Luận án tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay
lượt xem 12
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông, về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ THUỲ DƯƠNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HÀ THỊ THUỲ DƯƠNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62.22.03.02 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. Lê Hữu Nghĩa 2. TS. Trần Sỹ Dương HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Hà Thị Thùy Dương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, về tâm lý tiểu nông trên phương diện lý luận.....................................................................................6 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Việt Nam hiện nay .................16 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở nước ta hiện nay ............................................................................................................23 1.4. Những giá trị của các công trình được tổng quan và những vấn đề cần đặt ra cho tác giả luận án cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết ..........................29 CHƯƠNG 2: TÂM LÝ TIỂU NÔNG VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN .............................................................33 2.1. Một số vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông .........................................................33 2.2. Một số vấn đề lý luận về thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay .........50 2.3. Phương thức tác động và sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở..................................64 CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐẾN THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ...................................................79 3.1. Thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ........................................................................79 3.2. Nguyên nhân của thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở ........................................................................103 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ TIỂU NÔNG ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ VIỆT NAM HIỆN NAY ..............................................114 4.1. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - cơ sở vật chất để hạn chế, xoá bỏ những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông ....................114
- 4.2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trình độ, nhận thức, văn hóa của nhân dân....................................................................122 4.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong đó có pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ..................................133 4.4. Hoàn thiện công tác cán bộ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất ......................................................139 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ ..................................................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta, dân chủ đã được xác định là một trong hệ mục tiêu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đến đại hội lần thứ XI, hệ mục tiêu đổi mới của Việt Nam được Đảng ta xác định là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, như vậy dân chủ đã được đặt lên trước mục tiêu công bằng. Điều này thể hiện sự phát triển nhận thức của Đảng về dân chủ, dân chủ là mục tiêu, là yếu tố thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, dân chủ còn được xác định là động lực của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, dân chủ có trở thành động lực thực sự cho sự phát triển đất nước hay không, bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, là chế độ của dân, do dân và vì dân có được thể hiện hay không tùy thuộc vào mức độ dân chủ hóa, mức độ thực hành dân chủ trong đời sống xã hội. Trong đó, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng và đòi hỏi cấp bách nhất trong quá trình dân chủ hóa, xây dựng và hoàn hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu như tại cơ sở, nhân dân chưa được thực sự làm chủ thì khó có thể nói làm chủ ở những cấp cao hơn, phạm vi rộng hơn. V.I.Lênin đã từng khẳng định không phải chúng ta tuyên bố dân chủ, ra sắc lệnh dân chủ là có dân chủ trong thực tế. Việc biến các giá trị dân chủ trở thành hiện thực cuộc sống là một quá trình lâu dài, phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như sự hoàn thiện của cơ chế, pháp luật dân chủ, trình độ, ý thức làm chủ của người dân và năng lực, thái độ tôn trọng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức… [210]. Với đặc điểm của một nước nông nghiệp lạc hậu bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội như ở nước ta thì việc hiện thực hóa các giá trị dân chủ trong thực tiễn đời sống là vô cùng khó khăn. Những thách thức ấy không chỉ xuất phát từ chỗ người dân và cán bộ chưa được đào luyện, trưởng thành trong nền dân chủ tư sản mà còn bị ảnh hưởng bởi những tàn dư về tư tưởng, tâm lý của xã hội phong kiến, xã hội tiểu nông trước đây. Để thực hiện dân chủ nói chung, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói riêng, điều quan trọng là phải nhận diện rõ những rào cản đối với việc thực hiện dân
- 2 chủ, trong đó một trở lực rất đáng quan tâm chính là tâm lý tiểu nông. Như tác giả Hoàng Chí Bảo từng khẳng định: ...muốn thực hiện được vai trò và tác dụng tích cực của dân chủ đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội thì phải thường xuyên phát hiện và tháo gỡ những rào cản dân chủ, xoá bỏ những phản dân chủ trong xã hội cả những biểu hiện hữu hình có thể cảm nhận được trong thể chế, trong bộ máy và con người lẫn những biểu hiện vô hình trong tâm ý, ý thức, lối sống phong tục, tập quán lạc hậu có trong đời sống hàng ngày của cá nhân và cộng đồng [9, tr.13]. Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của thực hiện dân chủ ở cơ sở với xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị 30 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và đặc biệt là sự ra đời của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Người dân đã có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền làm chủ của mình. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở nặng nề hơn so với các cấp cao hơn. Một phần, do trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, hình thức dân chủ trực tiếp được phát huy tối đa với sự tham gia của đông đảo người dân, vì vậy đối tượng tham gia thực hiện dân chủ ở diện rộng. Một phần khác, do cán bộ ở cơ sở đều là những người quen biết, họ hàng, không hề xa lạ với người dân nên họ không chỉ bị tác động bởi những quy định của luật pháp mà còn bị chi phối bởi các mối quan hệ phi quan phương khác. Người dân và cán bộ ở cơ sở, đa số là ở các xã (Việt Nam có hơn 11.000 xã, phường, thị trấn thì đến hơn 8000 xã), hoạt động của nhiều người dân vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, do đó những tàn dư của tâm lý tiểu nông ở bộ phận này nặng nề hơn so với các tầng lớp khác. Vì vậy, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ thì trước hết phải quan tâm đến cấp cơ sở, cấp xã. Thời gian qua, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị định và pháp lệnh dân chủ ở xã, phường thị trấn trong thực tế, quyền dân chủ của người dân trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã được khẳng định ngày càng tốt hơn. Thông qua đó, ý thức, năng lực làm chủ của người dân được nâng lên, thái độ, tác phong, tinh
- 3 thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dân chủ ở các xã vẫn còn những bất cập, tình trạng dân chủ hình thức, độc đoán chuyên quyền vẫn còn tồn tại ở không ít nơi, một bộ phận người dân cũng chưa tích cực, chủ động hưởng quyền dân chủ của mình, hoặc thực hiện nhưng không hướng đến lợi ích chung của cộng đồng… Những hạn chế trong chất lượng thực hiện dân chủ ở cơ sở có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một phần xuất phát từ chính tâm lý tiểu nông đã ăn sâu vào trong suy nghĩ và hành động của cán bộ và người dân ở cơ sở. Vì vậy, việc nhận diện rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nước ta là rất cần thiết để chúng ta có những biện pháp chủ động ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông, góp phần thiết thực vào việc đẩy mạnh thực hành dân chủ ở nước ta, đưa dân chủ thực sự trở thành động lực để phát triển đất nước và hiện thực hóa các mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông, về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, luận án đề xuất một số giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án; Làm rõ những vấn đề lý luận về tâm lý tiểu nông và thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay; phân tích sự cần thiết phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, phương thức tác động của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Phân tích thực trạng ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân của thực trạng đó.
- 4 - Đề xuất một số giải pháp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là việc thực hiện dân chủ của nhân dân và cán bộ ở các xã. Nội dung của việc thực hiện dân chủ ở các xã cũng được khảo sát trên cơ sở nội dung của pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Phạm vi không gian: các xã trong phạm vi không gian lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi thời gian: từ năm 2007 (khi có Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn) đến nay. 4. Những đóng góp mới của luận án - Những vấn đề về tâm lý tiểu nông, về thực hiện dân chủ ở cơ sở đã đươc nhiều công trình bàn tới nhưng những phương thức tác động của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là thông qua phong tục tập quán và giáo dục gia đình là nội dung mà chưa công trình nào đề cập tới và sẽ được làm rõ trong luận án. - Nhận diện và chỉ rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam hiện nay ở cả người dân và cán bộ cơ sở, đánh giá mức độ tác động của tâm lý này trong thực hiện 4 nhóm quyền cơ bản của người dân là quyền được biết, quyền được tham gia ý kiến, quyền biểu quyết, quyết định và quyền kiểm tra, giám sát. - Đề xuất được một số giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó đặc biệt là giải pháp xoá bỏ dần phương thức tác động của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ qua đó nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh đó, giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã có một số công trình nói tới, nhưng hoàn thiện hệ
- 5 thống pháp luật về dân chủ ở cơ sở nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở là những đóng góp mới, chưa được đề cập ở các công trình trước. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về thực hành dân chủ., về ý thức xã hội, ý thức nông dân… 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia… 6. Ý nghĩa của luận án - Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, pháp luật về phát huy dân chủ cơ sở, hạn chế ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. - Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng như nhân dân trong quá trình thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chính trị, trường đại học, cao đẳng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án của nghiên cứu sinh, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án chia làm 4 chương 13 tiết.
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ, VỀ TÂM LÝ TIỂU NÔNG TRÊN PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở trên phương diện lý luận Về những công trình nghiên cứu ở nước ngoài: vấn đề dân chủ ở cơ sở cũng là một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ, được nhiều nước quan tâm. Đặc biệt, quá trình thực hiện dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và cũng được giới khoa học của Trung Quốc nghiên cứu khá sâu sắc ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Trung Quốc, nội dung của dân chủ cơ sở đã được luật hoá bằng các luật và có những nội dung gần giống như ở Việt Nam mặc dù tên gọi có khác. Vương Đổng trong Xây dựng dân chủ cơ sở trong 30 năm cải cách mở cửa [59] cho rằng, từ cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc từng bước thiết lập nên hệ thống tự trị dân chủ ở cơ sở với nội dung chủ yếu là Ủy bản thôn dân ở nông thôn, Ủy ban cư dân ở đô thị và Đại hội đại biểu người lao động ở các doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của dân chủ cơ sở ở Trung Quốc chính là bầu cử dân chủ, quản lý dân chủ, quyết sách dân chủ, giám sát dân chủ. Bầu cử dân chủ người dân trực tiếp bầu ra uỷ ban dân thôn đại diện cho họ trong thực hiện quyền tự trị ở thôn. Quản lý dân chủ nghĩa là người dân được biết và cùng nhau quản lý những vấn đề lớn trong phạm vi thôn. Quyết sách dân chủ là những chính sách lớn thực hiện ở thôn đều phải có sự bàn bạc, biểu quyết của nhân dân và giám sát dân chủ là người dân được tham gia vào quá trình giám sát các hoạt động diễn ra ở thôn. Nội dung những quyền này của người dân cũng đã được thể chế hoá ở Việt Nam. Nghiên cứu về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng được nhiều học giả Trung Quốc chỉ ra. Các tác giả cũng tiếp cận vai trò, ý nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, vai trò của dân chủ đối với việc xây dựng chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc cũng như thực hiện các mục tiêu ở Trung Quốc như xây dựng xã hội hài hoà… Tác giả Lưu
- 7 Diệp Phong trong bài viết Ý nghĩa của việc tăng cường xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn và một số khó khăn hiện thực [145] khẳng định, xây dựng chính trị dân chủ ở cơ sở lấy tăng cường tự trị thôn dân làm nội dung chủ yếu là một công việc đặc biệt quan trọng trong tiến trình dân chủ hóa ở Trung Quốc, là thực tiễn quan trọng của cải cách thể chế chính trị nông thôn Trung Quốc. Đồng thời chỉ ra một số khó khăn, thách thức trong việc thực hiện tự trị thôn dân ở Trung Quốc hiện nay. Dương Ái Dân trong cuốn sách Nghiên cứu xây dựng dân chủ chính trị ở cơ sở [31] đã phân tích giá trị và ý nghĩa của việc xây dựng dân chủ ở cơ sở trên các phương diện như: xây dựng dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng xã hội hài hòa, xây dựng dân chủ với văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa, chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa với chính trị dân chủ ở cơ sở; Tác giả cũng khẳng định quần chúng nhân dân ở cơ sở là chủ thể dân chủ ở cơ sở. Trương Nông An trong Tự trị thôn dân - con đường tất yếu của xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn Trung Quốc [1] khẳng định tự trị thôn dân là một mắt khâu trong tiến trình cải cách thể chế chính trị Trung Quốc. Thái Đài Hồng trong bài viết Một số suy nghĩ về thúc đẩy xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn [79] cho rằng, xây dựng dân chủ ở cơ sở là một bộ phận quan trọng của xây dựng dân chủ ở Trung Quốc. Thực trạng xây dựng và phát triển dân chủ ở cơ sở trực tiếp ảnh hưởng đến trình độ phát triển và mức độ thực hiện của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng dân chủ cơ sở ở nông thôn là một bộ phận quan trọng của xây dựng dân chủ ở cơ sở. Như vậy, dân chủ cơ sở ở Trung Quốc có những nội dung tương đồng với quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở ở Việt Nam, đồng thời cũng có nhiều sự khác biệt. Ở Trung Quốc, dân chủ ở cơ sở lấy cấp thôn làm điểm xuất phát, trong khi ở Việt Nam là cấp xã. Một sự khác biệt nữa trong dân chủ cơ sở ở Việt Nam và Trung Quốc là ở Trung Quốc, nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm uỷ ban thôn dân (từ 5 đến 7 người), trong khi ở Việt Nam nhân dân trực tiếp bầu và bãi nhiệm trưởng thôn. Về tình hình nghiên cứu ở trong nước: nghiên cứu về dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ ở xã, phường, thị trấn thu hút sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học và những người lành đạo thực tiễn ở nước ta từ năm 1998 đến nay. Các công trình
- 8 này đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở theo nhiều góc độ khác nhau: Những công trình đi sâu nghiên cứu nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở Tác giả Đỗ Quang Tuấn trong bài “Cơ sở lý luận - thực tiễn của phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và mấy vấn đề về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở” [202], đã đề cập những nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong quy chế dân chủ ở cơ sở. Tác giả Đỗ Mười với bài “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [121] cũng chỉ rõ “Quy chế dân chủ ở xã có nội dung chủ yếu là xác định quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở cơ sở, xác định mối quan hệ giữa nhân dân và chính quyền cơ sở”. Tác giả Nguyễn Long Khánh với bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [90] chỉ rõ quan niệm về thực hiện dân chủ ở cơ sở “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thực hiện các quá trình dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội một cách trực tiếp, rộng rãi và liên tục đối với mọi người, đối với mọi giới và mọi lứa tuổi”. Bên cạnh những tác giả tiếp cận nội dung của thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên các nội dung dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra thì tác giả Lê Thi trong bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vấn đề tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà nước” [176] cho rằng, dân chủ ở cơ sở không phải là hình thức mà là một cấp độ của chế độ dân chủ. Nội dung của dân chủ cơ sở thể hiện dưới hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Tiếp cận nội dung của quyền dân chủ ở cơ sở theo phương châm dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra, tác giả Nguyễn Hồng Chuyên trong bài viết “Đổi mới cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã” [27] đã phân tích cụ thể nội dung các quyền dân biết, dân bàn, dân quyết định dân kiểm tra theo pháp luật về dân chủ ở cấp xã là gì và đưa ra những yêu cầu trong thực hiện các nhóm quyền này. Như vậy, tiếp cận về nội dung của thực hiện dân chủ ở cơ sở, các tác giả có nhiều góc độ xem xét khác nhau nhưng đều thống nhất ở các nội dung dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân kiểm tra. Có những tác giả làm rõ mối quan hệ giữa các quyền này, đồng thời một số nhà nghiên cứu cũng đã bước đầu chỉ ra quyền dân chủ
- 9 trực tiếp và dân chủ gián tiếp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những nội dung này sẽ được tác giả luận án kế thừa và phát triển trong phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở. Những công trình nghiên cứu về sự cần thiết, ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở: Về sự cần thiết của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiều nhà khoa học đã có những lí giải của mình. Tác giả Bùi Ngọc Trinh với bài “Để thực hiện dân chủ trực tiếp trên địa bàn làng xã” [196] cho rằng, cần thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở địa bàn làng xã nơi mà mọi người sống khá ổn định, gắn bó về mặt văn hóa, phong tục, tình cảm, gia đình, dòng họ. Tác giả Đỗ Mười với bài “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [121] chỉ ra thêm 2 lí do phải thực hiện dân chủ ở cơ sở đó là xã là địa bàn nhân dân sinh sống, lao động, sản xuất công tác, là địa bàn diễn ra sự tiếp xúc và các mối liên hệ nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân với đảng bộ và chính quyền, cán bộ, công chức. Đồng thời đông đảo nhân dân ở cơ sở có những yêu cầu bức xúc về dân chủ, có những nguyện vọng và lợi ích thiết thân trong đời sống hàng ngày. Trong bài “Thực hiện dân chủ ở xã, mấy vấn đề đặt ra” [138], tác giả Trần Quang Nhiếp cũng giải thích rõ lí do tại sao phải quan tâm thực hiện dân chủ ở xã là do: Xã là nơi có vị trí quan trọng, là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, là địa bàn tổ chức, thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng đông đảo của xã hội. Xã là cộng đồng dân cư mà mọi người gắn bó với nhau bởi những kết cấu chặt chẽ, làng xóm, họ tộc lâu bền trải qua nhiều biến cố lịch sử [138, tr.45] Nói về vai trò của xã đối với việc thực thi, hoàn thiện chính sách của Nhà nước, tác giả cũng khẳng định: Nhân dân ở xã cũng như phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, vừa là người kiểm nghiệm, đánh giá, thẩm định tính chuẩn xác, hiệu lực, hiệu quả của những chủ trương, đường lối, chính sách. Vì thế đây là nơi đưa
- 10 nghị quyết, chính sách vào cuộc sống và ngược lại, thông qua đây thể hiện năng lực và trình độ làm chủ của nhân dân trong mỗi thời kỳ, trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội [138, tr. 45]. Tác giả Nguyễn Huy Quý trong bài “Về dân chủ ở cơ sở” [153] chỉ rõ sự cần thiết phải thực hiện dân chủ ở cơ sở, đó là hầu hết các lợi ích chính trị, văn hóa của công dân hiện nay đều được thực hiện ở cấp xã, phường, xí nghiệp, đơn vị; Nếu các đơn vị cơ sở không có dân chủ thực sự thì không thể đưa quyền dân chủ về chính trị và văn hóa trong Hiến pháp và trong đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến với mọi người dân; Dân chủ ở tất cả các cấp đều quan trọng nhưng dân chủ ở cơ sở là khâu trực tiếp quyết định hiệu quả của cả hệ thống dân chủ. Bằng nhiều cách phân tích và lập luận khác nhau, các tác giả đều khẳng định thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhu cầu cấp thiết, bức bách và quan trọng nhất trong thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đều khẳng định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết do tầm quan trọng của cơ sở, do nhu cầu và điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện dân chủ. Đây là những nội dung quan trọng, cần thiết mà tác giả luận án sẽ kế thừa. Về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, Tác giả Nguyễn Cúc (chủ biên) trong cuốn sách “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [29] đã làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Về các bài tạp chí, tác giả Phạm Quang Nghị trong bài “Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nam” [123] đánh giá quy chế dân chủ ở cơ sở là “giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; là chất keo gắn kết Đảng, Nhà nước với nhân dân; là liều thuốc chữa căn bệnh quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, góp phần làm lành mạnh và trong sạch bộ máy và cán bộ, giữ vững và phát huy bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Tác giả Trần Quang Nhiếp trong bài “Dân chủ ở cơ sở với phát triển cộng đồng” [140] nêu rõ vai trò của thực hiện dân chủ với phát triển cộng đồng đó là thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, khắc phục tư duy “đèn
- 11 nhà ai nhà ấy rạng” của lối sống cá nhân vị kỷ; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân; Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã phát huy tiềm năng trí tuệ sức sáng tạo, sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm giữ vững kỷ cương, phép nước ngăn chặn tiêu cực, các tệ nạn xã hội, nâng cao năng lực quản lý của chính quyền; Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm xây dựng niềm tin và mối quan hệ chặt chẽ giữa dân với Đảng và chính quyền. Trong bài “Khâu đột phá của quá trình phát huy dân chủ ở nước ta thời kỳ đổi mới” [146], tác giả Tòng Thị Phóng cũng nêu ý nghĩa của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhận thức về dân chủ của các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện dân chủ ở cơ sở góp phần vào xây dựng Đảng và chính quyền. Dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song các công trình trên đã phân tích ý nghĩa của thực hiện dân chủ ở cơ sở đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương. Đây cũng là những nội dung hữu ích cần tham khảo cho tác giả luận án. Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả tập trung làm rõ hơn vai trò của dân chủ ở cơ sở với quá trình dân chủ hoá, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở: Tác giả Đỗ Mười trong bài “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” [121] đã phân tích vai trò của đội ngũ cán bộ cơ sở đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở “Điều quan trọng là phải có được số cán bộ chủ chốt ở cơ sở trong sạch, liêm khiết, công tâm; nếu số này tiêu cực nặng, tham nhũng mất dân chủ, nhân dân không tin cậy thì phải kiện toàn cán bộ đã rồi mới triển khai chỉ thị 30. Những cơ sở trung bình, thậm chí có những mặt yếu kém nếu cán bộ chủ chốt tốt thì vẫn có thể triển khai chỉ thị 30”. Tác giả Trần Quang Nhiếp trong bài “Thực hiện dân chủ ở xã, mấy vấn đề đặt ra” [138] chỉ ra 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân
- 12 chủ ở xã, đó là sự lãnh đạo chặt chẽ và hoạt động thống nhất, sáng tạo của hệ thống chính trị ở xã là yếu tố cơ bản, là điều kiện trực tiếp đảm bảo thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cùng với đó là sự giác ngộ, năng lực và trình độ làm chủ của mỗi người dân ở nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định, tác động nhiều mặt đến quá trình thực hiện dân chủ ở xã. Đồng tình với quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, tác giả Nhật Tân với bài “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy dân chủ ở cơ sở” [167] cũng nêu rõ vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và trình độ dân trí, dân sinh của người dân là những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tác giả Lê Thi trong bài “Thực hiện dân chủ ở cơ sở và vấn đề tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà nước” [176] bên cạnh việc chỉ ra 2 yếu tố cơ bản tác động đến việc thực hiện dân chủ ở xã là người dân và cán bộ, tác giả còn chỉ ra mối quan hệ tương hỗ giữa hai yếu tố này. Như vậy, các công trình này đều đánh giá cao vai trò của hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thực hiện dân chủ ở cơ sở là cán bộ cơ sở và nhân dân - những chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là gợi ý về mặt phương pháp luận cho tác giả luận án trong khi nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến thực hiện dân chủ ở cơ sở. Những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông trong cán bộ cơ sở và nhân dân thông qua hành động của họ tác động đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tâm lý tiểu nông Những công trình chỉ ra những biểu hiện của tâm lý tiểu nông. Vì tâm lý tiểu nông, tâm lý nông dân, tâm lý sản xuất nhỏ ở Việt Nam có điểm tương đồng, giao thoa với nhau bởi sản xuất của Việt Nam trước đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ. Cho nên, tác giả sử dụng các tài liệu này khi nghiên cứu về tâm lý tiểu nông. Đỗ Thị Thanh Mai trong luận án tiến sĩ Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu hướng biến đổi [108] đã chỉ ra những đặc trưng tâm lý tiêu cực truyền thống của người nông dân miền Bắc là tâm lý sản xuất nhỏ manh mún, phân tán, tự cung, tự cấp; Bảo thủ thiên về tư duy kinh nghiệm, trực giác, hạn chế sự phát triển của tư duy lô gic và khoa học; Tâm lý hẹp hòi, vị kỷ, phường hội, cục bộ địa phương. Như vậy, tác giả công trình này cho rằng tâm lý sản
- 13 xuất nhỏ là một biểu hiện trong tâm lý truyền thống tiêu cực của người nông dân. Trong tâm lý sản xuất nhỏ tác giả chỉ ra 2 nét tâm lý là thiển cận, không nhìn xa “gà nhà ăn quanh quẩn cối xay”, lối sống cá nhân vị kỷ đèn nhà ai nhà ấy rạng. Lê Hữu Xanh trong cuốn sách Tác động của tâm lý làng xã trong việc xây dựng đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nước ta hiện nay [223] đã chỉ ra biểu hiện của tâm lý làng xã là tâm lý tiểu nông, tâm lý cộng đồng và tâm lý trọng tình cảm. Trong tác phẩm này, tác giả xếp tâm lý tiểu nông vào là một trong những biểu hiện của tâm lý làng xã. Đồng thời tác giả nêu 1 số biểu hiện của tâm lý tiểu nông đó là tư duy kinh nghiệm chiếm ưu thế trong đời sống nhận thức; tâm lý an phận, thụ động, trông chờ, ít sáng tạo (sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu, khả năng chế ngự và chinh phục tự nhiên thấp), tâm lý tư hữu (một nắng hai sương lo vun vén cho mảnh ruộng, ngôi nhà của mình). Công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa những điều cần khắc phục” [63] do Phạm Minh Hạc chủ biên là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, trong đó các tác giả bàn nhiều về tâm lý tiểu nông. Ví dụ như trong công trình này có bài viết “Một số điều cần khắc phục trong nhân cách người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Thái Duy Tuyên đã chỉ ra những biểu hiện tâm lý tiêu cực đó là tư tưởng dòng họ, bè phái cục bộ, tâm lý dĩ hòa vi quý, tâm lý bảo thủ, trì trệ. Tác giả Đỗ Long trong công trình này cũng chỉ ra những biểu hiện của tâm lý tiểu nông là tư duy manh mún, tình cảm dòng họ và tính cục bộ, tính thụ động, cầu may, ăn xổi, tác phong tùy tiện, ý thức kỷ luật kém, tư tưởng bình quân chủ nghĩa. Tác giả Trần Sỹ Dương trong công trình “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39] đã chỉ ra những đặc trưng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ là cục bộ địa phương và tâm lý bình quân, cào bằng; Tính thu vén cá nhân, tư lợi; Nếp nghĩ theo kinh nghiệm, ngại thay đổi, tầm nhìn thiển cận; Thói quen tự do tuỳ tiện, vô kỷ luật, chưa có ý thức tôn trọng pháp luật. Tác giả Cao Thị Sính trong luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” [159] đã phân tích cả những đặc điểm tích cực và tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Các
- 14 đặc trưng tiêu cực là thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, bảo thủ, nếp nghĩ theo kinh nghiệm, ngại đổi mới; Tâm lý hẹp hòi, vị lợi, cục bộ địa phương, tính tuỳ tiện, kèm kỷ luật, kỷ cương, chưa có thói quen tôn trọng và chấp hành pháp luật. Tác giả Lê Thị Thanh Hương (chủ biên) trong cuốn sách Một số yếu tố tâm lý của người nông dân ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới [83] đã đưa ra định nghĩa về tâm lý tiểu nông đó là “tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ mang tính tự phát, manh mún, tự cung, tự cấp”. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra một số điểm hạn chế của tâm lý tiểu nông là “Về mặt nhận thức và tư duy: nhận thức dựa vào kinh nghiệm, đậm nét cảm tính và chủ quan, chỉ thấy cái ngắn hạn, trước mắt, không nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ, ngại đổi mới, ít sáng tạo”; Về đời sống tình cảm, thích sự bình yên, trọng tình cảm hơn lý trí. Về thói quen và nhu cầu: có tâm lý an phận thủ thủ thường, sống theo kiểu tiết chế nhu cầu. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Những người có tâm lý tiểu nông cũng có tính đố kỵ, ghen ăn tức ở theo kiểu “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, không muốn ai hơn mình, không dám làm gì, níu kéo nhau cùng cực khổ, tùy tiện vô nguyên tắc, coi thường pháp luật. Cùng với đó là tâm lý đóng kín, bế quan tỏa cảng, không giao lưu, quan hệ rộng mà sống quẩn quanh trong lũy tre làng nên bị hạn chế nhiều về tầm nhìn. Họ cũng có tâm lý tư hữu, thờ ơ, vô trách nhiệm trước việc công, chỉ lo vun vén cho mảnh ruộng, ngôi nhà riêng của mình”. Lê Thị Lan trong bài viết Tư tưởng làng xã ở Việt Nam [95] đã nêu lên một số nội dung trong tư tưởng làng xã là tư tưởng cố kết cộng đồng, tư tưởng, yên phận, trọng kinh nghiệm, tư tưởng cục bộ địa phương. Như vậy, tâm lý làng xã cũng có nhiều nét tâm lý tương đồng với tâm lý tiểu nông. Đàm Thị Hồng trong bài viết Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đối với quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay [77] đưa ra định nghĩa “Tâm lý tiểu nông là loại hình tâm lý phổ biến ở nông thôn nước ta, được hình thành trên cơ sở nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ, khép kín, mang nặng tính tự cấp, tự túc”. Tác giả cũng nêu những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông là Tư duy manh mún, phân tán, nhỏ lẻ; Tư tưởng bè phái, dòng họ, cục bộ địa phương; Tâm lý tư hữu cá nhân; Thiếu ý thức kỷ luật lao động, coi thường pháp luật; Tính thụ động, yên phận, ỷ lại; Người nông dân tuy một nắng hai sương nhưng lại làm việc tuỳ
- 15 hứng, tự phát, thiếu tổ chức, kỷ luật chặt chẽ, tác phong lề mề, tuỳ tiện đã trở thành thói quen phổ biến; Thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể “Nước trôi thì bèo trôi, nước nổi thì thuyền nổi”. Tóm lại, về những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông ở những công trình cụ thể vẫn có sự khác biệt, có công trình nói biểu hiện này, công trình nói biểu hiện khác và cách sắp xếp tâm lý tiểu nông với tâm lý làng xã, tâm lý nông dân, tâm lý truyền thống…có sự giao thoa, bao hàm song nếu khái quát chung tất cả các tài liệu này thì những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông đã được nhắc tới về cơ bản đầy đủ. Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho tác giả luận án khi nghiên cứu về những biểu hiện tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Những công trình phân tích cơ sở hình thành tâm lý tiểu nông ở nước ta. Trong công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa những điều cần khắc phục” [63] do Phạm Minh Hạc chủ biên, trong khi làm rõ những biểu hiện của tâm lý tiểu nông, tác giả cũng phân tích điều kiện sản xuất sinh hoạt của người nông dân sản xuất nhỏ trong không gian làng xã đã hình thành nên tâm lý tiểu nông như thế nào. Tác giả Đỗ Long trong công trình “Quan hệ cộng đồng và cá nhân trong tâm lý nông dân” [103] phân tích làm rõ tâm lý cộng đồng và cơ sở hình thành tâm lý cộng đồng đó chính là không gian làng xã. Tác giả Trần Sỹ Dương trong cuốn sách “Ảnh hưởng của tâm lý sản xuất nhỏ ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay” [39] đã chỉ ra những yếu tố tác động đến sự hình thành tâm lý sản xuất nhỏ là nền sản xuất nhỏ, điều kiện tự nhiên, yếu tố văn hoá, xã hội đặc biệt là văn hoá làng xã, yếu tố chính trị. Luận án tiến sĩ “Ảnh hưởng của tâm lý tiểu nông đến xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” [159] tác giả Cao Thị Sính cũng làm rõ cơ sở hình thành tâm lý tiểu nông chính là do điều kiện sản xuất, sinh hoạt của người nông dân. Những công trình này cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho tác giả luận án trong nghiên cứu lý luận về tâm lý tiểu nông. Tuy nhiên, các công trình này đôi khi trình bày biểu hiện và những cơ sở hình thành lẫn vào nhau, cách phân chia cơ sở hình thành cũng có nhiều tiếp cận khác nhau. Ở trong luận án, tác giả sẽ trình bày 3 cơ sở quan trọng nhất để hình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 503 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 595 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 283 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 355 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 249 | 55
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 172 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 27 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay
220 p | 19 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát huy vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Bắc hiện nay
27 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: “Những yếu tố cản trở sự phát triển lực lượng sản xuất ở Hà Nội hiện nay và giải pháp tháo gỡ”
213 p | 6 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
188 p | 7 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
27 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn