HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
LA VĂN CÔNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÕN<br />
ĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC<br />
DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ<br />
TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÖ Y<br />
MÃ SỐ: 62 64 01 04<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ<br />
2. TS. NGUYỄN VĂN QUANG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ NGỌC MỸ<br />
Hội Thú y<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH<br />
Viện Thú y<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 3: TS. PHẠM NGỌC DOANH<br />
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
- Thƣ viện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br />
Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến<br />
và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giun<br />
tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum,<br />
Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp… (Miyazaki, 1955;<br />
Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều công<br />
trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnh<br />
thành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa<br />
có công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóa<br />
lợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm<br />
giun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả<br />
trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết.<br />
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun tròn<br />
đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên<br />
- Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và áp<br />
dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêu<br />
hóa ở lợn.<br />
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi ở các hộ<br />
nông dân tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI<br />
- Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao Bằng,<br />
Bắc Kạn, Thái Nguyên là loài T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum và<br />
G. doloresi. Trong đó loài G. doloresi mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu.<br />
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh là 71,65% (qua mổ khám) và<br />
70,52% (qua xét nghiệm phân).<br />
- Đã xác định được trứng G. doloresi phát triển và thời gian nở phụ thuộc vào<br />
nhiệt độ môi trường. Trứng G. doloresi phát triển thuận lợi ở trong môi trường có<br />
pH= 7,0 và không phát triển được trong môi trường pH= 5. Trứng G. doloresi bị phá<br />
hủy sau 5 ngày trong môi trường NaOH, Ca(OH)2 nồng độ 5% và 10%.<br />
- Bệnh tích đặc trưng nhất do G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn là niêm mạc bị<br />
tổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn.<br />
- Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G. doloresi của ba loại thuốc: ivermectin<br />
0,25%, liều 0,3mg/kgTT; levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kgTT và mebendazole 10%,<br />
liều 30mg/kgTT đạt 92,23 - 100%.<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
- Cung cấp thông tin khoa học về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường<br />
<br />
1<br />
tiêu hóa lợn, phản ánh được thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại 3 tỉnh<br />
miền núi phía Bắc Việt Nam.<br />
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên<br />
chuyên ngành Chăn nuôi Thú y và Thú y các trường Cao Đẳng và Đại học Nông<br />
nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chăn<br />
nuôi và thú y.<br />
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn đạt hiệu<br />
quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI<br />
2.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn<br />
Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa ở dạ dày lợn được nghiên cứu bởi các<br />
tác giả Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996); Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006).<br />
2.1.2. Giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa lợn đã đƣợc phát hiện trên thế giới và<br />
ở Việt Nam<br />
Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phát hiện các giống<br />
loài giun tròn ở đường tiêu hóa lợn nhà và lợn rừng là: loài Trichocephalus suis (Schrank,<br />
1788), Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803), Ascarops strongylina (Rudolphi,<br />
1819), Physocephalus sexalatus (Molin, 1861), Strongyloides ransomi (Schwartz and<br />
Alicata, 1930) Strongyloides papillosus (Wedl, 1856), Ascaris suum (Goeze, 1782),<br />
Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925) (dẫn theo Phan Thế Việt và cs., 1977).<br />
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã phát hiện và thống kê được 27<br />
loài giun tròn ký sinh ở lợn, trong đó có 18 trên 27 loài (chiếm 66,7%) ký sinh ở<br />
đường tiêu hóa, gồm: 1. Ký sinh ở dạ dày: Ascarops strongylina, Physocephalus<br />
sexalatus, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma hispidum; 2. Ký sinh ở ruột:<br />
Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Ascaris suum, Raillietostrongylus<br />
samoensis, Bourgelatia diducta, Oesophagostomum dentatum…<br />
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC<br />
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc<br />
Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm, tác hại, biện pháp phòng trị giun đũa,<br />
giun tóc, giun kết hạt, giun lươn và giun dạ dày lợn bởi các tác giả Lương Văn Huấn<br />
(1994); Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996); Phan Địch Lân và cs. (2005); Phạm Sỹ<br />
Lăng và cs. (2006); Đoàn Thị Phương và cs. (2010); Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011);<br />
Nguyễn Thị Kim Lan (2011) ...<br />
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài<br />
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tác hại và biện<br />
pháp phòng trị A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và Gnathostpma spp được<br />
thực hiện do Ishwata et al. (1997); Bowman (1999); Mejer and Roepstorff (2001);<br />
Caballero-Hernandez et al. (2004); Jarvis and Magi (2007); Rose and Small (2009)...<br />
<br />
2<br />
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU<br />
- Nghiên cứu thực địa tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.<br />
- Phân tích mẫu tại Phòng thí nghiệm ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật,<br />
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Bộ môn Bệnh lý,<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng kính<br />
hiển vi điện tử - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương.<br />
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU<br />
Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2010 đến 2014.<br />
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU<br />
3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
- Lợn ở các lứa tuổi và các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh nghiên cứu.<br />
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu<br />
- Các mẫu giun tròn đường tiêu hóa lợn, mẫu phân lợn mới thải, các phần dạ<br />
dày lợn có bệnh tích và trứng giun dạ dày lợn.<br />
- Kính hiện vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy cắt cúp tổ chức, dung<br />
dịch bảo quản giun, thuốc nhuộm HE, lamen, đĩa petri, khéo, đũa thủy tinh, NaCl,<br />
Ca(OH)2, NaOH, các loại thuốc tẩy giun tròn…<br />
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
3.4.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của<br />
lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc<br />
3.4.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh<br />
nghiên cứu.<br />
Thông qua các mẫu giun thu thập được từ mổ khám lợn xác định thành phần loài<br />
giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.<br />
3.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh<br />
nghiên cứu.<br />
Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua<br />
mổ khám, qua xét nghiệm phân theo địa điểm nghiên cứu, theo tuổi lợn, theo vùng<br />
địa hình, theo phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh.<br />
3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn<br />
Sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường nước cất ở điều kiện<br />
phòng thí nghiệm. Sức đề kháng của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường pH khác<br />
nhau và trong môi trường hóa chất thông dụng.<br />
3.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học do giun da dày gây ra ở lợn<br />
Xác định bệnh tích đại thể và những tổn thương vi thể do giun dạ dày gây ra ở lợn.<br />
3.4.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn<br />
Xác định hiệu lực tẩy trừ của thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole.<br />
Thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn. Đề xuất biện pháp<br />
phòng bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn.<br />
<br />
3<br />
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.5.1. Thiết kế nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp và các<br />
nghiên cứu thực nghiệm của (Nguyễn Như Thanh và Trương Quang, 2011).<br />
3.5.1.1. Chọn mẫu<br />
- Chọn mẫu và thu thập mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều<br />
bậc, bậc cuối cùng là các thôn/xóm. Số lợn mổ khám và xét nghiệm phân ở các<br />
thôn/xóm được lấy ngẫu nhiên, thực hiện tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên.<br />
3.5.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
- Cỡ mẫu cần lấy để điều tra được lấy theo công thức dịch tễ học:<br />
P1 P <br />
N 1,96<br />
2<br />
<br />
d2<br />
Trong đó: + N là dung lượng mẫu cần nghiên cứu.<br />
+ P là tỷ lệ lưu hành giun tròn đường tiêu hóa của lợn ước đoán.<br />
+ d là sai số ước lượng.<br />
+ 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tương ứng với độ chính xác 95%.<br />
3.5.2. Phƣơng pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa<br />
của lợn tại vùng nghiên cứu<br />
3.5.2.1. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu<br />
Thu thập và xét nghiệm của 9936 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi, nuôi tại 3 tỉnh<br />
Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo phương pháp<br />
thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng. Xét nghiệm mẫu phân lợn bằng phương<br />
pháp Fullerborn theo (Phạm Văn Khuê và Phan lục, 1996). Các mẫu có cả lợn không<br />
bị nhiễm ký sinh trùng và lợn nhiễm ký sinh trùng, có lợn tiêu chảy, có lợn phân bình<br />
thường, không bị mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác.<br />
3.5.2.2. Phương pháp mổ khám<br />
Mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại các hộ kinh doanh thịt lợn và các<br />
hộ gia đình nuôi lợn ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Theo phương pháp<br />
mổ khám toàn diện đường tiêu hóa lợn của Skrjabin (1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê<br />
và Phan lục, 1996). Mẫu giun tròn đường tiêu hóa thu được của mỗi lợn được bảo quản<br />
ở từng lọ riêng bằng dung dich Barbagalo theo (Nguyễn Thị Lê và cs., 1996).<br />
3.5.2.3. Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn<br />
Quá trình định loại được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn<br />
Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.<br />
Theo khóa định loại của (Phan Thế Việt và cs., 1977; Nguyễn Thị Lê và cs., 1996).<br />
Chuyển các mẫu giun tới Phòng Ký sinh trùng Viện sinh thái - Tài nguyên sinh vật để<br />
giám định đồng thời chọn một số giun dạ dày phát hiện được trong vùng nghiên cứu<br />
gửi tới Phòng Kính hiển vi điện tử Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương chụp tiêu bản<br />
siêu cấu trúc bằng kính hiển vi điện tử quét. Định loại trứng giun tròn đường tiêu hóa<br />
lợn theo khoá định loại của Monnig (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh, 1963).<br />
<br />
4<br />
3.5.2.4. Những yếu tố cần xác định liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu<br />
hóa của lợn trong quá trình thu thập mẫu<br />
Dựa vào bản đồ địa lý của 3 tỉnh nghiên cứu phân thành 3 vùng địa hình đó là<br />
vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng núi cao. Mùa vụ trong năm được làm 2<br />
vụ: vụ Hè - Thu là từ tháng 4 đến tháng 9, vụ Đông - Xuân là từ tháng 10 đến tháng 3<br />
năm sau. Tình trạng vệ sinh được chia làm 3 mức: vệ sinh thú y tốt, vệ sinh thú y<br />
trung bình và vệ sinh thú y kém. Phương thức nuôi được chia làm 3 phương thức:<br />
nuôi thả rông, nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Tuổi lợn nghiên cứu tại 3<br />
tỉnh được chia thành 5 lứa tuổi: nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, lớn hơn 2-4 tháng<br />
tuổi, lớn hơn 4-6 tháng tuổi, lớn hơn 6-8 tháng tuổi và lớn hơn 8 tháng tuổi.<br />
3.5.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm giun tròn ký sinh ở<br />
đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp Fullerborn để xét nghiệm mẫu phân lợn tìm trứng giun<br />
tròn. Đánh giá cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master. Xác định tỷ lệ nhiễm<br />
giun bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa. Đánh giá cường độ<br />
nhiễm giun/lợn tròn bằng trị số min (nhỏ nhất) và trị số max (lớn nhất)<br />
3.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại vùng<br />
nghiên cứu<br />
3.5.4.1. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày<br />
trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm<br />
Thu thập trứn giun dạ dày bằng phương pháp mổ tử cung giun cái trưởng thành<br />
từ các mẫu giun thu được trong quá trình mổ khám lợn. Đếm trứng giun bằng phương<br />
pháp tự tạo. Nôi trứng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí<br />
nghiệm. Quan sát sự phát triển của trứng giun qua sự phát triển của tế bào phôi trứng<br />
dưới kính hiển vi quang học. Theo dõi tới khi trứng phát triển thành ấu trùng trong<br />
thời gian nuôi. Đo kích thước trứng và ấu trùng giun dạ dày bằng trắc vi thị kính.<br />
3.5.4.2. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày<br />
trong môi trường pH khác nhau<br />
Dùng 8 đĩa petri trong đó 2 đĩa chứa sẵn axit axetic có pH=5; 2 đĩa chứa nước cất<br />
có pH=7 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=9 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=11. Cho trứng giun<br />
dạ dày vào nuôi, mỗi đĩa 60 trứng để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hàng ngày kiểm tra,<br />
theo dõi sự phát triển của tế bào phôi trong trứng và quá trình hình thành ấu trùng giun.<br />
Ghi chép, chụp ảnh mô tả sự thay đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi.<br />
3.5.4.3. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày<br />
trong môi trường hóa chất thông dụng<br />
Dùng 6 đĩa petri chứa sẵn dung dịch hóa chất, trong đó 2 đĩa chứa Nacl, nồng<br />
độ 5% và 10%; 2 đĩa chứa NaOH, nồng độ 5% và 10%, và 2 đĩa chứa Ca (OH)2, nồng<br />
độ 5% và 10%. Đưa trứng giun dạ dày vào nuôi, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm.<br />
Hàng ngày theo dõi sự biến đổi về hình thái, kích thước, màu sắc của trứng, sự biến<br />
đổi tế bào phôi và ấu trùng trong trứng...<br />
<br />
5<br />
3.5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu bệnh học của lợn bị nhiễm giun dạ dày.<br />
Chúng tôi tiến hành mổ khám 20 lợn nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800<br />
trứng/gam phân bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa của Skrjabin<br />
(1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Quan sát những biến đổi về<br />
bệnh tích đại thể ở các cơ quan như: gan, phổi, thực quản, dạ dày, nơi ấu trùng di<br />
hành và vị trí ký sinh của giun trưởng thành. Ghi chép các thông tin về bệnh tích,<br />
chụp ảnh và mô tả.<br />
Chọn 9 lợn bị nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, mổ<br />
khám để nghiên cứu bênh tích vi thể. Thu thập bệnh phẩm từ những vùng bệnh tích<br />
điện hình ở niêm mạc dạ dày có giun ký sinh. Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch<br />
formon 10%. Làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc Parafin, nhuộm tiêu bản<br />
bằng Hematoxilin – Eosin (HE)<br />
Tiến hành xét nghiệm máu của 18 lợn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Trong đó 9 lợn bị<br />
nhiễm giun dạ dày có cường độ nhiễm từ 500-800 trứng/gam phân và 9 lợn khỏe<br />
mạnh được xác định không bị nhiễm giun, sán và không bị mắc bệnh khác. Mẫu máu<br />
dùng cho xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học phải được lấy vào buổi sáng trước khi<br />
cho lợn ăn. Các chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun dạ dày được xác định bằng<br />
máy đo huyết học tự động CD - 3700.<br />
3.5.6. Phƣơng pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn<br />
* Xác định hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ<br />
dày ở lợn<br />
- Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn<br />
trên diện hẹp<br />
- Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn<br />
trên diện rộng<br />
* Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn<br />
- Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn tại huyện Võ Nhai<br />
tỉnh Thái Nguyên<br />
+ Lô thử nghiệm áp dụng biện pháp phòng trị bệnh: dùng thuốc tẩy giun dạ dày<br />
cho lợn. Chuồng trại được quét dọn và cọ rửa thường xuyên. Lợn phải được nuôi nhốt<br />
chuồng.<br />
+ Lô đối chứng thì ngược lại không áp dụng các biện pháp phòng trị trên.<br />
+ Bố trí thư nghiệm trong 3 tháng. Sau 3 tháng thử nghiệm đánh giá hiệu quả<br />
của biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày bằng phương pháp định lượng số<br />
trứng/gam phân của lô thử nghiệm và lô đối chứng.<br />
* Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của<br />
trứng giun dạ dày lợn<br />
* Kết quả biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí<br />
* Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong đống phân ủ hiếu khí<br />
* Sức sống của trứng giun dạ dày sau khi lưu giữ trong đống phân ủ hiếu khí<br />
<br />
6<br />
* Đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa<br />
cho lợn<br />
3.5.7. Xử lý số liệu<br />
- Các số liệu của đề tài đươc xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm<br />
MINITAB 14.0<br />
So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại các điạ điểm nghiên cứu, tỷ lệ<br />
nhiễm theo vùng địa hình, mùa vụ, phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh bằng phép<br />
thử χ2 (Chi-Square Test). So sánh các chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun dạ dày<br />
và lợn không bị nhiễm giun dạ dày bằng phép thử t (Student test).<br />
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1. THÀNH PHẦN LOÀI, TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM TRÕN KÝ SINH<br />
Ở ĐƢỜNG TIÊU HÓA CỦA LỢN NUÔI TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC<br />
4.1.1. Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh ba tỉnh<br />
nghiên cứu<br />
Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn và thu thập giun tròn đường tiêu hóa<br />
của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên để xác định thành phần loài<br />
(bảng 4.1).<br />
Bảng 4.1. Những loài giun tròn tìm thấy ở đường tiêu hóa của lợn tại vùng<br />
nghiên cứu<br />
Phân bố<br />
Nơi ký<br />
TT Tên giun tròn Cao Bắc Thái<br />
sinh<br />
Bằng Kạn Nguyên<br />
1 Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925) Dạ dày + + +<br />
2 Ascaris suum (Goeze, 1872) Ruột non + + +<br />
3 Trichocephalus suis (Schranh, 1788) Ruột già + + +<br />
4 Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930) Ruột non + + +<br />
5 Oesophagostomum dentatum (Rodolphi, 1803) Ruột già + + +<br />
Tổng số loài phát hiện 5 5 5<br />
Ghi chú: (+) có phát hiện.<br />
Lợn nuôi tại vùng nghiên cứu đều thấy nhiễm 5 loài giun tròn đường tiêu hóa<br />
là Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Oesophagostomum dentatum, Ascaris<br />
suum và Gnathostoma doloresi. Trong đó loài G. doloresi lần đầu tiên mới được phát<br />
hiện tại vùng nghiên cứu.<br />
4.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh<br />
nghiên cứu<br />
4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm<br />
qua mổ khám<br />
Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại vùng nghiên<br />
cứu để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn (bảng 4.2).<br />
- Về tỷ lệ nhiễm: lợn ở 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu<br />
hóa khá cao, tỷ lệ nhiễm chung là 71,67%, dao động từ 69,72 - 73,06%.<br />
<br />
<br />
7<br />
- Về cường độ nhiễm: lợn ở ba tỉnh có cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu<br />
hóa từ 1 - 98 giun/lợn.<br />
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn<br />
tại các địa điểm qua mổ khám<br />
Địa phƣơng Số lợn mổ Số lợn Tỷ lệ Cƣờng độ nhiễm số<br />
(tỉnh) khám (con) nhiễm (con) nhiễm (%) giun/lợn từ min - max<br />
Cao Bằng 360 260 72,22 1 - 88<br />
Bắc Kạn 360 263 73,06 1 - 95<br />
Thái Nguyên 360 251 69,72 1 - 98<br />
Tính chung 1080 774 71,67 1 - 98<br />
Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn<br />
đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu gần tương tự nhau. Sự sai khác giữa các<br />
tỉnh là không rõ rệt (p > 0,05).<br />
4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài tại các<br />
địa điểm qua mổ khám<br />
Từ kết quả mổ khám 1080 lợn tại một số địa phương của ba tỉnh nghiên cứu,<br />
chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm theo loài giun tròn (bảng 4.3).<br />
- Về tỷ lệ nhiễm: tỷ lệ nhiễm chung của các loài giun tròn giao động từ 17,69<br />
đến 39,17%. Trong đó loài A.suum nhiễm cao nhất (39,17%) và thấp nhất là<br />
G. doloresi (17,69%).<br />
- Về cường độ nhiễm: loài T. suis cường độ nặng nhất, dao động từ 5 - 98<br />
giun/lợn và cường độ nhẹ nhất là A. suum dao động từ 1-10 giun/lợn<br />
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài<br />
giun tại vùng nghiên cứu qua mổ khám<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Cao Bằng (n= 360) Bắc Kạn (n= 360) Thái Nguyên (n= 360) Tỷ lệ<br />
Cƣờng Cƣờng Cƣờng nhiễm<br />
Số lợn Tỷ lệ Số lợn Tỷ lệ Số lợn Tỷ lệ<br />
Tên độ độ độ chung<br />
nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm<br />
giun tròn (min - (min - (min – (%)<br />
(con) (%) (con) (%) (con) (%)<br />
max) max) max)<br />
T. suis 109 30,28 3 - 95 120 33,33 5 - 88 123 34,17 6 - 98 32,59<br />
S. ransomi 110 30,56 7 - 86 116 32,22 6 - 64 134 37,22 3 - 96 33,33<br />
O. dentatum 132 36,67 3 - 75 135 37,50 3 - 69 126 35,00 4 - 85 36,39<br />
A. suum 140 38,89 2 - 15 164 45,56 3 - 19 119 33,06 1 - 10 39,17<br />
G. doloresi 51 14,16 3 - 23 77 21,39 4 - 27 63 17,50 2 - 12 17,69<br />
Chú thích: n là số con nghiên cứu<br />
4.1.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm<br />
qua xét nghiệm phân<br />
Qua xét nghiệm phân của 9936 lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu, có 7007 lợn nhiễm<br />
giun tròn đường tiêu hóa (bảng 4.4).<br />
- Về tỷ lệ nhiễm chung tôi thấy, tỷ lệ nhiễm chung giun tròn đường tiêu hóa<br />
của ba tỉnh là 70,52%. Trong đó: ở tỉnh Bắc Kạn lợn nhiễm 72,64%; ở tỉnh Cao Bằng<br />
là 70,77% và ở tỉnh Thái Nguyên 68,15%.<br />
<br />
8<br />
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn<br />
tại vùng nghiên cứu qua xét nghiệm phân<br />
Cƣờng độ nhiễm<br />
Số lợn Số lợn Tỷ lệ<br />
Địa phƣơng ≤500<br />
>800 -<br />
kiểm tra nhiễm nhiễm >500 - 800 >1000<br />
(tỉnh) 1000<br />
(con) (con) (%)<br />
n % n % n % n %<br />
Cao Bằng 3312 2344 70,77 969 41,34 1100 46,93 199 8,49 76 3,24<br />
Bắc Kạn 3312 2406 72,64 824 34,25 828 34,41 490 20,37 264 10,97<br />
Thái Nguyên 3312 2257 68,15 966 42,80 897 39,74 294 13,03 100 4,43<br />
Tính chung 9936 7007 70,52 2759 39,37 2825 40,32 983 14,03 440 6,28<br />
- Về cường độ nhiễm chúng tôi thấy, lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu nhiễm giun tròn<br />
đường tiêu hóa ở 4 cường độ từ nhẹ đến rất nặng. Trong đó lợn nhiễm ở cường độ<br />
trung bình tỷ lệ nhiễm chung chiếm cao nhất 40,32% biến động từ 34,41-46,93%; ở<br />
cường độ nhẹ tỷ lệ nhiễm là chung 39,37% biến động từ 34,25-42,80%; ở cường độ<br />
nặng tỷ lệ nhiễm là chung là 14,03% biến động từ 8,49-20,37% và rất nặng chiếm tỷ<br />
lệ chung rất thấp 6,28% biến động từ 3,24-10,97%.<br />
4.1.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo loài tại các<br />
địa điểm qua xét nghiệm phân<br />
Từ kết quả xét nghiệm phân lợn tại một số địa phương của ba tỉnh nghiên cứu,<br />
chúng tôi tiến hành xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo<br />
loài (bảng 4.5).<br />
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo loài<br />
giun tại các địa điểm qua xét nghiện phân<br />
Địa Tên loài Số Số Tỷ lệ Cƣờng độ nhiễm<br />
phƣơn giun lợn lợn nhiễ ≤ 500 > 500 - 800 > 800 - > 1000<br />
g (tỉnh) kiểm nhiễ m 1000<br />
tra m (%) n % n % n % n %<br />
(con) (con<br />
Cao T.suis 953 28,77 374 39,24 520 54,56 47 4,93 12 1,26<br />
Bằng S.rasomi 3312 957 28,89 498 52,04 434 45,35 19 1,99 6 0,63<br />
O.detatum 1134 34,24 510 44,97 583 51,41 29 2,56 12 1,06<br />
A.suum 1247 37,65 610 48,92 528 42,34 75 6,01 34 2,73<br />
G.doloresi 620 18,72 350 56,45 229 36,94 29 4,68 12 1,94<br />
Bắc T.suis 961 29,02 432 44,95 461 47,97 42 4,37 26 2,71<br />
Kạn S.rasomi 3312 1027 31,01 408 39,73 496 48,30 87 8,47 36 3,51<br />
O.detatum 1198 36,17 435 36,31 528 44,07 157 13,11 78 6,51<br />
A.suum 1472 44,44 604 41,03 696 47,28 105 7,13 67 4,55<br />
G.doloresi 682 20,59 358 52,49 168 24,63 99 14,52 57 8,36<br />
Thái T.suis 1102 33,27 549 49,82 450 40,83 86 7,80 17 1,54<br />
Nguyê S.rasomi 3312 1193 36,02 612 51,30 475 39,82 65 5,45 41 3,44<br />
n O.detatum 1093 33,00 465 42,54 524 47,94 75 6,86 29 2,65<br />
A.suum 1024 30,92 495 48,34 468 45,70 54 5,27 7 0,68<br />
G.doloresi 561 16,94 358 63,81 183 32,62 14 2,50 6 1,07<br />
Chú thích: n là số con nghiên cứu<br />
<br />
<br />
9<br />
Kết quả xét nghiệm 9936 mẫu phân lợn các lứa tuổi tại ba tỉnh nghiên cứu đã<br />
phát hiện 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn là T.suis, S.ransomi,<br />
O.dentatum, A.suum và G. doloresi.<br />
Ở tỉnh Cao Bằng tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cao nhất là loài<br />
A.suum 37,65%, nhiễm thấp nhất là G. doloresi 18,72%. Tỉnh Bắc Kạn nhiễm cao<br />
nhất là A.suum 44,44%, nhiễm thấp nhất là G.doloresi 20,59%. Tỉnh Thái Nguyên<br />
nhiễm cao nhất là S.ransomi 36,02%, nhiễm thấp nhất là G.doloresi 16,94%.<br />
4.1.2.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo tuổi<br />
Lợn nuôi tại 3 tỉnh nghiên cứu ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm các loài<br />
giun tròn đường tiêu hóa khác nhau (bảng 4.6).<br />
Bảng 4.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo tuổi lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu<br />
Tuổi lợn Số lợn Tỷ lệ nhiễm theo loài giun tròn<br />
(tháng) kiểm T.suis S.ransomi O.dentatum A.suum G.doloresi<br />
tra<br />
n % n % n % n % n %<br />
(con)<br />
≤2 1987 527 26,52 1117 56,22 254 12,78 781 39,31 0 0<br />
>2 - 4 1989 914 45,95 911 45,80 398 20,01 960 48,27 205 10,31<br />
>4 - 6 1987 697 35,08 690 34,73 699 35,18 808 40,66 375 18,87<br />
>6 - 8 1987 469 23,60 325 16,36 996 50,13 699 35,18 515 25,92<br />
>8 1986 409 20,59 134 6,75 1078 54,28 495 24,92 768 38,67<br />
Tính<br />
chung 9936 3016 30,35 3177 31,97 3425 34,47 3743 37,67 1863 18,75<br />
Chú thích: n là số con nhiễm, % tỷ lệ nhiễm<br />
Lợn ≤2 tháng tuổi nhiễm loài S.ransomi cao nhất 56,22% và loài O.dentatum<br />
nhiễm thấp nhất 12,78%, loài G.doloresi chưa thấy nhiễm.<br />
Lợn >2-4 thán tuổi nhiễm loài A.suum cao nhất 48,27% và thấp nhất là<br />
G.doloresi: 10,31%<br />
Lợn >4-6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài A.suum 40,66% và nhiễm thấp<br />
nhất là loài G.doloresi 18,87%.<br />
Lợn >6-8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là loài O.dentatum 50,13% và nhiễm<br />
thấp nhất là loài S.ransomi 16,36%.<br />
Lợn >8 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm cao nhất là O.dentatum 54,28%; tỷ lệ nhiễm thấp<br />
nhất là loài S.ransomi 6,75%.<br />
4.1.2.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo địa hình<br />
Xác định những biến động về tỷ lệ nhiễm theo vùng địa hình, qua mổ khám<br />
1080 lợn và xét nghiệm 9936 mẫu phân lợn tại vùng nghiên cứu (bảng 4.7).<br />
Tại 3 tỉnh nghiên cứu, lợn nuôi ở vùng núi cao nhiễm giun tròn đường tiêu hóa<br />
cao nhất 90,28% qua mổ khám và 88,74 % qua xét nghiệm phân ; đứng thứ hai vùng<br />
bán sơn địa 73,06% qua mổ khám và 72,76% qua xét nghiệm phân và thấp nhất là<br />
vùng đồng bằng là 51,67% qua mổ khám và 50,52% qua xét nghiệm phân. Như vậy,<br />
tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tăng dần theo địa hình, sự khác biệt về<br />
tỷ lệ nhiễm có ý nghĩa thống kê (P< 0,01).<br />
<br />
10<br />
Bảng 4.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo địa hình khác nhau<br />
Qua mổ khám Qua xét nghiệm phân<br />
Số lợn Số lợn Tỷ lệ Số lợn Số lợn Tỷ lệ<br />
Vùng địa hình<br />
mổ khám nhiễm nhiễm kiểm tra nhiễm nhiễm<br />
(con) (con) (%) (con) (con) (%)<br />
Vùng đồng bằng 360 186 51,67 3387 1711 50,52<br />
Vùng bán sơn địa 360 263 73,06 3227 2348 72,76<br />
Vùng núi cao 360 325 90,28 3322 2948 88,74<br />
Tính chung 1080 774 71,67 9936 7007 70,52<br />
4.1.2.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo mùa vụ<br />
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa theo mùa vụ nhằm tạo cơ<br />
sở khoa học cho biện pháp phòng bệnh có trọng tâm, chúng tôi nghiên cứu nghiên<br />
cứu từ 2010 đến 2013 (bảng 4.8).<br />
Bảng 4.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn theo mùa vụ<br />
Mổ khám Xét nghiệm phân<br />
Số lợn Số lợn Tỷ lệ Số lợn Số lợn Tỷ lệ<br />
Năm Mùa vụ<br />
mổ khám nhiễm nhiễm kiểm tra nhiễm nhiễm<br />
(con) (con) (%) (con) (con) (%)<br />
2010 Xuân - Hè 135 107 79.26 1244 982 78.94<br />
Thu - Đông 135 87 64.44 1244 784 63.02<br />
2011 Xuân - Hè 138 112 81.16 1247 1005 80.59<br />
Thu - Đông 138 90 65.22 1247 809 64.88<br />
2012 Xuân - Hè 133 106 79.70 1240 962 77.58<br />
Thu - Đông 133 83 62.41 1240 758 61.13<br />
2013 Xuân - Hè 134 104 77.61 1237 954 77.12<br />
Thu - Đông 134 85 63.43 1237 753 60.87<br />
Tính Xuân - Hè 540 429 79.44 4968 3903 78.56<br />
chung Thu - Đông 540 345 63.89 4968 3104 62.48<br />
Ở vụ Xuân - Hè tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn cao hơn so với vụ<br />
Thu - Đông kể cả phương pháp mổ khám cũng như phương pháp xét nghiệm phân.<br />
Tỷ lệ nhiễm chung vụ Xuân - Hè 79,44% qua mổ khám và 78,56% qua xét nghiệm<br />
phân . Ở vụ Thu - Đông tỷ lệ nhiễm là 63,89% qua mổ khám và 62,48% qua xét<br />
nghiệm phân, sự sai khác về tỷ lệ nhiễm giữa hai vụ có ý nghĩa thống kê (P < 0,001).<br />
4.1.2.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn theo phương thức nuôi<br />
Để xác định được phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ<br />
nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn chúng tôi đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun tròn<br />
đường tiêu hóa của lợn theo ba phương thức (bảng 4.9).<br />
Kết quả mổ khám và xét nghiệm phân lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu cho thấy, lợn<br />
thả rông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa cao nhất là 99,44% qua mổ khám và<br />
98,38% qua xét nghiệm phân. Nhiễm thấp hơn là lơn nuôi bán chăn thả tỷ lệ nhiễm<br />
73,61% qua mổ khám và 72,73% qua xét nghiệm phân và nhiễm thấp nhất là nuôi nhốt<br />
hoàn toàn 41,94% qua mổ khám và 41,06% qua xét nghiệm phân. Sự sai khác về tỷ lệ<br />
nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn giữa ba phương thức nuôi rất rõ rệt (P 0,05<br />
Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3 máu) 20,04 ± 0,13 25,60 ± 0,10 P> 0,05<br />
Hàm lượng huyết sắc tố (g%) 11,58 ± 0,11 9,94 ± 0,09 P> 0,05<br />
Số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố của lợn nhiễm G.doloresi lần<br />
lượt là 4,52 triệu/mm3máu và 9,94g% giảm so với lô lợn không nhiễm G.doloresi là<br />
<br />
15<br />
5,22 triệu/mm3 máu và 11,58 g%. Sự thay đổi này là chưa rõ rệt (P> 0,05).<br />
Số lượng bạch cầu ở lô lợn nhiễm G. doloresi là 25,60 nghìn/mm3 máu, có<br />
tăng so với số lượng bạch cầu ở lô lợn không nhiễm G. doloresi là 20,04 nghìn/mm3<br />
máu. Như vậy, số lượng bạch cầu của lô lợn bị nhiễm G. doloresi cao hơn so với số<br />
lượng bạch cầu của lô lợn không nhiễm G. doloresi, nhưng sự thay đổi này là chưa rõ<br />
rệt (P> 0.05).<br />
4.3.3.2. Công thức bạch cầu của lợn không bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi và lợn<br />
bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi<br />
Lô lợn nhiễm G. doloresi có sự thay đổi công thức bạch cầu so với lô lợn<br />
không nhiễm G. doloresi như: Bạch cầu trung tính của lô lợn nhiễm G. doloresi là<br />
31,04% giảm so với lô lợn không nhiễm G. doloresi là 40,36%. Bạch cầu ái toan của<br />
lô lợn nhiễm G. doloresi lô là 11,59%, tăng so với lô lợn không nhiễm G. doloresi là<br />
4,08%. Bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu của lô lợn nhiễm G.<br />
doloresi và lô lợn không nhiễm G. doloresi ít thay đổi (bảng 4.17).<br />
Bảng 4.17. So sánh công thức bạch cầu của lợn không bị nhiễm giun dạ dày<br />
G. doloresi và lợn bị nhiễm giun dạ dày G. doloresi<br />
Công thức Lợn không nhiễm Lợn bị nhiễm<br />
bạch cầu G.doloresi G.doloresi Mức ý nghĩa<br />
(p)<br />
( X ± mx ) % ( X ± mx ) %<br />
* Số lợn nghiên cứu 9 9<br />
Trung tính 40,36 ± 0,19 31,04 ± 0,17 P> 0,05<br />
Ái toan 4,08 ± 0,13 11,59 ± 0,11 P> 0,05<br />
Ái kiềm 1,41± 0,12 1,46 ± 0,13 P> 0,05<br />
Lâm ba cầu 48,64 ± 0,26 51,78 ± 0,17 P> 0,05<br />
Đơn nhân lớn 3,04 ± 0,11 3,32 ± 0,09 P> 0,05<br />
4.4. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ BỆNH GIUN DẠ DÀY LỢN G.<br />
DOLORESI<br />
4.4.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày<br />
G. doloresi ở lợn<br />
4.4.1.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày<br />
G. doloresi của lợn trên diện hẹp<br />
Hiệu lực tẩy của 3 loại thuốc được trình bày tại bảng 4.18. Năm lợn dùng thuốc<br />
ivermectin 25%, số giun ra theo phân lợn 104 giun, số giun thu được khi mổ khám là<br />
3 giun, tổng số giun thu được là 107 giun; 5 lợn dùng thuốc levamisole 7,5%, số giun<br />
ra theo phân là 81 giun, số giun thu được khi mổ khám là không, tổng số giun thu<br />
được là 81 giun. 5 lợn dùng mebendazole 10%, số giun ra theo phân là 75 giun, số<br />
giun thu được khi mổ khám 6 giun, tổng số giun thu được là 81 giun. Ở lô đối chứng<br />
không sự dụng thuốc tẩy, số giun ra theo phân không có, số giun thu được khi mổ<br />
<br />
16<br />
khám 102 giun, tổng số giun thu được 102 giun. Như vậy ta có thể đánh giá được ba<br />
loại thuốc tẩy có hiệu lực rất tốt đối với lợn thử nghiệm so với lợn đối chứng thông qua<br />
kết quả thu thập xác giun ra theo phân và mổ khám lợn thu thập giun ở trong dạ dày.<br />
Bảng 4.18. Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc điều trị bệnh giun dạ dày G. doloresi<br />
của lợn trên diện hẹp<br />
Số giun Số giun<br />
Số hiệu Tổng số Đƣờng<br />
Thuốc và liều ra theo thu đƣợc<br />
Số lô lợn dùng giun/lợn đƣa<br />
lƣợng phân khi mổ<br />
thuốc (con thuốc<br />
(con khám (con<br />
A1 19 0 19<br />
A2 25 2 27<br />
Lô thử Ivermectin Tiêm<br />
A3 22 0 22<br />
nghiệm 1 (0,3mg/ kgTT) bắp<br />
A4 20 1 21<br />
A5 18 0 18<br />
Tổng 104 3 107<br />
B1 17 0 17<br />
B2 21 0 21<br />
Lô thử Levamisole Tiêm<br />
B3 15 0 15<br />
nghiệm 2 (7,5mg/kgTT) bắp<br />
B4 16 0 16<br />
B5 12 0 12<br />
Tổng 81 0 81<br />
C1 21 0 21<br />
C2 20 4 24<br />
Lô thử Mebendazole Trộn<br />
C3 14 2 16<br />
nghiệm 3 (30mg/kgTT/ngày) thức ăn<br />
C4 11 0 11<br />
C5 9 0 9<br />
Tổng 75 6 81<br />
D1 0 22 22<br />
D2 0 25 25<br />
Lô đối Không<br />
D3 Không dùng thuốc 0 18 18<br />
chứng có<br />
D4 0 20 20<br />
D5 0 17 17<br />
Tổng 0 102 102<br />
4.4.1.2. Hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày<br />
G. doloresi ở lợn trên diện rộng<br />
Từ kết quả thử nghiệm về hiệu lực và độ an toàn của 3 thuốc trên diện hẹp,<br />
chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 3 loại thuốc này trên diện rộng (bảng 4.19).<br />
Thuốc levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kg thể trọng có hiệu tẩy đạt 100%. Thuốc<br />
ivermectin 25%, liều 0,3mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy đạt 97,14%. Thuốc<br />
mebendazol 10%, liều 30mg/kg thể trọng có hiệu lực tẩy đạt 92,23%.<br />
<br />
<br />
17<br />
Bảng 4.19. Kết quả thử nghiệm 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày<br />
G. doloresi của lợn