Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống
lượt xem 7
download
Mục tiêu của đề tài là xác định đặc điểm bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên; xác định nguy cơ lợn nhiễm bệnh gạo do ấu trùng C. cellulosae gây ra theo tập quán chăn nuôi tại tỉnh Sơn La và Điện Biên; đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae gây, từ đó phòng chống bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây cho người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NCS. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU BỆNH GẠO LỢN DO ẤU TRÙNG Cysticercus cellulosae GÂY RA TẠI TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y Mã số: 9.64.01.04 Thái Nguyên, 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NCS. ĐỖ THỊ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU BỆNH GẠO LỢN DO ẤU TRÙNG Cysticercus cellulosae GÂY RA TẠI TỈNH SƠN LA, ĐIỆN BIÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ngành: Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y Mã số: 9.64.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÚ Y Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân Thái Nguyên, 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và người hướng dẫn khoa học. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đều đã được cảm ơn. Mọi thông tin trích dẫn trong Luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ Đỗ Thị Lan Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan và PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân - những Nhà khoa học đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện to lớn về cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực của Ban Giám đốc, Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên; Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y, Bộ môn Thú y trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, tập thể cán bộ giảng dạy, học viên cao học Nguyễn Thị Thùy và sinh viên các khóa 45, 46, 47, Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y tỉnh Sơn La, Điện Biên; trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp; các cán bộ, nhân dân địa phương của các huyện ở tỉnh Sơn La và Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình và bạn bè đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2020 NGHIÊN CỨU SINH Đỗ Thị Lan Phương
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii MỤC LỤC .............................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................. 3 4. Những đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 4 1.1. Một số đặc điểm của sán dây Taenia solium và ấu trùng Cysticercus cellulosae..................................................................................................... 4 1.1.1. Vị trí của sán dây Taenia solium trong hệ thống phân loại động vật ...... 4 1.1.2. Đặc điểm của sán dây Taenia solium ..................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus cellulosae ....................................... 10 1.2. Đặc điểm bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ở lợn và người ..... 12 1.2.1. Đặc điểm dịch tễ của bệnh ................................................................... 12 1.2.2. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................. 14 1.2.3. Triệu chứng, bệnh tích ......................................................................... 14 1.2.4. Chẩn đoán ........................................................................................... 16 1.2.5. Biện pháp phòng trị bệnh..................................................................... 17 1.3. Một số đặc điểm của tỉnh Sơn La và Điện Biên .......................................... 20 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC .......................... 22 2.1. Nghiên cứu trong nước ............................................................................... 22 2.1.1. Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ...................... 22 2.1.2. Bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở người ..................................... 23 2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................ 26 2.2.1. Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ........................ 26 2.2.2. Bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae trên người ................................. 33
- iv CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 37 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................. 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 37 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 37 2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 37 2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu .................................................. 37 2.2.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ............................................................... 38 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 38 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên ................. 38 2.3.2. Nghiên cứu bệnh gạo trên lợn gây nhiễm............................................. 39 2.3.3. Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn.............. 39 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 40 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn ở tỉnh Sơn La và Điện Biên ................................................................................ 40 2.4.2. Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra ...... 46 2.4.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn ......................... 48 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 54 3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên ......................... 54 3.1.1. Thực trạng nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại tỉnh Sơn La và Điện Biên ...................................................................................... 54 3.1.2. Thực trạng nhiễm sán dây Taenia solium ở người tại một số huyện của tỉnh Sơn La và Điện Biên ............................................................ 66 3.1.3. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo tập quán chăn nuôi của người dân ở tỉnh Sơn La và Điện Biên .......... 74 3.1.4. So sánh nguy cơ người bị nhiễm sán dây Taenia solium theo thói quen ăn uống ở tỉnh Sơn La và Điện Biên ......................................... 76 3.1.5. Xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại Sơn La và Điện Biên ................................................................................ 77 3.2. Nghiên cứu bệnh gạo trên lợn gây nhiễm .................................................... 79 3.2.1. Thẩm định loài sán dây Taenia solium ký sinh ở người để gây nhiễm bệnh gạo cho lợn .................................................................... 79
- v 3.2.2. Kết quả gây nhiễm cho lợn .................................................................. 83 3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh gạo trên lợn ................................ 92 3.3.1. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae ở ngoại cảnh ........................................................................................ 92 3.3.2. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae trong thịt khi xử lý bằng nhiệt độ cao (luộc thịt) ............................................... 93 3.3.3. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng Cysticercus cellulosae trong thịt khi xử lý thịt ở nhiệt độ thấp ............................................................. 94 3.3.4. Theo dõi thời gian chết của ấu trùng khi chế biến thịt hun khói ........... 96 3.3.5. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh gạo cho lợn ........................................ 97 3.3.6. Xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn ở 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên ........................................................................................ 103 3.3.7. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn ............................. 107 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 109 1. Kết luận....................................................................................................... 109 2. Đề nghị........................................................................................................ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 113
- vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cysticercus cellulosae: C. cellulosae Taenia solium: T. solium Taenia saginata: T. saginata Taenia asiatica T. asiatica cs: Cộng sự TT: thể trọng BNN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TN: thí nghiệm GOT: Aspartate Aminotrasferase GPT: Alanine Aminotransferase KCTG: Ký chủ trung gian KCCC: Ký chủ cuối cùng ĐC: Đối chứng OD: Optical density OR: Odds ratio H.: Huyện NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn 09 - BNN & PTNT: Thông tư 09 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hb: Hemoglobin Nxb: Nhà xuất bản
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lợn đã mổ khám theo các chỉ tiêu nghiên cứu ................................... 41 Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở một số huyện của tỉnh Sơn La và Điện Biên ................................................................ 54 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tuổi lợn .................................... 57 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo mùa vụ .................................... 59 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo phương thức chăn nuôi ............ 61 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn lai ............. 62 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng ở lợn địa phương và lợn lai cùng được nuôi theo phương thức thả rông ..................................................................... 64 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn theo địa hình .......................... 65 Bảng 3.8. Thực trạng một số tập quán chăn nuôi và sinh hoạt của nhân dân ở tỉnh Sơn La và Điện Biên ...................................................................... 67 Bảng 3.9. Thực trạng tập quán ăn uống của nhân dân ở tỉnh Sơn La và Điện Biên ........ 68 Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người điều tra tại 2 tỉnh .......... 69 Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người theo nhóm tuổi ........................ 71 Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm sán dây ở người theo giới tính .......................................... 73 Bảng 3.13. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tập quán chăn nuôi tại tỉnh Sơn La .............................................................. 74 Bảng 3.14. So sánh nguy cơ lợn bị nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tập quán chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên.......................................................... 75 Bảng 3.15. So sánh nguy cơ người bị nhiễm sán dây T. solium .............................. 76 Bảng 3.16. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn ........................................................ 78 Bảng 3.17. Kết quả BLAST trình tự CO1 của các mẫu nghiên cứu ........................ 81 Bảng 3.18. Khoảng cách di truyền giữa các quần thể loài T. solium dựa trên phân tích trình tự gen CO1 .................................................................... 82 Bảng 3.19. Kết quả gây nhiễm trứng sán dây T. solium cho lợn ............................. 84 Bảng 3.20. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm .......... 85
- viii Bảng 3.21. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm .............................................................................................. 86 Bảng 3.22. Sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm .............................................................................................. 87 Bảng 3.23. Sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm ......................................................................................... 89 Bảng 3.24. Tổn thương đại thể của lợn mắc bệnh gạo do gây nhiễm ...................... 90 Bảng 3.25. Số lợn có tổn thương vi thể trong 14 lợn gây nhiễm ............................. 91 Bảng 3.26. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae ở ngoại cảnh........................ 92 Bảng 3.27. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae trong thịt khi xử lý bằng nhiệt độ cao (luộc thịt)........................................................................... 93 Bảng 3.28. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae khi xử lý thịt ở nhiệt độ thấp ....... 95 Bảng 3.29. Thời gian chết của ấu trùng C. cellulosae trong thịt hun khói............... 96 Bảng 3.30. Độ an toàn của phác đồ điều trị bệnh gạo cho lợn ................................ 97 Bảng 3.31. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh gạo trên lợn gây nhiễm ........................ 98 Bảng 3.32. Tỷ lệ mẫu huyết thanh xét nghiệm ELISA dương tính (có kháng thể kháng kháng nguyên của ấu trùng C. cellulosae) ................................. 100 Bảng 3.33. Triệu chứng lâm sàng của lợn có huyết thanh dương tính .................... 99 Bảng 3.34. Hiệu lực của phác đồ III điều trị bệnh gạo lợn trên thực địa ............... 102 Bảng 3.35. Tỷ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại các xã, thị trấn thuộc 3 huyện của tỉnh Sơn La ......................................................................... 103 Bảng 3.36. Tỷ nhiễm ấu trùng C .cellulosae ở lợn tại các xã thuộc 3 huyện của tỉnh Điện Biên ............................................................................... 105
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Đốt trưởng thành T. solium .................................................................... 7 Hình 1.2: Đầu sán dây T. solium .............................................................................. 7 Hình 1.3: Vòng đời của sán dây T. solium ............................................................... 9 Hình 1.4: Sán non trong bọc ấu trùng .....................................................................11 Hình 1.5: Ấu trùng hoàn chỉnh ...............................................................................11 Hình 3.1a. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở 3 huyện thuộc tỉnh Sơn La ....................................................................................................55 Hình 3.1b. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở 3 huyện thuộc tỉnh Điện Biên ...............................................................................................55 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo tuổi lợn .........................58 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo mùa vụ ..........................59 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo phương thức chăn nuôi ........61 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn lai ............63 Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn địa phương và lợn lai cùng được nuôi theo phương thức thả rông.......................................... 64 Hình 3.7. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae theo địa hình .........................65 Hình 3.8a. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người được điều tra tại Sơn La ..........................................................................................70 Hình 3.8b. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium trong số người được điều tra tại Điện Biên ......................................................................................70 Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở người theo tuổi tại Sơn La và Điện Biên ..........................................................................................72 Hình 3.10. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây T. solium ở nam và nữ tại Sơn La và Điện Biên ...............................................................................................73 Hình 3.11a: Đồ thị tương quan giữa sán dây T. solium ở người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại tỉnh Sơn La .................................78 Hình 3.11b: Đồ thị tương quan tỷ lệ nhiễm giữa sán dây T. solium ở người và tỷ lệ nhiễm ấu trùng C. cellulosae ở lợn tại tỉnh Điện Biên ................79
- x Hình 3.12. Kết quả so sánh trình tự CO1 của 6 mẫu sán dây thu tại Sơn La và Điện Biên ..........................................................................................80 Hình 3.13. Cây phát sinh chủng loại được xây dựng từ trình tự gen CO1 bằng phương pháp Maximum Likekliwood ............................................82 Hình 3.14. Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae..................................................................................87 Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ các loại bạch cầu của lợn gây nhiễm và đối chứng ...........88 Hình 3.16. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại ba huyện thuộc tỉnh Sơn La ..................................................................................................104 Hình 3.17. Bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại ba huyện thuộc tỉnh Điện Biên .............................................................................................106
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae (C. cellulosae) là một bệnh truyền lây giữa động vật và người. Ở Việt Nam, bệnh do ấu trùng C. cellulosae có ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng C. cellulosae bình quân ở miền Bắc Việt Nam là 1,0 - 7,2%, ở miền Nam là 4,3% (De N.V., 2004 [71], De N.V. and Le T. H. 2010 [72]). Khi lợn mắc bệnh, ấu trùng C. cellulosae gây tác hại rõ rệt tới sức khỏe của lợn. Phần lớn lợn mắc bệnh bị còi cọc và chậm lớn. Nếu ấu trùng ký sinh ở não thì lợn có triệu chứng thần kinh, lợn đi lại mất thăng bằng. Nếu ấu trùng ký sinh ở lưỡi, có thể thấy liệt lưỡi và hàm (Nguyễn Thị Kim Lan và cs., 1999 [17], Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân, 2011 [22]). Sán dây Taenia solium (T. solium) là mối đe dọa không chỉ đối với lợn mà còn là mối đe dọa lớn đối với con người. Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm sán dây T. solium ở vùng đồng bằng là 0,5 - 2%, ở khu vực trung du miền núi là 2 - 6%. Đặc biệt tại một số địa điểm của tỉnh Phú Thọ tỷ lệ nhiễm lên tới 7 - 8%, Yên Bái 9%, Bắc Ninh là 12% (Bộ Y tế, 2019 [3]). Ngoài bệnh do sán dây trưởng thành T. solium ký sinh ở ruột non, người còn bị bệnh do ấu trùng của nó gây ra. Ấu trùng C. cellulosae ký sinh ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể: cơ, mắt, tim, não… Nguy hiểm nhất là neurocysticercosis - một chứng bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ở người do ấu trùng sán dây T. solium ký sinh ở não gây ra. Người bị bệnh thường đau đầu dữ dội, suy nhược thần kinh nhanh chóng, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, thị lực và trí nhớ giảm sút, co giật, rối loạn cảm giác, tê liệt, hôn mê và chết. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, vùng núi và cao nguyên là những nơi có người mắc bệnh ấu trùng C. cellulosae cao (3,8 - 6%), vùng đồng bằng thấp hơn (0,5 - 2%) (Lê Thị Xuân, 2015 [51]). Lê Thành Đồng (2018) cho biết: Giữa năm 2018, có một vụ dịch đã xảy ra ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước với 108 người nhiễm ấu trùng sán lợn, chiếm tỷ lệ 11,95% trong số người được xét nghiệm. Mổ khám những lợn mắc bệnh gạo, thấy có tới 50 - 70 ấu trùng C. cellulosae trong 1 kg thịt lợn - một cường độ nhiễm rất nặng (dẫn theo Báo tuổi trẻ online, Thông tấn xã Việt Nam [10]).
- 2 Ở thời điểm tháng 3/2019 do nghi ngờ trẻ em mẫu giáo ăn thịt lợn gạo, một số lượng lớn các cháu mẫu giáo tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã đi xét nghiệm bệnh sán dây và có khoảng 7 - 8% các cháu có kết quả dương tính với kháng thể kháng ấu trùng sán dây (Bộ Y tế, 2019 [3]). Trong những năm gần đây, nghề chăn nuôi lợn rất phát triển ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình ở miền núi vẫn nuôi lợn theo phương thức nhỏ lẻ, tận dụng và thả rông, nhiều hộ gia đình vẫn chưa có nhà tiêu. Ngoài ra, do tình trạng giết mổ lợn phần lớn thực hiện tại các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ hoặc tại hộ gia đình nên việc kiểm soát giết mổ lợn ở các địa phương chưa được thực hiện nghiêm ngặt, đồng thời việc kiểm tra, phát hiện người mắc bệnh sán dây để điều trị còn chưa được tiến hành triệt để khiến bệnh vẫn lưu hành ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La và Điện Biên. Theo số liệu thống kê của tỉnh Sơn La (2018) [46], tính ở thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2018, tỉnh Sơn La có 700.564 con lợn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN & PTNT) tỉnh Điện Biên (2018) [41], ở thời điểm trên, tỉnh Điện Biên có 401.413 con lợn. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19] cho biết, nhiều người dân ở các địa phương miền núi thường có tập quán nuôi lợn thả rông, vì vậy lợn ở miền núi dễ mắc bệnh gạo, người miền núi lại hay ăn thịt sống hoặc thịt tái. Tập quán chăn nuôi và thói quen ăn uống như vậy đã tạo điều kiện cho sán dây T. solium hoàn thành vòng đời và làm cho bệnh lây truyền dễ dàng giữa lợn và người. Bệnh do ấu trùng C. cellulosae của sán dây T. solium trên lợn (bệnh gạo lợn) là loại bệnh khó phát hiện, việc chẩn đoán bệnh trên con vật sống rất khó khăn vì triệu chứng bệnh không điển hình, bệnh gây thiệt hại về kinh tế và nguy hiểm hơn là dễ truyền lây sang người. Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu bệnh gạo lợn và biện pháp phòng chống hiệu quả và phù hợp với các địa phương miền núi là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu bệnh gạo lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosae gây ra tại tỉnh tỉnh Sơn La, Điện Biên và biện pháp phòng chống”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đặc điểm bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae gây ra tại tỉnh Sơn La và Điện Biên. - Xác định nguy cơ lợn nhiễm bệnh gạo do ấu trùng C. cellulosae gây ra theo tập quán chăn nuôi tại tỉnh Sơn La và Điện Biên.
- 3 - Đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo lợn do ấu trùng C. cellulosae gây, từ đó phòng chống bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây cho người. Kết quả của đề tài góp phần làm thay đổi nhận thức và tập quán sinh hoạt, phương thức chăn nuôi của bà con các dân tộc vùng núi phía Tây Bắc. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh gạo tại tỉnh Sơn La và Điện Biên, về những đặc điểm về bệnh lý và lâm sàng của bệnh gạo lợn do ấu C. cellulosae gây ra, về biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn, có một số đóng góp mới cho khoa học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh gạo lợn, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, góp phần phát triển đàn lợn, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán dây ở người. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và lâm sàng bệnh gạo lợn tại tỉnh Sơn La và Điện Biên. - Đề xuất được biện pháp phòng chống bệnh gạo cho lợn có hiệu quả, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi tại các hộ chăn nuôi lợn trên địa bản tỉnh Sơn La, Điện Biên và các tỉnh khác. - Xây dựng được bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh gạo lợn tại tỉnh Sơn La và Điện Biên.
- 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số đặc điểm của sán dây Taenia solium và ấu trùng Cysticercus cellulosae 1.1.1. Vị trí của sán dây Taenia solium trong hệ thống phân loại động vật Theo Phan Thế Việt và cs. (1977) [50], Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [24], sán dây T. solium - thường gọi là sán dây lợn - có vị trí trong hệ thống phân loại như sau: Lớp sán dây Cestoda Rudolphi, 1808 Phân lớp Cestoda Carus, 1863 Bộ Cyclophyllidae Beneden in Braun, 1900 Phân bộ Taeniata Skrjabin et Schulz, 1973 Họ Taeniidae Ludwig, 1886 Giống Taenia Liunaeus, 1758 Loài Taenia solium Liunaeus, 1758 1.1.2. Đặc điểm của sán dây Taenia solium 1.1.2.1. Đặc điểm chung của sán dây Phan Thế Việt (1977) [50], Nguyễn Thị Kỳ (1994) [15] cho biết: Sán dây T. solium có những đặc điểm của lớp sán dây nói chung: cơ thể có hình dải băng màu trắng hoặc trắng ngà. Cơ thể dẹt theo hướng lưng bụng, chia thành ba phần: đầu, cổ, thân. Đầu sán thường có dạng hình cầu, có giác bám dùng để bám vào thành ruột vật chủ, nên có những hình dạng, kích thước và các cơ quan bám đặc trưng. Chiều rộng của đầu thường chỉ nhỏ hơn 1 mm. Cơ quan bám nằm trên đầu là các giác bám và nhiều móc. Giác bám là bộ phận đặc trưng của sán dây. Móc bám nằm ngay trên đầu sán dây, sắp xếp thành một hay hai hàng. Cổ là những đốt sán nối tiếp sau đầu. Đốt cổ của sán dây là đốt sinh trưởng, từ đốt cổ sinh ra các đốt thân, cơ quan sinh sản ở các đốt cổ chưa hình thành rõ. Thân sán dây gồm nhiều đốt. Các đốt ở phần thân sán dây chia làm 3 loại: đốt chưa thành thục, đốt thành thục và đốt già. Đốt chưa thành thục là những đốt giáp với các đốt cổ, cơ quan sinh dục ở mỗi đốt này chưa phát triển đầy đủ và chỉ có cơ quan sinh dục đực. Đốt thành thục (ở giữa thân sán) là những đốt có cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ, có cả cơ quan sinh dục đực và cái, có hệ bài tiết (mỗi đốt
- 5 đều có cấu tạo như một cơ thể sán dây độc lập, nhưng không có hệ tiêu hóa). Đốt già (ở cuối thân sán) là những đốt mà các khí quan khác đã teo đi, chỉ còn tử cung chứa đầy trứng sán. Đốt già thường xuyên tách khỏi cơ thể sán dây và theo phân ra ngoài. Đốt sán già có hình 4 cạnh (chiều dài lớn hơn chiều rộng). Cơ thể sán dây được bao bọc bởi 3 lớp: lớp vỏ, lớp dưới vỏ và lớp cơ, bên dưới lớp cơ là các khí quan nội tạng. Sán dây không có hệ tiêu hóa, sán lấy dinh dưỡng bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thể. Theo Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) [24], Nguyễn Thị Kỳ (2003) [16], hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh nằm ở đầu sán, từ đó có các dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Có hai dây phát triển hơn nằm bên ngoài ống bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bởi các cầu nối ngang. Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của sán dây đã tiêu giảm. Sán dây hô hấp theo kiểu yếm khí. Hệ bài tiết của sán dây cấu tạo theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 2 ống chính từ đầu sán đi về cuối thân và thông với lỗ bài tiết. Ngoài ra, ở mỗi đốt sán còn có những ống ngang nối liền với 2 ống chính. Hệ sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh và các tuyến sinh dục. Số lượng tinh hoàn trong mỗi đốt có từ một đến hàng trăm. Từ tinh hoàn có nhiều ống dẫn tinh nhỏ đi ra và hợp lại với nhau thành ống dẫn tinh, ống này đổ vào cơ quan giao phối là lông gai. Lông gai nằm trong nang lông gai. Phần cuối ống dẫn tinh có thể phình ra gọi là túi tinh. Nếu túi tinh ở ngoài nang lông gai gọi là túi tinh ngoài, còn ở trong nang lông gai thì gọi là túi tinh trong. Lông gai dùng để đưa vào lỗ sinh dục cái khi giao phối. Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp, gồm có buồng trứng, ống dẫn trứng, ootyp, tuyến noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyến vỏ (thể Melis) và tử cung. Sán dây thường có hai buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt sán, ít khi ở phía trước. Trong buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào trứng). Từ buồng trứng có ống gắn nối với âm đạo, mở ra ở huyệt sinh dục. Ống này phình rộng ra gọi là túi nhận tinh. Trứng thụ tinh được đưa vào ootyp. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn bé nằm trong nhu mô hoặc thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía sau buồng trứng. Từ tuyến noãn hoàng, các chất dinh dưỡng đổ vào ootyp giúp cho việc hình thành trứng. Tuyến vỏ tiết ra các sản phẩm cần thiết để hình thành trứng. Trong ootyp, trứng thụ tinh được hình thành, sau đó trứng rơi vào tử cung, tử cung chứa đầy trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất biến thành một cái túi chứa trứng.
- 6 Trứng được rơi ra ngoài bằng các nút thắt cơ thể của đốt. Quá trình này thường thực hiện ở môi trường ngoài, ở nơi mà các đốt sán dây già được thải ra cùng với phân vật chủ. Sán dây sinh sản lưỡng tính, sự thụ tinh có thể xảy ra trong cùng một đốt sán (tự thụ tinh) hoặc giữa hai đốt khác nhau trong cùng một con hoặc giữa hai con (thụ tinh chéo). Sán tiêu hóa bằng cách, chất dinh dưỡng đi qua vỏ để thẩm thấu vào thân sán. Dịch tiêu hóa không thể thẩm thấu vào thân sán khi sán còn sống, nhờ đó mà sán không bị tiêu diệt khi sống trong đường tiêu hóa của ký chủ. 1.1.2.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của sán dây Taenia solium Nhiều tác giả nghiên cứu về sán dây T. solium đều cho rằng, sán dây có đặc điểm hình thái, cấu tạo như sau: Sán dây dài, dẹp theo hướng lưng - bụng, màu trắng hoặc hơi vàng. Cơ thể bao gồm: đầu, cổ và các đốt. Số lượng các đốt dao động từ vài trăm đốt đến hàng nghìn đốt. Các đốt phía trước là đốt non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già, đốt già nhất ở cuối cơ thể. Nguyễn Thị Lê và cs. (2000) [25] khi mô tả về hình thái của sán dây đã cho rằng: sán dây T. solium có hình dạng bên ngoài giống sán dây T. saginata (thường gọi là sán dây bò hoặc sán sơ mít), nhưng ngắn hơn. Sán dây T. solium trưởng thành ký sinh ở ruột non của người, dài 2 - 7 mét, tuy nhiên có trường hợp chiều dài lên đến 9 m. Đốt đầu hình cầu, có 4 giác bám, có đỉnh đầu và hai hàng móc đỉnh gồm 22 - 32 móc. Các đốt cổ ngắn và hẹp. Đốt chưa thành thục có chiều dài lớn hơn chiều rộng. Các đốt càng về sau thân càng lớn, đốt già hình chữ nhật, tử cung phân thành 7 - 12 nhánh (Phạm Sỹ Lăng và cs., 2006 [20], Chu Thị Thơm và cs., 2006 [40]. Cổ của sán dây mảnh, nối tiếp với đầu, là nơi sản sinh ra đốt sán. Thân gồm nhiều đốt. Các đốt già cơ quan sinh dục đực tiêu biến chỉ còn thấy tử cung chứa trứng sán. Một đốt sán có khoảng 55.000 trứng, những đốt già ở cuối thân thường rụng thành từng đoạn ngắn, 5 - 6 đốt dính nhau rồi theo phân ra ngoài và không di động (Nguyễn Mạnh Hùng và cs., 2013 [12], Nguyễn Văn Đề, 2013 [8], Lê Thị Xuân, 2015 [51]). Kích thước của sán dây T. solium không thuần nhất, tuy sán đã ký sinh nhiều năm trong cơ thể người (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1976 [34]). Điều đáng chú ý là những người nhiễm nhiều sán dây thì kích thước mỗi con sán dây thường nhỏ, có con chỉ dài chừng 20 cm (Đỗ Dương Thái và cs., 1974 [33]).
- 7 Có thể giả thuyết rằng, chế độ ăn uống của bệnh nhân có liên quan đến sự phát triển của đốt sán và chiều dài của sán dây T. solium. Ở những người bệnh có chế độ ăn uống đầy đủ, có nhiều thức ăn giàu protein, đốt sán phát triển nhanh và được thải tương đối đều đặn theo phân. Ngược lại, ở những người ăn thức ăn thiếu protein, đốt sán phát triển chậm và có những thời gian dài đốt sán không rụng theo phân (Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1976 [34]). Trước đây, người ta quan niệm người bị bệnh sán dây T. solium chỉ nhiễm đơn độc một sán dây. Hiện tượng này được giải thích theo nhu cầu dinh dưỡng của sán, nếu số lượng sán quá nhiều, nhu cầu dinh dưỡng sẽ không được giải quyết và chỉ còn sót lại một sán sống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thấy nhiều người có 2 - 5 sán dây ký sinh, cá biệt có người có tới 17 sán dây T. solium trưởng thành ký sinh trên cơ thể (Đỗ Dương Thái và cs., 1974 [33], Lê Bách Quang và cs., 2008 [32]). Ở Việt Nam, bệnh sán dây T. solium ở người khá phổ biến, có khoảng 10% bệnh nhân nhiễm từ 2 sán dây trở lên (Lê Bách Quang và cs., 2008 [32]). Nhiều trường hợp trên một bệnh nhân nhiễm cả sán dây T. solium trưởng thành và ấu trùng của nó. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh ấu trùng C. cellulosae ở người thường là bệnh thứ phát sau tiền sử có mắc bệnh sán dây trưởng thành T. solium (Nguyễn Văn Đề và cs., 2016 [9]). Hình 1.1: Đốt trưởng thành T. solium Hình 1.2: Đầu sán dây T. solium (Nguồn: Prayong Radomyos và cs. 2016) (Nguồn: Borkataki S. và cs. 2013) Trứng của sán dây T. solium có hình cầu hoặc hình tròn, màu vàng xám hoặc nâu sẫm. Bên trong là khối có hạt chiết quang nằm trong nhân, đường kính từ 31 - 56 µm, có màu nâu sẫm. Vỏ trứng dày, có 2 lớp và có vạch hướng tâm từ trong ra ngoài, bên trong chứa một phôi 6 móc và không nhìn thấy bằng mắt thường (Phạm Văn Thân, 2009 [36], Phan Anh Tuấn, 2013 [42], Lê Thị Xuân, 2015 [51]).
- 8 Lớp ngoài của vỏ trứng sán dây T. solium rất mỏng nên khi trứng ra bên ngoài môi trường thì vỡ ngay, lớp vỏ sát phôi 6 móc rất dày, có khía ngang như nan hoa (Lê Bách Quang và cs., 2008 [32]). Trứng sán dây T. solium nằm trong đốt sán nên chỉ khi nào đốt sán bị phân hủy mới giải phóng trứng. Ở môi trường bên ngoài, nhiệt độ trên 70oC mới có khả năng diệt được trứng sán (Lê Bách Quang và cs., 2008 [32], Phan Anh Tuấn, 2013 [42], Lê Thị Xuân, 2015 [51]). Sau khi đốt sán phân hủy, giải phóng trứng sán thì trứng sán có thể sống 1 tháng ở môi trường bên ngoài. Trứng sán dây T. solium không cần thời gian phát triển ở ngoại cảnh. Trứng có sức đề kháng cao với các hóa chất thông thường. Tuy nhiên, trong dung dịch formol và cresyl nồng độ 5%, trứng bị diệt sau 2 giờ (Nguyễn Văn Đề và cs., 2016 [9]). 1.1.2.3. Chu kỳ sinh học của sán dây Taenia solium Như đã nói ở trên, sán dây T. solium trưởng thành không đẻ trứng. Trứng nằm sát nhau trong các đốt già, đốt già rụng ra khỏi thân sán. Thông thường, các đốt già của sán dây T. solium thường thụ động theo phân ra ngoài (Đỗ Dương Thái và cs., 1974 [33], Nguyễn Văn Đề và cs., 2016 [9]). Sán dây T. solium có chu kỳ sống phức tạp. Người là vật chủ cuối cùng duy nhất mà sán dây T. solium có thể ký sinh và trưởng thành. Tuy nhiên, cả người và lợn đều đóng vai trò là ký chủ trung gian. Ở những nơi điều kiện vệ sinh kém, lợn hoặc người tiếp xúc với trứng sán dây T. solium, trứng được nuốt vào đường tiêu hóa, phôi được giải phóng khỏi trứng, di chuyển qua niêm mạc ruột vào mạch máu, từ mạch máu chúng tới các mô ngoại vi để ký sinh và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh (Nguyễn Thị Lan Anh và cs., 2004 [1]), Del Brutto O.H., 2013 [70]). Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [14], Phạm Văn Thân (2009) [36], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [19], sán dây trưởng thành ký sinh ở ruột non của người. Đốt sán già theo phân người ra ngoài vỡ ra, giải phóng trứng sán. Nếu đốt sán hoặc trứng sán lẫn vào thức ăn, nước uống, lợn (hoặc người) ăn phải thì nhiễm bệnh. Ở ruột non, trứng sán nở ra ấu trùng 6 móc. Sau 24 - 72 giờ, ấu trùng vào mạch máu, vào ống lâm ba ruột rồi theo tuần hoàn về vị trí ký sinh như cơ, não, tim... và phát triển thành một bọc có nước, sau 60 ngày có móc và giác bám trên đầu, lúc đó hình thành “gạo lợn” hoàn chỉnh. Ấu trùng có thể sống ở cơ, não, tim... của lợn hoặc người trong nhiều năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà nuôi tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị bệnh
197 p | 137 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do đơn bào Leucocytozoon SPP. gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị
182 p | 106 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng
35 p | 136 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010-2013)
14 p | 104 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ và nhân viên y tế trong phát hiện sớm ung thư vú tại 2 huyện Hải Phòng và hiệu quả của giải pháp can thiệp
152 p | 14 | 8
-
Luận án tiến sĩ Thú y: Một số đặc điểm dịch tễ học và sinh học bệnh sán lá gan lớn trên bò ở đồng bằng sông cửu long và thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ
239 p | 78 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 354, 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
22 p | 12 | 6
-
Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tỉnh Tuyên Quang
159 p | 71 | 6
-
Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang
159 p | 52 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên và chế tạo Autovaccine phòng bệnh
32 p | 39 | 5
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Khảo sát xoắn khuẩn Leptospira và Leptospirosis trên chó ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
27 p | 69 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu xác định tỷ lệ nhiễm và chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng (Trypanosomiasis) ở đàn trâu tại tỉnh Tuyên Quang
27 p | 40 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu bệnh do đơn bào Leucocytozoon SPP. gây ra ở gà tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị
27 p | 76 | 3
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
27 p | 71 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 11 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn