Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh
lượt xem 9
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lí - xã hội nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh một cách hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN DUY N¡NG LùC CHØ HUY CñA C¸N Bé CÊP PH¢N §éI ë BINH CHñNG C¤NG BINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC HÀ NỘI - 2021
- 4 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ PHẠM VĂN DUY N¡NG LùC CHØ HUY CñA C¸N Bé CÊP PH¢N §éI ë BINH CHñNG C¤NG BINH Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số : 931 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Hoàng Văn Thanh 2. GS. TS Trần Thị Minh Đức HÀ NỘI - 2021
- 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng ở luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Số liệu và kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố. Tác giả luận án Phạm Văn Duy
- 6 MỤC L ỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15 1.1 Những kết quả nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 15 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 31 Chƣơng 2 LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG CÔNG BINH 35 2.1. Năng lực chỉ huy 35 2.2. Quan niệm về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 42 2.3. Biểu hiện năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 54 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 71 Chƣơng 3 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 81 3.1. Tổ chức nghiên cứu 81 3.2. Các phương pháp nghiên cứu 86 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CHỈ HUY CỦA CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG CÔNG BINH 103 4.1. Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 103 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 130 4.3. Phân tích chân dung tâm lí điển hình 141 4.4. Biện pháp tâm lí - xã hội phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh 149 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 175
- 7 DAH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 3.1 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 82 3.2 Độ tin cậy của các thang đo 93 3.3 Tóm tắt kết quả kiểm định phân bố chuẩn ở các thang đo 98 4.1 Thực trạng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ công binh 103 4.2 Thực trạng kiến thức trong quản lí, điều hành phân đội công binh 105 4.3 So sánh kết quả đánh giá giữa cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công 107 binh về thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội Kết quả đánh giá thực trạng thái độ quyết đoán trong chỉ huy phân 4.4 108 đội công binh 4.5 Kết quả đánh giá thực trạng thái độ dân chủ trong chỉ huy phân đội 109 công binh 4.6 Kết quả đánh giá thực trạng thái độ nhiệt tình trong chỉ huy phân 110 đội công binh Kết quả đánh giá thực trạng thái độ trung thực trong chỉ huy phân 4.7 110 đội công binh Kết quả đánh giá thực trạng thái độ kiên nhẫn trong chỉ huy phân 4.8 111 đội công binh So sánh kết quả đánh giá giữa cán bộ cấp phân đội và chiến sĩ công 4.9 113 binh về thực trạng thái độ trong hoạt động chỉ huy 4.10 Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng xử lí thông tin 114 4.11 Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng ra quyết định 115 4.12 Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ 116 4.13 Kết quả đánh giá thực trạng kĩ năng ử lí tình huống 117 4.14 Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tuyến tính 132 4.15 So sánh kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng xét theo 133 chức vụ đang đảm nhiệm của cán bộ cấp phân đội 4.16 Thực trạng yếu tố tố chất chỉ huy của cán bộ cấp phân đội 134 4.17 Thực trạng yếu tố xu hướng nghề nghiệp công binh của cán bộ cấp 135 phân đội 4.18 Thực trạng yếu tố uy tín của cán bộ cấp phân đội 136 4.19 Thực trạng yếu tố trình độ nhận thức, kĩ năng thực hành của cấp dưới 137 4.20 Thực trạng yếu tố ý thức trách nhiệm của cấp dưới trong thực hiện 137 nhiệm vụ 4.21 Thực trạng yếu tố trang bị, phương tiện, khí tài thực hiện nhiệm vụ 138
- 8 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 3.1 Biểu đồ phân tích cụm 96 Thực trạng kiến thức chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh 4.1 106 chủng Công binh Thực trạng thái độ trong hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân 4.2 112 đội ở Binh chủng Công binh Thực trạng kĩ năng chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng 4.3 118 Công binh Thực trạng kết quả hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở 4.4 119 Binh chủng Công binh Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân độiở Binh chủng 4.5 120 Công binh 4.6 Biểu đồ phân bố các nhóm phân biệt 122 4.7 Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo 125 ngạch sĩ quan 4.8 Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo chức 126 vụ đang đảm nhiệm 4.9 Thực trạng năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội xét theo số 128 năm giữ chức vụ 4.10 Kết quả đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng 132
- 9 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài luận án Năng lực luôn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn của con người, ở bất kì lĩnh vực nào muốn đạt hiệu quả cao đều cần có năng lực của chủ thể phù hợp với chuyên môn, ngành nghề cụ thể mà mình đảm nhiệm. Tuy vậy, để xác định một người có năng lực ở mức độ nào đó không hề đơn giản và làm thế nào để phát triển năng lực cá nhân là một vấn đề có tính cấp thiết, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học ở các chuyên ngành khác nhau. Trong tâm lí học, các kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học nền tảng để xây dựng, thiết kế và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực con người. Đồng thời, năng lực được coi là một trong những thành phần cơ bản tạo nên bộ mặt nhân cách. Việc đánh giá, định lượng năng lực nói chung, năng lực cần có ở các ngành nghề cụ thể vừa là yêu cầu khách quan về mặt học thuật, vừa là yêu cầu khách quan của thực tiễn. Hoạt động quân sự liên quan trực tiếp đến vấn đề bảo vệ Tổ quốc nên có tính đặc thù và mang ý nghĩa xã hội to lớn. Ở hoạt động này, người cán bộ là nhân tố quyết định đến sức mạnh của quân đội: “Lịch sử chiến tranh, chưa từng có một chiến công hiển hách nào của quân đội mà không gắn với người chỉ huy và bộ tham mưu tài năng của nó. Lịch sử cũng chưa từng thấy nguyên nhân của một thất bại nào mà lại do thiếu sót của người chiến binh” [67, tr. 409]. Trong hoạt động quân sự, chỉ huy bộ đội là hoạt động chủ đạo của người chỉ huy, để thực hiện tốt hoạt động này, cần có nhiều loại năng lực khác nhau, song năng lực chỉ huy được coi là một trong các năng lực quan trọng hàng đầu, giữ vị trí cốt lõi trong hệ thống các năng lực của người chỉ huy. Do vậy, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của người cán bộ càng trở nên quan trọng và cấp thiết trong sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại ở nước ta hiện nay. Binh chủng Công binh là một binh chủng kĩ thuật trong quân đội, có chức năng, nhiệm vụ trung tâm bao gồm: huấn luyện; sẵn sàng chiến đấu; thực hành bảo đảm công binh; bảo đảm chiến đấu và chiến đấu bằng vũ khí công
- 10 binh. Tuy nhiên, so với các quân chủng, binh chủng khác, thường tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở nhiều cấp độ khác nhau, thì với bộ đội công binh, quy mô tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm công binh cả trong thời bình và thời chiến chủ yếu là ở cấp phân đội. Vì thế, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ ở cấp phân đội là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của bộ đội công binh hiện nay. Trong Tâm lí học, vấn đề năng lực đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, bao gồm tổng thể các nội dung về nguồn gốc, bản chất; biểu hiện, cấu trúc của năng lực; yếu tố ảnh hưởng và sự phát triển năng lực cá nhân; có cả về những nghiên cứu năng lực nói chung và năng lực chuyên biệt ở các ngành nghề cụ thể. Những nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của Tâm lí học và góp phần quan trọng để vận dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về năng lực chỉ huy hiện nay chưa nhiều và chưa mang tính hệ thống. Đặc biệt, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đến nay vẫn là một khoảng trống cần được bổ sung và phát triển. Phân đội công binh là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công binh. Cán bộ cấp phân đội là người trực tiếp tổ chức, chỉ huy và chịu trách nhiệm về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của phân đội với cấp ủy cấp mình và với chỉ huy cấp trên. Đồng thời, năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phân đội công binh, góp phần quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Binh chủng Công binh. Nhận thức rõ những vấn đề trên, những năm qua, đội ngũ cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh đã nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu khẳng định năng lực chỉ huy trên các chức trách, nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tích quan trọng. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư, sự phát triển không ngừng của các hình thức chiến tranh công nghệ cao, cùng với sự phát triển của Binh chủng Công binh đã đặt ra yêu cầu khách quan, ngày càng cao đối với năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội. Đồng thời, những hạn chế trong công tác huấn luyện và tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở phân đội công binh, cụ thể như:
- 11 Một bộ phận cán bộ, nhất là cán bộ cấp trung đội còn thiếu kiến thức thực tế, ít kinh nghiệm, kĩ năng chỉ huy; Thái độ trong chỉ huy đơn vị có lúc chưa phù hợp, thiếu quyết đoán, ngại trách nhiệm; Xử lí tình huống chưa linh hoạt [6]. Hay ở Nghị quyết Đảng bộ Binh chủng Công binh nhiệm kì 2015 - 2020 cũng đã chỉ ra một số khuyết điểm như: Trình độ kiến thức của một số cán bộ chưa toàn diện và chuyên sâu, còn bộc lộ những hạn chế nhất định trong hoạt động thực tiễn; Việc quản lí bộ đội, tổ chức chỉ huy huấn luyện, duy trì sẵn sàng chiến đấu và xây dựng nề nếp chính quy và việc “điều chỉnh kế hoạch sẵn sàng chiến đấu một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời, chất lượng luyện tập một số phương án sẵn sàng chiến đấu chưa cao” [28, tr. 10]. Những khuyết điểm này, có nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những hạn chế về năng lực chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tổ chức chỉ huy và kết quả thực hiện nhiệm vụ của phân đội. Thực trạng này đặt ra yêu cầu khách quan cần nghiên cứu và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời. Chính vì vậy, nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, ở cả phương diện lí luận và thực tiễn, có thể khẳng định nghiên cứu về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là vấn đề mới, có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tâm lí - xã hội nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh một cách hiệu quả. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh.
- 12 Xây dựng những vấn đề lí luận cơ bản về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực chỉ huy và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội công binh. Đề xuất các biện pháp tâm lí - xã hội phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. 3. Khách thể, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Cán bộ cấp phân đội, Chiến sĩ Công binh và Cán bộ cấp Lữ đoàn Công binh ở Binh chủng Công binh. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung và hướng tiếp cận: Hiện nay, nghiên cứu về năng lực trong Tâm lí học có nhiều quan niệm theo các hướng tiếp cận khác nhau. Ở luận án này, tiếp cận năng lực chỉ huy là dạng năng lực thực hiện hoạt động chỉ huy, được tạo nên bởi “tổ hợp” các thành tố tâm lí bên trong và biểu hiện ra bên ngoài thông qua các mặt về kiến thức chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy, kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy. Đồng thời, ở luận án không đi sâu nghiên cứu các thành phần cấu trúc bên trong tạo nên năng lực mà tập trung làm rõ các mặt biểu hiện ra bên ngoài để có thể đo lường, định lượng năng lực chỉ huy một cách cụ thể, tường minh và chính xác. Về khách thể: Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 568 khách thể bao gồm: 333 cán bộ cấp phân đội và 235 chiến sĩ công binh. Đối với cán bộ cấp lữ đoàn, chỉ thực hiện phỏng vấn sâu, không thực hiện khảo sát vì lượng khách thể ít, khó bảo đảm tính đại diện. Đối với cán bộ cấp phân đội ở các ngạch sĩ quan: chỉ huy, chính trị và kĩ thuật, sẽ có nhiều mặt hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, trong luận án chỉ giới hạn nghiên cứu trên các mặt hoạt động
- 13 chủ đạo của phân đội công binh là: huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hành bảo đảm công binh. Đây là các hoạt động mà năng lực chỉ huy được thể hiện rõ nhất và các biểu hiện về năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở các ngạch sĩ quan có tính tương đồng. Về địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu tại 5 Lữ đoàn Công binh (Đoàn Công binh) thuộc Binh chủng Công binh bao gồm: 3 Lữ đoàn ở miền Bắc, 1 Lữ đoàn đóng quân tại Bắc Trung bộ và 1 Lữ đoàn ở Nam Trung bộ. Về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2017 đến năm 2020. 4. Giả thuyết khoa học (1) Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay đang ở mức độ khá. Tuy nhiên, các mặt biểu hiện của năng lực chỉ huy có mức độ khác nhau, trong đó kĩ năng chỉ huy đang ở mức độ thấp hơn các mặt còn lại. (2) Cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh giữ chức vụ cao hơn và có số năm giữ chức vụ lâu hơn thì có năng lực chỉ huy cao hơn. Không có sự khác biệt giữa các ngạch sĩ quan về mức độ năng lực chỉ huy. (3) Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp công binh có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực chỉ huy của họ. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận Những nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội. Ngoài ra, ở luận án cũng nghiên cứu và vận dụng các Chỉ thị, Nghị quyết của Quân ủy trung ương về chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Công binh, các Lữ đoàn Công binh về công tác huấn luyện, thực hành bảo đảm công binh và xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay.
- 14 Luận án tiếp cận theo những phương pháp luận sau: Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Năng lực chỉ huy là một thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách của người chỉ huy, được hình thành và phát triển trong hoạt động chỉ huy. Do đó, nghiên cứu năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh cần được tiếp cận trên thực tiễn hoạt động chỉ huy phân đội và nhân cách của họ theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực cán bộ quân đội, những yêu cầu đặc thù riêng của người chỉ huy cấp phân đội công binh hiện nay. Tiếp cận hệ thống: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh được biểu hiện trên các mặt về trình độ kiến thức, thái độ, kĩ năng chỉ huy và kết quả của hoạt động chỉ huy. Những nội dung này tác động qua lại, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau tạo ra một chỉnh thể thống nhất trong nhân cách của người chỉ huy. Đồng thời, năng lực chỉ huy chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì vậy để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra những biện pháp phù hợp nhằm phát triển năng lực chỉ huy thì cần có sự tiếp cận hệ thống. Tiếp cận phát triển: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh luôn vận động, biến đổi và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện trên cơ sở của sự rèn luyện, tích lũy trong thực tiễn hoạt động chỉ huy. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá năng lực chỉ huy phải đặt trong sự vận động, biến đổi và phát triển của hoạt động chỉ huy, đối tượng, nhiệm vụ chỉ huy; sự phát triển năng lực của mỗi người chỉ huy trong điều kiện thực tiễn hoạt động chỉ huy phân đội công binh. Tiếp cận Tâm lí học lãnh đạo, quản lí bộ đội: Năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh luôn gắn với thực tiễn hoạt động chỉ huy, đây là hoạt động đặc thù có những đặc điểm riêng. Cách tiếp cận của Tâm lí học lãnh đạo, quản lí bộ đội tạo ra cơ sở lí luận và phương thức làm sáng tỏ những biểu hiện tâm lí của người cán bộ, của tập thể phân đội công binh và các quan hệ giữa người cán bộ và cấp dưới trong phân đội. Từ đó, xác định được những đặc điểm của hoạt động chỉ huy và sự quy định, tác động, ảnh hưởng của hoạt động này đến năng lực chỉ huy của người cán bộ cấp phân đội.
- 15 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong Tâm lí học với 8 phương pháp cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp xin ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp phân tích chân dung tâm lí; Phương pháp xử lí và phân tích số liệu bằng thống kê toán học (qua sử dụng phần mềm SPSS 20.0). 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về lí luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã hệ thống lại, góp phần làm phong phú thêm lí luận Tâm lí học nói chung, Tâm lí học quân sự nói riêng về hoạt động chỉ huy bộ đội; quan niệm về năng lực; năng lực chỉ huy và năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung, phát triển lí luận của Tâm lí học quân sự thông qua việc xác định bốn đặc điểm của hoạt động chỉ huy; đưa ra tiêu chí ở 60 chỉ báo biểu hiện năng lực chỉ huy và luận giải các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ các mặt biểu hiện về kiến thức chỉ huy, thái độ trong hoạt động chỉ huy, kĩ năng chỉ huy, kết quả của hoạt động chỉ huy; Phản ánh chính xác, khoa học thực trạng năng lực chỉ huy, các nhóm cán bộ cấp phân đội có mức độ năng lực chỉ huy khác nhau và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng tìm ra các giá trị ở nội dung biểu hiện có quyết định lớn nhất đến mức độ của năng lực chỉ huy; Khẳng định,
- 16 chứng minh bằng số liệu khoa học để bổ nhiệm cán bộ, cụ thể là: cấp trung đội nên giữ chức vụ không quá 4 năm, cấp đại đội nên giữ chức vụ không quá 6 năm và cấp tiểu đoàn là không quá 8 năm. Điều này có ý nghĩa quan trọng để xác định biện pháp và trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ, nhằm phát triển năng lực chỉ huy cho cán bộ cấp phân đội một cách hiệu quả, bền vững. 7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Công binh, các Lữ đoàn Công binh và đội ngũ cán bộ các cấp ở Binh chủng Công binh vận dụng vào thực tiễn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp phân đội có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hành bảo đảm công binh ở các phân đội. Đồng thời, luận án sẽ là tài liệu khoa học hữu ích cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị công binh trong toàn quân; giảng viên tại các Học viện, Nhà trường trong quân đội nghiên cứu và tham khảo. 8. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày trên các nội dung gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 17 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh Những nghiên cứu có liên quan đến năng lực chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh là nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả ở Việt Nam và thế giới. Kết quả nghiên cứu được khái quát trên các hướng chủ yếu như sau: 1.1.1. Hướng nghiên cứu về hoạt động chỉ huy và năng lực chuyên biệt của người cán bộ trong hoạt động quân sự Nghiên cứu về hoạt động chỉ huy của người cán bộ quân sự Hoàng Văn Thái (1980), Mấy vấn đề về chỉ huy và tham mưu [67], đã chỉ ra quy trình chỉ huy, tham mưu với các nội dung như: tìm hiểu nhiệm vụ; tính toán thời gian; ra lệnh dự báo cho cấp dưới; đánh giá tình hình; hạ quyết tâm; giao nhiệm vụ; lập kế hoạch tác chiến; tổ chức hiệp đồng và bảo đảm các mặt; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện. Tác giả khẳng định, hoạt động chỉ huy là hoạt động khó khăn, gian khổ và phức tạp, người chỉ huy giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động này. Kết quả nghiên cứu đã đề cập đến tính chất, đặc điểm của hoạt động chỉ huy, chỉ ra quy trình của hoạt động chỉ huy và nhấn mạnh vai trò của người chỉ huy. D. A. Ivanop, V. P. Xaveliev và P. V. Semanxky (1981), Những vấn đề cơ bản của chỉ huy bộ đội trong chiến đấu [39], đã khẳng định hoạt động chỉ huy thực chất là hoạt động của người chỉ huy trong quản lí, duy trì và tổ chức các nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu và chiến đấu cho đơn vị thuộc quyền; chỉ ra mô hình chỉ huy gồm: người chỉ huy, phương tiện kĩ thuật chỉ huy, tổ chức sở chỉ huy và thông tin liên lạc. Đồng thời, các tác giả cho rằng, chỉ huy bộ đội là một quy trình bao gồm: thu thập và xử lí những tài liệu về tình huống khi chuẩn bị chiến đấu và trong quá trình chiến đấu; ra quyết định và lập kế hoạch tác chiến cho bộ đội; phổ biến kế hoạch chiến đấu cho cấp dưới; tổ chức và duy trì hiệp đồng; tổ chức và thực hiện các biện pháp bảo đảm chiến đấu và cảnh vệ; kiểm tra; nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm chiến đấu.
- 18 C. M. Cann và R. Pigeau (1996), “Nhận lệnh của C2” [92], được trình bày tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về công nghệ chỉ huy tổ chức tại Vương quốc Anh. Nghiên cứu này đã đưa ra luận điểm mới và làm rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm chỉ huy (Command) và điều khiển (Control) tạo ra mô hình C2 (Command and Control). Đây là quan niệm có sự tương đồng như khái niệm về lãnh đạo và chỉ huy trong quân đội ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc nhận lệnh (nhận được) và thực hiện hoạt động chỉ huy luôn gắn với các điều kiện, phương tiện chỉ huy và trang bị, vũ khí hiện đại, quá trình này là biểu hiện sáng tạo, ý chí và thể hiện sự độc đáo riêng có của mỗi người chỉ huy. Đồng thời, các tác giả đã đưa ra quan niệm chỉ huy là “biểu hiện sáng tạo của người chỉ huy và sẽ cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ” [92, tr. 538]; Làm rõ việc chỉ huy liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm, sáng kiến, lòng can đảm, sự tin tưởng và một số biểu hiện tâm lí khác về năng lực chỉ huy của người chỉ huy mà luận án có thể kế thừa và phát triển. Hoàng Minh Thảo (1997), Về cách dùng binh [70], tác giả cho rằng người chỉ huy là nhân tố quan trọng đến thắng lợi của đơn vị; đưa ra quan niệm chỉ huy bao gồm tổng thể các hoạt động khác nhau và là hoạt động có sự chấp hành kỉ luật nghiêm ngặt, thống nhất từ trên xuống dưới. Trong nghiên cứu cũng đề cao vai trò “mưu lược”, người chỉ huy cần có sự hiểu biết về địch, về ta, về địa hình, thời tiết từ đó tạo lập thời thế, phải tuỳ thời mà tạo thế, tác chiến chống giặc cần vận dụng linh hoạt; người chỉ huy cần “biết tổ chức thật tốt một trận chiến đấu hoàn chỉnh từ khi chuẩn bị đến lúc thu quân, biết tổ chức cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu trong bất kỳ thời gian, không gian nào” [70, tr. 202]. Đây là những cơ sở lí luận để xác định đặc điểm của hoạt động chỉ huy, biểu hiện và biện pháp phát triển năng lực chỉ huy ở đề tài luận án. Nguyễn Ngọc Tỉnh và Đỗ Mộng Khương (2002), Binh thư yếu lược [73]. Các dịch giả đã hệ thống tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn trên một số luận điểm cơ bản như: Đề cao vai trò của người tướng trong xây dựng sức mạnh quân đội “muốn có binh mạnh thì phải có tướng giỏi” [73, tr. 50]; Coi việc chỉ huy binh sĩ là hoạt động cơ bản, hoạt động chủ đạo của người tướng; tướng lĩnh, người chỉ huy cần phải biết liệu việc, chia đặt quân kỳ, lâm cơ ứng
- 19 biến; Phải có trí tuệ, hiểu biết sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sự tinh thông về kĩ thuật, chiến thuật. Đồng thời, theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn việc chỉ huy binh sĩ của người tướng soái là hoạt động tổng hợp, có tính thống nhất và và đề cao tính đoàn kết, tính kỉ luật trong quân đội; sức mạnh trong chiến tranh sẽ được tạo nên bởi vua thánh minh, tướng hiền, ba quân giữ lễ, sĩ tốt vâng mệnh, kỉ luật nghiêm minh; đối với tiền tài thì phải liêm, dùng của cải thì phải tiết kiệm, đối với cấp trên thì trung thành, với binh sĩ thì cùng lo, có lòng nhân mà không bỏ nguyên tắc. Bàn về: Huấn luyện người chỉ huy, chiến sĩ và đơn vị cho các lực lượng tương lai [40], tác giả M. C. John (2003) cho rằng, chỉ huy đó là “chịu trách nhiệm về mọi thứ mà đơn vị làm hoặc không làm” [40, tr. 75], đề cao vai trò của người chỉ huy trong hoạt động chỉ huy cấp dưới là điều khiển, chỉ dẫn, cung cấp mục đích và tạo động lực. Ngoài ra, tác giả cho rằng hoạt động chỉ huy của người chỉ huy là hoạt động khó khăn, phức tạp, diễn ra trên nhiều mặt và theo một quy trình bao gồm: duy trì tiêu chuẩn; đặt mục tiêu; lập kế hoạch; làm quyết định và giải quyết vấn đề; giám sát và đánh giá. Nghiên cứu về: Lãnh đạo phá hoại: Nguyên nhân, hậu quả và biện pháp đối phó [87], các A. Erickson, B. Shaw, J. Murray và S. Branch (2015) đã tập trung phân tích và nhận diện những hành vi chỉ huy được coi là phá hoại của người sĩ quan trong quân đội Mỹ. Các tác giả quan niệm, lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội là một hoạt động phức tạp, diễn ra trong sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các bộ phận và sự phối hợp nhịp nhàng giữa người chỉ huy với cấp dưới. Người chỉ huy cần nắm vững và thực hiện đúng về phạm vi cương vị, chức trách, quyền hạn của mình, duy trì nghiêm kỉ luật quân sự, nếu xa rời những vấn đề mang tính nguyên tắc sẽ dẫn tới những hành vi chỉ huy sai lệch, được coi là hành vi “chỉ huy phá hoại”. Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát trên 2000 khách thể về 20 loại hành vi được coi là chỉ huy phá hoại theo tần suất thực hiện hoặc đã thấy người khác thực hiện chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những đặc điểm về tính đa đạng, phức tạp, căng thẳng, tính kỉ luật cao và sự hiệp đồng chặt chẽ trong hoạt động chỉ huy. Từ đó, đề ra biện pháp nhằm khắc phục những hành vi chỉ huy phá hoại. Đây là những nội dung có thể vận dụng, kế thừa và phát triển trong nghiên cứu của đề tài luận án.
- 20 Như vậy, kết quả nghiên cứu về chỉ huy và hoạt động chỉ huy đã cho thấy vai trò quan trọng của người chỉ huy và hoạt động chỉ huy đối với việc xây dựng và phát huy sức mạnh của quân đội; đưa ra định nghĩa về chỉ huy; chỉ ra các mô hình, quy trình, chức năng, phương thức của hoạt động chỉ huy. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hoạt động chỉ huy, đây là những cơ sở quan trọng để xác định và làm rõ đặc điểm hoạt động chỉ huy của cán bộ cấp phân đội ở Binh chủng Công binh hiện nay. Một số nghiên cứu về năng lực chuyên biệt của người cán bộ trong hoạt động quân sự Nguyễn Văn Túy (2000), Năng lực chuyên biệt của cán bộ bộ đội biên phòng làm công tác quản lí kiểm soát ở cửa khẩu [78]. Ở công trình này, tác giả đã chỉ ra các thành tố cấu thành năng lực và vai trò vị trí của từng thành tố trong sự phát triển năng lực quản lí kiểm soát ở cửa khẩu của cán bộ bộ đội biên phòng. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực kiểm soát, từ đó đưa ra các biện pháp tâm lí nhằm phát triển năng lực chuyên biệt của cán bộ bộ đội biên phòng làm công tác quản lí kiểm soát ở cửa khẩu. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: R. K. Shinseki (2002), “Thái độ, kiến thức, kĩ năng” - Lãnh đạo trong quân đội” [111]; J. C. Donald và G. J. Dardis (2004),“Thái độ, kiến thức, kĩ năng” - Mô hình phát triển lãnh đạo” [100], hay của J. P. Doh (2003), “Lãnh đạo có thể được dạy? Những trách nhiệm từ các nhà giáo dục quản lí” [99], các tác giả đã xây dựng mô hình về người lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội Mỹ dựa trên các thành tố Be, Know, Do (Thái độ, kiến thức, kĩ năng), được luận giải như sau: Về thái độ (Be): Liên quan đến các đặc tính, phẩm chất của người chỉ huy, là khả năng chỉ huy của cá nhân. Với “Be”, người chỉ huy cần nhận thức được giá trị của cá nhân trong tổ chức, nhấn mạnh đến đặc tính của cá nhân như: Tin tưởng vào bản thân, sứ mệnh quân sự của bạn, của đơn vị và của Quân đội Hoa Kỳ; Hiển thị lòng can đảm về thể chất và đạo đức quân nhân; Chủ động hành động; Đảm nhận mọi cơ hội; trung thực và thẳn thắn; Chịu trách nhiệm về lời nói của mình và tiếp thu phê bình mang tính xây dựng; Duy trì thái độ tinh thần tích cực trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành công
- 21 việc trong sự tuân thủ luật pháp, quy định và mệnh lệnh; Tiếp cận mọi vấn đề như một thách thức cần vượt qua và như một cơ hội để học hỏi và phát triển; Linh hoạt và nhanh nhẹn sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi; Sử dụng sự phán đoán của mình và không ngại đưa ra quyết định. Về kiến thức: Liên quan đến hiểu biết về kiến thức và kĩ năng cần có để thực hiện hoạt động chỉ huy tổ chức. Kiến thức và kĩ năng là trình độ học vấn, những hiểu biết về thuật chỉ huy, kinh nghiệm và các trải nghiệm chỉ huy. Mô hình nhấn mạnh đến “cái” (kiến thức) và “cách” (kĩ năng) trong hoạt động chỉ huy, thể hiện qua các nội dung như: Được mệnh danh là chuyên gia trong công việc; Hiểu rõ sự đa dạng trong công việc được giao hơn bất kì ai khác trong vị trí của bạn; Không ngừng cải thiện kĩ năng nói và viết để trở thành một chuyên gia hướng dẫn; Biết cách thúc đẩy các nhóm binh sĩ thực hiện nhiệm vụ và thành thạo các kĩ năng phát triển nhóm; Nắm vững các thiết bị, phương tiện và vũ khí trong lĩnh vực hoạt động của mình; Là chuyên gia về bảo trì, bảo dưỡng khí tài; Có hiểu biết về lịch sử dân tộc và Quân đội; bám sát các sự kiện thời sự qua đọc báo hàng ngày và tham gia các khóa học hoặc đọc sách hướng dẫn kĩ thuật để cập nhật tình trạng công nghệ của Quân đội. Về khả năng hành động (Do): Liên quan đến năng lực hành động để chỉ huy tổ chức. Nếu người chỉ huy có tố chất, kiến thức, hiểu biết về lãnh đạo, chỉ huy thì đó mới chỉ là “điều kiện cần”, còn cần phải có “điều kiện đủ” là phải làm (Do) chỉ huy tổ chức có kết quả tốt. Đối với “Do” người chỉ huy vận hành, sử dụng tất cả những gì họ có và biết (Be, Know) nhằm đưa ra những quyết định, chỉ dẫn, thúc đẩy, gây ảnh hưởng với cấp dưới trong tổ chức, giúp họ cố gắng hết mình để hoàn thành sứ mệnh. Yếu tố “Do” được biểu hiện là: Duy trì tốt sức khỏe thể chất và tinh thần; Luôn đi sớm và về muộn; Luôn lắng nghe, quan sát, học hỏi và đặt câu hỏi; Sẵn sàng tình nguyện cho các nhiệm vụ bổ sung; Có năng lực phát triển và dẫn dắt một chương trình đào tạo mạnh mẽ cho tổ chức của mình; Cải thiện kỹ năng và điểm số thiện xạ (kiểm tra mắt hàng năm) và hỗ trợ đồng nghiệp và cấp dưới của mình cải thiện kĩ năng thiện xạ của họ; Đạt xuất sắc các bài kiểm tra theo trình độ quy định và
- 22 tiếp tục đạt các loại bằng cấp ngày càng cao hơn; Phấn đấu làm tốt những công việc theo các mức độ khó khăn và tình nguyện tham gia huấn luyện để trở thành các chuyên gia tiêu chuẩn hàng đầu trong vị trí công việc của quân. Có thể nói, mô hình năng lực thái độ , kiến thức và năng lực hành động (Be, Know, Do) là mô hình được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện trong nhiều năm khi nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, chỉ huy và được áp dụng thành công trong quân đội Mỹ. Mô hình đã xác định và làm rõ nhiều thành tố biểu hiện năng lực của người chỉ huy, đề ra phương thức đánh giá, định lượng cụ thể. Đây là những nội dung quan trọng có thể kế thừa ở luận án này. Phạm Xuân Nguyên (2009), Năng lực ra quyết định của Sư đoàn trưởng trong chỉ huy chiến đấu [54]. Ở công trình này, tác giả đã làm rõ những đặc trưng cơ bản của hoạt động chỉ huy, các yêu cầu đối với việc ra quyết định chiến đấu. Theo tác giả năng lực của người chỉ huy quân sự biểu hiện ở việc sử dụng linh hoạt phương pháp, nghệ thuật chỉ huy dân chủ và quyền uy cao. Đó là sự thống nhất trí tuệ, ý chí, tình cảm, sức sáng tạo của người chỉ huy; là kĩ năng ứng xử khéo léo và giải quyết các mối quan hệ với bộ đội; biết tạo thời cơ, nắm thời trong mọi điều kiện và tình huống chiến đấu. Đặng Duy Thái (2017), Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự [66]. Ở nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra các biểu hiện năng lực hiểu học viên bao gồm kiến thức, thái độ và kĩ năng hiểu học viên của người giảng viên; xây dựng tiêu chí đánh giá; phân tích các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng năng lực hiểu học viên; đề xuất các biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao năng lực hiểu học viên của giảng viên Đại học quân sự. Trong nghiên cứu về: Năng lực thuyết phục của Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam [43] tác giả Nguyễn Văn Kiên (2018) đã coi năng lực thuyết phục là dạng năng lực chuyên biệt, năng lực thực hiện hoạt động thuyết phục của người Chính trị viên; chỉ ra các thành tố tâm lí cấu thành năng lực thuyết phục gồm: kiến thức, thái độ và kĩ năng thuyết phục; làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thuyết phục; khảo sát, đánh giá và đưa ra các biện pháp tâm lí xã hội để bồi dưỡng, nâng cao năng lực thuyết phục cho người Chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở
200 p | 535 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En
224 p | 220 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách Việt Nam
281 p | 169 | 49
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở
214 p | 212 | 43
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo trong các tổ chức xã hội dân sự
24 p | 162 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
222 p | 47 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách cho thuê môi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu vực phía bắc Việt Nam – nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Bến En
0 p | 134 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 17 | 12
-
Luận án tiến sĩ Tâm lí học: Kỹ năng học tập của sinh viên sƣ phạm kỹ thuật
242 p | 57 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Kỹ năng học tập của sinh viên sư phạm kỹ thuật
242 p | 52 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Định kiến về người chấp hành xong án phạt tù
35 p | 49 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Thích ứng tâm lý với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
202 p | 40 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng
28 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Kĩ năng giảng dạy trên lớp của giảng viên trẻ các trường cao đẳng miền núi phía Bắc
218 p | 22 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu tính chất nhiệt động của hợp kim xen kẽ nhị nguyên và tam nguyên có khuyết tật với các cấu trúc lập phương tâm diện và lập phương tâm khối
148 p | 14 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Nghiên cứu tính chất nhiệt động của hợp kim xen kẽ nhị nguyên và tam nguyên có khuyết tật với các cấu trúc lập phương tâm diện và lập phương tâm khối
26 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn