và Jog, 2009; Kumar, 2009). Các động cơ M&A có thể giải thích tại sao không phải tất cả các thương vụ M&A đều dẫn đến hiệu quả tài chính được cải thiện. Luận án cung cấp một đánh giá chính xác hơn về hiệu suất M&A thông qua việc liên kết các động cơ khác nhau và quyết định M&A của công ty đi thâu tóm. Thực tế có một số loại động cơ có thể làm nền tảng cho các quyết định M&A của một công ty. Berkovitch và Narayanan (1993) đã phân tích các động cơ M&A thành ba nhóm chính là: động cơ cộng hưởng, động cơ nhà quản lý và hành vi kiêu ngạo của nhà quản lý. Theo đó, động cơ cộng hưởng xảy ra khi M&A tạo ra giá trị tổng thể lớn hơn giá trị của từng công ty riêng lẻ; động cơ nhà quản lý đề cập đến việc M&A được thực hiện nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân, tạo gánh nặng hoặc rủi ro cho các cổ đông và động cơ hành vi kiêu ngạo xảy ra do ban lãnh đạo quá tự tin vào việc đánh giá công ty mục tiêu, dẫn đến việc công ty mua lại trả giá quá cao. Paulone (2013) đã sử dụng dữ liệu định tính từ các cuộc khảo sát với các nhà quản lý để đo lường các động cơ thúc đẩy quyết định M&A và phân loại chúng thành bốn nhóm: sức mạnh cộng hưởng, sức mạnh thị trường, kỷ luật thị trường và đa dạng hóa. Tương tự, He và Wang (2014) cũng sử dụng thông tin định tính để chia động cơ thúc đẩy quyết định M&A của công ty đi thâu tóm thành bốn loại là động cơ cộng hưởng, giành thị phần, mua tài sản cụ thể và tăng tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, động cơ phản ứng của công ty thâu tóm từ ảnh hưởng môi trường bên ngoài cũng là một trong những lý do thúc đẩy quyết định M&A. Tóm lại, việc nghiên cứu, nhận biết rõ ràng về các động cơ M&A sẽ là cơ sở đánh giá được thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định thực hiện mua bán và sáp nhập, đồng thời giúp cho các công ty đi thâu tóm và công ty mục tiêu tham gia vào những thương vụ M&A thân thiện, hiệu quả và góp phần nâng cao khả năng thành công trong đàm phán, thực hiện thương vụ. Nghiên cứu này là cấp thiết, nhằm cung cấp những bằng chứng thực nghiệm có giá trị, giúp làm sáng tỏ bức tranh toàn diện về các động cơ phức tạp và quyết định thực hiện M&A của công ty đi thâu tóm tại Việt Nam nói riêng và ở các quốc gia đang phát triển nói chung. Các động cơ bao gồm: tính kinh tế theo quy mô; tính kinh tế theo phạm vi, tăng sức mạnh thị trường; giảm chi phí vốn; lợi ích về thuế; mua lại các tài sản cụ thể, nguồn lực riêng biệt và bổ sung; đa dạng hóa; động cơ quản lý; hành vi
  13. 4 kiêu ngạo của nhà quản lý; động cơ đơn giản hóa nhận thức; động cơ phản ứng từ kiểm soát của môi trường bên ngoài. Đó là cơ sở đáng tin cậy để thực hiện quyết định tham gia vào một thương vụ M&A của các doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của luận án chính là xác định và nhận biết được các động cơ M&A cốt lõi, nhằm cung cấp một đánh giá chiến lược chính xác hơn về tiềm năng thực hiện thành công thương vụ mua bán và sáp nhập. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số những khuyến nghị cho các bên liên quan để đảm bảo môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch trên thị trường M&A Việt Nam trong những năm tới. Một lần nữa nghiên cứu sinh đi sâu nghiên cứu dựa trên các số liệu mới, bối cảnh mới tại các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản, từ đó đưa ra đánh giá về thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp thời gian qua. Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài “Nghiên cứu những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của Luận án là xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu để nhận diện và đánh giá động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản. Qua đó cung cấp cơ sở đánh giá thực trạng về động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà quản lý và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện hơn về động cơ M&A, từ đó hỗ trợ việc đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường M&A trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thứ nhất, các động cơ thúc đẩy quyết định M&A của công ty đi thâu tóm là những động cơ nào? - Thứ hai, thực trạng về động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam là gì? - Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện việc đánh giá động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam trong thời gian tới? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là: những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam.
  14. 5 Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn nghiên cứu và tập trung phân tích những động cơ thúc đẩy quyết định M&A của các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (gọi tắt là các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản) ở Việt Nam, dựa trên lăng kính của công ty đi thâu tóm; thời gian khảo sát, phỏng vấn: từ năm 2021 đến năm 2023. 4. Phương pháp nghiên cứu Với cách tiếp cận diễn dịch Luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu… để đưa ra các phân tích, đánh giá và kết luận về vấn đề nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng làm rõ các vấn đề nghiên cứu, cụ thể: - Nghiên cứu định lượng: Thu thập số liệu thông qua điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, tiến hành phân tích mô tả thống kê các biến quan sát trong mô hình qua các yếu tố gồm: giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá – EFA. Dữ liệu khảo sát dựa trên quan điểm quyết định thực hiện M&A của người ra quyết định, bao gồm chủ tịch (phó chủ tịch), giám đốc (phó giám đốc) điều hành, giám đốc (phó giám đốc) tài chính, thư ký công ty, các quản lý cấp cao về chiến lược, đầu tư và pháp lý, chuyên gia cao cấp về M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam. - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu sinh tổng hợp, diễn giải, phân tích các ý tưởng và phát hiện mới từ các cuộc phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của công ty. 5. Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu độc lập về hoạt động M&A, động cơ thúc đẩy quyết định M&A của doanh nghiệp, luận án có một số đóng góp mới, khác biệt với các nghiên cứu trước đây cụ thể: 5.1. Về mặt học thuật Thứ nhất, các công trình nghiên cứu ở Viêt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích thực trạng M&A và so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi thực hiện M&A. Luận án này đi theo một hướng nghiên cứu mới, tập trung vào nghiên cứu, nhận diện các động cơ thúc đẩy quyết định M&A của công ty đi thâu tóm, thông qua việc khảo sát quan điểm của những người ra quyết định tại các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam. Việc nhận biết rõ ràng các động cơ M&A sẽ là cơ sở để đánh giá được thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định thực hiện
  15. 6 mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu đánh giá hiệu quả M&A chính xác hơn nhờ vào việc phân tích các động cơ phức tạp liên quan đến quyết định tham gia vào một thương vụ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị giúp nhà quản lý và các bên liên quan có cái nhìn toàn diện hơn về động cơ M&A, lập được kế hoạch chủ động trước giao dịch, từ đó hỗ trợ việc đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường M&A trong tương lai. Thứ hai, nghiên cứu cung cấp bằng chứng về tầm ảnh hưởng của các động cơ thúc đẩy đến quyết định M&A theo các khía cạnh lý thuyết khác nhau. Theo lý thuyết hiệu quả, việc tối đa hóa tài sản của cổ đông được coi là lý do hợp lý cho quyết định thực hiên M&A của các nhà quản lý, nghiên cứu sinh đã chỉ ra kỳ vọng các nhà quản lý coi cộng hưởng là động lực chính với quyết định M&A này, bao gồm: cộng hưởng hoạt động, cộng hưởng tài chính, cộng hưởng quản lý. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội từ các khoản đầu tư dưới mức định giá và ra quyết định hợp lý để tiến hành M&A xuất phát từ động cơ cá nhân nhà quản lý theo lý thuyết “xây dựng đế chế”. Luận án đưa đến một góc nhìn mới, xem xét giả thuyết hành vi kiêu ngạo và đơn giản hóa nhận thức trong mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn của nhà quản lý. Khi mức độ thiên lệch này tăng lên, nhà quản lý có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn, dẫn đến việc giảm giá trị công ty. Cuối cùng, luận án cũng chỉ ra rằng áp lực kiểm soát từ ảnh hưởng của môi trường vĩ mô và đặc điểm ngành đặt lên công ty đi thâu tóm có thể tạo ra động cơ phản ứng thúc đẩy quyết định M&A, bao gồm: áp lực từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp; biến động kinh tế, quy định và công nghệ; áp lực thể thế; rủi ro chính sách… 5.2. Về mặt thực tiễn Dựa trên cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, luận án đã xây dựng một bức tranh tổng quan về mối quan hệ giữa các động cơ M&A và quyết định M&A của các công ty đi thâu tóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu rõ các động cơ thúc đẩy quyết định M&A và lợi ích đối với các bên liên quan đến một thương vụ, từ đó lựa chọn các phương án đầu tư mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty trong tương lai. Đồng thời, việc đánh giá chính xác các biến động từ môi trường bên ngoài tác động lên công ty đi thâu tóm giúp hiểu được các phản ứng thúc đẩy quyết định M&A của mình. Luận án đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Bên cạnh việc thu thập dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu còn tiến hành khảo sát các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản tại Việt Nam và phỏng vấn sâu các chuyên gia, người
  16. 7 ra quyết định về các nội dung khảo sát. Ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy động cơ M&A đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyết định thực hiện một thương vụ M&A, bên cạnh các yếu tố nội tại và ngoại cảnh của doanh nghiệp. Cụ thể, các động cơ M&A của công ty thâu tóm bao gồm: tính kinh tế theo quy mô và phạm vi, tăng cường sức mạnh thị trường, đa dạng hóa vào thị trường mới, nâng cao khả năng R&D, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn, lợi ích thuế, mua lại tài sản bị định giá thấp, mức độ đa dạng hóa, dòng tiền chiết khấu dự kiến, năng lực quản lý, hành vi của nhà quản lý và kiểm soát từ môi trường bên ngoài. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đánh giá thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định M&A của công ty thâu tóm. Ngoài ra, sự tham gia tích cực của hội đồng quản trị và cố vấn M&A trong việc giám sát động cơ M&A sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược hiệu quả, tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro trong các thương vụ. Luận án góp phần bổ sung vào khung lý thuyết về các động cơ thúc đẩy quyết định M&A tại các thị trường đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi mà quy định về M&A còn chưa rõ ràng và vấn đề minh bạch thông tin, quản trị công ty chưa được chú trọng đầy đủ. Từ đó, Luận án đưa ra một số đề xuất với nhóm đối tượng chủ chốt là các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: (1) các nhà hoạch định chính sách cần hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và quy định về M&A, gắn liền với các động cơ thúc đẩy quyết định M&A; (2) tăng cường giám sát, minh bạch thông tin và xử lý vi phạm; (3) đồng thời xây dựng quy trình chuẩn và hình thành các tổ chức tư vấn M&A chuyên nghiệp, hiệu quả để bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và các bên liên quan, hạn chế các thương vụ thâu tóm không mong muốn và đảm bảo sự ổn định của thị trường mua bán, sáp nhập. 6. Bố cục của luận án Bố cục của luận án được cấu trúc thành phần chính như sau: - Phần mở đầu: Giới thiệu về luận án: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới của luận án. - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp: Tác giả trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu về động cơ thúc đẩy quyết định M&A của doanh nghiệp, từ các kết quả
  17. 8 nghiên cứu trong và ngoài nước cùng với các hạn chế của các nghiên cứu trước nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất các hướng nghiên cứu trong luận án. - Chương 2: Cơ sở lý luận về động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp: Tác giả khái quát về hoạt động M&A của doanh nghiệp, các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm khái quát các động cơ thúc đẩy quyết định M&A của doanh nghiệp, định nghĩa về mô hình ra quyết định quản trị của doanh nghiệp và các lý thuyết tài chính và tài chính hành vi. - Chương 3: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: Tác giả xây dựng và phát triển giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. - Chương 4: Thực trạng động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam: Tác giả đưa ra giới thiệu chung và thực trạng hoạt động M&A của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam, phân tích các động cơ thúc đẩy quyết định mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp xây dựng và bất động sản ở Việt Nam. - Chương 5: Kết luận về kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Tác giả bình luận các kết quả đạt được của nghiên cứu. Đồng thời, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một nhóm các khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng và bất động sản và các nhà đầu tư.
  18. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY QUYẾT ĐỊNH MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đóng vai trò thiết yếu trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế, khiến đây trở thành một chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Theo Stewart và cộng sự (1984), các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định M&A thường tuân theo một trong hai chiến lược chính: (1) xem xét sự khác biệt giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau M&A và (2) xác định các đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp tham gia hoặc không tham gia vào M&A. Mặc dù mỗi chiến lược đều có những hạn chế nhất định, nhưng chúng đã cung cấp những hiểu biết có giá trị giúp doanh nghiệp thực hiện M&A hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Mukherjee và cộng sự (2001) cũng nghiên cứu về quyết định thực hiện M&A bằng cách phỏng vấn trực tiếp những người ra quyết định trong một đánh giá chiến lược của các doanh nghiệp dự định tham gia vào thương vụ. Phương pháp khảo sát này không thay thế mà bổ sung cho hai cách tiếp cận trên và mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn. Nhìn chung, các động cơ thúc đẩy các nhà quản lý và chủ sở hữu trong quyết định M&A được xem như những yếu tố cốt lõi tác động đến quyết định này. Theo đó, mỗi quyết định M&A do người quản lý thực hiện đều có những động cơ riêng, điều này càng được chú trọng khi phân tích tác động của quyết định M&A đối với hiệu quả hoạt động của công ty (Markelevich, 2003). Nhiều công ty xem M&A là công cụ chiến lược chính để tăng trưởng và thành công, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô, theo phạm vi, nâng cao sức mạnh thị trường, tạo cộng hưởng tài chính và quản lý tài sản hiệu quả hơn (Andrade và cộng sự, 2001). Ngoài ra, một số động cơ khác cũng có thể thúc đẩy quyết định M&A, như động cơ xây dựng đế chế quản lý (Jensen, 1986), sự đơn giản hóa nhận thức hoặc hành vi kiêu ngạo của nhà quản lý dẫn đến việc trả giá quá cao cho thương vụ (Roll, 1986). Gần đây, một số nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của động cơ phản ứng với các yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm hành động của đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, áp lực thể chế và rủi ro chính sách, đều có thể thúc đẩy quyết định M&A của doanh nghiệp. Tóm lại, các quyết định thực hiện M&A thường được thúc đẩy bởi một loạt các động cơ phức tạp, khó có thể tóm tắt ngắn gọn (Geiger và cộng sự, 2014). Những động cơ theo các khía cạnh khác nhau tạo nên một bức tranh toàn diện về hoạt động M&A, từ cấp độ vĩ mô đến cấp độ doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu phân tích các áp lực từ
  19. 10 bên ngoài đối với bên mua và ban lãnh đạo cấp cao, xuất phát từ nhiều tầng bối cảnh khác nhau, cũng như các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến quyết định M&A trong công ty. Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét các động cơ cá nhân của các nhà điều hành, những người có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định tái cấu trúc công ty thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập. 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về động cơ thúc đẩy các quyết định M&A hợp lý của các công ty đi thâu tóm 1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới  Động cơ thúc đẩy quyết định M&A nhằm nâng cao giá trị của các công ty đi thâu tóm Mỗi quyết định thúc đẩy chiến lược M&A của công ty đi thâu tóm đều xuất phát từ những động cơ phức tạp và đa dạng (Markelevich, 2003). Trong bối cảnh thuận lợi, nhiều động cơ có thể tạo nền tảng cho quyết định thực hiện M&A của một doanh nghiệp như: Trautwein (1990) đề xuất một số lý thuyết chính về động cơ sáp nhập bao gồm lý thuyết hiệu quả, độc quyền, chiếm quyền kiểm soát, định giá, “xây dựng đế chế”, quy trình và lý thuyết “xáo trộn kinh tế”. Tương tự, Berkovitch và Narayanan (1993) xác định ba động cơ chính của việc thâu tóm là động cơ cộng hưởng, động cơ nhà quản lý và hành vi kiêu ngạo của nhà quản lý. Piesse và cộng sự (2013) cũng tóm tắt lý do mua bán và sáp nhập của công ty bao gồm nhân tố hiệu quả, quyền tự quyết, dòng tiền tự do, sức mạnh thị trường, đa dạng hóa, thông tin, tránh phá sản và lợi ích về thuế… Mặc dù cơ sở lý thuyết của các thương vụ M&A có thể khác nhau, nhưng mục tiêu chung của nhà quản lý vẫn là tăng cường giá trị của công ty thâu tóm. Trong đó, động cơ cộng hưởng được xem là hợp lý nhất để thúc đẩy quyết định M&A. Sirower (1997) định nghĩa cộng hưởng là sự gia tăng khả năng cạnh tranh, làm tăng dòng tiền so với khi các doanh nghiệp hoạt động độc lập. Theo Healy và cộng sự (1992) các doanh nghiệp tham gia vào các thương vụ M&A chiến lược có xu hướng đạt hiệu suất tích cực nhờ cải thiện được năng suất lao động, chia sẻ kiến thức, khai thác nguồn lực kết hợp, đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và tăng sức mạnh thị trường. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu như Bruner (1988), Slusky và cộng sự (1991) chỉ ra rằng việc mua lại các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính lớn hoặc đang thiếu vốn có thể làm tăng giá trị cho công ty thâu tóm. Anslinger và Jenk (2004) cho rằng việc mua lại một doanh nghiệp giúp công ty nhanh chóng thâm nhập thị trường mới, tránh được các chậm trễ liên quan đến xây dựng nhà máy mới và phát triển dòng sản phẩm. Eccles và cộng sự (1999) xác định rằng cộng hưởng xuất phát từ tiết kiệm chi
  20. 11 phí, nâng cao doanh thu, tham gia quy trình, kỹ thuật tài chính và lợi ích về thuế. Bên cạnh đó, Kuotsiyiannis (1982) cho rằng một trong những lợi thế lớn nhất của sáp nhập, đặc biệt là sáp nhập tập đoàn, sẽ giảm rủi ro kinh doanh thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động của doanh nghiệp và giảm chi phí vốn khi mua lại doanh nghiệp mục tiêu có lượng tiền mặt cao. Goold và cộng sự (1998) báo cáo sáu hình thức của cộng hưởng bao gồm bí quyết được chia sẻ, nguồn lực hữu hình được chia sẻ, sức mạnh đàm phán tổng hợp, chiến lược hợp tác, sáp nhập theo chiều dọc và sáng tạo kinh doanh sáp nhập. Porter (1987) cho rằng việc tận dụng nguồn bí quyết, tiềm năng chuyển giao các tài sản vô hình có giá trị, như chuyển nhượng kỹ năng giữa các doanh nghiệp kết hợp là một trong những lý do chính đáng thúc đẩy quyết định M&A. Tương tự, Barney (1991) chỉ ra rằng các nguồn lực quý hiếm, có giá trị và không thể thay thế mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp; vì bản chất hiếm có và khó giao dịch trên thị trường, doanh nghiệp thường chọn mua các đối tác sở hữu nguồn lực này (Colombo và cộng sự, 2007). Sự kết hợp các nguồn lực bổ sung này có thể tạo ra các năng lực mới (Satta và cộng sự, 2015) và mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp (Real và Roldan, 2014). Theo Kale và Singh (2009), mức độ bổ sung nguồn lực giữa các doanh nghiệp càng cao thì xác suất M&A càng thành công. Một số nghiên cứu thực nghiệm góp phần hỗ trợ cho tầm quan trọng của cộng hưởng như một động cơ M&A giúp cải thiện hiệu suất của công ty đi thâu tóm như: Berkovitch và Narayanan (1993) sử dụng cơ sở dữ liệu gồm 330 thương vụ M&A được thực hiện từ năm 1963 đến 1988. Phương pháp nghiên cứu của họ chủ yếu là định lượng, trong đó nhóm tác giả phân tích các dữ liệu tài chính liên quan đến lợi nhuận tích lũy của các công ty đi thâu tóm và các công ty mục tiêu trước và sau thương vụ. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ cộng hưởng là yếu tố chủ yếu dẫn đến quyết định mua lại, với tổng lợi nhuận tích cực cho cả công ty đi thâu tóm và công ty mục tiêu. Cụ thể, cộng hưởng là động cơ chính, tạo ra các lợi ích kinh tế, cải thiện hiệu quả vận hành, và tạo điều kiện để hai công ty tận dụng tài nguyên, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Gaughan (2007) sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu để phân tích các yếu tố kinh tế, tài chính và quản trị liên quan đến M&A. Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu dựa trên các trường hợp điển hình (case studies) về các thương vụ M&A lớn để minh họa cho lý thuyết và các nguyên lý của M&A. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nhiều trường hợp, M&A không chỉ đơn thuần là cách để mở rộng kinh doanh mà còn là phương tiện để tối ưu hóa nguồn lực và đạt được lợi thế cạnh tranh. Những lợi ích của M&A bao gồm tiết kiệm chi phí nhờ quy mô, tăng cường thị phần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0