Luận án Tiến sĩ Tài chính-Ngân hàng: Nghiên cứu về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách và đề xuất các giải pháp phù hợp hướng đến việc phòng ngừa và giám sát an toàn hệ thống tài chính góp phần ổn định tài chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính-Ngân hàng: Nghiên cứu về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯƠNG THỊ THU THỦY TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LƯƠNG THỊ THU THỦY TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRẦN PHÚC TS TRẦN VIỆT DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi, tác giả đề tài nghiên cứu, cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân. Số liệu đã nêu trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của đề tài là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên. Người thực hiện ThS. Lương Thị Thu Thủy
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu và tài liệu nghiên cứu. Đặc biệt, tôi dành riêng lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp những người đã giúp đỡ trong việc đóng góp ý kiến rất nhiều trong thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài. Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Tiêu đề: Nghiên cứu về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN Tóm tắt: Dựa trên bộ mẫu gồm 96 ngân hàng thương mại tại 06 quốc gia thuộc khu vực ASEAN từ năm 2008 đến năm 2019, nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác động của các loại hình dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính các nước này. Kết quả thực nghiệm đã nêu bật được những vấn đề chính sau: (i) mối liên quan giữa dòng vốn gián tiếp với sự bất ổn tài chính là khá đáng kể tại Việt Nam cũng như các nước ASEAN thuộc mẫu nghiên cứu; (ii) xét một cách tương đối, cả dòng vốn trực tiếp lẫn dòng vốn khác cho kết quả hỗn hợp và ít rõ nét hơn, mặc dù có bằng chứng cho thấy dòng vốn trực tiếp làm gia tăng ổn định tài chính và dòng vốn khác có liên quan đến sự gia tăng bất ổn; (iii) sau giai đoạn khủng hoảng, sự biến động của dòng vốn quốc tế, cụ thể là dòng vốn gián tiếp, tác động đến sự ổn định tài chính là khá mạnh mẽ khi so với giai đoạn khủng hoảng và (iv) tác động này cũng thể hiện tương đối rõ ràng hơn thông qua các ngân hàng lớn so với các ngân hàng nhỏ. Đây có thể là chỉ báo khá quan trọng về việc sau giai đoạn khủng hoảng, dưới áp lực cạnh tranh thu hút đầu tư, đã có những nới lỏng nhất định của chính phủ về kiểm soát dòng vốn quốc tế. Tác giả tin rằng nghiên cứu sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý lẫn hoạch định chính sách. Từ khóa: Dòng vốn quốc tế; Dòng vốn gián tiếp, Dòng vốn trực tiếp; Ổn định tài chính.
- iv ABSTRACT Title: The study on the impact of international capital flows on financial stability in ASEAN countries Summary: Based on the sample from 96 commercial banks in six countries of the ASEAN spanning from 2011 to 2019, the study aims to estimate the influences of the types of international captial flow on the financial stability in these nations. The empirical results emphasize on the main issues as follows. Firstly, the increase of the indirect capital flow has significant association with the instability of financial system in both Vietnam and ASEAN countries. Secondly, The results of the impact of the direct capital flow and other flow are mixed but the magnitude of these effects is also relatively unclear in comparison with the indirect capital flow. Thirdly, it seems that these nations have witnessed the remarkable rise of these influences after the crisis period compared to during the crisis. Such increase may signal the certain narrow of tightening regulations to supervise the international capital flows in ASEAN countries, where have faced the fierce competition in attracting the foreign investments. The author believes that the study will be of interest for regulators as well as policymakers, espectially in the time of reform. Keywords: The international capital flows; The indirect capital flow, The direct capital flow; The financial stability.
- v DANH MỤC BẢNG Hình 2.1: Mối liên kết giữa ổn định tài chính và ổn định giá cả .............................. 13 Hình 2.2: Cơ chế truyền dẫn bất ổn tài chính qua kênh ngân hàng toàn cầu ............ 38 Hình 4.1: Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN ..................................................... 68 Hình 4.2: Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2011-2019 (%) ................................................................................ 70 Bảng 1.1: Danh sách các quốc gia ASEAN trong mẫu nghiên cứu…………………6 Bảng 2.1: Tổng hợp lược khảo các nghiên cứu ....................................................... 51 Bảng 3.1: Diễn giải các biến sử dụng ....................................................................... 61 Bảng 4.1: Thống kê mô tả ......................................................................................... 71 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến ............................................................ 75 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chính ............................................................................... 76 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc được thay thế .................................. 77 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy với biến giải thích chính có độ trễ 1 kỳ ......................... 79 Bảng 4.6: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 81 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects ..................................... 82 Bảng 4.8: Kết quả theo phương pháp GMM ............................................................. 84 Bảng 4.9: Kết quả theo quy mô ngân hàng ............................................................... 88 Bảng 4.10: Kết quả theo giai đoạn trong và sau khủng hoảng ................................. 91 Bảng 4.11: Thống kê mô tả (Việt Nam) .................................................................... 93 Bảng 4.12: Ma trận tương quan giữa các biến (Việt Nam) ....................................... 94 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy (Việt Nam) ................................................................... 96 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy với biến độc lập được thay thế (Việt Nam) ................. 97 Bảng 4.15: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Việt Nam) ..................................... 98 Bảng 4.16: Kết quả theo phương pháp GMM (Việt Nam) ....................................... 99 Bảng 4.17: Kết quả theo tác động từ khủng hoảng (Việt Nam) ............................. 102 Bảng 4.18: Kết quả theo quy mô ngân hàng (Việt Nam) ........................................ 105
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Nations Á 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế 4 FDI Foreign Direct Investment Dòng vốn đầu tư trực tiếp 5 FII Foreign Indirect Invesment Dòng vốn đầu tư gián tiếp 6 FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định 7 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 8 OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương bé nhất 9 GMM Generalized Method of moments Phương pháp ước lượng moment 10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 11 GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân 12 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 13 NHTM Ngân hàng thương mại 14 NHTW Ngân hàng trung ương 15 WB World Bank Ngân hàng thế giới
- i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT LUẬN ÁN ............................................................................................. iii ABSTRACT ..............................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 6 1.5.2 Phương pháp phân tích ............................................................................ 7 1.6 Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 7 1.7 Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........... 10 2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu: ...................................... 10 2.1.1 Khái niệm về dòng vốn quốc tế ............................................................... 10 2.1.2 Khái niệm về sự ổn định tài chính ......................................................... 12 2.1.3 Cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................... 17 2.1.1 Lý thuyết về dòng vốn quốc tế ................................................................. 17 2.1.1.1 Lý thuyết về dòng vốn trực tiếp ........................................................... 17 2.1.1.2 Lý thuyết về dòng vốn gián tiếp và dòng vốn khác ............................. 18
- ii 2.1.2 Lý thuyết về ổn định tài chính ................................................................ 19 2.1.3 Lý thuyết về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính . 25 2.2 Lược khảo các nghiên cứu liên quan........................................................... 31 2.2.1 Lược khảo các yếu tố tác động đến ổn định tài chính........................... 31 2.2.1.1 Tác động đến ổn định tài chính từ hội nhập tài chính toàn cầu ....... 31 2.2.1.2 Tác động đến ổn định tài chính của yếu tố trong nước và yếu tố toàn cầu ............................................................................................................... 33 2.2.1.3 Tác động đến ổn định tài chính thông qua kênh ngân hàng toàn cầu . ............................................................................................................... 35 2.2.1.4 Tác động vay nợ nước ngoài của các công ty tại thị trường mới nổi 38 2.2.2 Đo lường ổn định tài chính .................................................................... 40 2.2.3 Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính ....................................................................................................... 43 2.3 Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu ............................................ 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 61 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 62 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 62 3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 63 3.3 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 65 3.3.1 Mô hình.................................................................................................... 66 3.3.2 Đo lường các biến ................................................................................... 66 3.4 Phương pháp phân tích ................................................................................ 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 74 CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN QUỐC TẾ ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC ASEAN ........................................................................ 75 4.1 Thực trạng dòng vốn quốc tế tại ASEAN và Việt Nam ......................... 75 4.1.1 Thực trạng dòng vốn quốc tế tại các quốc gia ASEAN ...................... 75 4.1.2 Thực trạng dòng vốn quốc tế tại Việt Nam.......................................... 76 4.2 Kết quả nghiên cứu mô hình thực nghiệm tại ASEAN .......................... 79
- iii 4.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................... 79 4.3.2 Phân tích tương quan ............................................................................. 80 4.3.3 Kết quả hồi quy ...................................................................................... 80 4.3.4 Kiểm tra độ bền và phương pháp đo lường thay thế .......................... 82 4.3.5 Tiếp cận phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM-Fixed effects model) 89 4.3.6 Tiếp cận phương pháp hồi quy GMM.................................................. 91 4.3.7 Ảnh hưởng của quy mô ngân hàng ....................................................... 93 4.3.8 Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu ................................ 98 4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình thực nghiệm tại Việt Nam .....................101 4.3.1 Thống kê mô tả và ma trận tương quan ............................................101 4.3.2 Kết quả thực nghiệm chính .................................................................103 4.3.3 Thay thế đo lường biến độc lập quan tâm chính ...............................104 4.3.4 Tiếp cận phương pháp hồi quy GMM................................................106 4.3.5 Tác động từ cuộc khủng hoảng ...........................................................108 4.3.6 Ảnh hưởng từ quy mô ngân hàng .......................................................111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................115 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................116 5.1 Kết luận ....................................................................................................116 5.2 Một số hàm ý chính sách .........................................................................118 5.2.1 Đối với cơ quan quản lý: ..................................................................118 5.2.2 Đối với các NHTM: ...........................................................................121 5.3 Hạn chế của luận án và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo ..............124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, các yếu tố kinh tế toàn cầu có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các quốc gia thông qua thương mại quốc tế và hệ thống tài chính. Theo đó, các dòng vốn quốc tế đang trở nên ngày một quan trọng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy, dòng vốn quốc tế đang được các nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách trên thế giới (tại các tổ chức quốc tế như: IMF, WB, BIS và ADB) và trong khu vực (ví dụ: SEACEN) quan tâm. Các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á năm 1997-1998, khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008-2009 và khủng hoảng nợ Châu Âu 2010-2011 cho thấy dòng vốn quốc tế, đặc biệt là dòng vốn quốc tế gián tiếp là một yếu tố quan trọng góp phần lan truyền khủng hoảng tài chính và tác động đến chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của các quốc gia bao gồm cả nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi (Borio, 2007). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn cũng như tác động của dòng vốn quốc tế bao gồm dòng vốn gián tiếp, dòng vốn trực tiếp và dòng vốn khác đến ổn định tài chính và rủi ro của nền kinh tế tại các nước phát triển như Mỹ, Thụy Sĩ, Canada, Hà Lan và các quốc gia mới nổi như Brasil, Trung Quốc (theo Kaminsky, Lizondo và Reinhart, 1998, Illing và Liu, 2003, Van den End, 2006). Dòng vốn quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính trong nước (Levine & ctg, 2001) và có tác động tích cực lên tăng trưởng khi quốc gia đó có nền tảng thể chế mạnh và khi hệ thống tài chính có đủ độ sâu và đã phát triển (Kose & ctg, 2009). Tuy nhiên, việc thu hút dòng vốn nước ngoài, được cho là “con dao hai lưỡi” (“doubled-edged sword”) gây ra hiện tượng thất thoát vốn, dẫn đến dòng vốn đảo chiều ra khỏi các quốc gia và tạo nên khủng hoảng cán cân thanh toán. Do đó, dòng vốn quốc tế đặc biệt dòng vốn gián tiếp quốc tế (Foreign indirect investment hay còn gọi là International Portfolio Investment) có thể gây nên khủng
- 2 hoảng kinh tế, trì hoãn quá trình tăng trưởng và tăng rủi ro cho hệ thống tài chính (Graham và Krugman, 1995). Cho đến nay mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về sự ổn định tài chính nhưng có ít nghiên cứu đến tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Vũ Minh Long và Nguyễn Đức Thành (2015) đã đề cập đến ổn định tài chính Việt Nam thông qua việc đánh giá mức độ chịu đựng rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại trước những ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế nhưng chưa nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự ổn định tài chính này. Đối với tác động của dòng vốn quốc tế, hầu hết các nghiên cứu tập trung đánh giá tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến sự tăng trưởng của nền kinh tế tiêu biểu là nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh và ctg (2006). Thực tế cho thấy, dòng vốn gián tiếp thường biến động nhiều hơn so với sự biến động của dòng vốn trực tiếp và sự biến động này càng gia tăng trong thời gian gần đây. Sự dịch chuyển các dòng vốn gián tiếp có thể làm gia tăng các rủi ro và tính dễ tổn thương lên hệ thống tài chính cũng như lên nền kinh tế vĩ mô. Một số nghiên cứu đề cập đến tác động của dòng vốn đầu tư gián tiếp đến nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2015), Hạ Thị Thiều Dao (2014) và Nguyễn Thanh Cai (2021). Các nghiên cứu này mang tính chất định tính, chưa đo lường định lượng tác động của dòng vốn quốc tế gián tiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam. Trong khu vực ASEAN, nghiên cứu của Hadad và ctg (2007) đã đánh giá sự ổn định tài chính thông qua việc xây dựng chỉ số ổn định tài chính (FSI) sử dụng Indonesia làm điển hình tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ xây dựng chỉ số FSI cho một quốc gia cụ thể chưa đánh giá tác động của dòng vốn quốc tế đến chỉ số này. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Chí Đức và Hồ Thúy Ái (2017) cũng đã xây dựng và đo lường chỉ số FSI của Việt Nam nhưng chưa đánh giá các tác động đến chỉ số này. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC – ASEAN Economic Community) được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư
- 3 sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội được giảm bớt. Với sự hình thành AEC, ASEAN trở thành một khu vực kinh tế có độ mở cao, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào yếu tố trong khu vực và trên thế giới. Theo báo cáo đầu tư ASEAN (AIR) năm 2019, dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào ASEAN đã tăng năm thứ 3 liên tiếp, đạt mức kỷ lục 155 tỷ USD trong năm 2018, so với mức 147 tỷ USD năm 2017. Tỷ lệ của ASEAN trong tổng lượng FDI toàn cầu cũng tăng từ 9,6% năm 2017 lên 11,5% năm 2019. Bên cạnh dòng vốn đầu tư FDI, ASEAN cũng đang là điểm đến tích cực của dòng vốn đầu tư mạo hiểm (VC - Venture Capital). Trong báo cáo “Điểm lại các quỹ VC Đông Nam Á trong quý I/2020”, Deal Street Asia nêu các quỹ đầu tư mạo hiểm trong khu vực đã huy động được số vốn cam kết có tổng trị giá khoảng 5,8 tỷ USD trong năm 2019. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục nhờ sự phát triển công nghiệp năng động, cũng như sự cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh trong khu vực. Với sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế vào ASEAN, việc lây nhiễm và chịu tác động lan truyền từ dòng vốn quốc tế là khó tránh khỏi mà các cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 và 2008-2009 là minh chứng. Chính vì vậy, các bằng chứng thực nghiệm về sự ổn định tài chính và tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia ASEAN trở thành vấn đề cấp thiết trong việc nghiên cứu và hoạch định các chính sách, đặc biệt là chính sách tiền tệ và ổn định tiền tệ - tài chính , đóng góp vào việc bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng - tài chính, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, khủng hoảng tài chính trong tương lai, ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của các nền kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực. Đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi các dòng vốn quốc tế, đảm bảo tính thời sự, tính độc lập và không hoặc ít có sự trùng lắp khi đặt ra vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu và phương pháp nghiên cứu so với các công trình nghiên cứu đã thực hiện trước đây. Vì vậy, nghiên cứu “Tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN” có ý nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế.
- 4 1.2 Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính tại các quốc gia ASEAN trong đó có Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách và đề xuất các giải pháp phù hợp hướng đến việc phòng ngừa và giám sát an toàn hệ thống tài chính góp phần ổn định tài chính. Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án sẽ được chi tiết hóa với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: Một là, phân tích tác động của dòng vốn quốc tế bao gồm dòng vốn gián tiếp, dòng vốn trực tiếp và dòng vốn khác đến sự ổn định tài chính ASEAN. Hai là, so sánh tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng. Ba là, so sánh tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN theo quy mô ngân hàng. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể nói trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: Một là, các dòng vốn quốc tế có tác động như thế nào đến sự ổn định tài chính ASEAN? Hai là, tác động của các dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN khác biệt thế nào trong giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng? Ba là, tác động của các dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN khác biệt thế nào theo quy mô ngân hàng? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- 5 Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự ổn định tài chính, dòng vốn quốc tế và tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN trong đó có Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự ổn định tài chính và tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính của 6 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) dựa trên số liệu thứ cấp thu thập cho giai đoạn 2008-2019. Luận án giới hạn đánh giá sự ổn định tài chính thông qua ổn định hệ thống ngân hàng vì một số lý do: hệ thống ngân hàng là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống tài chính và là yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia (theo Anginer & Demirguc-Kunt, 2018). Hoggarth et al. (2002) và Smith (2002) cảnh báo rằng các sự cố lớn xảy ra đối với hệ thống ngân hàng có thể gây nên sự gián đoạn nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Các ngân hàng tại các nước ASEAN mà đặc biệt là ASEAN-6 sẽ cung cấp một bối cảnh phù hợp cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. Thật vậy, sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, hệ thống ngân hàng tại các nước này đã chứng kiến những thay đổi đáng kể, từ việc được đánh giá là một trong những khu vực năng động và phát triển nhất đến những cải cách về quy định, năng lực quản lý, tư nhân hóa, tự do hóa tài chính và nhất là tăng cường nguồn lực vốn của các ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel (Chan et al., 2015; Turk Ariss, 2010). Hơn nữa, có những dự báo rằng ASEAN sẽ trở thành một trong những khu vực thương mại lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Do vậy, đây là một trong các khu vực sẽ dành được nhiều sự quan tâm nhất định từ các nhà đầu tư quốc tế kể cả đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp. Đi kèm với điều này, dòng vốn quốc tế sẽ chứa đựng những tiềm ẩn rủi ro có thể phát sinh cho hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung mà bài học lịch sử năm 1997 đã là minh chứng bởi lẽ hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước này vẫn là nguồn tài chính quan trọng cũng như chi phối hoạt động kinh tế với
- 6 việc nắm giữ hơn 82% thị phần tổng tài sản tài chính (De Leon, 2020; Pak & Asian Development Bank, 2013). Về phạm vi thời gian 2008-2019, giai đoạn 2008-2019 là khoảng thời gian nền kinh tế ASEAN trải qua giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng để đề tài có thể nghiên cứu sự khác biệt về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính trong các giai đoạn khác nhau. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp định lượng để phân tích mức độ tác động của dòng vốn quốc tế gián tiếp cũng như trực tiếp và dòng vốn khác đến sự ổn định tài chính ASEAN. Bên cạnh đó, luận án cũng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hướng biến động chung của các biến chính trong nghiên cứu. 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu Đối với dữ liệu vĩ mô, luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy như: Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) giai đoạn 2008 – 2019. Bên cạnh đó, liên quan đến các chỉ số tài chính của các ngân hàng, luận án thu thập từ nguồn Datastream với tổng cộng 96 ngân hàng ở 6 quốc gia thuộc mẫu đại diện trong cùng khoảng thời gian nêu trên. Bảng 1.1: Danh sách các quốc gia ASEAN trong mẫu nghiên cứu STT Tên quốc gia Viết tắt 1 Indonesia IDN 2 Malaysia MYS 3 Philippines PHL
- 7 4 Singapore SNG 5 Thailand THA 6 Vietnam VNM Sau cùng, dữ liệu được làm sạch (winsorized) ở phân vị 1% và 99% để xử lý các quan sát ngoại lai. 1.5.2 Phương pháp phân tích Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước, luận án xác lập mô hình hồi quy đa biến để xem xét tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính. Để đạt mục nghiên cứu thứ nhất là kiểm định tác động của các dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính ASEAN, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy OLS (Ordinary least squares), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM-Fixed effect model) và mô hình ước lượng GMM (Generalized method of moments) với dữ liệu được làm sạch (winsorized) ở mức phân vị 1% và 99% từ 6 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2008 – 2019. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ hai, luận án tiến hành đo lường mô hình theo thời gian giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng. Cuối cùng, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ ba, luận án đo lường mô hình theo quy mô ngân hàng khác nhau để đánh giá tác động của quy mô ngân hàng đến mối quan hệ giữa dòng vốn quốc tế và sự ổn định tài chính. Đồng thời, luận án cũng thực hiện một loạt các kiểm định về tính bền vững của mô hình nghiên cứu thông qua việc đo lường theo bộ mẫu khác nhau bao gồm: quy mô, điều kiện từng nước,… cũng như các phương thức đo lường thay thế của cả biến phụ thuộc lẫn biến giải thích chính và kiểm định đa cộng tuyến. 1.6 Đóng góp của đề tài Thông qua nghiên cứu này, luận án hy vọng sẽ đóng góp những nội dung sau:
- 8 Về mặt lý thuyết, luận án sẽ bổ sung bằng chứng thực nghiệm về tác động của dòng vốn quốc tế đến sự ổn định tài chính ASEAN, đặc biệt phân tích vai trò và mức độ của từng loại dòng vốn quốc tế (dòng vốn gián tiếp, dòng vốn trực tiếp và dòng vốn khác) đến sự ổn định tài chính của các nước ASEAN. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu sâu hơn nữa trong việc xem xét và so sánh tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính trong các giai đoạn kinh tế khác nhau (khủng hoảng và sau khủng hoảng) với các đặc điểm quy mô ngân hàng khác nhau. Về mặt thực tiễn, dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những gợi ý cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong việc theo dõi và giám sát hệ thống tài chính, quản lý các dòng vốn quốc tế hướng đến việc phòng ngừa, dự báo rủi ro nhằm phát triển ổn định tài chính ASEAN trong đó có Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong khu vực. 1.7 Kết cấu của đề tài Luận án được triển khai bao gồm 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 2, luận án giải thích các khái niệm và thuật ngữ chính liên quan đến nghiên cứu. Luận án trình bày một cách hệ thống và khái quát cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan. Những nghiên cứu này sẽ làm tiền đề cho việc xác lập mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho các nghiên cứu tiếp theo. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu của chương 2, chương 3 xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thực nghiệm, trình bày chi tiết ý nghĩa và cách xác định các biến trong mô hình. Chương này cũng mô tả dữ liệu nghiên cứu và các biện pháp kiểm định tính bền vững của mô hình nghiên cứu. Chương 4: Tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính ASEAN
- 9 Trong chương 4, luận án lần lượt trình bày kết quả hồi quy chính theo các mô hình nghiên cứu, giải thích các tác động của các biến chính trong mô hình. Chuyên đề cũng thực hiện các phương pháp khác nhau để đo lường độ bền của mô hình. Từ những kết quả hồi quy đã được chỉ ra, luận án liên hệ kết quả theo lý thuyết và thực nghiệm để đánh giá mức độ phù hợp và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét riêng bằng chứng thực nghiệm tác động của dòng vốn quốc tế đến ổn định tài chính của Việt Nam, trên cơ sở đó so sánh kết quả thực nghiệm tại Việt Nam với ASEAN để làm căn cứ đề xuất hàm ý chính sách trong việc theo dõi và giám sát hệ thống tài chính, quản lý các dòng vốn quốc tế hướng đến việc phòng ngừa, dự báo rủi ro nhằm phát triển ổn định tài chính ASEAN trong đó có Việt Nam. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương 5 kết luận những kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số gợi ý điều hành chính sách liên quan dưới góc độ cơ quan quản lý và điều hành ngân hàng. Bên cạnh đó, luận án cũng nêu một số hạn chế trong nghiên cứu của đề tài, những hạn chế này là cơ sở gợi mở hướng phát triển tiếp theo cho các nghiên cứu trong tương lai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 72 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 23 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 17 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 11 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 29 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 5 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn