Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
lượt xem 19
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu tự khẳng định của SV, luận án sử dụng một số biện pháp tác động sư phạm như: Tổ chức hoạt động nhóm, câu lạc bộ, tham vấn tâm lí cá nhân, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2018
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THỦY NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số: 9 31 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS TRẦN HỮU LUYẾN HÀ NỘI – 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thủy
- MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN ............................................................................. 10 1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................................... 10 1.2. Những nghiên cứu ở trong nước .......................................................................... 22 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN ....................................................................................................... 27 2.1. Nhu cầu ................................................................................................................ 27 2.2. Nhu cầu tự khẳng định ......................................................................................... 34 2.3. Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ................................................................... 37 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ......................... 57 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 63 3.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................................................... 63 3.2. Tổ chức nghiên cứu .............................................................................................. 65 3.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 72 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN ............................................................................................ 80 4.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ........... 80 4.2. Thực trạng mức độ từng mặt biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ..... 83 4.3. Đánh giá các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên xét theo các biến độc lập ....................................................................................................................... 107 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên.. ....................... 19 4.5. Một số biện pháp cơ bản nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của sinh viên 128 4.6. Phân tích trường hợp ………………………………………………………...128 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 151 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 157
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Stt Chữ viết tắt Xin đọc là 1 SV Sinh viên 2 ĐTB Điểm trung bình 3 TB Trung bình 4 ĐH Đại học 5 ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội 6 ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 7 ĐHCNGTVT Đại học Công nghệ giao thông vận tải 8 NXB Nhà xuất bản 9 Stt Số thứ tự
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Nhu cầu được yêu thương theo các quan điểm khác nhau ........................... Bảng 2.2. Nhu cầu được tôn trọng theo các quan điểm khác nhau .............................. Bảng 2.3. Nhu cầu tự thể hiện bản thân theo các quan điểm khác nhau ...................... Bảng 2.4. Mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên .............................................. Bảng 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu theo giới tính, trường, năm học................... Bảng 3.2. Thiết kế câu hỏi đo mức độ nhu cầu được công nhận mình ........................ Bảng 3.3. Thiết kế câu hỏi đo mức độ nhu cầu được thể hiện mình ............................ Bảng 4.1. Thực trạng chung về mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên............. Bảng 4.2. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu tự khẳng định của sinh viên với các biến số giới tính, trường, năm học ............................................................ Bảng 4.3. Thực trạng mức độ nhu cầu được công nhận năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ................................................................................................ Bảng 4.4. Thực trạng mức độ nhu cầu được yêu thương trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ............................................................................................................ Bảng 4.5. Thực trạng mức độ nhu cầu được tôn trọng trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ............................................................................................................ Bảng 4.6. Thực trạng mức độ nhu cầu được thể hiện năng lực trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ................................................................................................ Bảng 4.7. Thực trạng mức độ nhu cầu được thể hiện sáng tạo trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ................................................................................................ Bảng 4.8. Thực trạng mức độ nhu cầu được thể hiện quyết định trong học tập, giao tiếp và hoạt động xã hội ................................................................................................ Bảng 4.9. Kiểm định tương quan giữa các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ................................................................................................................................ Bảng 4.10. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu được công nhận mình với các biến độc lập ....................................................................................................... Bảng 4.11. So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu được thể hiện mình với các biến độc lập ............................................................................................................. Bảng 4.12. So sánh trị trung bình mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của sinh viên trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh .............................................. Bảng 4.13. Kết quả phân tích nhân tố của các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên ............................................................................................... Bảng 4.14. Kết quả phân tích hồi quy đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của sinh viên. ..............................................................................................
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu “Mục tiêu của tôi ở đời là gì? Tôi đang nỗ lực để làm gì? Mục đích của tôi là gì? Đó là những câu hỏi mà mỗi người tự đặt ra cho mình lúc này hay lúc khác, khi thì bình tĩnh và đăm chiêu, khi thì trong bấp bênh đau khổ hoặc tuyệt vọng. Đó là những câu hỏi cũ, cũ rích đã được đặt ra và đã được giải đáp ở mỗi thế kỷ trong lịch sử. Tuy nhiên, đó cũng là những câu hỏi mà mỗi người phải đặt ra và giải đáp cho bản thân theo cách của riêng mình” [2, tr. 184]. Nhu cầu là khía cạnh tâm lí quan trọng hàng đầu của con người. Bởi lẽ, nó là động lực thúc đẩy hoạt động, là nguồn gốc tính tích cực của con người. Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu và nhu cầu của con người là không giới hạn. Nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các nhu cầu, là nhu cầu bậc cao của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu tự khẳng định thường xuyên xuất hiện. Theo Steele (1988), tự khẳng định là cá nhân muốn bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị của bản thân. Khi cá nhân có lòng tự trọng cao, cá nhân ấy sẽ biết tự khẳng định mình nhiều hơn các cá nhân khác [65]. Trong tâm lí học xã hội, tự khẳng định được xem xét trong mối quan hệ với các thành tố khác cấu thành nên những tương tác đồng đẳng với người khác. Nhiều nghiên cứu xếp tự khẳng định vào nhóm kỹ năng xã hội và là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ với sự phát triển tương tác [38, 53]. Như thế, nhu cầu tự khẳng định của con người nói chung, của SV nói riêng phải được nghiên cứu trong mối quan hệ giữa SV với người khác và liên quan đến năng lực của con người. Trên thực tế, xã hội ngày càng phát triển, các khủng hoảng tâm lí ngày càng nhiều và con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi: Tôi là ai? Tôi có vị trí như thế nào trong gia đình, cộng đồng, xã hội? Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tự khẳng định ngày càng gia tăng. 1
- Nhu cầu tự khẳng định tạo ra tính tích cực và động lực để cá nhân được thể hiện bản thân, được khẳng định mình trong cuộc sống hay để họ sống và làm việc theo đam mê và cống hiến hết mình cho xã hội. Như vậy, nếu cá nhân có nhu cầu tự khẳng định cao, tức họ có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nhân loại. Sự xuất hiện của nhu cầu tự khẳng định giúp con người trở nên tự tin hơn, biết khẳng định mình nhiều hơn, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng và nỗ lực để thực hiện nó. Sinh viên (SV) là những người đang chuẩn bị kiến thức và kinh nghiệm để bước vào lao động nghề nghiệp. Trong quá trình học tập trên giảng đường, cùng với việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập, SV còn tham gia nhiều các hoạt động khác như: hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động hỗ trợ học tập, hoạt động giao tiếp , hoạt động xã hội, thậm chí có cả hoạt động kiếm sống...Với những hoạt động đặc thù này, SV phải tự khẳng định mình ở mỗi một lĩnh vực là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nói như thế để thấy, nhu cầu tự khẳng định đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đối với SV Việt Nam nói riêng. Với SV, nhu cầu tự khẳng định góp phần phản ánh các đặc điểm tâm lí của SV, thúc đẩy SV phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Khi SV có nhu cầu tự khẳng định ở mức độ cao, SV ấy khao khát được thể hiện tất cả năng lực, tính cách, trí tuệ của mình và đòi hỏi mọi người phải công nhận năng lực,tính cách, trí tuệ ấy. Đặc biệt, khi SV có nhu cầu tự khẳng định, SV có những động cơ phấn đấu rõ ràng, biết đặt ra mục tiêu để quyết tâm đạt được những gì mình kỳ vọng. Như vậy, vai trò của nhu cầu tự khẳng định đối với SV là không thể phủ nhận. Trên thực tế, SV không chỉ tự khẳng định mình ở những hoạt động hữu ích mà SV còn tự khẳng định mình ở những hoạt động thiếu lành mạnh. Họ bỏ nhà ra đi, phá phách, sa vào các cuộc chơi nguy hiểm, ma túy, lô đề, nghiện game... Rất nhiều bạn trẻ than rằng cha mẹ không hiểu mình. Các bạn bị dồn nén như chiếc lò xo nên khi bung ra thì bật lên quá mạnh. Chỉ có một 2
- cách, đó là các bạn tự khẳng định theo cách hiểu và suy nghĩ của riêng mình [36].Theo kết quả điều tra của một số nghiên cứu gần đây, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện game, chơi lô đề, uống rượu, ... của SV hiện nay là SV có những thất bại trong cuộc sống, có những bất ổn trong đời sống tinh thần, không được tôn trọng dẫn đến mất tự tin, lo lắng và họ sử dụng trò chơi trực tuyến, chơi lô đề, uống rượu ... như một cách khẳng định bản thân. Nguyễn Hồi Loan cho biết:“Áp lực bài vở ở trường ngày càng nặng nề, cha mẹ các em cấm đoán, sân chơi lành mạnh của các em thiếu... dẫn đến việc các em tìm đến game online để giải tỏa, để khẳng định mình và ngày càng lún sâu” [39,tr.55; 80]. Một trong những hấp dẫn của các hoạt động thiếu lành mạnh này là SV được khẳng định mình qua những thành tích, thăng cấp, những lời tung hô, thách đố từ bạn bè. Nhiều SV uống rượu, chơi lô đề, chơi game, dùng đồ hàng hiệu... là để thể hiện bản thân, cá tính và để “khác người”. Đã có không ít tác giả trên thế giới, trong nước nghiên cứu về nhu cầu nói chung và chỉ ra được cấu thành, quá trình tâm lí... để phân tích nhu cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định ở Việt Nam với đối tượng là SV lại chưa nhiều, chưa rõ và chưa thực sự được khuyến khích. Có thể nói, nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định được thực hiện ở Việt Nam với đặc trưng của nền văn hoá Á Đông và được khảo sát trên SV - đối tượng có trình độ học vấn cao và có những hiểu biết nhất định trong xã hội thì liệu mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định có khác so với SV các nước phương Tây? Mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động lành mạnh sẽ khác như thế nào so với mức độ biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV trong các hoạt động thiếu lành mạnh? Liệu biến số nào có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV? Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: Nhu cầu tự khẳng định của sinh viên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
- 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng nhu cầu tự khẳng định của SV, luận án sử dụng một số biện pháp tác động sư phạm như: tổ chức hoạt động nhóm, câu lạc bộ, tham vấn tâm lí cá nhân, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 2.2.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV gồm các khái niệm: nhu cầu, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tự khẳng định của SV, các biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV và các yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. 2.2.3. Làm rõ thực trạng mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV tại một số trường Đại học ở Hà Nội và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV ở các trường xem xét. 2.2.4. Tiến hành tham vấn tâm lí thông qua 02 trường hợp điển hình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ nhu cầu tự khẳng định của SV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 02 biểu hiện cơ bản cấu thành nhu cầu tự khẳng định của SV: (1) Nhu cầu được công nhận mình; (2) Nhu cầu được thể hiện mình. Các yếu tố ảnh hưởng cũng rất đa dạng, tuy nhiên trong giới hạn của luận án chúng tôi tập trung tìm hiểu một số yếu tố bao gồm: Nhóm các yếu tố chủ quan: (1) Năng lực học tập; (2) Niềm tin; (3) Quyết tâm; 4
- Nhóm các yếu tố khách quan: (5) Gia đình; (6) Nhà trường – nhóm bạn. 3.2.2. Địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.2.2.1. Địa bàn nghiên cứu Luận án khảo sát tại Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. Lí do lựa chọn địa bàn khảo sát : Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải đều thể hiện tính đa dạng trong các chuyên ngành đào tạo. Do vậy khi khảo sát thực tiễn, luận án thu được số liệu mang tính đại diện về nhu cầu tự khẳng định của SV ở nhiều ngành nghề khác nhau. 3.2.2.2. Khách thể nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu định lượng: - 422 SV từ năm thứ nhất đến năm thứ tư thuộc 03 địa bàn khảo sát trên. * Khách thể phỏng vấn sâu: - 15 SV, gồm: 5 SV của Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 5 SV trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và 5 SV trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. - 6 giảng viên, gồm: 2 giảng viên của Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2 giảng viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và 2 giảng viên trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải. * Khách thể nghiên cứu trường hợp Luận án sử dụng tham vấn tâm lí trên 02 khách thể thuộc Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội để nghiên cứu trường hợp điển hình. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5
- 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu - Nguyên tắc hoạt động: Hoạt động của con người quyết định và tạo ra nhu cầu, nhu cầu được thể hiện trong hoạt động. Nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV được tiến hành nghiên cứu thông qua một số hoạt động thực tiễn chính: Hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp và hoạt động xã hội. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của SV trong mối liên hệ qua lại, biện chứng giữa các yếu tố tâm lí của SV và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Trong luận án này, nhu cầu tự khẳng định được xem xét như là kết quả tác động có hệ thống của tất cả các yếu tố chứ không phải của từng yếu tố riêng lẻ. - Nguyên tắc phát triển: Bản chất của sự hình thành và phát triển tâm lý là quá trình liên tục tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Vì vậy, khi nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định của SV phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi và phát triển của xã hội và dưới sự tác động của nhiều yếu tố. SV càng tích cực hoạt động, có niềm tin và ý chí quyết tâm thì nhu cầu tự khẳng định của SV càng cao và ngược lại. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu; 4.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; 4.2.3. Phương pháp quan sát; 4.2.4. Phương pháp tham vấn tâm lí; 4.2.5. Phương pháp chuyên gia; 4.2.6. Phương pháp phỏng vấn sâu; 4.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp; 4.2.8. Phương pháp thống kê số liệu bằng thống kê toán học. 4.3. Giả thuyết khoa học 4.3.1. Nhu cầu tự khẳng định của SV được biểu hiện ở nhiều chiều cạnh khác nhau, trong đó nổi bật lên là biểu hiện về nhu cầu được công nhận 6
- mình và nhu cầu được thể hiện mình. Các biểu hiện này có mối quan hệ và thể hiện ở các mức độ khác nhau, trong đó mức độ biểu hiện về nhu cầu được thể hiện mình đạt ở mức cao hơn so với nhu cầu được công nhận mình. 4.3.2. Nhu cầu tự khẳng định của SV chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan (Năng lực học tập; niềm tin; quyết tâm) và các yếu tố khách quan (Gia đình; nhà trường – nhóm bạn). Các yếu tố này có mối tương quan thuận với các mặt biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV. Trong đó, niềm tin là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV. 4.3.3. Có thể kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV bằng tham vấn tâm lí thông qua nghiên cứu 2 trường hợp điển hình. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Xây dựng được bộ công cụ để đo mức độ và các mặt biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tự khẳng định của SV và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới nhu cầu tự khẳng định của SV. Khẳng định tính khả thi khi sử dụng tham vấn tâm lí, nhằm kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV thông qua 2 trường hợp điển hình. Tóm lại, luận án đã có những đóng góp đáng kể về mặt khoa học cho nhu cầu tự khẳng định nói chung và tâm lí học nước nhà nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận Ở Việt Nam những nghiên cứu về nhu cầu tự khẳng định của SV còn rất ít ỏi. Việc xác định khái niệm, biểu hiện, yếu tố ảnh hưởng nhu cầu tự khẳng định của SV là vấn đề khá mới của nước ta hiện nay. Trong giới hạn phạm vi của luận án, chúng tôi đã có những đóng góp về mặt lý luận như sau: Xác định được khái niệm nhu cầu tự khẳng định của SV. Chỉ ra 2 biểu hiện cơ bản cấu thành nhu cầu tự khẳng định của SV: (1) Nhu cầu được công nhận mình; (2) Nhu cầu được thể hiện mình. 7
- Xác định được tiêu chí, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tự khẳng định của SV. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng chung, thực trạng mức độ từng biểu hiện nhu cầu tự khẳng định của SV đều đạt ở mức trung bình. Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu tự khẳng định của SV. Gia đình, nhà trường – nhóm bạn là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu tự khẳng định của SV. Như vậy, kết quả nghiên cứu thực tiễn nhấn mạnh vai trò của giáo dục gia đình, sự quan tâm, khích lệ của cha mẹ, sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường – nhóm bạn để kích thích nhu cầu tự khẳng định của SV. SV nam có nhu cầu tự khẳng định trong các hoạt động lành mạnh và thiếu lành mạnh cao hơn SV nữ. Từ kết quả này, chúng tôi cho rằng các cấp quản lí cần quan tâm đến SV nam và hướng SV nam tham gia các hoạt động mang tính chất lành mạnh hơn. SV nữ, SV ngành nhân văn, kĩ thuật, SV năm thứ nhất, thứ hai là đối tượng SV có nhu cầu tự khẳng định thấp hơn so với nhóm SV nam, SV ngành kinh tế, kế toán, SV năm thứ ba và thứ tư. Do đó, các cấp quản lí cần hướng SV nữ, SV ngành nhân văn, kĩ thuật, SV năm thứ nhất và thứ hai tích cực hơn nữa trong việc tham gia câu lạc bộ, các hoạt động nhóm. Luận án khẳng định tính hiệu quả của biện pháp tham vấn tâm lí khi nghiên cứu 02 trường hợp điển hình. Thông qua đó, luận án đã tìm hiểu sâu hơn về mức độ nhu cầu tự khẳng định, các biểu hiện, nguyên nhân và giải pháp giúp kích thích nhu cầu tự khẳng định ở các trường hợp xem xét. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: 8
- - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên - Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu nhu cầu tự khẳng định của sinh viên - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn nhu cầu tự khẳng định của sinh viên. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU TỰ KHẲNG ĐỊNH CỦA SINH VIÊN 1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Những nghiên cứu về nhu cầu 1.1.1.1. Hướng phân tích bản chất tâm lý của nhu cầu Tác giả Uznatze (1978) phân loại hành vi của con người: cần xuất phát từ cái gì trong khi phân loại các hình thái hành vi người. Vấn đề động cơ hay nguồn gốc tính tích cực có ý nghĩa cơ bản và ở đây khái niệm nhu cầu phải giữ vai trò quyết định [20]. Như vậy, Uznatze cho rằng nhu cầu là yếu tố quyết định tạo nên tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi. Từ quan niệm này, ông và cộng sự đưa ra thuyết tâm thế: nhu cầu thống nhất với hoàn cảnh thì tạo ra tâm thế. Tâm thế là trạng thái tích cực tâm lý của hành vi. Tác giả Leonchiev (1989) cho rằng: Nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó, và một trạng thái có tính nhu cầu nhưng lại chứa đựng nội dung đối tượng thì không thể là một nhu cầu ở cấp độ tâm lý, đó là trạng thái nhu cầu “trần trụi” của chủ thể, là cái trừu tượng. Ông viết: Sở dĩ những cái trừu tượng này xuất hiện trên sân khấu là do việc tách rời nhu cầu khỏi hoạt động có đối tượng của chủ thể [25]. Ngoài ra, A.N.Lêônchiev (1989) còn cho rằng: “Nhu cầu gặp đối tượng là hiện tượng kỳ thú nhất trong tâm lý học! Nó tác động làm chủ thể “bị đối tượng hóa”. Như vậy nhu cầu muốn hướng được hoạt động thì phải đối tượng hóa trong một khách thể nhất định. Muốn được như vậy thì đương nhiên chủ thể phải thực hiện một hoạt động tương ứng với khách thể, mà trong khách thể này có nhu cầu đối tượng hóa trong đó. A.N.Lêônchiev phê phán việc nghiên cứu nhu cầu tách rời khỏi hoạt động [25]. Mối liên hệ giữa nhu cầu và hoạt động được A.N.Lêônchiev mô tả bằng sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – 10
- Hoạt động. Ông cho rằng luận điểm này đáp ứng quan niệm macxit về nhu cầu, rằng nhu cầu của con người thì được sản xuất ra. Tác giả A.N.Lêônchiev còn viết: “Sự biến hóa của nhu cầu, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là sự phát triển của động cơ. Do vậy, có thể nói sự phân tích các nhu cầu về mặt tâm lý học không thể tránh khỏi việc chuyển thành sự phân tích các động cơ hoạt động” [25; tr.228]. Như vậy, nội dung đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động. Theo tác giả Miaxisep (2007), mọi nhu cầu, mọi chức năng tâm lí cấp cao của con người, từ đơn giản đến phức tạp đều có liên quan đến hệ thống thái độ dưới một hình thức nào đó. Ông cho rằng, hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế “chuyển từ ngoài vào trong”, thông qua hoạt động có ý thức của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào. Miaxisep đặc biệt nhấn mạnh “thái độ đánh giá” như một phạm trù rất quan trọng, có tính chất nền tảng khi bàn tới nhu cầu, động cơ, nhân cách [40, tr. 39]. Dựa trên quan điểm của Miaxisep, chúng tôi cho rằng, chỉ trên cơ sở đánh giá đúng đắn, chính xác bản thân trong mối quan hệ với người khác, với nhóm và cộng đồng mà mình là thành viên, cá nhân mới có điều kiện xác định chính xác giá trị xã hội của bản thân là tích cực hay tiêu cực. Trên cơ sở ấy, cá nhân điều khiển, điều chỉnh những phẩm chất nhân cách của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Thông qua đó, cá nhân khẳng định nhu cầu, năng lực và giá trị xã hội của bản thân. Như vậy, theo tác giả Miaxisep, nghiên cứu nhu cầu phải gắn liền với hệ thống thái độ, với hoạt động có ý thức của con người trong mối quan hệ mà cá nhân đó gia nhập vào. Do không chấp nhận các yếu tố bên trong (nhu cầu, động cơ, ý thức…) là đối tượng nghiên cứu của mình nên thực chất, Watson và Skinner đều không chuyên tâm nghiên cứu nhu cầu, động cơ, nhân cách. Theo tác giả Watson, Skinner, nhân cách chỉ là một cấu trúc của những hành vi vận hành (Skinner) hoặc chỉ là sự tích lũy các phản ứng tập nhiễm được củng cố, đã trở 11
- thành hệ thống thói quen [40, tr.119]. Như vậy, dựa theo quan điểm của Watson, Skinner, chúng tôi cho rằng, nhu cầu, động cơ, nhân cách của con người là cái có thể quan sát được, hành vi chỉ được giải thích bởi những nguyên nhân bên ngoài. Bandura và Rotter đều nhận thấy khiếm khuyết cơ bản trong hệ thống lý luận của Skinner, Watson là phủ nhận hoàn toàn vai trò của các yếu tố nhu cầu, động cơ. Do vậy, cả hai tác giả Bandura và Rotter hiểu nhân cách như là một “hệ thống bản thân nội tại”, “là tập hợp các cơ cấu nhận thức” dẫn đến quá trình đánh giá những kích thích đến từ môi trường, tự đánh giá bản thân, tự phản ứng… [40]. Nổi bật trong quan điểm của Rotter về nhu cầu, động cơ, về nhân cách của con người là: Con người không phải là nạn nhân thụ động của những sự kiện bên ngoài (môi trường), sự thừa kế (di truyền) hoặc bị cầm tù bởi những kinh nghiệm thời thơ ấu mà tự do trong việc tạo ra hiện tại và tương lai của mình. Như vậy, có khá nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích bản chất tâm lí của nhu cầu. Tác giả Miaxisep cho rằng nghiên cứu nhu cầu phải gắn liền với thái độ, với hoạt động có ý thức của con người. Leonchiev thì đặc biệt chú trọng mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động. Uznatze lại nhấn mạnh nhu cầu là yếu tố quyết định tạo nên tính tích cực của con người. Bên cạnh đó, Watson, Skinner chưa thực sự coi trọng nhu cầu – các yếu tố tâm lí bên trong và cả hai đều cho rằng, nhu cầu là cái có thể quan sát được. Với quan điểm của Bandura, Rotter khi nghiên cứu nhu cầu, cả hai nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực con người trong việc tự tạo ra tương lai cho mình. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của tâm lý học hoạt động khi cho rằng, nhu cầu là yếu tố quyết định tạo nên tính tích cực, nó quyết định xu hướng, tính chất hành vi của con người. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này còn cho rằng, nghiên cứu nhu cầu phải gắn liền với hoạt động và nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi người trong những điều kiện cụ thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. 12
- 1.1.1.2. Hướng chú trọng nhu cầu tự do cá nhân Tác giả S.Freud coi nhu cầu tự do của cá nhân như các nhu cầu tự nhiên của con người, coi nhu cầu của con người thuần túy mang tính chất sinh học, chủ yếu được điều khiển bởi bản năng tính dục. Việc thỏa mãn nhu cầu tự do sẽ giải phóng năng lượng tự nhiên và như thế tự do cá nhân thực sự được tôn trọng. Kìm hãm nhu cầu này dẫn đến mất định hướng của con người [40]. Như vậy, theo chúng tôi hiểu Freud cho rằng, nguồn gốc hành vi của con người bắt nguồn từ bản năng sinh học tức lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định rằng, tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn nhu cầu khoái lạc của cơ thể. Trong lịch sử tâm lý học nói riêng và lịch sử khoa học nói chung, có lẽ không có hệ thống lý thuyết nào lại gây ra nhiều tranh cãi mạnh mẽ như hệ thống lý luận phân tâm của S. Freud. Những người ca ngợi ông thì đặt ông ngang hàng với các vĩ nhân vì đã có những sáng tạo vĩ đại có tác dụng chi phối lịch sử tư duy của thế giới. Ngược lại, những người phản đối ông thì dành cho ông mọi sự xúc phạm nặng nề nhất, gán cho ông đủ loại tính từ xấu xa nhất mà trong ngôn ngữ của họ có thể có [40]. Như vậy, vượt lên trên mọi sự tranh cãi, lý thuyết phân tâm của Freud đã chứng tỏ sức sống của nó không chỉ trong lĩnh vực tâm lý học, mà còn trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Cho đến ngày nay lý thuyết phân tâm của Freud vẫn đang được thừa nhận là tri thức phổ biến của nhân loại. Ngược lại với quan điểm của Phân tâm học, những nghiên cứu của Allport nhấn mạnh tới sự quyết định của ý thức, của động cơ và của sự quan tâm tích cực. Ông cho rằng, ở những năm đầu đời của trẻ, nếu như mẹ mang lại cho nó đầy đủ sự yêu thương và cảm giác an toàn, thì cái tôi của nó sẽ phát triển từng bước một cách thuận lợi và ổn định, đứa trẻ sẽ đạt đến sự phát triển tích cực về mặt tâm lí. Những động cơ thời thơ ấu sẽ tự do chuyển sang những động cơ mang tính tự chủ chức năng ở tuổi trưởng thành [40, tr. 124]. 13
- Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, ý tưởng của ông về tính tự trị chức năng của động cơ còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chẳng hạn, bằng cách nào một động cơ gốc có thể chuyển hóa thành một động lực tự chủ? Làm thế nào để có thể dự đoán được động cơ nào thời thơ ấu sẽ tự do trở thành tự chủ ở tuổi trưởng thành… Mặc dù còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết, nhưng quan điểm của Allport vẫn được cộng đồng khoa học thừa nhận là có đóng góp quan trọng và thú vị. Tư tưởng của các nhà tâm lý học nhân văn là tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo và trách nhiệm con người, tôn trọng các phẩm giá cá nhân của con người, coi hiện tượng là cơ bản duy nhất trong đời sống con người. Trong quan điểm của Rogers, nổi lên khái niệm “khuynh hướng hiện thực hóa”. Khuynh hướng hiện thực hóa được Rogers hiểu là động cơ bản năng của con người nhằm hiện thực hóa, duy trì và củng cố cái tôi. Theo Rogers, việc cha mẹ và người chăm sóc đáp ứng như thế nào nhu cầu về sự quan tâm tích cực của trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển “cái tôi” của nó. Nhu cầu về sự quan tâm tích cực được hiểu là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương và được ủng hộ từ những người khác. Rogers đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nhận thức, đặc biệt là tự nhận thức, tự chịu trách nhiệm về sự biến đổi và cải thiện nhân cách của mình ở mỗi người để trở thành người có đầy đủ chức năng mà ông cho là mục đích quan trọng nhất của cả một đời người [40, tr. 135]. Như vậy, dựa trên quan điểm của Rogers, chúng tôi cho rằng, Rogers đặc biệt chú trọng phát triển nhân cách con người như nó vốn có, tôn trọng các phẩm giá của con người và sự tự do phát triển nhân cách con người theo cái mà họ hướng đến. Những quan điểm của Carl Rogers về vấn đề nhân cách trong ngành tâm lí học còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng nhìn chung, những đóng góp của ông cho tâm lí học thế giới là không thể phủ nhận. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
218 p | 340 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên mầm non
231 p | 239 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nguy cơ sử dụng ma tuý ở học sinh Trung học phổ thông
224 p | 159 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
230 p | 48 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
248 p | 61 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thái độ của phạm nhân với việc chấp hành án phạt tù
225 p | 49 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
208 p | 30 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
235 p | 39 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Động cơ học tập bên trong của học sinh trung học cơ sở
27 p | 29 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
241 p | 6 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
229 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với hành vi hung tính của trẻ 3 - 6 tuổi
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Thích ứng với tái hòa nhập cộng đồng của người chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
29 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong thực hành chủ nhiệm lớp của sinh viên sư phạm
28 p | 18 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau
27 p | 16 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi đi lễ chùa của sinh viên trên địa bàn Hà Nội
26 p | 42 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của trẻ em mồ côi thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
27 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn