intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:217

105
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội, từ đó đề xuất giải pháp cơ bản phát triển ý thức thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học viên hướng tới phát triển đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai; đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

  1. BỘ QUỐC PHÒNG 5 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN THUỶ PH¸T TRIÓN ý THøC THÈM Mü CñA HäC VI£N §µO T¹O SÜ QUAN QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI ­ 2015
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN VĂN THUỶ PH¸T TRIÓN ý THøC THÈM Mü CñA HäC VI£N §µO T¹O SÜ QUAN QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng                             và duy vật lịch sử Mã số: 62 22  03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Văn Đức Thanh HÀ NỘI ­ 2015
  3.                                   LỜI CAM ĐOAN Tôi   xin   cam   đoan   đây   là   công   trình   nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số   liệu,   kết   quả   nêu   trong   luận   án   là   trung   thực và có xuất xứ rõ ràng !       Tác giả luận án           Nguyễn Văn Thuỷ
  4. MỤC LỤC           Trang TRANG PHỤ BÌA    1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN  ĐỀ TÀI 10 Chương  THỰC   CHẤT   VÀ   NHỮNG   VẤN   ĐỀ   CÓ   TÍNH  1: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN Ý THỨC THẨM MỸ  CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI  NHÂN DÂN VIỆT NAM 24 1.1. Thực chất phát triển ý thức thẩm mỹ  của học viên  đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 24 1.2. Những vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức thẩm  mỹ  của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân  Việt Nam 51 Chương  THỰC   TRẠNG   VÀ   XU   HƯỚNG   PHÁT   TRIỂN   Ý  2: THỨC THẨM MỸ  CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO SĨ  QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 72 2.1. Thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ  của học viên  đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 72 2.2. Xu hướng phát triển ý thức thẩm mỹ  của học viên  đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 97 Chương  YÊU   CẦU   VÀ   GIẢI   PHÁP   CƠ   BẢN   PHÁT  3: TRIỂN   Ý   THỨC   THẨM   MỸ   CỦA   HỌC   VIÊN  ĐÀO   TẠO   SĨ   QUAN   QUÂN   ĐỘI   NHÂN   DÂN  VIỆT NAM HIỆN NAY 108 3.1. Yêu cầu cơ  bản phát triển ý thức thẩm mỹ  của học  viên đào tạo sĩ  quan Quân  đội nhân dân Việt Nam   hiện nay 108 3.2. Giải pháp cơ  bản phát triển ý thức thẩm mỹ  của học   viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện  nay 120 KẾT LUẬN  149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐàCÔNG BỐ CÓ  151
  5. LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ  Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt tự 1. Đảng uỷ Quân sự Trung  ĐUQSTƯ ương 2. Mác – Lênin       MLN 3. Nghị quyết NQ 4. Nhà xuất bản Nxb 5. Quân uỷ Trung ương QUTƯ 6. Quân đội nhân dân QĐND 7. Trung ương        TƯ 8. Ý thức thẩm mỹ YTTM
  7. 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án  Đề  tài: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân   đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ triết  học, chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; dựa trên  cơ sở  lý luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm  của Đảng Cộng sản Việt Nam về  văn hoá thẩm mỹ  và giáo dục, phát triển   toàn diện con người. Nghiên cứu sinh tham khảo kết quả nghiên cứu của các  công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đồng thời dựa   vào kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào  tạo sĩ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2010 đến nay để  giải quyết những vấn đề nghiên cứu đặt ra. Công trình luận án được triển khai  từ việc xác lập những vấn đề lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn ở chương 2,  đồng thời xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp ở chương 3 của luận án nhằm  phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt  Nam hiện nay.  2. Lý do lựa chọn đề tài luận án  Ý thức thẩm mỹ  của chủ  thể  đóng vai trò quan trọng bậc nhất định  hướng cho toàn bộ các hoạt động nhận thức, cảm thụ, đánh giá và sáng tạo  thẩm mỹ  của chủ  thể, đồng thời là tiền đề  không thể  thiếu để  nâng cao   trình độ, năng lực thẩm mỹ  của họ  trong mọi lĩnh vực hoạt động. Ý thức   thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là nền  tảng quan trọng để  mỗi học viên  thâm nhập sâu vào thế  giới thẩm mỹ,  nhận thức sâu sắc về  cái đẹp, biết cảm thụ, sáng tạo cái đẹp và đưa vào  trong cuộc sống học tập, rèn luyện, công tác để luôn phấn đấu hoàn thành  tốt đẹp mọi nhiệm vụ.  Phát triển ý thức thẩm mỹ  của học viên đào tạo  sĩ quan quân đội là  vấn đề thiết thực để  góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ­ đào tạo và  
  8. 6 chuẩn bị cơ sở, tiền đề của đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai. Phát triển ý   thức thẩm mỹ là một trong những nội dung cơ bản của mục tiêu phát triển  toàn diện nhân cách học viên và đặt tiền đề  hướng tới phát triển văn hoá  thẩm mỹ, phát triển toàn diện nhân cách sĩ quan quân đội. Ý thức thẩm mỹ  của học viên được định hình qua quá trình học tập, rèn luyện tại trường sẽ  tiếp tục phát triển sau khi học viên tốt nghiệp ra trường, trở thành cán bộ  lãnh đạo, chỉ huy  ở các đơn vị  quân đội. Đó là nền tảng để  người sĩ quan  tương lai sống, hành động theo tiêu chí cái đẹp.  Những năm qua, phát triển ý thức  thẩm mỹ  của học viên đào tạo  sĩ  quan  ở  các  học viện, trường sĩ quan quân đội cho thấy, đã có sự  chuyển  biến, tiến bộ nhất định, tạo ra sự say mê, hứng thú thẩm mỹ và khát vọng  vươn tới cái đẹp của người đi tìm nguồn tri thức, nguồn trí tuệ  và nguồn   cảm hứng sáng tạo. Tuy nhiên, sự  tác động của đời sống thẩm mỹ, giáo  dục thẩm mỹ  đến phát triển ý thức  thẩm mỹ  của học viên còn bất cập,  chưa tương xứng với nhu cầu, thị  hiếu và khát vọng thẩm mỹ  của học  viên. Chưa coi trọng việc lồng ghép, đưa cái đẹp vào trong mọi hoạt động  của học viên. Khi ra trường, một bộ  phận không nhỏ  sĩ quan trẻ  còn hạn  chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thẩm mỹ, chưa thấu hiểu hết giá trị  của cái thẩm mỹ  trong cuộc sống; chưa biết  đấu tranh  bảo vệ  cái đẹp và  chống lại cái xấu, lối sống thấp hèn, thị  hiếu thẩm mỹ  thiếu lành mạnh trong   đời sống bộ  đội. Những bất cập  ấy cần phải được nghiên cứu để  giải  quyết, tháo gỡ  ngay trong thời gian học tập, rèn luyện tại trường của học   viên, nhằm phát triển ý thức thẩm mỹ của họ. Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội hiện  nay, là một đòi hỏi cấp thiết trước   tình hình biến  động về  thang bậc,   chuẩn mực, giá trị  văn hoá thẩm mỹ  trong đời sống xã hội và trong quân  đội cũng không tránh khỏi có những yếu tố, xu hướng tác động tiêu cực,   làm “lệch chuẩn giá trị” về văn hoá thẩm mỹ trong đời sống tinh thần quân   nhân, trong đó có đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan. Họ  đang học tập, rèn 
  9. 7 luyện, công tác và sống trong không gian mạng  Internet, trong sự  tác động  đa diện, nhiều chiều của hội nhập, mở  cửa, của nền kinh tế  th ị  tr ường   định hướng xã hội chủ  nghĩa. Đặc biệt, Nghị  quyết Trung  ương 9 (Khóa  XI) chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn  diện phải: “… hướng đến chân ­ thiện ­ mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,  nhân văn, dân chủ  và khoa học”[23, tr.46, 47]. Tình hình đó, đòi hỏi cần  phải có sự nghiên cứu chuyên sâu nhằm luận giải, tìm ra thực chất và cách   thức giải quyết một cách khoa học.  Lý do lựa chọn đề  tài luận án còn xuất phát từ  sự  thiếu vắng nhiều   mảng nghiên cứu về khoa học thẩm mỹ mang tính đặc thù quân sự. Những  năm gần đây, đã có một số  công trình nghiên cứu liên quan đến thẩm mỹ  quân sự  và giáo dục thẩm mỹ  quân nhân, song vẫn còn khá trống vắng  những công trình về phát triển ý thức thẩm mỹ nói chung, ý thức thẩm mỹ  của bộ đội nói riêng, nhất là việc luận giải dưới góc độ lý luận triết học ­   một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết để giải quyết triệt để vấn đề. Với sự  lựa chọn vấn đề: “Phát triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan   Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” để  nghiên cứu dưới góc độ  triết  học, đề tài luận án mong muốn góp phần giải quyết thực trạng trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu :  Luận giải những vấn đề  lý luận và thực tiễn phát triển ý thức thẩm  mỹ của học viên đào tạo sĩ quan quân đội, từ đó đề  xuất giải pháp cơ bản  phát triển ý thức thẩm mỹ đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách   học viên hướng tới phát triển đội ngũ sĩ quan quân đội tương lai. * Nhiệm vụ nghiên cứu :  ­ Làm rõ thực chất và một số vấn đề có tính quy luật phát triển ý thức  thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
  10. 8 ­ Phân tích, đánh giá thực trạng và dự  báo xu hướng phát triển ý thức  thẩm mỹ  của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện  nay. ­ Xác định yêu cầu và đề  xuất giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ  của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.  4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  * Đối tượng nghiên cứu:  Nghiên cứu dưới góc độ  triết học về  phát  triển ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt  Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển  ý thức thẩm mỹ của học viên đào tạo để trở thành sĩ quan cấp phân đội có   trình độ đại học ở các học viện, trường đại học và trường sĩ quan Quân đội  nhân dân Việt Nam (trong luận án gọi là học viện, trường sĩ quan).  Phạm vi điều tra, khảo sát gồm: Học viên, giáo viên và cán bộ quản lý  học viên, cán bộ phòng ban ở một số cơ sở đào tạo:  Trường Đại học Chính  trị  (Trường Sĩ quan chính trị); Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ   quan Lục quân 1);  Trường Đại học Nguyễn Huệ  (Trường Sĩ quan Lục   quân 2); Trường Sĩ quan Thông tin (khối trường sĩ quan); Học viện Biên   phòng; Học viện Phòng không ­ Không quân; Học viện Hải quân; Học viện   Kỹ  thuật quân sự; Học viện Hậu cần; Học viện Quân y (khối học viện).  Số  liệu khảo sát đánh giá thực tiễn trong thời gian từ  năm 2010 đến năm  2015.  5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ  sở  lý luận:  Hệ  thống lý luận của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư  tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hoá, 
  11. 9 thẩm mỹ  và giáo dục, phát triển toàn diện con người nói chung, đối với   lĩnh vực quân sự và giáo dục, phát triển nhân cách quân nhân nói riêng. * Cơ sở thực tiễn: Là đời sống thẩm mỹ của học viên đào tạo sĩ quan  ở  các học viện, trường sỹ  quan  Quân đội nhân dân Việt Nam  hiện nay,  thông qua các căn cứ, số  liệu thực tế, số  liệu điều tra xã hội học của tác   giả; cùng với các chỉ  thị, nghị  quyết, chương trình và đề  án của Bộ  Quốc  phòng về xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội; các báo cáo tổng kết về  công tác giáo dục bọ đội, trực tiếp về công tác giảng dạy môn mỹ học Mác  ­ Lênin và các bộ môn khác liên quan ở các học viện, trường sỹ quan. * Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp luận chung là phương pháp luận duy vật biện chứng và  duy vật lịch sử được tiếp cận vào khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. Phương pháp nghiên cứu cụ  thể, sử  dụng một số  phương pháp như:  lôgíc và lịch sử; hệ thống và cấu trúc; phân tích và tổng hợp; thống kê và so  sánh; điều tra xã hội học; phỏng vấn; quan sát có định hướng; phương pháp  chuyên gia.  Sử  dụng một số  phương pháp tiếp cận: giá trị  ­ hoạt động ­   nhân cách; cấu trúc quá trình, đặc biệt chú trọng phương pháp tiếp cận cấu   trúc quá trình để phân tích sự phát triển ý thức thẩm mỹ. 6. Những đóng góp mới của luận án  ­ Làm rõ bản chất, cấu trúc của ý thức thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ  trong lĩnh vực quân sự từ phương pháp tiếp cận của triết học. ­ Luận giải những vấn đề  có tính quy luật phát triển ý thức thẩm mỹ  trong môi trường sư phạm quân sự ở nhà trường quân đội. ­ Đề  xuất yêu cầu và giải pháp phát triển ý thức thẩm mỹ  của học   viên đào tạo sĩ quan hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
  12. 10 Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ  sung, phát triển lý luận   triết học về ý thức thẩm mỹ, về thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự.  Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng luận cứ khoa học  nhằm xây dựng, phát triển đời sống thẩm mỹ của bộ đội. Luận án có thể  được sử  dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên  cứu và giảng dạy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay  8. Kết cấu của luận án Gồm: Mở  đầu; tổng quan về  vấn đề  nghiên cứu; 3 chương (6 tiết);  kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến  đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
  13. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu lý luận  chung về thẩm mỹ Đề cập vấn đề chung về lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực   thẩm mỹ có những công trình khoa học nghiên cứu như: Iu.A. Lukin, V.C.   Xcacherơsiccốp với “Nguyên lý mỹ  học Mác – Lênin”  [59]; N. Đmitriêva  “Bàn về cái đẹp” [25]; V.Vanslốp, P.Tơrôphimốp nghiên cứu “ Cái đẹp và   cái cao thượng”  [118];  Tsecnisépxki nghiên cứu “Quan hệ  của thẩm mỹ   đối với hiện thực” [113]. “Cái đẹp ­ một giá trị” của Đỗ Huy [38]; Bàn về  “Thị   hiếu   thẩm   mỹ  trong  đời   sống”của  Nguyễn   Chương   Nhiếp  [78];  Nghiên cứu “Quan hệ giữa cái thẩm mỹ  và cái đạo đức trong cuộc sống   và trong nghệ  thuật”  của  Nguyễn Văn Phúc  [82];  Nghiên cứu “Vấn đề   cảm thụ thẩm mỹ” của Lê Đình Lục [58]. Trong các công trình trên, những công trình nghiên cứu của nước ngoài  chủ  yếu trình bày những khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật cơ  bản  của mỹ  học Mác – Lênin. Các yếu tố  nội tại thuộc ý thức thẩm mỹ  của   chủ  thể  như: tri giác thẩm mỹ, biểu tượng thẩm mỹ, phán đoán thẩm mỹ  cùng với nhu cầu thẩm mỹ, thị  hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ, quan   điểm thẩm mỹ...  được đề  cập trong quan hệ  với hiện thực (khách thể  thẩm mỹ) và liên quan đến sự cải biến hiện thực gắn với ý thức thẩm mỹ  của chủ  thể  trong lĩnh vực sáng tạo và thưởng thức nghệ  thuật. Mặc dù  chưa trực tiếp đề  cập một cách hệ  thống về  vấn đề  ý thức thẩm mỹ,  nhưng đã có một số vấn đề về lý luận thẩm mỹ liên quan nhất định đến đề  tài luận án. Nghiên cứu sinh xác định đây là một trong những cơ sở,  tiền đề  lý luận quan trọng để tiếp thu, kế thừa, phát triển trong  triển khai khung lý  thuyết của luận án.  Những  công trình khoa học trong nước, nổi bật là công trình của Đỗ  Huy nghiên cứu “Cái đẹp ­ một giá trị” [38]. Trong công trình, tác giả  đã 
  14. 12 phân tích cơ  chế  đánh giá của chủ  thể thẩm mỹ và khẳng định: “Không có  chủ thể thẩm mỹ, sẽ không có đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá  trị thẩm mỹ. Không có chủ thể thẩm mỹ không có cái gì được gọi là cái bi,  cái hài, cái đẹp và cái giá trị” [38, tr.147]. Theo tác giả, các phạm trù thẩm   mỹ là sản phẩm tất yếu của sự đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá  trị thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ dựa trên trình độ, năng lực thẩm mỹ  và   những kinh nghiệm thẩm mỹ trong hoạt động thực tiễn. Ở đây cần thấy, cái  thẩm mỹ mặc dù có cội nguồn xét đến cùng là thế giới hiện thực, song chỉ  có thể xuất hiện với tư cách là sản phẩm phức hợp của sự tương tác biện  chứng trực tiếp giữa chủ  thể  thẩm mỹ  với khách thể  thẩm mỹ là thế  giới  hiện thực ấy. Lý giải khía cạnh bản chất cái thẩm mỹ trong ý thức thẩm mỹ  của chủ thể sẽ được nghiên cứu sinh bổ sung phát triển trong đề tài luận án. Trong công trình nghiên cứu “Thị hiếu thẩm mỹ  trong đời sống” [78],  tác giả  Nguyễn Chương Nhiếp quan niệm: “Thị  hiếu thẩm mỹ là một bộ  phận cấu thành năng lực thẩm mỹ chủ quan của con người, nó không phải  là cái vốn có, mà được hình thành trong quan hệ phức tạp giữa cái sinh học   và cái xã hội, cái cá nhân và cái cộng đồng” [78, tr.14]. Trong luận giải vai  trò của thị  hiếu thẩm mỹ  đối với đời sống thẩm mỹ, tác giả  đã chỉ  ra: thị  hiếu thẩm mỹ với tư cách vừa là nhân tố chủ đạo trong thưởng thức thẩm   mỹ, vừa là yếu tố quan trọng trong hoạt động đánh giá của chủ thể, vừa là  một yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ. Nhưng  nhìn  chung, “thị  hiếu thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ” mà tác giả tiếp cận mới  chủ yếu nghiêng về thẩm mỹ nghệ thuật. Bàn về “Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và   trong nghệ thuật” [82], tác giả Nguyễn Văn Phúc phân tích tính đặc thù của  cái thẩm mỹ, đồng thời làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt nhận thức  thẩm mỹ  (tình cảm thẩm mỹ, thị  hiếu thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, lý  tưởng thẩm mỹ) trong so sánh với cái đạo đức và sự  tác động qua lại lẫn  nhau giữa chúng [82, tr.40]. Thực chất, quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo 
  15. 13 đức phản ánh sự  tác động qua lại giữa ý thức đạo đức với các hình thái ý  thức xã hội khác. Điều đó chứng tỏ  rằng,  nhận thức thẩm mỹ, tình cảm  thẩm mỹ, ý chí thẩm mỹ... không thể không gắn bó chặt chẽ với tất cả   các  khía cạnh khác của đời sống  kinh tế, chính trị  ­ xã hội, đạo đức ­ pháp  quyền, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... và tương ứng là các hình thái ý thức   chính trị, ý thức đạo đức, ý thức pháp quyền, ý thức khoa học, ý thức tôn  giáo của  từng  thời đại,  từng cộng đồng, từng  tập đoàn xã hội nhất định,  thêm vào đó là cả những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội cũng như  điều kiện sống riêng của từng cá nhân. Tiếp cận theo hướng này, sẽ  được  luận án đề cập và trình bày đến. Các công trình trên là cơ sở  lý luận quan trọng để  nghiên cứu sinh kế  thừa, tiếp thu theo cách tiếp cận và diễn giải của luận án. 2. Nhóm những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về thực  tiễn đời sống thẩm mỹ Trong “Thực tiễn thẩm mỹ – cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ”  [96],  tác giả Nguyễn Ngọc Thu cho rằng: “Thực tiễn thẩm mỹ là sự thống nhất  giữa các hiện tượng thẩm mỹ khách quan với hoạt động của chủ thể thẩm  mỹ... Chủ thể thẩm mỹ là những con người với toàn bộ những mối liên hệ,  quan hệ  thẩm mỹ  trong hoàn cảnh và điều kiện xã hội nhất định... Trong   văn hoá thẩm mỹ, cái thẩm mỹ  khách quan mang tính xã hội và là sự  thể  hiện hoạt động của chủ thể thẩm mỹ, nó không chỉ bó hẹp trong ý thức cá  nhân mà còn tồn tại nhờ có ý thức thẩm mỹ cá nhân” [96, tr.34]. Đây là một  hướng tiếp cận duy vật lịch sử về cội nguồn của văn hoá thẩm mỹ từ thực   tiễn thẩm mỹ, là cơ  sở quan trọng giúp cho nghiên cứu sinh tham khảo để  tiếp cận cội nguồn của ý thức thẩm mỹ. Mặt khác, từ  những đề  cập về  hoạt động của chủ  thể  thẩm mỹ luôn tồn tại trong tổng hoà với mối liên  hệ, quan hệ  thẩm mỹ… đã gợi mở  cho nghiên cứu sinh nhận thấy rằng:   chủ thể  thẩm mỹ bao giờ cũng là con người hiện thực nhưng rất cụ thể,   cho nên ý thức thẩm mỹ  của họ  với những nhu cầu th ẩm m ỹ, xúc cảm 
  16. 14 thẩm mỹ, quan điểm thẩm mỹ, thị  hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ…  cùng những thước đo giá trị, các chuẩn mực của quan hệ  thẩm mỹ  đều  phản ánh, chịu sự  chi phối bởi điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Song  mỗi “cá nhân hiện thực” sống trong xã hội bao giờ cũng đều có những tố  chất riêng của mình, có những đặc điểm mang đậm sắc thái cá nhân, thể  hiện sự tinh tế, đa dạng, phong phú, độc đáo trong điều kiện, môi trường   sống của chính họ. Theo đó, sự  phản ánh hiện  thực khách quan về  mặt  thẩm mỹ trong ý thức thẩm mỹ bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân. Điều  này sẽ được nghiên cứu sinh đề cập trong nghiên cứu những khía cạnh bản  chất của ý thức thẩm mỹ. Bàn về “Sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ   đổi mới ở Việt Nam” [12], tác giả Vũ Thị Kim Dung đã luận giải đặc điểm  cơ  bản của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ  trong văn hoá thẩm mỹ  là nằm   trong cấu trúc chủ thể thẩm mỹ, thuộc phạm vi của ý thức thẩm mỹ, có sự  tham gia tổng hợp của các yếu tố: xúc cảm, tình cảm, quan điểm, lý tưởng  thẩm mỹ…[12, tr.38]. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đề  cập đến trình độ  phát  triển của ý thức thẩm mỹ với tư cách năng lực  đánh giá thẩm mỹ; hơn nữa,  quan niệm ý thức thẩm mỹ  mà tác giả  đưa ra là ý thức thẩm mỹ  cá nhân  với những dấu hiệu đặc trưng mang tính phác hoạ mà chưa được khái quát  đủ độ sâu cần thiết. Trong bài báo “Tìm đến giá trị của môi trường thẩm mỹ” [31], tác giả  Thái Hanh đã tiếp cận giá trị  của môi trường thẩm mỹ  với tính cách là  không gian sinh thái tự  nhiên và cảnh quan có quan hệ  với cuộc sống của  con người và do con người tạo nên. Tác giả  thể  hiện điều đó bằng các  thuật ngữ  “không gian môi trường” và  “cảnh quan môi trường”  [31, tr.8]  thông qua mô tả  các tác phẩm, công trình nghệ  thuật kiến trúc, điêu khắc  của loài người đã tạo nên cảnh quan đẹp mắt và bổ  ích. Tuy nhiên, giá trị 
  17. 15 của môi trường thẩm mỹ còn được “chiết xuất” từ hệ thống giá trị văn hoá  thẩm mỹ trong các mối quan hệ mang tính thẩm mỹ của môi trường xã hội.   Để thẩm mỹ hoá môi trường phải tạo ra trường thẩm mỹ lành mạnh, tức là  phải xây dựng các mối quan hệ, ứng xử, giao tiếp và các thiết chế văn hoá  theo tiêu chí cái đẹp. Lý giải điều này sẽ  được kế  thừa và bổ  sung trong   luận án. 3. Nhóm những công trình khoa học nghiên cứu về  văn hoá thẩm  mỹ và giáo dục thẩm mỹ * Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về văn hoá thẩm   mỹ Công trình nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và sự  phát triển con người   Việt Nam trong thế kỷ mới” [44] của tập thể các nhà khoa học: GS.TS. Đỗ  Huy, PGS.TS Nguyễn Văn Huyên, TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Đào Duy  Thanh, TS. Nguyễn Quốc Tuấn do PGS.TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên  đã  đưa ra quan niệm: “Văn hoá thẩm mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá  trị thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người đang hiện thực   hoá những năng lực thẩm mỹ của họ, đồng thời văn hoá thẩm mỹ  còn là  một hệ  thống độc đáo xuyên suốt tất cả  các lĩnh vực hoạt động của đời  sống xã hội từ kinh tế, chính trị, khoa học… đến các quan hệ, các giao tiếp  của con người” [44, tr.52]. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng xem xét ý thức  thẩm mỹ  cá nhân là một phương diện, thành tố  của văn hoá thẩm mỹ  ­  văn hoá thẩm mỹ  cá nhân, và được biểu hiện  ở những cấp độ  khác nhau:  Cấp độ hoạt động ­ thực tiễn; Cấp độ tâm lý ­ cảm xúc; Cấp độ lý tính...  [44, tr.62]. Tập thể tác giả  cũng đề  cập đến sự  thể  hiện vai trò của văn  hoá thẩm mỹ trong nhận thức, đánh giá và sáng tạo của con người, những   luận giải và cách tiếp cận đó gợi mở  cho nghiên cứu sinh có cách nhìn  biện chứng về  cấu trúc ý thức thẩm mỹ  của chủ  thể.   Tất nhiên, nghiên  cứu sinh cũng sẽ  phát triển thêm  ở  khía cạnh phân định rõ giữa ý thức  
  18. 16 thẩm mỹ (cái phản ánh thực tiễn thẩm mỹ) với văn hoá thẩm mỹ cá nhân   (cái kiểu cách, dạng thức, mô thức hiện thực hoá và giá trị hoá ý thức thâm  mỹ ấy). Nghiên cứu  “Văn hoá thẩm mỹ  và nhân cách”  [48],  tác giả  Lương  Quỳnh Khuê xác định năng lực thẩm mỹ  là một yếu tố  cơ  bản nằm trong  cấu trúc nội tại của văn hoá thẩm mỹ, đó là một năng lực tinh thần – thực   tiễn, là phẩm chất bậc cao của “những lực lượng bản chất của con người”   [48, tr.13­15]. Mặc dù không trực tiếp làm rõ cấu trúc ý thức thẩm mỹ của  chủ thể, nhưng thông qua phân tích cấu trúc các yếu tố của năng lực thẩm  mỹ  và quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ   ở  mỗi con người phụ  thuộc   vào năng khiếu bẩm sinh, đồng thời đòi hỏi phải có một  quá trình được  giáo dục, rèn luyện  công phu, nghiêm ngặt  trong thực tiễn. Điều đó phù  hợp với quá trình phát triển ý thức thẩm mỹ  sẽ  được  nghiên cứu sinh đề  cập trong đề tài luận án. Tất nhiên, nói tới ý thức thẩm mỹ thì toàn bộ quá  trình cảm nhận, cảm thụ trực tiếp ấy mới chỉ hợp thành vòng khâu ban đầu   – vòng khâu cảm tính, còn cần được bổ sung bởi vòng khâu quan trọng hơn   – vòng khâu lý tính. Từ  góc độ  tiếp cận chung về  văn hoá thẩm mỹ  và vai trò của nó đối  với phát triển nhân cách, tác giả  Lê Thị  Thuỳ  Dung đã vận dụng để  phân   tích  “Vai trò của văn hoá thẩm mỹ  đối với sự  phát triển nhân cách sinh   viên Việt Nam hiện nay” [13]. Tuy nhiên, công trình này chỉ dừng lại  ở hai  phương diện lớn trong vai trò của văn hoá thẩm mỹ  đối với sự  phát triển  nhân cách là: định hướng giá trị, bồi dưỡng năng lực cảm xúc, hoàn thiện   năng lực tư duy và phát triển năng lực sáng tạo. Trong khi đó, nói tới vai trò   của văn hoá đối với phát triển nhân cách là nói tới tiềm năng cung cấp tri   thức sống có văn hoá của cộng đồng đến hình thành nhân cách, cùng sức  mạnh điều tiết bằng chân – thiện – mỹ của nó đối với quá trình phát triển  nhân cách thông qua hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động chính trị ­  xã hội và hoạt động vui chơi giải trí... trong môi trường nhà trường, đồng 
  19. 17 thời còn nhất thiết phải đề cập tới những nét bản sắc độc đáo về lối hành   xử thẩm mỹ. Đây là những ý tưởng sát thực đối với giáo dục, định hướng   thẩm mỹ  cho đối tượng học viên đào tạo sĩ quan quân đội mà luận án sẽ  đề cập. Công trình  nghiên cứu: “Phát triển giá trị  văn hoá trong nhân cách sĩ   quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [112], tác giả Nguyễn Xuân  Trường đã đề cập đến vai trò của văn hoá và giáo dục giá trị  văn hoá trong   phát triển ý thức thẩm mỹ  sĩ quan trẻ, thông qua việc luận giải cơ  sở  lý  luận, thực tiễn và giải pháp phát triển giá trị văn hoá trong nhân cách sĩ quan   trẻ hiện nay. Điều đó liên quan đến giải pháp xây dựng môi trường văn hoá  thẩm mỹ, làm cơ sở cho phát triển ý thức thẩm mỹ của đội ngũ sĩ quan trẻ  trong tương lai. * Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về giáo dục thẩm   mỹ Vấn đề  lý luận và thực tiễn giáo dục thẩm mỹ  được nhiều công trình  khoa học nghiên cứu: “Mỹ học Mác ­ Lênin với việc giáo dục bộ đội” của A.X.  Milôviđốp và B.V. Xaphrônốp (chủ  biên) [67]; “Giáo dục thẩm mỹ  ­ một số   vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đỗ Huy [39]; “Giáo dục lý tưởng thẩm mỹ   cho thanh niên thông qua hệ  thống thiết chế  nhà văn hoá”  của  Trần Quốc  Bảng [2]; "Đưa cái đẹp vào cuộc sống” của Như  Thiết [95]; “Về  giáo dục   thẩm mỹ  ở nước ta hiện nay” của Vĩnh Quang Lê [51]; “Giáo dục thẩm mỹ  trong việc hình thành lối sống văn hoá cho thanh niên vùng đồng bằng sông   Cửu Long hiện nay” của Lương Thanh Tân [89]; “Vai trò của nghệ thuật trong   giáo dục thẩm mỹ” của Trần Tuý [116]; “Vai trò của truyền thông đại chúng   trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay” của Trần Ngọc Tăng [85]; “Giáo  dục thẩm mỹ ­ Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ” của Đỗ Xuân Hà [30]; “Một số   hiểu biết cơ bản về văn hoá nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ” của Tổng cục  Chính trị [100]. 
  20. 18 Trong các công trình trên, có công trình nghiên cứu  ở  nước ngoài của  A.X. Milôviđốp và B.V. Xaphrônốp về  “Mỹ học Mác  ­ Lênin với việc giáo   dục bộ  đội” [67] đã đề  cập khá toàn diện đến giáo dục thẩm mỹ  như  con  đường trực tiếp, cơ bản và quan trọng bậc nhất nhằm phát triển ý thức thẩm  mỹ. Đặc biệt, công trình đã gắn trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ  trong hoạt động quân sự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trong xây dựng tư  cách và nếp sống của quân nhân Xô­viết. Đây là tiền đề quan trọng để nghiên  cứu sinh tiếp thu, kế thừa, phát triển trong đề xuất giải pháp của luận án. Một số  công trình  trong nước  đề  cập về  giáo dục thẩm mỹ   ở  nhiều  phương diện khác nhau, tiêu biểu là “Giáo dục thẩm mỹ ­ một số vấn đề lý   luận và thực tiễn” của Đỗ  Huy [39]. Tác giả  quan niệm: “Giáo dục thẩm  mỹ vừa là một thể thống nhất giữa các hình thức hoạt động khác nhau của   con người, chịu sự tác động của toàn bộ quan hệ xã hội lại vừa có mục tiêu,  phương tiện và nội dung riêng biệt” [39, tr.31] và trình bày bản chất giáo  dục thẩm mỹ  là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo   nên sự  hài hoà giữa xã hội – con người – tự  nhiên, nâng cao năng lực thụ  cảm và sáng tạo của con người, làm cho con người phát triển hài hoà trong  hoạt động lao động cũng như nghỉ ngơi, trong quan hệ gia đình cũng như xã  hội. Tuy nhiên, bản chất của giáo dục thẩm mỹ phải là sự thống nhất giữa  hoạt động  định hướng,  truyền thụ  thẩm mỹ  của chủ  thể  giáo dục từ  bên  ngoài với vai trò tự  định hướng của chủ  thể  thẩm mỹ  trong  lĩnh hội,  lựa  chọn, tiếp nhận giá trị  thẩm mỹ  nhằm chuyển hoá nhân cách theo mô hình  xác định. Theo đó, giáo dục thẩm mỹ vừa là quá trình giáo dục để hình thành,   phát huy năng lực bản chất người theo quy luật cái đẹp, vừa là quá trình  hoạt động tự giác, có chủ đích của các chủ thể nhằm xây dựng và phát triển  năng lực thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ cho con người. Điều  này sẽ được đề cập trong luận án. Như  Thiết trong cuốn sách "Đưa cái đẹp vào cuộc sống” [95] đã chỉ  ra: quy luật vận động tất yếu của cái đẹp ngày một phát triển gắn liền với   đời sống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ của xã hội, của mỗi người và gắn 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2