intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Triết học: Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:185

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Triết học "Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận chung về thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam; Thực trạng thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay; Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Triết học: Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ TRẦN HÙNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hà Nội - 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ TRẦN HÙNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CNDVBC & DVLS Mã số: 9 22 90 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng 2. PGS.TS. Vũ Văn Gầu Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Các số liệu và thông tin đưa ra trong luận án đảm bảo tính trung thực và khách quan. Những kết quả nghiên cứu của luận án và các công trình công bố của tác giả không trùng với bất kỳ công trình nào./. TÁC GIẢ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án .......................................4 5. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án: ................................................5 7. Kết cấu của luận án ..............................................................................................5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .......................6 1.2. Giá trị tham khảo của các công trình được tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................................................25 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM ...........29 2.1. Công bằng, thành phần kinh tế và công bằng giữa các thành phần kinh tế .............................................................................................................29 2.2. Cơ sở lý luận của việc thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam .................................................................................................36 Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................62 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................63 3.1. Những thành tựu trong thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay...........................................................................63 3.2. Những hạn chế trong thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay ...................................................................................90 3.3. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay .......................................112 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................121
  5. CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM .........122 4.1. Nhóm giải pháp về nhận thức................................................................122 4.2. Nhóm giải pháp về thể chế ....................................................................131 4.3. Nhóm giải pháp về tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế của Nhà nước ................................................................................................138 4.4. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ..........................................................................149 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .....................................................................................160 KẾT LUẬN ..........................................................................................................161 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................166
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BĐXH Bình đẳng xã hội CBXH Công bằng xã hội CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản CNCS Chủ nghĩa Cộng sản CPH Cổ phần hóa DN Doanh nghiệp DNDD Doanh nghiệp dân doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN FDI Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài DNTN Doanh nghiệp tư nhân KTNN Kinh tế nhà nước KTTN Kinh tế tư nhân KTTT Kinh tế thị trường LLSX Lực lượng sản xuất FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QHSX Quan hệ sản xuất TBCN Tư bản chủ nghĩa TLSX Tư liệu sản xuất TPKT Thành phần kinh tế TTKT Tăng trưởng kinh tế VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công bằng là một hiện tượng xã hội, là khát vọng muôn đời mà nhân loại tiến bộ không ngừng nỗ lực tìm kiếm, vì thế nó luôn đồng hành cùng lịch sử phát triển và sự tiến bộ của xã hội loài người từ xưa đến nay, từ trong nhận thức đến thực tiễn. Với tư cách là phạm trù lịch sử - xã hội, theo thời gian, khái niệm công bằng được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn với nhiều chuẩn mực, giá trị được mở rộng. Tùy từng bối cảnh lịch sử xã hội, chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá khác nhau mà những chuẩn mực của công bằng được nhận thức và thực thi có những nét khác biệt. Nói đến công bằng và công bằng xã hội thì nhất định không thể không xem xét vấn đề trên phương diện kinh tế mà tập trung nhất là công bằng giữa các thành phần kinh tế với tư cách là các chủ thể của một nền sản xuất xã hội. Công bằng giữa các thành phần kinh tế là biểu hiện tập trung nhất của công bằng kinh tế. Thực chất đó là việc thực hiện hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế nói chung và các chủ thể kinh tế nói riêng trên phương diện cơ bản là tiếp cận cơ hội và các nguồn lực để phát triển và được thụ hưởng các thành quả phát triển một cách công bằng, hợp lý trên thực tế thông qua hệ thống chính sách, cơ chế và công cụ luật pháp. Thực hiện tốt công bằng giữa các thành phần kinh tế là động lực quan trọng để phát triển kinh tế, bởi nó là yếu tố có tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và người lao động, giúp nền kinh tế cởi bỏ các rào cản, huy động tối đa các nguồn lực, giải phóng sức sản xuất tiềm tàng nhằm thúc đẩy kinh tế và xã hội phát triển. Quan trọng hơn, thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế còn là điều kiện cốt lõi để thực hiện công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, là nền tảng, cơ sở cho sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển của đất nước. Việt Nam là một quốc gia có xuất phát điểm kinh tế thấp lại trải qua những tổn thất nặng nề từ các cuộc chiến tranh. Do vậy, việc lựa chọn mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội bằng con đường xây dựng, phát triển một nền kinh tế thị trường tiến bộ, hiện đại, chưa có tiền lệ là một sự lựa chọn can đảm đầy khó khăn. Dù trải 1
  8. qua muôn vàn thử thách, có cả những sai lầm phải trả giá, song những thành quả phát triển của ngày hôm nay đã chứng tỏ sự lựa chọn đó là hoàn toàn đúng đắn. Thành quả ấy là kết quả của việc không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sẵn sàng thử nghiệm những cải cách trong suốt quá trình xây dựng, phát triển đất nước mà trước hết là trong lĩnh vực kinh tế. Trong suốt chặng đường đó, thực hiện công bằng xã hội nói chung và công bằng kinh tế nói riêng vẫn luôn được xem là một trong những mục tiêu ưu tiên xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Sau 35 năm đổi mới đất nước, nhìn theo chiều hướng tích cực, kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, công bằng xã hội và công bằng kinh tế từng bước được thực hiện. Thực tiễn 35 năm đổi mới cũng cho thấy sự nhìn nhận của Đảng đối với các vấn đề kinh tế đã có một bước tiến dài, thể hiện sự năng động, nhạy bén song cũng không kém phần cẩn trọng và khoa học. Trong đó, theo chúng tôi, điều quan trọng nhất là toàn hệ thống chính trị đã luôn quan tâm đến vấn đề thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế và tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng, thông thoáng, ổn định để các chủ thể kinh tế tự do hợp tác, cạnh tranh nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các thành phần kinh tế trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Có thể thấy, công bằng giữa các thành phần kinh tế với tư cách các nhóm chủ thể khác nhau của xã hội đã được Đảng, Nhà nước nhìn nhận, đánh giá vượt khỏi các mục tiêu kinh tế đơn thuần để vươn đến các mục tiêu xã hội, chính trị và cả văn hóa. Nó cũng cho thấy, xử lý tốt vấn đề này không chỉ giúp chúng ta thành công trên mặt trận phát triển kinh tế mà còn đạt được những thành tựu trong lĩnh vực đời sống xã hội, qua đó thể hiện tính ưu việt của chế độ chính trị chúng ta đang theo đuổi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận ấy, nền kinh tế nước ta những năm qua cũng đang bộc lộ không ít vấn đề cấp bách cần sớm nhận 2
  9. thức và giải quyết, như mô hình tăng trưởng chưa hợp lý; thể chế, cơ chế lạc hậu và nhiều bất cập; năng suất lao động thấp, nền kinh tế kém năng động, thiếu động lực phát triển; tình trạng tham ô, tham nhũng tràn lan, nợ công, nợ xấu ở mức nghiêm trọng… Những hạn chế ấy đang làm cho nền kinh tế tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và kéo theo nhiều hệ lụy phức tạp về mặt chính trị, xã hội. Hệ quả đó do nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là vấn đề công bằng nói chung và công bằng giữa các thành phần kinh tế nói riêng dù đã được chú trọng nhưng thực hiện chưa tốt, chưa thực chất và còn gặp rất nhiều khó khăn. Dù chủ trương của Đảng và Nhà nước là xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, nhưng trên thực tế, các thành phần phần kinh tế vẫn chưa thực sự được đối xử công bằng, đặc biệt là trong tiếp cận cơ hội, nguồn lực phát triển và trong phân phối. Khu vực kinh tế công dù năng suất và hiệu quả hạn chế nhưng lại đang nhận được quá nhiều ưu đãi cả về cơ chế, chính sách, lẫn cơ hội và nguồn lực... so với khu vực kinh tế dân doanh. Thực tế đó đang trói buộc, kìm hãm sức sống năng động của nền kinh tế, làm xói mòn động lực của các chủ thể kinh tế, gây tổn hại đến mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Thực tiễn đó đang đặt ra thách thức, cũng là nhu cầu cần sớm đánh giá đầy đủ hiện trạng vấn đề, từ đó có giải pháp đẩy mạnh thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế một cách thực chất và hiệu quả hơn, nhằm khơi thông động lực, sức sáng tạo cho mọi chủ thể kinh tế vì mục tiêu chung, sớm đưa đất nước phát triển cường thịnh. Xuất phát từ tính cấp thiết nói trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Luận án có mục đích làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong lý luận và thực tiễn thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam. 3
  10. * Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận về công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam. Thứ ba, nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế và nguyên nhân hạn chế của việc thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay * Phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu việc thực hiện công bằng giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước mà đại diện là giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên các phương diện: công bằng về cơ hội; công bằng về chính sách, pháp luật; công bằng về tiếp cận nguồn lực; công bằng về phân phối. Về thời gian, luận án nghiên cứu vấn đề công bằng giữa các thành phần kinh tế tại Việt Nam từ khi đất nước bước vào đổi mới cho đến nay, đặc biệt tập trung vào giai đoạn 10 năm trở lại đây (2011 – 2020). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án * Cơ sở lý luận của luận án: - Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. - Luận án được thực hiện trên cơ sở các chỉ dẫn lý luận và phương pháp luận về công bằng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm về công bằng giữa các thành phần kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4
  11. - Luận án cũng sử dụng tài liệu, báo cáo của các Bộ, Ngành có liên quan cũng như các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp: lô gic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu và hệ thống hóa trên tinh thần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ cơ sở, thực chất và nội dung lý luận về thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam - Luận án xác định những đặc thù và chỉ ra những hạn chế trong thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay - Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thực hiện công bằng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án: -Luận án góp phần cung cấp những luận cứ lý luận về công bằng giữa các thành phần kinh tế nói chung và tại Việt Nam nói riêng -Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, cho sinh viên, học viên và những ai quan tâm đến vấn đề công bằng nói chung và công bằng giữa các thành phần kinh tế tại Việt Nam nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 4 chương và 11 tiết. 5
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Vấn đề công bằng nói chung và công bằng trong kinh tế nói riêng đã có nhiều học giả trong và ngoài nước tiếp cận nghiên cứu trên những khía cạnh khác nhau cả về lý luận lẫn thực tiễn. Có thể khái quát một số nghiên cứu chủ yếu như sau: 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến lý luận về công bằng và công bằng giữa các thành phần kinh tế 1.1.1.1. Một số nghiên cứu nước ngoài về công bằng, công bằng xã hội Nghiên cứu về công bằng trong lịch sử, cả phương Đông và phương Tây nói chung thường không tách rời khỏi công bằng xã hội (CBXH). Đối với các học giả phương Tây ngoài mácxit hiện nay, các nghiên cứu về công bằng, CBXH lại thường gắn với việc xem xét công bằng từ giác độ kinh tế. Trong các nghiên cứu hiện có về chủ đề này ở phương Tây hiện đại trước hết cần nhắc đến John Rawls với tác phẩm: “Lý thuyết về Công lí" (A theory of Justice) nổi tiếng của ông (Revised edition, USA, 2001). Trong tác phẩm này, J. Rawls đã trình bày quan điểm về công bằng của ông trên nền tảng phân tích mối quan hệ giữa công bằng và thể chế xã hội. Theo ông, thể chế xã hội quyết định việc lựa chọn các nguyên tắc phân chia cả quyền lợi và những nghĩa vụ cơ bản. John Rawls khẳng định, công lý với tính cách là công bằng chính là chuẩn mực của trạng thái xã hội lý tưởng mà ở đó các cá nhân khi tham gia vào xã hội một cách tự nguyện sẽ ngày càng đạt được lợi ích tối đa cho mình. Với ông, công bằng hay không công bằng không phải là sự khác nhau ở xuất phát điểm của mỗi cá nhân, mà chủ yếu là ở chỗ khi tham gia vào các hợp tác xã hội, nếu cá nhân đó chưa hoặc không có sự bình đẳng với các cá nhân khác về một số phương diện (sinh học hay xã hội) nhưng nếu họ vẫn tự nguyện chấp nhận cơ chế hoạt động xã hội chung thì đó vẫn là công bằng… Lý luận về công bằng của John Rawls đã đặt nền tảng, phương hướng cho các chính sách xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới. 6
  13. Tác phẩm Công bằng và chính trị của sự khác biệt (Justice and Politics Difference) của Iric Masion Young (Princeton University Press, Oxford, 1990) đã kế thừa quan điểm CBXH của John Rawls đồng thời bổ sung vào đó một số quan điểm của C.Mác về các nguyên tắc phân phối. Theo tác giả, cần thiết phải mở rộng khái niệm phân phối, chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi nguồn lực vật chất và thu nhập của cá nhân. Tác giả đề cập đến việc phải phân phối quyền tự chủ cá nhân, phân công lao động và cả văn hóa, vì đây là những yếu tố cơ bản để mỗi cá nhân sử dụng nhằm điều chỉnh hoạt động của mình trong các mối quan hệ xã hội. Công trình Công bằng phân phối (Distribute Justice), Stanford Encyclopedia of Philosophy, Mar 5, 2007, đã khái quát các nguyên tắc phân phối công bằng cơ bản như: phân phối bình quân tuyệt đối, phân phối dựa trên sự khác biệt, phân phối dựa trên tài nguyên, phân phối dựa trên phúc lợi xã hội, phân phối dựa trên cống hiến, phân phối tự do chủ nghĩa, phân phối dựa trên thuyết bình đẳng nam nữ. Những nguyên tắc công bằng phân phối trên bao gồm cả phân phối lợi ích và trách nhiệm trong hoạt động kinh tế giữa các cá nhân, các nhóm và các tổ chức… Tác phẩm Kinh tế học công cộng của nhà kinh tế học Stiglitz, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1995, góp thêm một quan niệm về vấn đề công bằng trong phát triển kinh tế. Tác giả cho rằng chúng ta thường có những quan điểm mâu thuẫn về nội dung thế nào là công bằng, trong đó điểm quan trọng là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả của sự phát triển. Trong công trình này, tác giả cũng chỉ ra mâu thuẫn cơ bản giữa thực hiện CBXH và hiệu quả phát triển kinh tế, từ đó định hướng giải quyết mối quan hệ này thông qua mức độ hữu dụng cận biên. Tuy vậy, vẫn còn nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa CBXH và phát triển kinh tế mà định hướng này chưa cho thấy tính khả thi để khắc phục. Tác giả Lý Bân trong tác phẩm Lý luận chung về phân phối của chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, đã lý giải một cách khách quan về sự hình thành chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa (XHCN), trình bày lý luận về cơ sở và đặc trưng của phân phối cũng như các đặc điểm cơ bản của phân phối XHCN. Với việc phân tích, luận giải, đánh giá thực tiễn hơn 70 năm tồn tại của kinh tế các 7
  14. nước XHCN, công trình có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận để tham khảo phục vụ nghiên cứu về quan hệ phân phối ở nước ta, một nước đang quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). Bên cạnh đó cần phải kể đến 2 tập của „Chuyên khảo về d n chủ xã hội”. Trong đó, tập 1: Nền tảng của Dân chủ Xã hội (Foundation of Social Democrac), do Quỹ FES (Friedrich-Ebert-Stiftung) xuất bản tại Berlin, năm 2009, cho rằng công bằng cùng với tự do oàn kết là những giá trị nền tảng của dân chủ xã hội. Chuyên khảo cũng đã khái lược tương đối đầy đủ cơ sở lý luận về công bằng và CBXH nhìn từ góc độ triết học. Tập 2 của chuyên khảo với tên gọi: Kinh tế và d n chủ xã hội, được dịch ra tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014), bên cạnh việc trình bày các học thuyết kinh tế cơ bản; các hệ thống kinh tế, chế độ kinh tế cùng các định hướng chính sách kinh tế theo lập trường dân chủ xã hội, chuyên khảo đã nhấn mạnh vai trò của công bằng và bình đẳng với tư cách là những thước o quan trọng ể o lường hiệu quả của các chính sách kinh tế. Một số những công trình nêu trên mà luận án tiếp cận được chưa thể bao quát hết những nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới, song đã giúp tác giả luận án có được một cái nhìn tương đối khái quát những quan điểm về công bằng nói chung và công bằng trong kinh tế nói riêng, cũng như các nguyên tắc để thực hiện công bằng. Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy công bằng, CBXH và trong một chừng mực nhất định là cả công bằng trong kinh tế nữa, thường được xem xét trong mối quan hệ mật thiết với các phạm trù tự do, bình đẳng, dân chủ, đoàn kết…và những vấn đề cụ thể khác gắn với bối cảnh lịch sử - xã hội của mỗi quốc gia. 1.1.1.2. Những nghiên cứu trong nước về công bằng, công bằng xã hội Có thể nói, đây là nhóm công trình có số lượng đông đảo nhất. Trong phạm vi luận án, xin tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trước hết phải kể đến tác giả Lê Hữu Tầng với các công trình nghiên cứu tiêu biểu: “Từ tư tưởng của C.Mác về công bằng và bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Triết học, số 2, 1993; “Về Công bằng xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 19, 1996; Về ộng lực phát triển kinh tế xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, 1997; “Phân 8
  15. hóa giàu nghèo xét từ góc độ công bằng và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Triết học, số 4, 1999; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1, 2008. Trong các công trình này, từ góc độ triết học, tác giả đã luận giải một số vấn đề lý luận về CBXH và việc thực hiện CBXH trong điều kiện Việt Nam hiện nay như: CBXH và bình đẳng xã hội (BĐXH); mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và CBXH; động lực phát triển kinh tế xã hội, các nguyên tắc phân phối trong CNXH…và nhiều vấn đề lý luận quan trọng có liên quan khác. Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu về công bằng, CBXH từ phương diện triết học đậm nét nhất của những người làm công tác nghiên cứu triết học. Tác giả Phạm Xuân Nam với các công trình : “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Xã hội học, số 13 (87), 2004; “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, số 7, 2004; “Về khái niệm công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội học số 1 (97), 2007; “Vấn đề thực hiện công bằng xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 2, 2007; “Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Triết học, số 2, 2008…Trong các nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Xuân Nam đã trình bày nhiều quan niệm và hình thức thực hiện CBXH khác nhau trên thế giới. Qua việc khảo cứu, đánh giá các mô hình kinh tế tiêu biểu trên thế giới, như mô hình kinh tế thị trường (KTTT) tự do, mô hình KTTT xã hội, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung phi thị trường, tác giả đề xuất cách thức giải quyết mối quan hệ giữa thúc đẩy TTKT với thực hiện CBXH. Tác giả cũng nhấn mạnh công bằng về kinh tế vẫn được xem là yếu tố cốt lõi của CBXH trong những thập kỷ gần đây. Vấn đề CBXH trong các lĩnh vực khác tuy có được đề cập đến ở những mức độ khác nhau nhưng vẫn chưa được giải quyết một cách đầy đủ. Tác giả Nguyễn Minh Hoàn với một loạt các công trình bàn về vấn đề này như: “Thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, số 06, 2003; 9
  16. “Vai trò của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Tạp chí Triết học, số 11, 2005; “Vị trí của công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Tạp chí Triết học, số 1, 2006; “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về công bằng xã hội với tư cách thước đo trình độ giải phóng con người", Tạp chí Triết học, số 5, 2007; Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, 2009... Trong các công trình của mình, tác giả đã luận giải sâu về khái niệm, nội dung CBXH trên nhiều phương diện, khía cạnh như: phân phối, mối quan hệ CBXH với lợi ích, thước đo trình độ giải phóng con người, vai trò điều chỉnh các quan hệ người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội… Đáng chú ý, theo tác giả thì nội dung cơ bản của CBXH không phải chỉ thể hiện ở khâu phân phối kết quả sản xuất, mà quan trọng hơn là ở chỗ nó phải tạo ra sự công bằng về cơ hội để mọi người, mọi chủ thể kinh tế đều có điều kiện phát triển. Tác giả cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa công bằng về cơ hội và bình ẳng về cơ hội, từ đó đi đến quan điểm cho rằng, không nên hiểu công bằng về cơ hội theo nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, mọi chủ thể, mà quan trọng hơn là cơ hội đó phải phù hợp với điều kiện, khả năng của từng chủ thể khác nhau. Nói cách khác, công bằng về cơ hội phải được hiểu là tạo ra cơ hội phù hợp với mỗi cá nhân, chủ thể. Các tác giả Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn, Trần Văn Đoàn…trong tác phẩm: Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và oàn kết xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, đã phân tích và làm nổi bật khái niệm CBXH ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Thứ nhất CBXH là khái niệm có tính lịch sử, chịu sự quy định của hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thứ hai, CBXH có quan hệ mật thiết với BĐXH, nhưng đây là hai khái niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau. Thứ ba, CBXH có mối quan hệ hữu cơ với TTKT; CBXH là động lực mạnh mẽ thúc đẩy TTKT, ngược lại, TTKT lại là cơ sở, điều kiện để thực hiện CBXH. Ngoài ra, các tác giả còn tập trung phân tích các nguyên tắc cơ bản để thực hiện CBXH. Công trình Những vấn ề lý luận cơ bản về công bằng xã hội trong iều kiện nước ta hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009, Phạm Thị Ngọc Trầm (chủ biên): Từ góc độ triết học, các tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá và kế thừa có 10
  17. chọn lọc các quan niệm về CBXH trong lịch sử, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện CBXH ở một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra một quan niệm thống nhất về CBXH, rút ra những bài học thiết thực cho việc thực hiện CBXH ở Việt Nam, qua đó đóng góp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách xã hội về thực hiện CBXH phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Đình Tấn với bài viết “Công bằng xã hội và bình đẳng xã hội”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2014. Theo tác giả, CBXH và BĐXH là những khái niệm cơ bản của tất cả các khoa học xã hội. Phân biệt giữa CBXH và BĐXH, tác giả cho rằng CBXH được hiểu là sự phù hợp giữa năng lực thực tiễn của người ta với địa vị xã hội mà họ có, giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ, sự hy sinh, đóng góp và sự đền đáp, công lao và sự thừa nhận, giữa làm và hưởng, lao động và trả công, giữa tội ác và sự trừng phạt… Tác giả Trần Thảo Nguyên với các công trình “Khái niệm công bằng xã hội trong triết học phương Tây hiện đại và vấn đề bình đẳng xã hội trong “Lý thuyết về công bằng” của J. Rawls”, Tạp chí Triết học, số 6, 2004; Triết học kinh tế trong “Lý thuyết về công lý” Nxb Thế giới, Hà Nội, 2006. Xuất phát từ việc tiếp cận công bằng dựa trên nền tảng triết học Phương Tây, tác giả đã có những phân tích, luận giải vấn đề khá sâu sắc. Nhìn nhận lý thuyết về công lý của J. Rawls qua lăng kính triết học mácxít, tác giả đã chỉ rõ giá trị và khả năng vận dụng của lý thuyết này ở Việt Nam. So sánh CBXH trong phân phối khi đối chiếu với lý luận về CBXH của C.Mác trong “Phê phán cương lĩnh Gotha”, tác giả cho rằng lý luận công bằng trong phân phối của J. Rawls gợi ý những chuẩn mực cho những cách thức phân phối cụ thể trên thực tế... Tóm lại, quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước về vấn đề này tuy có sự khác nhau nhất định nhưng nhìn chung, khi đề cập đến nội hàm khái niệm công bằng hay CBXH, các tác giả đều đề cập đến sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ ở từng lĩnh vực khác nhau. Nhiều tác giả cũng chỉ ra rằng, ở các nước kém phát triển hay đang phát triển thì nội dung quan trọng nhất của CBXH thường được đề cập là công bằng kinh tế. 11
  18. Về khái niệm công bằng và khái niệm bất công, đa số tác giả đều thống nhất đây là hai khái niệm đối lập nhau. Nếu công bằng được hiểu với nội hàm như đã phân tích thì bất công được hiểu ngược lại với trạng thái ấy. Chúng tôi cũng nhất trí với quan điểm này. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về vấn ề công bằng giữa các thành phần kinh tế Từ góc độ lý luận, đặc biệt từ phương diện tiếp cận triết học, trước hết phải kể đến tác giả Nguyễn Duy Quý với công trình "CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN", Tạp chí Triết học, số 3, 2008. Tác giả đã phân tích vấn đề thực hiện CBXH trong điều kiện phát triển nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ gắn bó giữa TTKT với tiến bộ và CBXH, thực trạng thực hiện CBXH ở Việt Nam trước và trong những năm đổi mới, tác giả đi đến kết luận: chỉ có trên cơ sở dựa vào CBXH để thúc đẩy TTKT, đồng thời kết hợp TTKT với tiến bộ xã hội và CBXH ngay trong từng bước của quá trình phát triển, chúng ta mới vừa bảo đảm được mục tiêu TTKT, vừa giữ được định hướng XHCN trong phát triển KTTT. Bài viết “Thực hiện CBXH giữa các thành phần kinh tế - nhìn từ góc độ lý luận” của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Triết học, số 7, 2014, cho rằng điểm chung nhất của quan niệm CBXH đó là quan niệm về phân phối công bằng. Tác giả cũng chỉ ra thực chất, cũng như các điều kiện để thực hiện được công bằng giữa các thành phần kinh tế (TPKT). Theo tác giả, để thực hiện được công bằng giữa các TPKT phải giải quyết được hai vấn đề chủ yếu, đó là thực hiện bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các TPKT và thực hiện phân phối công bằng giữa các TPKT. Tác giả cũng nêu một số nguyên tắc phân phối để đảm bảo sự công bằng, cũng như tiêu chí đánh giá công bằng giữa các TPKT. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, trong bài viết CBXH ối với kinh tế– Vài nét về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận chung về thực hiện CBXH” – Viện Triết học, 2014), cho rằng trong mọi nền kinh tế thị trường đều đồng thời tồn tại nhiều TPKT, nhiều hình thức sở hữu. Trên thị trường, các TPKT cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ. 12
  19. Tuy vậy, nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta có đặc điểm đặc thù là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ ạo, nên cần nhận thức và hành động thống nhất trong thực hiện CBXH đối với các TPKT nói riêng và sự phát triển xã hội, nói chung. Tác giả cũng chỉ ra những nội dung cơ bản khi áp dụng nguyên tắc CBXH vào để xem xét CBXH đối với các TPKT khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Tác giả Lương Đình Hải trong bài viết “Công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, (Hội thảo khoa học Những vấn ề lý luận chung về thực hiện CBXH, Viện Triết học, 2014) cho rằng nghiên cứu CBXH đối với các TPKT ở nước ta hiện nay là vấn đề cần thiết nhưng cũng rất phức tạp khi cả nội hàm khái niệm công bằng lẫn khái niệm TPKT vẫn chưa được thống nhất và nhất quán trong thực tế. Tác giả cũng chỉ ra những mâu thuẫn khi vẫn khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo với chính chủ trương của Đảng và Nhà nước là: bảo đảm cho sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi TPKT. Tác giả cũng đồng thời chỉ ra hướng khắc phục mâu thuẫn đó. Tác giả Vũ Văn Viên trong bài viết “CBXH trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay” (Hội thảo khoa học Những vấn ề lý luận chung về thực hiện CBXH, Viện Triết học, 2014), khẳng định rằng để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa một cách bền vững, chúng ta cần quán triệt quan điểm: cùng với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần phải ảm bảo thực hiện CBXH, vì theo tác giả, nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà quên việc thực hiện CBXH tất yếu sẽ dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc, gây bất ổn xã hội, từ đó kìm hãm sự phát triển, thậm chí đẩy xã hội rơi vào khủng hoảng. Tại Báo cáo đề dẫn Hội thảo quốc tế: Một số vấn ề lý luận về công bằng kinh tế và dân chủ kinh tế, tác giả Nguyễn Tài Đông cho rằng: công bằng kinh tế là biểu hiện đặc thù của công bằng nói chung trong lĩnh vực đạo đức kinh doanh. Tiêu chuẩn để đánh giá công bằng kinh tế là công bằng từ quy trình và công bằng phân phối. Theo tác giả, giá trị của công bằng kinh tế được thể hiện ở 5 nguyên tắc công bằng: (1) Các bên cùng có lợi, (2) nguyên tắc trung thực, (3) nguyên tắc bình đẳng, (4) nguyên tắc trình tự và (5) nguyên tắc sửa chữa. Từ đó, tác giả cho rằng công 13
  20. bằng kinh tế không chỉ là công bằng phân phối, mà còn phải nhìn nhận dưới góc độ bình đẳng về cơ hội, bình đẳng về nguyên tắc. Công bằng kinh tế còn được hiểu như là môi trường cho mọi người, mọi TPKT được tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế, từ việc bình đẳng trước pháp luật, công bằng trong việc tiếp cận chính sách, các nguồn vốn, tín dụng, đất đai…Tiếp tục phát triển quan điểm trên, trong bài viết “Một số vấn đề về công bằng kinh tế và công bằng kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng của C.Mác về công bằng phân phối và ý nghĩa thời ại của nó”), tác giả Nguyễn Tài Đông nhấn mạnh: công bằng kinh tế là điều kiện tất yếu để kinh tế có thể phát triển nhanh và bền vững, là tiền đề để tăng của cải xã hội, tăng phúc lợi cho mọi người, nâng cao đời sống nhân dân. Tác giả Trần Văn Phòng và Ngô Thị Nụ có bài “Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường” tại Hội thảo quốc tế “Thực hiện công bằng xã hội trong iều kiện kinh tế thị trường – kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam” do Viện Triết học phối hợp quỹ Roza Luxemburg tổ chức tại Ninh Bình, 7/2019. Trong đó các tác giả khẳng định: Trong nền KTTT ở nước ta, Nhà nước là công cụ tất yếu để thực hiện CBXH, điều này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta và phù hợp với đòi hỏi khách quan của sự phát triển và tiến bộ xã hội, đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tại Hội thảo quốc tế “Tư tưởng của C. Mác về công bằng xã hội với dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó”, tác giả Kim Song Bong đã có bài viết bàn về vấn đề công bằng giữa các TPKT: “C.Mác và vấn đề công ty cổ phần - phản tư về triển vọng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong bài viết này tác giả bàn về triển vọng của KTTT định hướng XHCN ở các nước Đông Á từ quan điểm của C. Mác về vai trò của các công ty cổ phần, vai trò của người quản lý…Bài viết gợi mở những vấn đề liên quan đến việc làm thế nào để đảm bảo công bằng trong một nền KTTT định hướng XHCN với tư cách là nền kinh tế đa sở hữu với sự tham dự của nhiều chủ thể kinh tế. Tác giả Kim Song Bong còn có bài viết “Quốc hữu hóa và đồng quyết định: nghiên cứu trường hợp xã hội hóa các phương tiện sản xuất và dân chủ kinh tế” 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2