intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

56
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực những năm qua để đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TÙNG LÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TÙNG LÂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ Ngành: CNDVBC&DVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Văn Đức 2. PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa Hà Nội - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, thông tin được trình bày trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Tùng Lâm
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận của phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. .............. 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ở Việt Nam ........ 14 1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ở Việt Nam ........ 19 1.4. Đánh giá khái quát về kết quả các công trình nghiên cứu đã có và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án .................................. 22 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ .............................................................. 26 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ........................................................................ 26 2.1.1. Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ............. 26 2.1.2. Nhận diện về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư ................................. 34 2.1.3. Các yếu tố tác động tới phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................................................... 40 2.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ......................................... 44 2.2.1. Vai trò quyết định của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực đối với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .............................................. 45 2.2.2. Sự tác động trở lại của cuộc CMCN lần thứ tư đối với nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ...................................................................... 47 2.2.3. Sự tác động trở lại của cuộc CMCN lần thứ tư tới NNL và phát triển NNL dẫn đến việc hình thành các kỹ năng mà NNL cần có ............................ 51 2.3. Tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ............................................................... 54 ii
  5. 2.4. Kinh nghiệm của các quốc gia về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ................................................ 59 2.4.1. Singapore ................................................................................................ 59 2.4.2. Malaysia ................................................................................................. 61 2.4.3. Hoa Kỳ.................................................................................................... 62 2.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực từ một số quốc gia ....... 64 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 66 Chƣơng 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ ........................... 67 3.1. Thực tiễn nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ............................. 67 3.1.1. Số lượng nguồn nhân lực........................................................................ 67 3.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................... 73 3.1.3. Cơ cấu nguồn nhân lực ........................................................................... 79 3.1.4. Một số chỉ số tổng hợp về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay...................................................................................... 83 3.2. Những vấn đề đặt ra từ việc phát triển nguồn nhân lực Việt trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ................................................ 86 3.2.1. Về định hướng phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam và chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................................................... 86 3.3. Đánh giá về thực tiễn và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ.................... 99 3.3.1. Đánh giá về thực tiễn nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.......... 99 3.3.2. Đánh giá về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư .................................................. 107 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 110 iii
  6. Chƣơng 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƢ ................................................................................................................. 112 4.1. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ...................................................................... 112 4.1.1. Nhu cầu về số lượng ............................................................................. 112 4.2.2. Nhu cầu về chất lượng .......................................................................... 115 4.2.3. Dự báo nhu cầu đối với nguồn nhân lực và việc làm trong ngắn hạn . 118 4.2.4. Dự báo nhu cầu đối với nguồn nhân lực và cơ cấu việc làm trong dài hạn .. 121 4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ ............................................................. 124 4.2.1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước ... 124 4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực thông qua hoạt động của doanh nghiệp...... 136 4.2.3. Giải pháp dành cho chủ thể (nguồn nhân lực)...................................... 139 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 147 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 156 iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ cái viết tắt Nguyên nghĩa (Tiếng Việt) 1. NNL Nguồn nhân lực 2. CMCN Cách mạng công nghiệp 3. LLLĐ Lực lượng lao động 4. KT - XH Kinh tế - Xã hội 5. CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 6. NLCN Nguồn lực con người 7. XHCN Xã hội chủ nghĩa 8. CNTT Công nghệ thông tin 9. KHCN Khoa học công nghệ 10. GDĐT Giáo dục đào tạo 11. NSLĐ Năng suất lao động 12. NLĐ Người lao động 13. GDĐH Giáo dục đại học 14. NCKH Nghiên cứu khoa học 15. TTLĐ Thị trường lao động STT Chữ cái viết tắt Nguyên nghĩa (Tiếng Anh) 1. UN United Nation – Liên hợp quốc 2. UNDP The United Nations Development Programme – Chương trình Phát triển Liên hợp quốc 3. ILO International Labour Organization– Tổ chức Lao động Quốc tế 4. WB World Bank – Ngân hàng Thế giới 5. AI Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo 6. IoT Internet of Things – Kết nối vạn vật
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại nhóm kỹ năng cốt lõi liên quan đến công việc ......................... 51 Bảng 2.2: Trình độ và kỹ năng CNTT cần có cho CMCN lần thứ tư ....................... 52 Bảng 2.3: So sánh 10 kỹ năng cần thiết nhất của NNL năm 2015 - 2020 và 2025 ......... 53 Bảng 2.4: Số liệu thống kê ngân sách của Malaysia dành cho giáo dục qua các năm ..... 61 Bảng 2.5: Tuyển sinh tại các trường cao đẳng, đại học công lập và tư nhân từ năm học 2015-16 đến 2020- 2021 .................................................................... 63 Bảng 2.6: Số tiền sinh viên có thể vay qua Quỹ William D. Ford............................ 63 Bảng 3.1. Quy mô, sự phân bố và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2016-2020..... 72 Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo các cấp trên tổng số lao động trong độ tuổi lao động từ 2016 đến Quý 4/2020 ............................................................. 76 Bảng 3.3: Cơ cấu của LLLĐ từ 15 tuổi trở lên phân theo độ tuổi, 2016-2019 ......... 80 Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành/lĩnh vực từ 2016 đến Q4/2020 ......... 82 Bảng 3.5. Tổng chi cho Khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước năm 2016-2019 ....................................................................................................... 105 Bảng 4.1. Dự báo nguồn lao động và tỷ lệ lao động của Việt Nam trên 15 tuổi từ 2021 - 2030 ........................................................................................ 114 Bảng 4.2. Kết quả dự báo các chu i tăng trưởng từ 2021 đến 2030 ....................... 118 Bảng 4.3. Cấu trúc của bộ Khung trình độ Quốc gia Việt Nam ............................. 133 ii
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc Cách mạng Công nghiệp CMCN lần thứ tư hay còn gọi Cách mạng công nghiệp 4.0 được xem như chìa khóa cho sự thay đổi lớn lao, là sự hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng này không chỉ làm biến đổi trên lĩnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện với tốc độ nhanh và hiệu suất cao. Mặc dù được nói đến dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng sự tồn tại và vận hành của CMCN lần thứ tư như thế nào vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy những kết quả mà cuộc cách mạng này đem đến buộc chúng ta phải định nghĩa lại nhiều khái niệm vốn trước đây tồn tại như một sự thực hiển nhiên. CMCN lần thứ tư tạo ra một lực lượng lao động LLLĐ mới có nhiều ưu thế và vượt trội hơn. Nhờ công nghệ Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence - AI), với sự xuất hiện của Robot đã và sẽ còn mang lại nhiều ứng dụng hữu ích hơn nữa trong xã hội. LLLĐ - Người máy, làm việc ngày càng thông minh, có thể ghi nhớ, tính toán vô biên, làm việc 24/24 giờ mà không cần nạp năng lượng, thậm trí còn làm việc trong môi trường rất nóng hoặc rất lạnh, tối tăm, bẩn thỉu, ô nhiễm, không có ánh sáng... nhưng chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo, tiến độ của công việc vẫn được kiểm soát, trong khi khả năng đó ở con người là có hạn. Ngoài ra, lực lượng này còn không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm, nghỉ ốm, sinh nở… Có nghĩa là, trong CMCN lần thứ tư, máy móc thực sự chiếm ưu thế, sẽ thay thế con người trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong sản xuất. Tuy nhiên, dù ở thời đại nào, hay cuộc cách mạng nào diễn ra, dù máy móc có làm được nhiều việc trong cuộc sống thế nào đi nữa thì con người – cụ thể là nguồn nhân lực NNL , cung cấp LLLĐ cho xã hội – luôn giữ vị trí hàng đầu, là lực lượng quyết định đến sự biến đổi của các nhân tố khác. Từ các số liệu thống kê có thể thấy, Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với nhiều lợi thế về NNL. Bên cạnh đó, năng suất lao động NSLĐ của người Việt Nam không ngừng tăng trong các năm qua, thu hẹp dần khoảng cách so với nước ASEAN. Đào tạo tại Việt Nam đã bước đầu gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động TTLĐ ; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều 1
  10. chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đồng thời mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới mà TTLĐ có nhu cầu và các ngành nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động NLĐ . Việt Nam đã phát triển được đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ KHCN đông đảo. Nhiều nhà kinh tế, cán bộ nghiên cứu khoa học (NCKH) của Việt Nam đã tiếp thu và tiếp cận được với tiến bộ KHCN hiện đại của thế giới; nhiều NLĐ Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp…, nhờ đó chất lượng NNL Việt Nam đã và đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, NNL Việt Nam cũng còn khá nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, NNL đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý nhiều bất cập. Sự mất cân đối về kỹ năng của NLĐ và yêu cầu của TTLĐ dẫn tới thực tế là NNL Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của TTLĐ; vẫn còn thiếu đội ngũ NNL chất lượng so với nhu cầu để phát triển các ngành kinh tế chủ lực, nhất là để thực hiện nhiệm vụ tham gia vào chu i giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chu i giá trị đó. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cho thấy vai trò quan trọng và mang tính quyết định của NNL trong mọi cuộc cách mạng, đặc biệt là trong CMCN lần thứ tư, luận án muốn làm sáng rõ những thành tựu đã đạt được đối với việc phát huy vai trò của NNL trong thời gian trước; đồng thời, chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện vai trò của mình và biện pháp khắc phục những hạn chế đó nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh của CMCN lần thứ tư hiện nay. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề về “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 21 c ti u nghi n cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL, phát triển NNL những năm qua để đề xuất các giải pháp phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư. 2
  11. 2.2. Nhiệm v nghiên cứu Trên cơ sở xác định mục tiêu nghiên cứu như trên, Luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Phân tích và hệ thống hoá các nghiên cứu trước đó nhằm góp phần hoàn thiện lý luận về NNL, phát triển NNL, CMCN lần thứ tư cũng như phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu vận dụng CMCN lần thứ tư tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng việc phát triển NNL ở Việt Nam trước khi tiếp cận CMCN lần thứ tư để thấy rõ yêu cầu tất yếu phải thực hiện sự thay đổi để phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng của NNL ở nước ta hiện nay. - Dựa trên thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3 1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư, bao gồm cả việc đánh giá chất lượng NNL, thực trạng, cơ hội và thách thức cũng như khả năng đáp ứng NNL trước các yêu cầu của CMCN lần thứ tư tại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu NNL trong điều kiện CMCN lần thứ tư, tập trung vào những nội dung chính bao gồm: i Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về NNL, phát triển NNL, CMCN lần thứ tư; ii Vai trò của NNL trong CMCN lần thứ tư; và iii Những giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. - Phạm vi về không gian: Luận án tập trung chủ yếu vào NNL ở Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng mở rộng sang các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu – nơi đã có những thành tựu đi trước trong việc vận dụng và phát triển NNL theo yêu cầu của CMCN lần thứ tư. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu từ những năm 2000 – thời điểm Internet và thiết bị công nghệ cao được sử dụng rộng rãi trong xã hội và là quá trình chuyển giao giữa CMCN lần thứ 3 và thứ 4, là giai đoạn “thai nghén” CMCN lần 3
  12. thứ tư, đến năm 2020 trên cơ sở đề xuất những giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CMCN lần thứ tư. Để đạt được mục đích, Luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu sau: u h i : Phát triển nguồn nhân lực là gì Vì sao phải phát triển NNL và phát triển NNL có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển KT-XH trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư tại Việt Nam u h i : Phát triển NNL bao gồm các thành tố nào và các thành tố này có vai trò ra sao đối với sự phát triển NNL trong điều kiện của cuộc CMCN lần thứ tư u h i : Để phát triển NNL đáp ứng điều kiện của CMCN lần thứ tư, Việt Nam cần các giải pháp gì và điều kiện để thực hiện các giải pháp đó 4. Cơ sở lý luận và Phƣơng pháp nghiên cứu 4 1 Cơ sở lý luận Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình đã công bố trong và ngoài nước. Ngoài ra, luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa DVBC và DVLS, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển NNL được thể hiện qua các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, qua các chính sách về phát triển NNL của Việt Nam. 4 2 Phương pháp nghi n cứu Luận án sử dụng cách tiếp cận DVBC & DVLS phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khảo cứu tài liệu, thống kê, phương pháp logic và lịch sử, tổng kết Thực tiễn, nghiên cứu lý luận để luận giải và làm rõ nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Ngoài việc tổng quan khối lượng tài liệu lớn liên quan đến đề tài, Luận án còn: (i) Phân tích chỉ ra được cơ sở lý luận chung về NNL, phát triển NNL; CMCN lần thứ tư và tác động của CMCN lần thứ tư đến phát triển NNL; Tính tất yếu của việc phát triển NNL trong điều kiện của CMCN lần thứ tư cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của CMCN lần thứ tư. (ii) Phân tích chỉ ra được thực trạng NNL Việt Nam trong điều kiện của CMCN lần thứ tư; về số lượng, chất lượng, cơ cấu cũng như thực trạng về định 4
  13. hướng chính sách phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư; Chỉ ra được các vấn đề đặt ra đối với phát triển NNL Việt Nam trước yêu cầu của CMCN lần thứ tư về chính sách, chất lượng, cơ cấu. iii Trên cơ sở phân tích bối cảnh mới, luận án dự báo nhu cầu NNL Việt Nam và đề xuất định hướng và giải pháp phát triển NNL Việt Nam trong điều kiện CMCN lần thứ tư. Trong đó có giải pháp cho các cơ quan nhà nước và các cơ sở quản lý giáo dục; cho các doanh nghiệp và chính NNL. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở giáo dục về vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như cho những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến đề tài. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 chương 15 tiết. 5
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiện nay, các nghiên cứu về NNL trên thế giới được tiếp cận khá phong phú dưới nhiều góc độ khác nhau. Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay về NNL ở góc độ phát triển NNL. Với cách tiếp cận này, các nghiên cứu muốn tìm ra cách thức nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ NNL chất lượng có kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng tốt nhất, đáp ứng được những thay đổi và đòi hỏi không ngừng của TTLĐ cũng như của thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. 1.1. Những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận của phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ. Những công trình nghiên cứu Quốc tế Nhìn lại lịch sử nghiên cứu trong lĩnh vực này, vấn đề phát triển NNL trở nên phổ biến và giữ vai trò đặc biệt sau khi lý thuyết tăng trưởng và lý thuyết vốn con người được ủng hộ bởi Schultz T.W (1961) và Becker S.G (1964) từ những năm 1950. Lý thuyết về phát triển NNL đã xuất hiện nhiều và đa dạng, được đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Mọi lý thuyết đều đi đến đồng thuận khi cho rằng: Không có quốc gia nào vững mạnh khi không có NNL vững mạnh. NNL là tài sản lớn nhất, là thước đo hiệu quả sản xuất của một nền kinh tế, là một trong những yếu tố quyết định cạnh tranh quốc gia. Nguồn tài sản trí tuệ này không những giữ vững hiệu quả cho hoạt động hiện tại mà còn sinh lợi cho tương lai [81], [11]. Vì lý do đó, phát triển NNL luôn là chiến lược trọng tâm của bất kì chính phủ nào. Trước những năm 1980, phát triển NNL chủ yếu được liên kết với tuyển dụng, đào tạo và quản trị nhân lực. Ngày nay, nó tích lũy một loạt các trách nhiệm chiến lược và chiến thuật từ đào tạo, quản lý tài năng đến quan hệ đối tác kinh doanh và các dịch vụ hoạt động chung. Sự chuyển đổi đáng kể này đã được thúc đẩy bởi các áp lực bên ngoài như toàn cầu hóa, công nghệ và áp lực bên trong như những thay đổi tổng thể trong xã hội, từ luật pháp cho đến các giá trị về niềm tin. Thống kê của Culture Amp năm 2018 cho thấy: những công ty phát triển nhanh là những công ty có khả năng tìm được nhân tài, thu hút và giữ chân những người giỏi nhất. Ngay từ đầu thế kỷ 21, các tổ chức quốc tế LHQ, UNESCO, OECD cũng 6
  15. quan tâm đến việc tăng cường khả năng tuyển dụng và phát triển các kỹ năng liên quan để có thể bảo vệ chính NNL. Một trong các nội dung nghiên cứu gắn với phát triển NNL chủ yếu bao gồm các loại hoạt động chính như: 1 Hoạch định, giáo dục NNL, 2 Đào tạo năng lực và phát triển kỹ năng, thái độ của NNL, (3) Thu hút, phân bổ sử dụng NNL và (4) Các chính sách phát triển NNL. Rất nhiều NLĐ dường như không thể phát huy hết tiềm năng của mình trong công việc, do vậy phát triển NNL là cách để họ nhận ra tiềm năng của chính mình, nhất là trong thời đại CMCN lần thứ tư. Liên quan tới vai trò của NNL trong CMCN lần thứ tư, tác giả Adina Tarry với khẳng định trong nhiều thập kỉ qua, phát triển NNL có nhiều thay đổi, sự cần thiết về khả năng tạo động lực, truyền cảm hứng cho phát triển NNL rõ ràng là rất quan trọng trong bối cảnh thế giới mới. Do đó, việc hợp tác với công nghệ và AI sẽ tạo ra hệ thống và thái độ mới giúp khai thác và nâng cao tiềm năng của con người [5]. Về những kĩ năng cần thiết trong CMCN lần thứ tư, nhóm tác giả Zoe Karanikola và Georgios Panagiotopoulos xem xét sự phản ứng gay gắt nảy sinh xung quanh vấn đề cuộc CMCN lần thứ tư và những thay đổi sau đó. Những thay đổi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực tồn tại của con người, đặc biệt là lao động [116]. Bên cạnh đó là sự mất cân bằng đáng kể giữa các quốc gia, các nhóm dân tộc và chủng tộc, khu vực thành thị và nông thôn, phụ nữ và nam giới. Mọi người sẽ cần xác định lại kỹ năng và tư duy của mình để có thể xử lý những thay đổi công nghệ nhanh chóng này. Để trở thành NNL có chất lượng, theo Hillage và Pollard, kỹ năng là động lực chính của khả năng được tuyển dụng cùng với việc thu nhận kiến thức và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp sẽ là những vấn đề cốt lõi [43]. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: các kỹ năng thích hợp để phát triển NNL trong thời đại công nghệ là gì Theo Lê Phương Thảo, Trần Hồng Lĩnh 2021). về kỹ năng làm việc của NNL trong giai đoạn mới này, khoảng một phần ba số NLĐ đủ tiêu chuẩn cho công việc của họ, trong khi một phần sáu là không phù hợp giữa các kỹ năng hiện có và những người đủ tiêu chuẩn cho công việc của họ. Khoảng cách kỹ năng, thiếu kỹ năng và không phù hợp kỹ năng có thể ảnh hưởng đến NSLĐ và khả năng tuyển dụng [95]. Theo yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư, các kĩ năng để 7
  16. phù hợp với yêu cầu mới sẽ gia tăng đến mức nào và mất bao lâu để các chính sách về phát triển NNL được thực thi Trong nghiên cứu của Gyuhee Hwang 2019 đã liên kết cấu trúc cơ bản của cuộc CMCN lần thứ tư với nhu cầu phát triển kỹ năng của NNL. Tác giả trình bầy đặc điểm của cuộc cách mạng và nghiên cứu sâu hơn về thách thức đối với phát triển NNL. Đồng thời, nghiên cứu sự cạnh tranh công nghệ và sự thay đổi của công việc trong cuộc CMCN lần thứ tư với nhu cầu kỹ năng lao động mới và sự thay đổi của GDĐT tập trung vào năng lực mới [31]. Bổ xung cho vấn đề này, Mr Claude Phiri 2019 phân tích: khi công nghệ thay đổi, cách chúng ta phát triển NNL cũng phải thay đổi. Không thể mong đợi tiếp tục sử dụng các phương pháp và công cụ cũ giống như kỹ thuật để phát triển NNL trong môi trường làm việc công nghệ ngày nay. Chúng ta không thể chống lại những tiến bộ công nghệ. Cuốn sách này thách thức giới lãnh đạo cần phải suy nghĩ lại về cách quản lý và phát triển NNL. Các phương pháp tiếp cận để phát triển NNL phải thay đổi, các chiến lược phải được xem xét lại và các tổ chức cần phải phát triển để duy trì tính phù hợp và cạnh tranh trong môi trường công nghệ cao ngày nay và tương lai [64]. Một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển NNL là các chính sách phát triển NNL từ cấp vi mô tới vĩ mô. Để xác định điều này, ngày càng có nhiều ngành và quy trình làm việc được số hóa và tự động hóa theo thời gian. Điều quan trọng là phải thích ứng với xu hướng này để duy trì tăng trưởng NSLĐ, cho phép các tổ chức đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về môi trường. Tăng cường năng lực chấp nhận sự thay đổi là điều cần thiết. Về mặt nhân sự, nó ảnh hưởng đến tất cả các quá trình, từ tuyển dụng và hoạt động hàng ngày đến hệ thống đãi ngộ. Trong bối cảnh đó, nhiều câu hỏi đặt ra là những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống như thế nào. Các câu trả lời có thể khác nhau, nhưng vị trí và nhiệm vụ của khu vực nhân sự trong các tổ chức chắc chắn sẽ khác so với hiện tại. Xu hướng sắp tới trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0 đó là NNL là một phần thiết yếu, tập trung có mục tiêu vào NNL là điều cần thiết để thực hiện suôn sẻ các thay đổi mới. Bài viết của hai tác giả M. Balog và S. E. Demidova (2020) cho rằng: Trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư, NNL tạo ra những đổi mới đang trở thành yếu tố then chốt trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh của từng công ty nói riêng và nền kinh tế quốc 8
  17. dân nói chung. Sự chuyển đổi kỹ thuật số của đời sống công cộng đã có tác động đáng kể đến sự phát triển NNL. Công nghệ liên lạc từ xa, công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những cơ hội mới trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe và việc làm. Trong điều kiện đó, NNL phải đối mặt với nhu cầu tiếp thu kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển cá nhân toàn diện trong suốt cuộc đời. Để đảm bảo mọi thành viên trong xã hội tham gia vào môi trường kỹ thuật số, nhà nước và doanh nghiệp phải tạo điều kiện để nâng cao mức độ năng lực kỹ thuật số, tài chính và pháp lý của NNL [60]. Về xu hướng phát triển NNL trong kỷ nguyên 4.0, nhà nghiên cứu Hana Ga ová Adamková 2020 nêu rõ: Kỷ nguyên công nghiệp 4.0 là kỷ nguyên robot hóa giả định sự thống nhất và tự động hóa các quy trình trong lĩnh vực nhân sự: thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, đánh giá, đào tạo, nâng cao hiệu suất và ra quyết định. Bài viết khẳng định phát triển NNL là một phần thiết yếu của cuộc CMCN lần thứ tư, xác định các loại thay đổi thường được thực hiện nhất trong tổ chức và cũng như sự hài lòng của nhân viên với tác động của những thay đổi đó. Bắt đầu từ thực tế cho thấy, những thay đổi đóng góp vào tương lai của một tổ chức không ngừng phát triển. Càng có nhiều người kết nối với nhau để thay đổi, thì càng dễ dàng khuyến khích sự tham gia tích cực của họ [33]. Nghiên cứu về những yếu tố cốt lõi của CMCN lần thứ tư, như tự động hoá hay số hoá, gây ra các tác động với việc phát triển NNL, chẳng hạn như chuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi hình thức việc làm, tạo ra những thách thức đối với chính sách xã hội như bài nghiên cứu Julie Cook Ramirez (2020) [55]. Một cách cụ thể, các tác giả Violeta Sima, Ileana Georgiana Gheorghe, Jonel Subic và Dumitru Nancu (2020) đã tiếp cận ở góc độ vi mô về phát triển NNL, tìm kiếm trên Web of Science đã xác định được 160 bài báo đáp ứng các tiêu chí đưa vào. Các mục tiêu chính nhằm xác định: các loại ảnh hưởng chính của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến phát triển NNL và hành vi người tiêu dùng; những cơ hội và thách thức chính đối với định hướng mới trong giáo dục gắn với chuyển đổi môi trường làm việc; và các động lực thúc đẩy phát triển NNL và hành vi của người tiêu dùng thông qua lăng kính của CMCN lần thứ tư [109]. 9
  18. Những nghiên cứu tại Việt Nam Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ tư đã đề cập nhiệm vụ liên quan tới phát triển NNL như “ Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra NNL có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về KHCN, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức d n số cùng giá trị d n số vàng thành lợi thế trong hội nhập và ph n công lao động quốc tế” cụ thể: Bộ Khoa học và Công nghệ: Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hệ Tri thức Việt số hóa”. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thúc đẩy triển khai giáo dục về KHCN, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình phổ thông; Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở GDĐH; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ tư. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Đổi mới đào tạo, dạy nghề trong hệ thống các trường đào tạo nghề theo hướng phát triển NNL, chuyển đổi nghề nghiệp có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ và khai thác vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ của CMCN lần thứ tư. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động, ảnh hưởng của CMCN lần thứ tư tới cơ cấu TTLĐ, an sinh xã hội. Tại phiên họp diễn ra Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 47 về tương lai sản xuất ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 19/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển NNL cho cuộc CMCN, ông lưu ý rằng Việt Nam không thể trông chờ vào việc cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và NNL rẻ để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong kỷ nguyên của cuộc CMCN lần thứ tư mà sẽ phải tập trung phát triển NNL và KHCN nhằm bắt kịp cuộc cách mạng này. Ông khẳng định: doanh nghiệp được coi là trọng tâm trong công cuộc đổi mới của Việt Nam và Chính phủ sẽ n lực thúc đẩy sự phát triển, phục vụ người dân, đồng thời n lực tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho doanh nhân. 10
  19. Nhấn mạnh tới tầm quan trọng của GDĐT và KHCN trong việc phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu trong cuộc CMCN lần thứ thư, một số công trình như nghiên cứu của TSKH Lương Đình Hải 2018 đánh giá thực trạng chất lượng NNL trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền KTTT, [khẳng định về cơ bản là chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế mới, sự thay đổi chưa đồng bộ. Từ đó cho rằng “Sản xuất con người” bao hàm 2 nội dung: Thứ nhất là tạo ra con người với sức khoẻ và thể trạng tốt. Thứ hai là tạo ra con người có trình độ chuyên môn, có kỹ năng, kỹ xảo lao động, tính chuyên nghiệp, đạo đức, và nói chung là trí lực và tâm lực: phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong lao động và hoạt động nói chung. Điều này phụ thuộc vào GDĐT, quyết định quy mô, nhịp độ, định hướng và chất lượng phát triển sản xuất và xã hội trong 20 - 30 năm sau. Vai trò của NNL, của GDĐT trong thời đại cách mạng KHCN chính là ở ch đó. Vì thế trong thời đại ngày nay GDĐT cùng với KHCN phải là động lực cơ bản, là quốc sách hàng đầu của các quốc gia [35]. Nghiên cứu của Võ Văn Lợi 2019 chỉ ra: Trong giai đoạn này, những yếu tố được coi là ưu thế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam như NNL trẻ, chi phí thấp sẽ không còn. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức mới. Cụ thể: (1) CMCN lần thứ tư làm chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Với CMCN lần thứ tư, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với tình trạng dư thừa lao động và gia tăng tình trạng thất nghiệp, (2) TTLĐ phân hóa mạnh mẽ, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Hàng loạt nghề nghiệp cũ mất đi, TTLĐ quốc tế sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. (3) Yêu cầu về NNL chất lượng ngày càng cấp thiết, trong khi đó, NNL chất lượng cao của Việt Nam hiện nay lại thiếu hụt cả về số lượng và kỹ năng tay nghề. (4) Cạnh tranh gay gắt về NNL sẽ xảy ra trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn, tạo áp lực tuyển dụng, phát triển NNL liên quan. Do đó, cần phải có những cơ chế, chính sách đồng bộ để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển NNL [58]. Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Song, Phùng Trần Mỹ Hạnh, Mai Thanh Cúc, Nguyễn Công Tiệp (2020) phân tích các 11
  20. yếu tố ảnh hưởng đến NNL cho các doanh nghiệp trong cuộc CMCN lần thứ tư ở Việt Nam bằng cách sử dụng số liệu điều tra từ những NLĐ Việt Nam. Sau đó, kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa phát triển NNL và một loạt các yếu tố. Kết quả chỉ ra rằng 6 yếu tố bị ảnh hưởng mạnh hơn đến phát triển NNL DNNVV trong Công nghệ 4.0 như: Chính sách phát triển NNL, Hệ thống cơ sở đào tạo và dạy nghề, Sự phát triển của KHCN, Chính sách của Nhà nước và của tỉnh về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp… [83]. Nói về những yêu cầu mới của NNL trong cuộc Cách mạng này, Lê Thanh Dung (2020) đã khẳng định: NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, cần phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đó là: có kiến thức chuyên môn tốt; có kỹ năng tự tìm và tự tạo ra việc, có khả năng làm việc hợp tác, phong cách, thái độ làm việc tốt, có trách nhiệm với công việc… Bài viết cũng đưa ra những giải pháp để phát triển NNL như cần xác định rõ những xu thế tất yếu của thời đại để từ đó có chiến lược phát triển theo hướng phù hợp. Đó sẽ là lợi thế quốc gia nếu có NNL đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Một trong những vấn đề quan trọng để có thể phát triển nguồn nhân lực đó là đổi mới, cải tiến GDĐT, hướng tới phát huy năng lực làm việc, tính sang tạo của người lao động, lý thuyết đi kèm với thực hành… giúp NNL có thể làm chủ trước mọi sự biến đổi và xu thế của thời đại. Giải pháp cuối cùng tác giả nhấn mạnh đó là tăng cường vai trò của Nhà nước, cần phải tạo ra cơ chế tốt để giúp các bên liên quan tới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường [21]. Phân tích về những chính sách, chiến lược để phát triển NNL, một số bài viết nhấn mạnh đến vai trò của các chiến lược như: Từ Thúy Anh và đồng sự 2020 tập trung vào các vấn đề cốt lõi về chiến lược phát triển NNL quốc gia trong CMCN lần thứ tư. Cụ thể như đặc điểm và các yếu tố tác động đến chiến lược phát triển NNL quốc gia, các kết quả thường có của chiến lược NNL quốc gia và cách thức đo lường, những thách thức khi xây dựng chiến lược phát triển NNL quốc gia. Ngoài ra, đề tài còn đánh giá thực trạng NNL chất lượng cao, trình độ cao của Việt Nam, cơ hội, thách thức của CMCN 4.0 đối với nó… Từ đó xây dựng khung chiến lược NNL quốc gia, trong nó nổi bật là vai trò của GDĐH trong chiến lược phát triển 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2