Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay
lượt xem 46
download
Nội dung luận án đi sâu phân tích, luận giải thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, dự báo sự tác động của tình hình và xác định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay
- Bé quèc phßng Häc viÖn chÝnh trÞ Cao v¨n träng N©ng cao n¨ng lùc ®Êu tranh t tëng cña gi¶ng viªn lý luËn chÝnh trÞ ë c¸c nhµ trêng qu©n ®éi hiÖn nay Chuyªn ngµnh: Chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng vµ duy vËt lÞch sö M· sè : 62 22 03 02 luËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc NG¦êi híng dÉn khoa häc: 1. PGS, TS NguyÔn V¨n ThÕ 2. PGS, TS Vò Quang T¹o Hµ Néi - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cao Văn Trọng
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 Chương THỰC CHẤT VÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT NÂNG 1 CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI 30 1.1. Thực chất nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng 30 viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội 1.2. Vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội 51 Chương THỰC TRẠNG, DỰ BÁO SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH HÌNH 2 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 72 2.1. Thực trạng nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 72 2.2. Dự báo sự tác động của tình hình và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 100 Chương GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU TRANH TƯ 3 TƯỞNG CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 116 3.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 116 3.2. Xây dựng và phát huy vai trò môi trường hoạt động thực tiễn đấu tranh tư tưởng thuận lợi để nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay 130 3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động trong tự học tập, tự rèn 142 luyện nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên
- lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 168 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 Chủ nghĩa tư bản CNTB 3 Chủ nghĩa xã hội CNXH 4 Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ,CTCT 5 Nhà xuất bản Nxb 6 Quân đội nhân dân QĐND 7 Tư bản chủ nghĩa TBCN 8 Trang Tr. 9 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Luận án “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” là đề tài mà thời gian qua tác giả đã ấp ủ, tham khảo, nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, công tác tại Học viện Chính trị. Luận án là công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Nội dung luận án đi sâu phân tích, luận giải thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng, dự báo sự tác động của tình hình và xác định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội; đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh tư tưởng là vấn đề có tính quy luật; một hình thức đấu tranh quan trọng hàng đầu, rất gay go, quyết liệt của đấu tranh giai cấp. Nhận thức đúng quy luật và tầm quan trọng của đấu tranh tư tưởng, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tích cực, chủ động đấu tranh tư tưởng ngăn chặn có hiệu quả mọi mưu toan chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị; khắc phục những nhận thức mơ hồ, lệch lạc, sai lầm, “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến” trong nội bộ.
- 6 Nhờ đó, nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ XHCN luôn được giữ vững; sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tham gia đấu tranh tư tưởng là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trực tiếp là cơ quan chức năng và đội ngũ những người làm công tác tư tưởng của Đảng, trong đó có giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn chỉ là thành phần các giảng viên mà thôi” [78, tr. 248]. Do đặc trưng về chức năng, nhiệm vụ của giảng viên lý luận chính trị mà đòi hỏi rất cao ở họ năng lực đấu tranh tư tưởng nhằm đồng thời thực hiện: Nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thụ chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng và hình thành, phát triển năng lực đấu tranh tư tưởng cho người học những người sẽ trực tiếp đấu tranh tư tưởng, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởng trong quân đội; đồng thời, tham gia có chất lượng, hiệu quả hơn vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng, của quân đội. Thực tế cho thấy, những năm qua giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội đã có nhiều cố gắng, tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng và đạt những kết quả nhất định, góp phần vạch trần những tư tưởng sai trái, thù địch, nâng cao cảnh giác cách mạng; định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin cho cán bộ, học viên, chiến sĩ và nhân dân
- 7 vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của giáo dục, đào tạo và cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, năng lực đấu tranh tư tưởng của một bộ phận giảng viên lý luận chính trị còn bất cập, hạn chế thuộc về trình độ tri thức, tư duy khoa học, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, khả năng tổ chức trong thực tiễn. Những bất cập, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chưa thực sự quan tâm đúng mức nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Hiện nay và trong những năm tới đấu tranh tư tưởng ở nước ta tiếp tục diễn ra gay gắt, quyết liệt, phức tạp. Tính chất gay gắt, quyết liệt, phức tạp của đấu tranh tư tưởng được quy định bởi bối cảnh của những biến động đa dạng, phức tạp và khó lường về chính trị xã hội, kinh tế, an ninh, quốc phòng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo... của xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Chúng tận dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ tin học với các trang mạng xã hội để truyền tải tư tưởng phản động với tốc độ rất nhanh, phạm vi rộng nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ XHCN. Thực tiễn đó, đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Ở nước ta, đã có nhiều công trình, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các tập thể và cá nhân các nhà khoa học nghiên cứu về đấu tranh tư tưởng. Nhưng đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội dưới góc độ chuyên ngành chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Vì vậy, nghiên cứu “Nâng cao
- 8 năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ lý luận, thực tiễn nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng và đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Đánh giá thực trạng, dự báo sự tác động của tình hình và xác định những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. Đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu bản chất, những vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. * Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là những vấn đề về nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các học viện, trường đại học trong QĐND Việt Nam ở miền Bắc, từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- 9 * Cơ sở lý luận: Là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao toàn diện phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chính trị nói riêng. Các nghị quyết của Quân ủy Trung ương, chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác nhà trường, về xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các nhà trường quân đội, nhất là giảng viên lý luận chính trị. Các tác phẩm và bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội cùng những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. * Cơ sở thực tiễn: Là tình hình nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay thông qua các số liệu của các nhà trường quân đội, số liệu điều tra xã hội học của tác giả; cùng với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về đấu tranh tư tưởng, về xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị; các nghị quyết lãnh đạo về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên lý luận chính trị của các nhà trường quân đội; các báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng ở các nhà trường quân đội hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp như phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, quan sát và phương pháp chuyên gia để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án
- 10 Làm rõ thực chất và vấn đề có tính quy luật nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Dự báo sự tác động của tình hình và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. Đề xuất những giải pháp đồng bộ, có tính khả thi để nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, nhà trường, đơn vị trong và ngoài quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đấu tranh tư tưởng Đấu tranh tư tưởng là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến sự thành bại của cách mạng, nên đã có nhiều công trình khoa học ở ngoài nước và trong nước nghiên cứu với các góc độ, cấp độ tiếp cận khác nhau. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lênin, nhìn chung các
- 11 công trình đều thống nhất cho rằng, đấu tranh tư tưởng là một hình thức của đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản. Đó là những quan điểm lý luận và phương pháp luận rất cơ bản có giá trị làm cơ sở và định hướng cho quá trình nghiên cứu của luận án. Ngoài nước: Đó là các công trình nghiên cứu ở Liên Xô và ở Trung Quốc đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản thành sách. Ở Liên Xô có các công trình: “Chủ nghĩa xét lại về triết học nguồn gốc, luận cứ và chức năng trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng” [109]; “Chủ nghĩa chống cộng ngày nay” [113]. Hai cuốn sách này đều thống nhất cho rằng, đấu tranh tư tưởng là để chống lại thế giới quan và hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản; cuộc đấu tranh này là một tất yếu, một nhiệm vụ của Đảng Cộng sản và Nhà nước XHCN. Cuộc đấu tranh này có ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của CNXH. Sau khi hệ thống CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở Trung Quốc có cuốn sách “Cuộc đọ sức giữa hai chế độ xã hội Bàn về chống diễn biến hòa bình” [121]. Cuốn sách đã khái quát và phân tích làm rõ cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập nhau là CNTB và CNXH trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa xã hội... Đánh giá khách quan những thành tựu các nước XHCN đã đạt được; đồng thời, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế và sai lầm của các nước này trong quá trình xây dựng CNXH đã làm ảnh hưởng đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đặc biệt, cuốn sách đã chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn của
- 12 các lực lượng thù địch CNXH đã lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của các nước CNXH để chống phá, kích động nhằm tiến tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Bằng những luận cứ khách quan, cuốn sách đã chứng minh và đi tới khẳng định: Mặc dù còn nhiều khó khăn và khuyết điểm nhưng chế độ XHCN vẫn tỏ rõ tính ưu việt trên một số lĩnh vực so với chế độ TBCN, những lý tưởng cao đẹp mà CNXH hướng tới dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học là hoàn toàn khả thi và sẽ được hiện thực hóa trong tương lai của nhân loại tiến bộ. Cuốn sách “Hãy cảnh giác với cuộc chiến tranh thế giới không có khói súng Nghiên cứu vấn đề diễn biến hòa bình” của tác giả người Trung Quốc Lưu Đình Á (Chủ biên) [4]. Cuốn sách đã phân tích làm rõ bản chất và quá trình hình thành chiến lược “diễn biến hoà bình” chống CNXH; các phương thức, thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc chống CNXH và phong trào cách mạng thế giới: Lấy việc làm xói mòn và tan rã đảng cầm quyền làm mục tiêu chính trị, dùng các phương tiện truyền thông đại chúng để công kích, xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin nhằm phủ định hệ tư tưởng Mácxít. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề xuất những biện pháp để chống lại chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài trên đây được thực hiện trong những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, song đều khẳng định tính tất yếu khách quan phải đấu tranh tư tưởng của giai cấp công nhân, của các Đảng Cộng sản. Các công trình đều thống nhất cho rằng, đấu tranh tư tưởng là một nội dung, hình thức đấu tranh giai cấp nhằm chống lại sự phá
- 13 hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản và chế độ XHCN là chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, đấu tranh tư tưởng diễn ra vô cùng gay go, quyết liệt, phức tạp, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong điều kiện CNXH thế giới lâm vào thoái trào, việc tăng cường đấu tranh tư tưởng có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, ảnh hưởng to lớn đến sự tồn vong của CNXH. Đó là những tài liệu rất có giá trị đề nghiên cứu sinh tham khảo. Tuy nhiên, những công trình này mới đề cập đến những vấn đề lý luận và phương pháp luận, chỉ ra bản chất, một số nội dung, phương châm, phương thức đấu tranh tư tưởng phù hợp với đặc điểm của Đảng Cộng sản và tình hình nhiệm vụ ở mỗi nước, chưa đề cập đến vấn đề năng lực đấu tranh tư tưởng của một chủ thể cụ thể là giảng viên lý luận chính trị. Trong nước: Đấu tranh tư tưởng ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước đã được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và được các nhà khoa học quan tâm bàn dưới nhiều góc độ, cấp độ tiếp cận khác nhau. Nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, Đảng ta đã xác định: Thực chất đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ, đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN, cuộc đấu tranh này ngày càng quyết liệt và phức tạp [5, tr. 381]. Kể từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã tiến hành
- 14 6 kỳ đại hội, mỗi kỳ đại hội Đảng là một lần quán triệt thêm một bước chủ trương nhất quán nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Quán triệt và thực hiện đường lối lãnh đạo, chỉ đạo về đấu tranh tư tưởng của Đảng, đã có nhiều công trình khoa học, luận án, cuốn sách, bài viết nghiên cứu về vấn đề này, tiêu biểu là các công trình sau: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới” và được biên tập dưới dạng cuốn sách “Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch” của Ban Tuyên giáo Trung ương [6]. Công trình giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về thực chất của các học thuyết, quan điểm thù địch, sai trái, các luận điểm xuyên tạc thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý đồ chính trị của các quan điểm xuyên tạc lịch sử, các luận điệu tác động vào nội bộ, sự vu cáo về vấn đề nhân quyền, các thủ đoạn chiến tranh tâm lý của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Đề xuất những giải pháp có tính chất phương pháp luận để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ở tất cả các cấp, các ngành đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là lực lượng chuyên trách làm công tác tư tưởng của Đảng. Luận án tiến sĩ “Đặc thù của những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ở nước ta hiện nay và sự tác động của nó đến quân đội” của Lê Bỉnh [16]. Tác giả đã bàn khá sâu về hệ tư tưởng và thực chất của cuộc đấu tranh hệ tư tưởng trong thời đại ngày nay. Tác giả cũng làm rõ sự tác động của
- 15 cuộc đấu tranh hệ tư tưởng ở nước ta hiện nay đến quân đội, làm rõ m ột số thủ đoạn chính mà các thế lực thù địch sử dụng để tác động về phương diện hệ tư tưởng đến quân đội như: Sử dụng truyền thông đại chúng (bao gồm đài phát thanh, báo chí và truyền hình); thông qua hợp tác khoa học, giáo dục và đào tạo; bằng văn học, nghệ thuật; phổ biến quan điểm phản động, sai trái bằng photocoppy, tán phát tài liệu theo kiểu chuyển tay; qua bưu điện; thông qua con đường du lịch; lợi dụng các thế lực tôn giáo và vấn đề dân tộc; thông qua viện trợ kinh tế, quan hệ mậu dịch, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết; thông qua hoạt động ngoại giao; thông qua những người bất mãn trong cựu chiến binh và người thân của quân nhân tại ngũ tác động đến quân đội (chủ yếu đội ngũ cán bộ trung, cao cấp). Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để củng cố vững chắc trận địa tư tưởng vô sản của quân đội trong cuộc đấu tranh hệ tư tưởng hiện nay như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trên lĩnh vực tư tưởng và đấu tranh hệ tư tưởng; tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong quân đội; tiếp tục đổi mới chính sách xã hội đối với quân đội và hậu phương quân đội. Trong đó nổi lên phải tập trung nâng cao ý chí chiến đấu, năng lực công tác tư tưởng của các tổ chức đảng và nâng cao trách nhiệm của cán bộ chính trị, cơ quan chính trị các cấp. Luận án tiến sĩ “Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” của Trần Doãn Tiến [118]. Tác giả đã đánh giá khái quát tổng thể bức tranh thực trạng việc phê phán các quan điểm sai trái của các thế
- 16 lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet. Đồng thời, nêu ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt xã hội của các quan điểm sai trái và làm rõ những vấn đề đặt ra trong cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị về tư tưởng chính trị trên mạng internet trong bảo vệ Đảng, chế độ XHCN ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ Triết học “Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay” của Ngô Hoàng Anh [1]. Tác giả đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; xác định những yêu cầu cơ bản và những tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả của việc phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đánh giá thực trạng phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. Khái quát những vấn đề có tính quy luật và những vấn đề đặt ra về phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Xác định quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Cuốn sách “Vững bước trên con đường đã chọn” của Hội đồng Lý luận Trung ương [70]. Cuốn sách là tập hợp những bài viết của nhiều cán bộ, đảng viên và các nhà khoa học. Trong các bài viết, một mặt các tác giả đã phê phán những quan điểm, tư tưởng sai trái; mặt khác, các tác giả đã trình bày những quan điểm chính diện về những vấn đề cốt lõi mà chúng ta cần nắm vững trong quá trình đổi mới đất nước như: kiên định chủ nghĩa
- 17 Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chúng ta; độc lập dân tộc và CNXH là mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của chúng ta; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước đúng định hướng; phát triển nền kinh tế thị trường phải giữ vững và thực hiện tốt định hướng XHCN; tiến lên CNXH là phù hợp với lôgíc, xu thế phát triển của thời đại. Cuốn sách “Lẽ phải của chúng ta” của Hội đồng Lý luận Trung ương [71]. Cuốn sách đã cung cấp cho người đọc nhiều vấn đề như: Giữ vững nền tảng tư tưởng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; hơn lúc nào hết, trước bước ngoặt của lịch sử chúng ta cần kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN; đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối đúng đắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu khách quan; vấn đề bảo đảm dân chủ và nhân quyền trong điều kiện nước ta hiện nay trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Cuốn sách “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương [9]. Cuốn sách đã đưa ra các khái niệm thế nào là quan điểm sai trái, thù địch? Tóm lược sự phát triển và khái quát hệ thống những quan điểm sai trái, thù địch chủ yếu đối với chủ nghĩa Mác Lênin, CNXH ở nước ta. Đồng thời, đánh giá những nét cơ bản và rút ra bài học về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận của các nước XHCN như Trung Quốc, các nước thuộc Liên Xô trước đây, Cuba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều
- 18 Tiên và trong phong trào cộng sản, công nhân ở các nước tư bản phát triển từ năm 1991 đến nay. Cuốn sách đã dự báo tình hình, phương hướng, đề xuất 10 nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, đó là: Nhóm giải pháp về tư tưởng, lý luận; nhóm giải pháp về xây dựng Đảng; nhóm giải pháp trong lĩnh vực kinh tế; nhóm giải pháp về văn hóa; nhóm giải pháp về an ninh quốc phòng; nhóm giải pháp đấu tranh trên các lĩnh vực nhạy cảm: dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo; nhóm giải pháp chống chiến tranh tâm lý; nhóm giải pháp về đối ngoại; nhóm giải pháp về hành chính pháp luật; nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cuốn sách “Phòng chống diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở Việt Nam” của Phạm Ngọc Hiền (Chủ biên) [62]. Nội dung của cuốn sách đã phân tích, luận giải khá đầy đủ, toàn diện những hình thức, thủ đoạn mà chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế đã và đang thực hiện để chống phá cách mạng XHCN từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. Đồng thời, cuốn sách cũng cung cấp cho người đọc nhận biết được những âm mưu, thủ đoạn, các nhân tố làm gia tăng diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở nước ta do chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch tiến hành. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã nêu ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp phòng, chống nguy cơ diễn biến hòa bình và “cách mạng màu” ở nước ta hiện nay. Cuốn sách “Phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và vấn đề bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay” của Nguyễn Bá Dương [26]. Cuốn sách gồm ba phần: phần thứ nhất làm rõ vì sao các thế lực thù địch lại đẩy mạnh chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta là
- 19 chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phần hai làm rõ V.I.Lênin bảo vệ và phát triển sáng tạo học thuyết Mác bài học cần nắm vững trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay; phần thứ ba tập trung khẳng định bản chất khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta. Nội dung của cuốn sách đã đi sâu luận giải các khía cạnh khác nhau về phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị và cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và sự cần thiết, biện pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực chính trị của các thế lực thù địch. Cuốn sách “Công tác tư tưởng” của Đào Duy Quát [111]. Tác giả cho rằng, nếu hiểu tư tưởng là những suy nghĩ hàng ngày sẽ dẫn đến thu hẹp phạm vi của tư tưởng và đấu tranh tư tưởng; là làm chật hẹp, nông cạn, một chiều khái niệm tư tưởng và đấu tranh tư tưởng. Theo tác giả, khi nói đấu tranh tư tưởng chủ yếu là nói tới đấu tranh về hệ tư tưởng, về lý luận; và đấu tranh tư tưởng là một bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Về nội dung cuộc đấu tranh tư tưởng, tác giả cho rằng, bao quát mọi phương diện cơ bản của đời sống tư tưởng văn hóa: về quan điểm kinh tế, về chính trị, trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Đồng thời, chỉ rõ: Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng là cuộc đấu tranh phản ánh cuộc đấu tranh kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, nhưng đồng thời cuộc đấu tranh hệ tư tưởng cũng tác động trở lại đối với các cuộc đấu tranh chính trị, kinh tế. Ngày nay, nói đấu tranh tư tưởng trước hết là nói tới cuộc đấu tranh giữa hệ tư tưởng vô sản
- 20 và hệ tư tưởng tư sản với tất cả những hình thức biểu hiện tinh vi, tế nhị của nó. Tác giả đã đề xuất 3 nhóm giải pháp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng hiện nay theo các lĩnh vực công tác tư tưởng, lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, lĩnh vực đối ngoại và thông tin truyền thông đối ngoại. Cuốn sách “Báo chí với công tác tuyên truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái” của Bộ Thông tin và Truyền thông [24]. Nội dung của cuốn sách đã khẳng định và làm sáng tỏ những nhiệm vụ của báo chí trong đấu tranh chống các luận điệu sai trái, nhận dạng các quan điểm sai trái về lý luận; nhận dạng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch chống phá ta trong thời gian gần đây. Và khẳng định, cần tăng cường vai trò, hiệu quả của báo chí trong tuyên truyền, đấu tranh chống lại các luận điểm sai trái, thù địch; rút ra những kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền chống các luận điệu sai trái trên các phương tiện thông tin hiện nay. Cuốn sách “Dân chủ, nhân quyền Giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Nxb CTQG xuất bản [72]. Cuốn sách đã trình bày những vấn đề chung về dân chủ, nhân quyền, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, nhân quyền và đi sâu phân tích, phê phán, bác bỏ những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch về vấn đề dân chủ, nhân quyền. Cuốn sách đã khẳng định: Dân chủ, nhân quyền là những vấn đề mà các thế lực thù địch đang mưu toan lợi dụng để chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Do
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
195 p | 501 | 221
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
174 p | 586 | 101
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
176 p | 311 | 92
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
177 p | 346 | 91
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Vai trò của nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trường kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái nước ta hiện nay
176 p | 277 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
155 p | 343 | 77
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
165 p | 248 | 55
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
27 p | 224 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 158 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Thuyết tam tòng, tứ đức trong nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay
29 p | 193 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
28 p | 184 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
27 p | 171 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
28 p | 175 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho giảng viên các trường chính trị tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay
177 p | 26 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 162 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Triết lý yêu nước Việt Nam và ý nghĩa của việc giáo dục triết lý đó cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay
151 p | 12 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn