Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là nghiên cứu các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM VĂN TUỆ NHÃ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- PHẠM VĂN TUỆ NHÃ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201_TC LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Duy Hào HÀ NỘI – 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Phạm Văn Tuệ Nhã
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các quý thầy cô trong và ngoài trường, các nhà nghiên cứu, người thân cùng bạn bè. Đầu tiên, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Vũ Duy Hào là thầy hướng dẫn của nghiên cứu sinh. Sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp nghiên cứu sinh học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô trong và ngoài trường, các nhà nghiên cứu đã đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu cho nghiên cứu sinh từ giai đoạn ban đầu cho tới khi kết thúc và hoàn thành nghiên cứu, cũng như các thầy cô và cán bộ của Viện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hỗ trợ tác giả về mặt thủ tục để hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tác giả còn nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, nhất là các thầy cô trong cùng bộ môn tài chính doanh nghiệp và Viện Ngân hàng - Tài chính. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn! Tác giả Luận án Phạm Văn Tuệ Nhã
- iii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI.......................... 7 1.1. Khái quát về dự báo tài chính ............................................................................7 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................16 1.2.1. Tài sản ...........................................................................................................16 1.2.2. Nguồn vốn ....................................................................................................19 1.2.3. Lợi nhuận quá khứ ........................................................................................21 1.3. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................24 1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..........................................................................24 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ...........................................................................42 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu .............................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 46 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 47 2.1. Hướng tiếp cận ..................................................................................................47 2.2. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................49 2.3. Mô hình kiểm định tác động ............................................................................50 2.4. Các biến trong mô hình ....................................................................................52 2.5. Phương pháp ước lượng mô hình ....................................................................57 2.6. Phương pháp hiệu chỉnh mô hình ...................................................................58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM ................................................................................ 63 3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam ....................................................................63 3.2. Tổng quan về ngành chế biến thực phẩm Việt Nam......................................68 3.2.1. Cơ sở phân loại ngành ..................................................................................68 3.2.2. Vai trò của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam ....................................69 3.3. Tổng quan về các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................................69 3.3.1. Lịch sử hình thành, phát triển và tình trạng niêm yết ...................................69 3.3.2. Hoạt động huy động vốn...............................................................................72
- iv 3.3.3. Hoạt động đầu tư ..........................................................................................76 3.4. Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam ... 80 3.4.1. Đặc thù hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam .................................................................................................................80 3.4.2. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY trên TTCK Việt Nam .................................................................................................................81 3.4.3. Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp CBTPNY tại Việt Nam .87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................................... 89 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................ 90 4.1. Kết quả kiểm định mô hình tác động ngắn hạn .............................................90 4.1.1. Thống kê mô tả .............................................................................................90 4.1.2. Ma trận tương quan.......................................................................................91 4.1.3. Kết quả hồi quy .............................................................................................92 4.2. Kết quả kiểm định mô hình tác động dài hạn ................................................99 4.2.1. Thống kê mô tả .............................................................................................99 4.2.2. Ma trận tương quan.....................................................................................100 4.2.3. Kết quả hồi quy ...........................................................................................102 4.3. So sánh tác động ngắn hạn và dài hạn .........................................................110 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................................ 113 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................................ 114 5.1. Định hướng phát triển và tiềm năng sinh lời trong tương lai của ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam ................................................................................114 5.2. Nhóm giải pháp trực tiếp ................................................................................116 5.2.1. Tăng cường quản lý đầu tư tài sản ..............................................................116 5.2.2. Tăng cường quản lý khoản dồn tích ...........................................................123 5.2.3. Hoàn thiện kế hoạch hóa nguồn vốn ..........................................................125 5.2.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ..................................................127 5.2.5. Hoàn thiện chính sách cổ tức ......................................................................128 5.3. Nhóm giải pháp bổ trợ ....................................................................................129 5.3.1. Phát triển các phương pháp dự báo cho kế hoạch hóa tài chính.................129 5.3.2. Phát triển nguồn nhân lực cho kế hoạch hóa tài chính ...............................132
- v 5.3.3. Phát triển các lợi thế cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi nhuận bền vững ............133 5.3.4. Phát triển các kênh phân phối linh hoạt, đa dạng .......................................135 5.4. Một số kiến nghị ..............................................................................................135 5.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính ..................................................................135 5.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................................137 5.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại .....138 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................................ 139 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN .....143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 144 PHỤ LỤC 1................................................................................................................................ 153 PHỤ LỤC 2................................................................................................................................ 163 PHỤ LỤC 3................................................................................................................................ 177
- vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CA Current assets (Tài sản ngắn hạn) CBTP Chế biến thực phẩm CTCP Công ty cổ phần D/A Debt/assets (Hệ số nợ/tổng tài sản bình quân) DNCBTPNY Doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết FEM Fixed effect model (Mô hình hiệu ứng cố định) GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) LTA Long-term assets (Tài sản dài hạn) NWC Net working capital (Vốn lưu động ròng) PM Profit margin (Lợi nhuận biên) REM Random effect model (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) ROA Return on assets (Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản) ROE Return on equity (Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu) TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TSVH Tài sản vô hình TTCK Thị trường chứng khoán VCSH Vốn chủ sở hữu
- vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lợi .........................................10 Sơ đồ 1.2. Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ phần doanh thu................12 Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các DN CBTP NY tại Việt Nam ................................................................48 Sơ đồ 3.1. Chuỗi giá trị ngành chế biến thực phẩm Việt Nam ......................................80 BẢNG Bảng 1.1. Tóm lược cơ sở lý thuyết và nghiên cứu nước ngoài điển hình về các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai ........................................................................36 Bảng 2.1. Tóm tắt các biến trong mô hình kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời ........................................................................53 Bảng 3.1. Số lượng các doanh nghiệp CBTP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2007 – 2019 .....71 Bảng 3.2. Phân loại DNCBTPNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 theo quy mô vốn ................................................................................................73 Bảng 3.3. Tỷ lệ các DNCBTPNY có lợi nhuận ròng dương giai đoạn 2007 - 2019.....82 Bảng 4.1. Thống kê mô tả - mô hình tác động ngắn hạn...............................................90 Bảng 4.2. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA ngắn hạn ..............................91 Bảng 4.3. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE ngắn hạn...............................91 Bảng 4.4. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA ngắn hạn ...................................92 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE ngắn hạn ...................................96 Bảng 4.6. Thống kê mô tả - Mô hình tác động dài hạn .................................................99 Bảng 4.7. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROA dài hạn ...............................101 Bảng 4.8. Ma trận tương quan - Mô hình tác động ROE dài hạn ...............................101 Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROA dài hạn ....................................102 Bảng 4.10. Kết quả kiểm định mô hình tác động ROE dài hạn ..................................107 Bảng 4.11. So sánh kết quả kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn của các nhân tố nội tại tới khả năng sinh lời ...............................................................................................112
- viii B ảng 5.1. Xác đị n h các thôn g số đầu vào để đị nh giá TSVH của VHC theo phương pháp CIV ............................................................... 118 Bảng 5.2. Kết quả hồi quy mô hình ROA cho Vinamilk ............................................131 Bảng 5.3. Kết quả hồi quy mô hình ROE cho Vinamilk .............................................131 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 3.1. GDP Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ........................................................63 Biểu đồ 3.2. GDP bình quân đầu người Việt Nam 2007-2019 .....................................64 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 ..............................................65 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tăng GDP bình quân đầu người theo giá so sánh năm 2007 ...........65 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng GDP theo giá so sánh năm 2007 theo cơ cấu ngành ...............66 Biểu đồ 3.6. Cơ cấu GDP của Việt Nam theo theo ngành giai đoạn 2007-2019 ..........67 Biểu đồ 3.7. Quy mô và tỷ lệ tăng lực lượng lao động đang làm việc tại Việt Nam giai đoạn 2007-2019 .............................................................................................................68 Biểu đồ 3.8. Hệ số nợ bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019..............74 B iểu đồ 3.9. Tỷ số nợ ngắn h ạn/ tổ ng n ợ bìn h q uân của các DNC BTPNY g iai đoạn 2 007 -20 1 9 ...............................................................................................75 Biểu đồ 3.10. Hệ số thanh toán ngắn hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ......................................................................................................................75 Biểu đồ 3.11. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 .............................................................................................................76 Biểu đồ 3.12. Tỷ trọng tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ...............................................................................78 Biểu đồ 3.13. Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ...............................................................................78 Biểu đồ 3.14. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài sản của các DNCBTPNY 2007-2019 ......79 Biểu đồ 3.15. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính trong tổng tài sản bình quân của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ...............................................................................80 Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 .............................................................................................................83
- ix Biểu đồ 3.17. So sánh tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 ....83 Biểu đồ 3.18. Tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 ......................................................................................................................85 Biểu đồ 3.19. So sánh tỷ lệ sinh lời trên VCSH bình quân (ROE) của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019 ..........................85 Biểu đồ 3.20. Lợi nhuận biên (PM) của các DNCBTPNY giai đoạn 2007-2019 .........86 B iểu đồ 3. 21. Vò n g quay tổn g tài sả n (TATO) c ủa các DNCBTPNY giai đ oạn 20 07- 201 9 ........................................................................................................86 Biểu đồ 3.22. So sánh lợi nhuận biên (PM) bình quân của các DNCBTPNY với toàn ngành công nghiệp chế biến – chế tạo giai đoạn 2007-2019.........................................87
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Kế hoạch hóa tài chính là một trong những hoạt động đã tồn tại và phát triển từ lâu do tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính giúp doanh nghiệp phán đoán tình hình, kết quả kinh doanh cho những giai đoạn khác nhau trong tương lai (ngắn hạn, dài hạn), là một phần của chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh nhằm hiện thực hóa những mục tiêu và hướng tới tầm nhìn của doanh nghiệp. Kế hoạch hóa tài chính được thực hiện một cách thận trọng, chi tiết, toàn diện và với độ chính xác cao sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chuẩn bị cần thiết và hiệu quả cho những diễn biến của tương lai, hạn chế được những "cú sốc", những tình huống không lường trước và giảm thiểu những tổn thất có thể phát sinh do những tình huống trên. Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chú trọng tới kế hoạch hóa tài chính, doanh nghiệp đó sẽ gặp không ít khó khăn trong tương lai do không có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước cho những biến cố có thể xảy ra và buộc phải lệ thuộc vào những biện pháp đối phó mang tính nhất thời, vội vàng, khiến cho hiệu quả hoạt động và kết quả kinh doanh giảm sút, việc thực hiện chiến lược tài chính và kinh doanh càng trở nên khó khăn hơn. Do nắm giữ vai trò quan trọng như vậy nên kế hoạch hóa tài chính thực sự là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu cần phải quan tâm. Đặc biệt, trong những nội dung của kế hoạch hóa tài chính thì kế hoạch hóa lợi nhuận cần được hết sức chú trọng. Sở dĩ như vậy vì mục tiêu xuyên suốt, bao trùm và dài hạn nhất của doanh nghiệp chính là tạo ra giá trị cho các đối tượng hữu quan mà trước hết là chủ sở hữu. Khi các nhà đầu tư bỏ vốn vào doanh nghiệp, họ muốn những khoản vốn của mình được sử dụng một cách hiệu quả, tạo ra mức doanh lợi tương xứng. Chỉ những doanh nghiệp tạo ra lợi ích kinh tế làm thỏa mãn các chủ sở hữu mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động ngày nay. Ngược lại, những doanh nghiệp sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, không tạo ra được doanh lợi đủ làm hài lòng các chủ sở hữu, thậm chí thua lỗ thì tất yếu không tránh khỏi sự đào thải. Tóm lại, đảm bảo khả năng sinh lời là một trong những vấn đề then chốt trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp. Và để đảm bảo được điều đó thì một trong những tiền đề chính là dự báo khả năng sinh lời trong tương lai và xây dựng kế hoạch kinh doanh tương ứng. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị tài chính, các chuyên gia tư vấn cũng như các nhà nghiên cứu trước hết cần phải nhận thức được các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời tương lai của doanh nghiệp. Nói chung, khả năng sinh lời
- 2 dự kiến của một doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, đứng từ góc nhìn của các nhà quản trị tài chính, hầu hết các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, … đều mang tính khách quan và rất khó có thể điều chỉnh theo ý chí chủ quan của họ. Các nhân tố này cũng đã được nghiên cứu trong những công trình thuộc các lĩnh vực kinh tế học, kinh tế chính trị, luật hay một số lĩnh vực phi tài chính khác. Trong khi đó, các nhân tố nội tại cũng đóng một vai trò tác động vô cùng quan trọng tới khả năng sinh lời dự kiến của doanh nghiệp, và trong một chừng mực nào đó có thể được điều chỉnh bởi các nhà quản trị tài chính sao cho phù hợp. Do vậy, việc quan tâm, tìm hiểu về các nhân tố nội tại tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một nhiệm vụ thật sự thiết yếu. Bên cạnh đó, về lý thuyết một số nhân tố nội tại có thể tác động tới khả năng sinh lời một cách gần như lập tức, nhanh chóng khi phát sinh, trong khi với một số nhân tố khác phải mất thời gian lâu dài mới quan sát được tác động của chúng, tức là độ trễ trong tác động của mỗi nhân tố là khác nhau. Đồng thời, tác động của một số nhân tố có thể duy trì qua nhiều kỳ (dài hạn) trong khi tác động của một số nhân tố khác chỉ tồn tại trong ngắn hạn, nhất thời, nhanh chóng kết thúc, tức là phạm vi thời gian tác động của chúng là khác nhau. Vì vậy trong phân tích và dự báo tác động của các nhân tố nội tại cần có sự phân biệt, bóc tách tác động của mỗi nhân tố trên cả phạm vi ngắn hạn và dài hạn, đồng thời phải xét tới độ trễ của các tác động. Điều này có ý nghĩa nền tảng trong hoàn thiện cơ sở lý thuyết của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu nước ngoài cho đến nay chưa thực sự nhấn mạnh phương diện này, còn tại Việt Nam thậm chí còn chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp và toàn diện tới vấn đề trên. Cụ thể, tại Việt Nam, cho đến nay các nghiên cứu được công bố về kế hoạch hóa tài chính vẫn còn rất ít, đại đa số không đặt trọng tâm vào dự báo. Với những nghiên cứu kiểm định nhân tố tác động tới lợi nhuận, đáng kể nhất chỉ có nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự (2014) về tác động của kế toán dồn tích tới mức độ bền vững của lợi nhuận đã đưa ra kết luận tương tự như các nghiên cứu trước đây trên thế giới, tuy nhiên chưa tận dụng chúng trong dự báo lợi nhuận. Các nghiên cứu của Lê Quang Minh và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2015)… về cơ bản cũng đi theo hướng trên, tuy đã chỉ ra một số nhân tố tác động tới khả năng sinh lời nhưng chưa khám phá những nhân tố đặc thù của bối cảnh Việt Nam, chưa xem xét tác động của các nhân tố tới lợi nhuận của các kỳ tiếp theo để từ đó đưa ra hàm ý cho dự báo. Bên cạnh đó, một số ít các nghiên cứu khác lại hướng tới mục tiêu dự báo
- 3 kết quả kinh doanh, chẳng hạn Vũ Xuân Nam và cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Oánh và cộng sự (2014)… nhưng đều chỉ dừng lại ở ước lượng doanh thu hoặc lợi nhuận ròng tương lai. Tại Việt Nam, rất hiếm có nghiên cứu về xây dựng mô hình dự báo lợi nhuận cho doanh nghiệp được công bố tại Việt Nam, đáng kể chỉ có bài viết của Nguyễn Hoài Nghĩa và Lưu Trường Văn (2015) nhưng mô hình dự báo của hai nhà nghiên cứu này nhìn chung khó áp dụng trong thực tế do mang nặng tính chất định tính và tính đặc thù của các yếu tố trong mô hình. Đặt trong mối quan hệ so sánh với các nghiên cứu của nước ngoài, có thể thấy các nghiên cứu về dự báo khả năng sinh lời tại Việt Nam vẫn còn hết sức khiêm tốn cả về số lượng cũng như chất lượng nghiên cứu, chưa xứng tầm với vai trò quan trọng của dự báo lợi nhuận nói riêng và dự báo tài chính nói chung đối với các doanh nghiệp trong thực tế. Đây là một khoảng trống nghiên cứu đáng kể cần được khắc phục Trong nghiên cứu này, ngành chế biến thực phẩm được lựa chọn nghiên cứu bởi đây là một trong những ngành có đóng góp đáng kể nhất cho nền kinh tế đất nước trên nhiều phương diện khác nhau. Nắm giữ một vị trí đặc biệt trong chuỗi giá trị của nền kinh tế, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có vai trò tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, đồng thời các sản phẩm đầu ra của những doanh nghiệp này đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm to lớn của thị trường trong nước. Ngành chế biến thực phẩm còn là một trong những đầu tàu đóng góp cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, làm tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần nâng cao vị thế của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nước nhà trong khu vực và quốc tế. Không chỉ có thế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm còn là một trong những ngành nghề tạo ra số lượng việc làm lớn nhất, góp phần giải quyết vấn đề nhu cầu lao động trong nước. Đồng thời các doanh nghiệp của ngành còn nằm trong nhóm dẫn đầu về thực hiện nghĩa vụ thuế, đóng góp cho ngân sách nhà nước... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những diễn biến của kinh tế toàn cầu cũng như khu vực và trong nước đang đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp của ngành. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thế hệ mới, bất ổn chính trị tại các điểm nóng trên toàn cầu và trong khu vực cho đến những biến động của nền kinh tế, chính trị - xã hội trong nước khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đặc biệt là ngành chế biến thực phẩm giờ đây phải tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy bất ổn, với cả những cơ hội và rủi ro song hành cùng nhau. Đặc biệt giai đoạn 2010 đến nay đã và đang chứng kiến rất nhiều những diễn biến đáng lo ngại về kết quả kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, phải kể đến trường hợp các doanh
- 4 nghiệp kinh doanh một số mặt hàng lương thực – thực phẩm đồng loạt bị giảm sút lợi nhuận khi giá của những mặt hàng này lao dốc, đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như các đối tượng khác trong chuỗi giá trị của ngành nghề. Tiêu biểu nhất có thể kể đến hiện tượng sụp đổ dây chuyền của ngành chế biến thủy sản năm 2011-2012, tái diễn năm 2016 với mặt hàng cá tra và có nguy cơ lặp lại trong năm 2019, khiến hàng loạt doanh nghiệp thủy sản và hộ nuôi trồng điêu đứng, mất khả năng thanh toán, ngay cả những doanh nghiệp lớn và giàu kinh nghiệm nhất trong ngành cũng không tránh khỏi thua lỗ và buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Tiếp đó là khủng hoảng ngành kinh doanh chăn nuôi và chế biến thịt lợn năm 2017, giá lợn hơi lao dốc trên thường, cung vượt quá cầu khiến các doanh nghiệp kinh doanh chế biến thịt lợn và cả người nông dân đều bị lỗ nặng, đến mức cả nước phải vào cuộc cùng chung tay “giải cứu”. Chưa hết, giai đoạn cuối 2018 đến đầu 2019, đến lượt các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đồng loạt gặp khó khăn do nhu cầu xuất khẩu gạo Việt Nam sang những thị trường chủ chốt đột ngột giảm mạnh. Đó là còn chưa kể trường hợp đồng loạt rớt giá thảm hại trong vài tháng gần nhau của một loạt mặt hàng nông sản khác như chuối Đồng Nai, rau Đà Lạt, vú sữa Lò Rèn, cà chua Hưng Yên, chuối Tây Ninh, dưa hấu Quảng Ngãi, ớt Bình Định, bí đỏ Đăk Lăk, đu đủ Đồng Tháp, vịt Nghệ An cùng trong năm 2017. Đến năm 2019 thì có thêm hồ tiêu, trứng gà, khoai lang ở Gia Lai, dứa Nghệ An rớt giá ngay trong nửa đầu năm. Tất cả những vụ việc trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ nông dân mà còn tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh trường hợp nhiều doanh nghiệp bị giảm sút lợi nhuận do nguyên nhân từ phía thị trường như bão giá, rào cản xuất nhập khẩu, còn có những trường hợp doanh nghiệp cụ thể làm ăn thua lỗ do chính những vấn đề nội tại của mình như chiến lược kinh doanh bất hợp lý, cơ cấu tài chính thiếu lành mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro... Điển hình là CTCP chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre và CTCP Chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội vốn đều là những doanh nghiệp có tiếng trong ngành và từng có thời kỳ làm ăn phát đạt nhưng lợi nhuận lại xuống dốc liên tục trong giai đoạn 2012- 2016 và chỉ phục hồi chậm chạp, không ổn định trong giai đoạn sau đó. Tuy nguyên nhân đằng sau những khoản thua lỗ khổng lồ của hai công ty này có thể khác nhau – với Xuất nhập khẩu Bến Tre là do đa dạng hóa kinh doanh không thành công, còn với Thực phẩm Hà Nội là do lệ thuộc quá nhiều vào một đối tác lớn – nhưng về cơ bản khả năng sinh lời thấp kém của những doanh nghiệp này đều là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang có vấn đề nghiêm trọng trong quản lý những nhân tố nội tại chi phối lợi nhuận của mình.
- 5 Trong bối cảnh đó, nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời, tạo tiền đề cho hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp trong ngành càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi đó chính là điều kiện then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi, đối phó với biến động của thị trường và nền kinh tế trong tương lai, tránh lặp lại tình trạng thua lỗ nghiêm trọng như một số trường hợp điển hình nêu trên. Thêm nữa, nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam do đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn, chiếm thị phần vượt trội trong ngành, có vai trò quyết định tới tình hình và kết quả kinh doanh của toàn ngành, đồng thời để đảm bảo tính khả thi của công tác thu thập số liệu nghiên cứu. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. • Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phân tích tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tập trung vào các phương diện: Chiều tác động, mức độ tác động và độ trễ trong tác động thực tế của các nhân tố ở kỳ hiện tại tới những kỳ sau. - Trên cơ sở kiểm định tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm bước đầu hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Căn cứ vào các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong luận án như sau:
- 6 - Khung lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp là gì? - Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam diễn biến như thế nào trong thời gian qua? - Các nhân tố nội tại nào tác động tới dự báo khả năng sinh lời của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam? - Những giải pháp để hoàn thiện kế hoạch hóa tài chính của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố nội tại tác động tới dự báo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tài chính, có thể lượng hóa dựa trên các chỉ tiêu tài chính – kế toán của doanh nghiệp, có thể được doanh nghiệp chi phối trong quá trình kế hoạch hóa tài chính của mình, khác với những nhân tố phi tài chính, thuần túy định tính và những nhân tố ngoại vi (thuộc ngành nghề hoặc nền kinh tế vĩ mô mà doanh nghiệp không thể chi phối). 3.2. Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. • Phạm vi thời gian: 13 năm, từ 2007 - 2019. Đây là giai đoạn mà ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam trải qua rất nhiều biến động, có cả những diễn biến bất lợi khiến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành bị sụt giảm đáng kể. Đây cũng là khoảng thời gian thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải những khó khăn nhất định sau giai đoạn tăng trưởng nóng ban đầu, gây ảnh hưởng tới những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI TỚI DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI 1.1. Khái quát về dự báo tài chính Dự báo tài chính được hiểu là việc ước đoán tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những kỳ kinh doanh tương lai, thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính trọng yếu và tổng hợp như doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự báo, tài sản, nguồn vốn, nhu cầu vốn dự báo, … Trên thực tế, những thuật ngữ như dự báo, dự kiến và dự toán thường được sử dụng với ý nghĩa tương đồng nhau và có thể thay thế cho nhau trong hầu hết các trường hợp. Dự báo tài chính là một khâu quan trọng của kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thức và phát hiện những vấn đề tài chính có thể phát sinh trong tương lai, từ đó xây dựng những phương án, kế hoạch đối phó sao cho phù hợp, như kế hoạch hóa lợi nhuận và kế hoạch hóa ngân quỹ, góp phần hiện thực hóa chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dự báo tài chính cần chú trọng sự chính xác, hợp lý, tạo cơ sở đáng tin cậy cho nhà quản trị doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch tài chính cho tương lai, đồng thời cũng nên cân nhắc sự thuận tiện, dễ hiểu, dễ áp dụng của quá trình dự báo. Tùy theo độ dài thời gian của kỳ dự báo, dự báo tài chính có thể phân chia thành dự báo tài chính ngắn hạn với thời gian dự báo trong khoảng 1 năm tới, có thể chi tiết hóa thành dự báo cho từng quý, thậm chí từng tháng, và dự báo tài chính dài hạn cho nhiều năm trong tương lai. Thông thường, dự báo tài chính ngắn hạn được các nhà nghiên cứu cũng như doanh nghiệp chú trọng hơn do tính cấp thiết của vấn đề cũng như khả năng dự báo chính xác hơn trong ngắn hạn. Quy trình của dự báo tài chính bao gồm ba giai đoạn: 1) Thu thập thông tin cần thiết cho dự báo tài chính, bao gồm các thông tin bên trong / bên ngoài doanh nghiệp, thông tin tài chính / phi tài chính, thông tin định tính / định lượng…; 2) Phân tích, xử lý thông tin và soạn thảo dự báo dựa trên những phương pháp dự báo tài chính phù hợp cho kỳ kinh doanh được dự báo và 3) Hoàn thiện dự báo, bao gồm đối chiếu kết quả dự báo với mục tiêu đề ra và điều chỉnh một số giả định cũng như kết quả dự báo nếu cần thiết. Thông thường dự báo tài chính bắt đầu bằng dự báo doanh thu. Đây có thể xem là mấu chốt của dự báo tài chính nhưng cũng thường là nội dung dự báo phức tạp nhất,
- 8 đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và sự cân nhắc kỹ lưỡng của chuyên gia dự báo. Nếu doanh thu được dự báo quá cao, doanh nghiệp có thể sẽ lên kế hoạch đầu tư vào tài sản cố định và tài sản lưu động quá mức cần thiết, dẫn tới nhu cầu huy động vốn quá lớn trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, làm giảm dòng tiền tự do và thị giá cổ phiếu. Ngược lại, nếu doanh thu được dự báo quá thấp, doanh nghiệp sẽ không đầu tư đủ vào những tài sản trên, dẫn tới không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường, có nguy cơ mất thị phần, kết quả kinh doanh giảm sút. Do đó việc dự báo doanh thu một cách hợp lý, chính xác là yêu cầu mang tính quyết định đối với sự thành công của dự báo tài chính doanh nghiệp (Tất nhiên trên thực tế việc phát sinh chênh lệch giữa giá trị dự báo với giá trị thực tế của một chỉ tiêu tài chính là điều không thể tránh khỏi, bởi không ai có thể biết chắc chắn tương lai sẽ diễn biến như thế nào, nhưng một chuyên gia dự báo tài chính có năng lực cần phải vận dụng những phương pháp dự báo tài chính một cách hiệu quả nhất để có thể hạn chế tối đa những sai số trên). Để dự báo doanh thu, trước hết chuyên gia dự báo cần xem xét doanh thu trong quá khứ, thông thường từ 5 đến 10 năm gần nhất, xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thường niên của từng năm và tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của cả giai đoạn này. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân trong quá khứ có thể được xác định theo một trong ba cách sau: - Trung bình cộng của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từng năm. Ví dụ doanh thu tăng 20% trong một năm và giảm 10% trong năm tiếp theo, khi đó tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân của 2 năm này là [20% + (-10%)]/2 = 5%. Cách tính này tuy đơn giản nhưng lại có nhược điểm là thường ước lượng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân cao hơn thực tế. Ví dụ doanh thu tăng gấp đôi (100%) trong một năm rồi giảm một nửa (- 50%) trong năm tiếp theo – Trường hợp này doanh thu thực tế không hề tăng sau 2 năm (tỷ lệ tăng trưởng thực tế bằng 0%) nhưng nếu tính theo phương pháp trên thì vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân là 25% > 0. - Phương pháp CAGR (Compounded annual growth rate): Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm, ký hiệu CAGR, được xác định dựa trên phương trình St = S0 × (1 + CAGR)t (1), trong đó S0 và St lần lượt là doanh thu của năm bắt đầu và năm kết thúc của giai đoạn được xem xét (kéo dài qua t năm). Cách tính này khắc phục được nhược điểm của cách tính bình quân số học nêu trên, nhưng lại không phù hợp nếu doanh thu của một vài năm thuộc giai đoạn được xem xét không thỏa mãn phương trình (1), nói cách khác là chúng biến động không theo xu hướng được xác định bởi phương trình trên và khi thể hiện trên đồ thị thì doanh thu của những năm này tương ứng với những điểm nằm ngoài đường đồ thị hàm St = S0 × (1 + CAGR)t. Khi đó tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
- 9 bình quân tính theo CAGR không thể hiện chính xác xu hướng biến động của doanh thu trong quá khứ. - Phương pháp hồi quy tuyến tính: Dựa vào số liệu quá khứ, chuyên gia dự báo có thể chạy hồi quy tuyến tính St = β0 + β1t + ut (2), trong đó St là doanh thu của từng năm trong quá khứ, t là thời kỳ, ut là số hạng nhiễu. Kết quả ước lượng β1 cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu thường niên trong quá khứ dưới dạng giá trị tuyệt đối, đo lường bằng đơn vị tiền tệ. Một cách khác, nếu đặt biến phụ thuộc là lnSt, ta có phương trình hồi quy lnSt = λ0 + λ1t + ut (3), khi đó kết quả ước lượng λ1 cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu dưới dạng giá trị tương đối hay tỷ lệ phần trăm tăng trưởng doanh thu thường niên trong quá khứ. Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong quá khứ mới chỉ là bước đầu tiên trong dự báo doanh thu. Để đưa ra mức dự báo cụ thể cho doanh thu, nhà nghiên cứu còn phải xem xét các yếu tố như tình trạng nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu, tình hình ngành nghề, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, … Theo Palepu và cộng sự (2007), những vấn đề trên có thể được phân tích phục vụ cho công tác dự báo doanh thu theo định hướng như sau: Trước hết, nhà nghiên cứu tiến hành phân tích ngành kinh doanh, đánh giá khả năng sinh lợi của ngành nghề mà doanh nghiệp tham gia, dựa trên 5 nguồn lực cạnh tranh là (1) Sự cạnh tranh giữa các hãng hiện tại, (2) Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng, (3) Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế, (4) Sức mạnh đàm phán của người mua và (5) Sức mạnh đàm phán của người bán – nhà cung cấp. Mức độ của mỗi nguồn lực cạnh tranh này lại phụ thuộc vào những yếu tố cụ thể được thể hiện trong sơ đồ 1.1. Sau phân tích cấu trúc ngành và tiềm năng sinh lợi của ngành nghề, nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung này bao hàm hai vấn đề là phân tích chiến lược cạnh tranh và phân tích chiến lược công ty. Phân tích chiến lược cạnh tranh cần xác định được chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi để định vị bản thân trên thị trường, ví dụ chiến lược tối thiểu hóa chi phí hay chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Phân tích chiến lược công ty cần làm rõ doanh nghiệp theo đuổi chiến lược hoạt động đơn ngành hay đa ngành, những hệ quả của đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp, …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Sử dụng công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
314 p | 94 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
267 p | 83 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt
241 p | 25 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cơ sở thuế ở Việt Nam
226 p | 24 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh cá thể trong các làng nghề ở Việt Nam
241 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
206 p | 29 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - ngân hàng: Quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
271 p | 16 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước tại các địa phương ở Việt Nam
165 p | 29 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
248 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam
215 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cô phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
208 p | 35 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Việt Nam
184 p | 32 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở thành phố Hà Nội trong điều kiện áp dụng mô hình chính quyền đô thị
27 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính ngân hàng: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường thông tin và cơ chế quản trị công ty đến hoạt động sáp nhập và mua bán tại Việt Nam
196 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
190 p | 26 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA)
30 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Hạn chế tài chính và hành vi đầu tư của các công ty tại Châu Á – vai trò của phát triển tài chính
30 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn