Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang
lượt xem 20
download
Luận án trình bày tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và tình hình quản lý đầu tư công Tiền Giang; định hướng, chính sách quản lý đầu tư công tại Tiền Giang giai đoạn 2020-2030; một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang căn cứ vào quy trình quản lý đầu tư công...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÂM THÁI BẢO NGỌC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÂM THÁI BẢO NGỌC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận án “Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang” là bài nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Thạch. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong nghiên cứu này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 4 năm 2021 Người cam đoan Lâm Thái Bảo Ngọc
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Ban lãnh đạo Học viện Hành chính quốc gia. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại đây. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TSKH. Nguyễn Ngọc Thạch - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS K20 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin gởi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Bộ môn Quản lý nhà nước về Kinh tế - Tài chính công của Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi, để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 4 năm 2021 Nghiên cứu sinh Lâm Thái Bảo Ngọc
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xem xét vấn đề quản lý đầu tư công (ĐTC) tại tỉnh Tiền Giang, cụ thể là xem xét các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC có tác động như thế nào đến kết quả quản lý ĐTC bằng cách tiếp cận quy trình quản lý ĐTC của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) (SPSS 20). Ngoài ra, tại Tiền Giang, nguồn vốn ĐTC được phân bổ lớn nhất cho ba ngành là Nông nghiệp, Giao thông và Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), do đó luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa vốn ĐTC của ba ngành này đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang, bằng cách kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Eview 8.1). Kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, luận án đã xác định được có năm nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong trong luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu không cho thấy có tác động nhân quả hai chiều của vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp đến vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông và CNTT&TT. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng vốn NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT& TT tại Tiền Giang.
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................... iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ................................................................. x DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. xiii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.......................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 4 3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 6 7. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 7 8. Kết cấu nghiên cứu .......................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN............ 10 2.1. Quản lý đầu tư công ....................................................................................... 10 2.1.1. Đầu tư và đầu tư công .................................................................................... 10 2.1.1.1 Khái niệm đầu tư ……………………………………………………….... 10 2.1.1.2 Khái niệm đầu tư công ……………………………………………………. 10 2.1.2. Quan điểm về quản lý đầu tư công ................................................................ 12 2.1.3. Nguyên tắc quản lý đầu tư công .................................................................... 13 2.1.4. Quy trình quản lý đầu tư công ....................................................................... 15 2.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế .................................... 21 2.2.1. Quan điểm về hiệu quả quản lý đầu tư công.................................................. 21 2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả quản lý đầu tư công ....................................................... 20 2.2.1.2 Quan điểm về hiệu quả quản lý đầu tư công……………………………….. 21 2.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công .............................. 22
- v 2.2.3. Phương pháp và tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công .................. 24 2.2.3.1 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công .................................... 24 2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tư công ..................................................... 28 2.2.4 Quan điểm về tăng trưởng kinh tế ................................................................ 32 2.2.4.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 32 2.2.4.2 Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế .............................................................. 32 2.2.4.3 Mô hình tăng trưởng Keynes và tân cổ điển .................................................. 33 2.2.4.4 Lý thuyết tăng trưởng hiện đại....................................................................... 35 2.2.5 Mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ...... 38 2.3 Các nhân tố thuộc quy trình quản lý đầu tư công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công ........................................................................................ 39 2.3.1. Các nhân tố chủ quan ..................................................................................... 39 2.3.2. Các nhân tố khách quan ................................................................................. 40 2.4 Các nghiên cứu có liên quan .......................................................................... 42 2.5 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu ....................................................... 56 2.6 Sự khác biệt nghiên cứu này với các nghiên cứu trước ................................. 56 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 58 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH1)................... 58 3.1.1. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 58 3.1.2. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 58 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 59 3.1.4. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 59 3.1.4.1 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............................................................ 59 3.1.4.2 Chọn mẫu nghiên cứu .................................................................................. 60 3.1.4.3 Chọn chuyên gia cho nghiên cứu................................................................. 61 3.1.4.4 Các giai đoạn thiết yếu trước phỏng vấn ..................................................... 61 3.1.4.5 Các bước phỏng vấn chuyên gia .................................................................. 64 3.1.4.6 Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ 1 ....................................................... 66 3.1.4.7 Khảo sát thử ................................................................................................. 66 3.1.4.8 Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................... 67 3.1.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 72 3.1.6. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 77
- vi 3.1.6.1. Xác định kích thước mẫu ............................................................................. 77 3.1.6.2. Xác định đối tượng khảo sát ........................................................................ 77 3.1.6.3. Xác định phương thức khảo sát ................................................................... 77 3.1.6.4. Mã hóa dữ liệu ............................................................................................. 78 3.1.6.5. Xử lý dữ liệu bị thiếu ................................................................................... 78 3.1.6.6. Các bước phân tích dữ liệu .......................................................................... 78 3.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH2)................... 81 3.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu ....................................................................... 81 3.2.2. Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ........................................................ 84 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 85 3.2.4. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................... 85 3.2.5. Các kiểm định của mô hình ........................................................................... 85 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................. 89 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 90 4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và tình hình quản lý đầu tư công Tiền Giang ....................................................................................................................... 91 4.1.1 Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang .............................................................. 91 4.1.2 Lạm phát ........................................................................................................ 95 4.1.3 Dân số ............................................................................................................ 96 4.2 Thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang .............................. 96 4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế ........................................... 96 4.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR của tỉnh Tiền Giang ..................................................................................................................... 102 4.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR theo ngành ...... 102 4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội .......................................... 106 4.2.2.1 Giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm ............................................ 106 4.2.2.2 Giáo dục ....................................................................................................... 107 4.2.2.3 Y tế ............................................................................................................... 109 4.2.2.4 Về thu chi ngân sách địa phương ................................................................. 110 4.3 Kết quả nghiên cứu mô hình 1 ..................................................................... 111 4.3.1. Phân tích thống kê mô tả.............................................................................. 111
- vii 4.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang ........................................................................................................... 114 4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................ 114 4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 117 4.3.2.3. Kiểm định tương quan ................................................................................. 120 4.3.2.4. Kiểm định phương sai thay đổi .................................................................... 120 4.3.2.5. Kiểm định mô hình bằng phân tích hồi qui bội ........................................... 120 4.3.2.6. Nhận xét và thảo luận kết quả nghiên cứu mô hình 1.................................. 123 4.4 Kết quả nghiên cứu mô hình 2 ..................................................................... 129 4.4.1 Thống kê mô tả các biến .............................................................................. 129 4.4.2 Kiểm định tính dừng .................................................................................... 130 4.4.3 Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình ............................................................. 131 4.4.4 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư...................................................... 132 4.4.5 Kiểm định tính ổn định của mô hình ........................................................... 132 4.4.6 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ......................................................... 133 4.4.7 Hàm phản ứng xung (Impulse Response Function – IRF) .......................... 135 4.4.8 Phân tích phân rã phương sai ....................................................................... 137 TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................ 139 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 140 5.1 Các kết quả nghiên cứu chính ...................................................................... 140 5.2 Định hướng, chính sách quản lý đầu tư công tại Tiền Giang giai đoạn 2020- 2030 ..................................................................................................................... 143 5.2.1. Định hướng đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang ............................................... 143 5.3 Khuyến nghị ................................................................................................. 145 5.3.1. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang căn cứ vào quy trình quản lý đầu tư công ...................................................... 145 5.3.1.1. Về công tác quản lý Triển khai dự án đầu tư công ...................................... 145 5.3.1.2. Về công tác quản lý quá trình Vận hành dự án đầu tư công ........................ 146 5.3.1.3. Về công tác Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án đầu tư công ........... 147 5.3.1.4. Về công tác Điều chỉnh dự án đầu tư công .................................................. 149 5.3.1.5. Về công tác Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án .................... 149
- viii 5.3.2. Giải pháp phân phối và sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, Công nghệ thông tin và truyền thông ....................................... 151 5.3.3. Một số khuyến nghị khác ............................................................................. 152 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 153 TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................ 154 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 155 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG VIỆT CP Chính phủ CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTC Đầu tư công ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm trong nước GNP Tổng sản phẩm quốc gia NN Nhà nước NĐ Nghị định MTQG Mục tiêu quốc gia NSĐP Ngân sách địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương KHKT Khoa học kỹ thuật PPP Hình thức đầu tư đối tác công tư KTXH Kinh tế xã hội TP Thành phố TTg Thủ tướng Chính phủ TFP Mô hình tổng năng suất nhân tố TW Trung ương TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên SX-KD Sản xuất - Kinh doanh
- x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CHỮ VIẾT TÊN ĐẦY ĐỦ TÊN ĐẦY ĐỦ TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT BẰNG TIẾNG ANH ADB Ngân hàng Phát triển châu Á The Asian Development Bank Mô hình tự hồi quy phân phối ARDL Autoregressive Distributed Lag trễ GDP Tổng sản phẩm quốc nội. Gross Domestic Product GNP Tổng sản lượng quốc gia Gross National Product FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization for Economic OECD Kinh tế Cooperation and Development Incremental Capital-Output ICOR Hiệu quả vốn đầu tư Ratio Nhà nước và Nhà đầu tư cùng PPP Public - Private Partner phối hợp thực hiện Dự án Public Expenditure and PEFA Trách nhiệm tài chính Financial Accountability PIM Quản lý đầu tư công Public Investment Management Public Investment Management PIMA Đánh giá quản lý đầu tư công Assessment Public Investment Management PIMI Chỉ số quản lý đầu tư công Index IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund VAR Mô hình vectơ tự hồi quy Vector autoregression VECM Mô hình hiệu chỉnh sai số Vector error correction model WB Ngân hàng Thế giới World Bank
- xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Một số đặc điểm về quản lý đầu tư công của ba nhóm nước ...................... 46 Bảng 2.2 So sánh chất lượng quản lý đầu tư công của Việt Nam với một số nước khác ............................................................................................................................ 47 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ................................................................................................. 54 Bảng 3.1 Kết quả khảo sát định tính ........................................................................... 67 Bảng 3.2 Bảng hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu định tính ................................... 69 Bảng 3.3 Tổng hợp các biến số sử dụng trong mô hình ............................................. 85 Bảng 4.1 GDRP theo giá thực tế và tăng trưởng kinh tế các giai đoạn ...................... 91 Bảng 4.2 GDRP và tăng trưởng kinh tế ngành ........................................................... 93 Bảng 4.3 CPI bình quân của Tiền Giang và cả nước .................................................. 95 Bảng 4.4 Chỉ số ICOR của Tiền Giang....................................................................... 97 Bảng 4.5 Chỉ số ICOR của Tiền Giang theo cấp quản lý ......................................... 100 Bảng 4.6 ICOR của Tiền Giang theo khu vực quản lý ............................................. 101 Bảng 4.7 ICOR của ngành Nông nghiệp .................................................................. 102 Bảng 4.8 ICOR của ngành Giao thông ..................................................................... 104 Bảng 4.9 ICOR của ngành CNTT&TT ..................................................................... 105 Bảng 4.10 Tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm.................................................. 106 Bảng 4.11 Số trường học, giáo viên tại Tiền Giang ................................................. 107 Bảng 4.12 Số cơ sở y tế và cán bộ ngành y, dược tại Tiền Giang ............................ 109 Bảng 4.13 Thu chi ngân sách tại Tiền Giang ............................................................ 110 Bảng 4.14 Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu ................................... 114 Bảng 4.15 Kết quả hệ số KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố........................... 117 Bảng 4.16 Bảng ma trận xoay nhân tố ...................................................................... 118 Bảng 4.17 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s Test biến hiệu quả quản lý ĐTC ... 119 Bảng 4.18 Kết quả rút trích nhân tố của nhân tố Hiệu quả quản lý đầu tư công ...... 119 Bảng 4.19 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ..................................................... 120 Bảng 4.20 Kết quả kiểm định và phân tích phương sai ............................................ 121 Bảng 4.21 Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình ....................... 122 Bảng 4.22 Kiểm định phần dư của mô hình ............................................................. 122 Bảng 4.23 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Triển khai dự án ........................................ 123
- xii Bảng 4.24 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Vận hành dự án ......................................... 125 Bảng 4.25 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án 126 Bảng 4.26 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi .................. 127 Bảng 4.27 Tổng hợp các ý kiến nhân tố Điều chỉnh dự án ...................................... 128 Bảng 4.28 Thống kê mô tả các biến trong mô hình .................................................. 129 Bảng 4.29 Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=0) ................................ 130 Bảng 4.30 Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu (d=1) ................................ 131 Bảng 4.31 Xác định độ trễ tối ưu .............................................................................. 131 Bảng 4.32 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư ................................................ 132 Bảng 4.33 Kiểm định tính ổn định của mô hình ....................................................... 132 Bảng 4.34 Kiểm định nhân quả Granger ................................................................. 133 Bảng 4.35 Phân rã phương sai ................................................................................. 137 Bảng 5.1 Kết quả tác động của các nhân tố lên hiệu quả quản lý đầu tư công ......... 141
- xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 8 Hình 2.1 Mô hình quản lý tập trung ........................................................................... 17 Hình 2.2 Mô hình quản lý phân cấp ........................................................................... 17 Hình 2.1 Mô hình quản lý tập trung ............................................................................ 17 Hình 2.2 Mô hình quản lý phân cấp ............................................................................ 17 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 73 Hình 3.2 Lựa chọn mô hình và các kiểm định hồi quy ............................................... 84 Hình 4.1 GDRP và tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang ............................................. 92 Hình 4.2 GDRP của ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT ........................... 94 Hình 4.3 CPI của Tiền Giang và cả nước ................................................................... 95 Hình 4.4 Dân số của Tiền Giang ................................................................................. 96 Hình 4.5 Chỉ số ICOR của Tiền Giang ....................................................................... 97 Hình 4.6 Chỉ số ICOR của Tiền Giang và cả nước..................................................... 98 Hình 4.7 Chỉ số ICOR của Tiền Giang theo cấp quản lý .......................................... 101 Hình 4.8 ICOR theo khu vực vốn ............................................................................. 102 Hình 4.9 Kết dư ngân sách tỉnh Tiền Giang ............................................................. 111 Hình 4.10 Thông tin về giai đoạn tham gia quản lý các dự án ĐTC ....................... 112 Hình 4.11 Biểu đồ phân bố thời gian tham gia quản lý các công trình ĐTC.......... 112 Hình 4.12 Biểu đồ thông tin về vị trí công tác ......................................................... 113 Hình 4.13 Biểu đồ phân bố trình độ trong mẫu ....................................................... 113 Hình 4.14 Biểu đồ phân bố giới tính........................................................................ 113 Hình 4.15 Biểu đồ phân bố độ tuổi trong mẫu ......................................................... 113 Hình 4.16 Phản ứng xung của tăng trưởng kinh tế Tiền Giang đối với các cú sốc của vốn đầu tư công trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT ................................. 135 Hình 4.17 Phản ứng xung của tất cả các biến .......................................................... 136
- 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1. Sự cần thiết của đề tài Đầu tư công vào tài sản vật chất như cơ sở hạ tầng kinh tế hoặc các cơ sở y tế, giáo dục góp phần cải thiện vốn, nhân lực cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế quốc dân. Nghiên cứu tại các nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) đều cho thấy ĐTC trong những năm qua là biến số duy nhất góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế các quốc gia (Ali, G. 2015). Do đó, quản lý ĐTC hiệu quả là vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia nói chung. Hơn nữa, quản lý hiệu quả ĐTC cũng có ý nghĩa quan trọng ở cấp tỉnh nói riêng, và Tiền Giang là một ví dụ điển hình. Tỉnh Tiền Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP. Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực miền Tây và cả nước. Trong những năm qua, công tác quản lý ĐTC tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc quản lý ĐTC vẫn còn những hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả quản lý ĐTC như: Thứ nhất, việc xác định danh mục các dự án ĐTC tại Tiền Giang theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch ĐTC còn nhiều vướng mắc. Mặc dù Nghị quyết của Quốc hội đã đưa ra tiêu chí cho việc rà soát, lựa chọn danh mục dự án đầu tư ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2010–2020, nhưng vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho các tiêu chí, nhất là lựa chọn các dự án đầu tư khởi công, dẫn đến còn tình trạng đầu tư dàn trải, dở dang (Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, 2019). Vẫn còn một số dự án khởi công mới trong khi nhiều dự án bị giãn, hoãn tiến độ chưa được bố trí vốn để tiếp tục thi công (Dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, năm 2019), chưa thanh toán hết nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới (Huyện Chợ Gạo - xã Trung Hòa, xã An Thạnh Thủy năm 2017); bố trí vốn không đúng tiến độ thi công dự án (Dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận). Ngoài ra, trong giai đoạn 1998-2010, UBND tỉnh xác định Nông nghiệp là ngành quan trọng trong phân bổ kế hoạch vốn ĐTC. Bên cạnh đó, ngành Giao thông là một trong hai ngành có số vốn ĐTC phân bổ
- 2 lớn nhất trong kế hoạch vốn ĐTC giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên thực tế cho thấy hiệu quả từ nguồn vốn ĐTC đem lại từ hai ngành này chưa tương xứng. Thứ hai, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn còn chậm, do phải đảm bảo theo khả năng cân đối nguồn vốn, ảnh hưởng tiến độ thực hiện, công tác giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Việc thực hiện theo Nghị quyết Số 39-NQ/TW Quốc hội “Khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư” tại Tiền Giang chưa thực sự thành công. Cơ chế thu hút vốn đầu tư chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, một số dự án PPP trong lĩnh vực Giao thông phải chuyển sang đầu tư bằng nguồn NSNN, làm tăng áp lực đối với việc cân đối ngân sách. Thứ ba, việc chấp hành các quy định pháp luật về ĐTC tại Tiền Giang trong một số trường hợp chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn. Chất lượng cán bộ tại một số đơn vị còn hạn chế nên việc chuẩn bị dự án chưa tốt, vẫn còn tình trạng mang tính hình thức để có điều kiện ghi vốn; phê duyệt quyết định, chủ trương đầu tư không phù hợp với thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; chất lượng dự toán thấp, khả năng thực hiện không bảo đảm. Thứ tư, xét ở góc độ vĩ mô, đầu tư đóng hai vai trò trong nền kinh tế. (i) Đây là một thành phần lớn và dễ biến động nhất của chi tiêu, những thay đổi mạnh mẽ trong đầu tư có thể có tác động lớn đến tổng cầu. Điều này lần lượt ảnh hưởng đến đầu ra và việc làm; (ii) Đầu tư dẫn đến tích lũy vốn. Việc đầu tư vào các thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng của quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Do đó, đầu tư đóng một vai trò kép, ảnh hưởng đến sản lượng trong ngắn hạn thông qua tác động của nó đến tổng cầu và ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn, thông qua việc hình thành vốn thể hiện ở sản lượng tiềm năng và tổng cung. Tuy nhiên, bản chất của các nguyên nhân này là yếu tố con người trong công tác quản lý các nguồn vốn ĐTC và trong quá trình vận hành, đưa vào sử dụng các tài sản được hình thành từ nguồn vốn này. Do đó, việc nghiên cứu một cách cụ thể về hiệu quả quản lý ĐTC có ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực vốn của toàn xã hội đối với các công
- 3 trình được hình thành từ nguồn vốn ĐTC như giao thông, giáo dục, phát triển kinh tế… Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy việc quản lý có hiệu quả ĐTC có tác động tốt đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Có thể thấy phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ĐTC đã tập trung vào đóng góp dài hạn của ĐTC vào mức độ hoặc tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập hoặc năng suất. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực, đặc biệt trong trường hợp đầu tư cơ sở hạ tầng (Keefer và Knack (2007); Flyvbjerg (2003); Collier và Venables (2008); Henisz và Zelner (2006)). Guasch và ctg (2007) cho thấy bộ máy quản lý yếu làm tăng khả năng can thiệp chính trị gây thiệt hại cho việc thực hiện lợi nhuận trung hạn. Vấn đề này xảy ra nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp (Guasch và ctg, 2007). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại với lập luận bản chất tạo ra tài sản từ đầu tư và sự đánh đổi giữa các bên liên quan, điều này gây ra các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng (Collier, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu này lưu ý rằng các khoản ĐTC có khả năng thể hiện năng suất biên cao hơn nếu chính phủ có thể chọn các dự án lợi nhuận cao, nhờ đó cắt giảm các dự án lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực quy mô cho chi tiêu đầu tư. Tại Việt Nam có một số nghiên cứu định tính về ĐTC và hiệu quả của ĐTC. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng về tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế rất hạn chế, có thể kể đến như nghiên cứu của Tô Trung Thành (2011), Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014). Gần đây nhất có Nguyễn Kim Phước (2017), nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến GDP và FDI của Việt Nam và vùng ĐBSCL và mối quan hệ giữa hai yếu tố này, đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành ĐBSCL qua phân tích năng suất tổng hợp (TFP) theo hàm sản xuất của (Solow, 1956). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Vốn và Lao động là hai yếu tố chính luôn có tác động tích cực đến GDP và FDI; (ii) Đặc điểm kinh tế vùng có tác động đến GDP và FDI; (iii) Mối quan hệ giữa GDP và FDI ở vùng ĐBSCL là quan hệ một chiều; (iv) GDP và FDI năm trước có tác động tích cực đến GDP và FDI năm sau; (v) Chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL chưa cao, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng là lao động và vốn đầu tư trong nước, vốn FDI đóng góp không nhiều vào tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thực hiện ở phạm vi cấp tỉnh.
- 4 Có thể nói hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng số liệu quốc gia hoặc nhóm tỉnh, thành; chưa nghiên cứu chuyên sâu về ĐTC tại một tỉnh, thành cụ thể; chưa nghiên cứu quy trình quản lý các dự án ĐTC tại Việt Nam, chưa nghiên cứu quan hệ tác động của vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang cả trong dài hạn và ngắn hạn. Bối cảnh nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời để nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC tại Tỉnh, trong tình hình thực tiễn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang trong các giai đoạn tiếp theo thì việc nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu quy trình quản lý ĐTC và hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu đề ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau: (i) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. (ii) Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý ĐTC với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, cụ thể là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang cả trước và sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. (iii) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt trong công tác phân bổ vốn NSNN trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm rõ những mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi sau: Một là, những nhân tố nào trong quy trình quản lý ĐTC ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao?
- 5 Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang như thế nào? Ba là, những giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả quản lý ĐTC, đặc biệt trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT tại tỉnh Tiền Giang? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang được tác giả tiếp cận theo nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) để hình thành tám bước đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC trong quy trình quản lý ĐTC gồm: (1) Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; (2) Thẩm định dự án chính thức; (3) Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; (4) Lựa chọn và lập ngân sách dự án; (5) Triển khai dự án; (6) Điều chỉnh dự án; (7) Vận hành dự án; (8) Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án. Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Tăng trưởng kinh tế (GDRP) và vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Tiền Giang Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại Tỉnh Tiền Giang. Thời gian khảo sát: từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020. Số liệu: được thu thập từ Cục Thống kê Tiền Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục thống kê Việt Nam. Thời gian thu thập số liệu: từ 1998-2018. Việc tác giả lựa chọn ba nguồn vốn ĐTC dành cho ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT để nghiên cứu mối quan hệ tương tác qua lại với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang bởi vì: ngành Nông nghiệp, Giao thông là hai ngành có số vốn ĐTC phân bổ lớn nhất. Ngoài ra, Nông nghiệp là ngành được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang tham mưu cho UBND tỉnh là ngành quan trọng nhất trong phân bổ kế hoạch vốn ĐTC giai đoạn 1998-2020; Giao thông và CNTT&TT là hai ngành được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang tham mưu cho UBND tỉnh là hai ngành quan trọng trong phân bổ kế hoạch vốn ĐTC trong giai đoạn 2010-2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Đối với mục tiêu nghiên cứu 1:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 89 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 78 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 24 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 17 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 27 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 14 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 30 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
229 p | 17 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nghiên cứu rủi ro lan tỏa của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 23 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 13 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn