Luận án Tiến sĩ Trung Quốc học: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay
lượt xem 14
download
Luận án nhằm mục tiêu làm rõ sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005. Đồng thời làm rõ thực trạng chuyển biến trong từng lĩnh vực quan hệ, từ đó nhận diện đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Indonesia và góp phần làm rõ đặc trưng chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Trung Quốc học: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THU MINH NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUNG QUỐC HỌC HÀ NỘI - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN THU MINH NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Trung Quốc học Mã số: 62 31 06 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRUNG QUỐC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phùng Thị Huệ 2. PGS. TS. Dương Văn Huy HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Phùng Thị Huệ và PGS. TS. Dương Văn Huy. Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá được nghiên cứu sinh thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có nguồn gốc rõ ràng, thể hiện trong phần Tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Thu Minh
- LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Phùng Thị Huệ, PGS. TS. Dương Văn Huy đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn em trong quá trình làm Luận án. Cảm ơn các Thầy Cô đã luôn động viên và tiếp lửa đam mê khoa học cho em, để em có thể hoàn thành tốt nhất Luận án theo khả năng của mình. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới TS. Hồ Thị Thành, TS. Võ Minh Vũ cùng các thầy cô trong Khoa Đông phương học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể, giúp em hoàn thành Luận án được thuận lợi nhất. Em xin gửi lời cảm ơn tới GS. TS. Hoàng Khắc Nam – Khoa Quốc tế học với những gợi mở của thầy đối với Luận án của em. Em xin được gửi lời tri ân tới Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Quốc, cố GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, TS. Nguyễn Xuân Cường đã tư vấn, gợi mở và tạo điểu kiện tốt nhất để em có thể triển khai và hoàn thành Luận án. Em xin chân thành cảm ơn Phòng đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh Trần Thu Minh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 7 2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................7 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 8 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 8 3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 8 4. Cách tiếp cận ư n n i n ứ .................................................. 8 4.1. Cách tiếp cận................................................................................................. 8 4.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8 5. Đón ó ủa Luận án ................................................................................. 10 5.1. Đóng góp về khoa học .................................................................................10 5.2. Đóng góp về lý luận......................................................................................11 5.2. Đóng góp về thực tiễn............................................................................11 6. Bố cục của Luận án ...................................................................................... 11 C ư n 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 13 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứ li n q an đến đề tài Luận án.... 13 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc................................................................................... ...................................... 13 1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Indonesia....................................................................................................................16 1.1.3. Những nghiên cứu về chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia sau năm 2005 ...........................................................................................20 1.2. Đ n i tìn ìn n i n ứu và những vấn đề Luận án sẽ làm rõ ........ 28 1.2.1. Những kết quả các nghiên cứu đã đạt được.............................................29 1.2.2. Những vấn đề Luận án sẽ làm rõ..............................................................30 C ư n 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - INDONESIA 33 2.1. C sở lý luận .............................................................................................. 33 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia...................................................................................................................33 2.1.2. Các lý thuyết liên quan đến quan hệ Trung Quốc – Indonesia...............42 2.1.3. Khung phân tích của Luận án..........................................................49 2.2. C sở thực tiễn........................................................................................... 50 1
- 2.3 . Các nhân tố t độn đến q an ệ T n Q ố – Indonesia...................55 Tiểu kết ư n 2............................................................................................ 63 C ư n 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN BIẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC - INDONESIA TRONG CÁC LĨNH VỰC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY ............ 64 3.1. Nhữn điều chỉnh về chính sách của Trung Quốc và Indonesia trong quan hệ son ư n từ năm 2005 đến nay .................................................... 64 3.1.1. Điều chỉnh trong phối hợp chính sách của hai nước..........................64 3.1.2. Điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Indonesia trong quan hệ song phương giai đoạn 2005-2013....................................................................................69 3.1.3. Điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và Indonesia trong quan hệ song phương giai đoạn từ 2013 đến nay................................................74 3.2. Chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia từ năm 2005 đến nay t n lĩn ực ........................................................................................... 77 3.2.1. Chuyển biến trong quan hệ chính trị - an ninh .......................................77 3.2.2. Chuyển biến trong quan hệ kinh tế..........................................................92 3.2.3. Chuyển biến trong quan hệ văn hóa - xã hội ........................................104 Tiểu kết ư n 3........................................................................................... 113 C ư n 4. ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ XU THẾ CHUYỂN BIẾN TRONG QUAN HỆ TRUNG QUỐC – INDONESIA ................................................... 115 4.1. Đặc điểm chuyển biến và đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Indonesia.....115 4.1.1. Đặc điểm chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia............115 4.1.2. Đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Indonesia..........................................119 4.2. T động của chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia ... 128 4.2.1. Tác động đến Trung Quốc và Indonesia................................................129 4.2.2. Tác động đến thế giới và khu vực..........................................................134 4.2.3. Tác động đến Việt Nam..........................................................................142 4.3. Thuận lợi, thách thức và xu thế quan hệ hai nước ............................... 146 4.3.1. Những thuận lợi trong quan hệ hai nước ..............................................146 4.3.2. Những thách thức trong quan hệ hai nước ...........................................149 4.3.3. Xu thế quan hệ hai nước đến năm 2030....... .........................................154 Tiểu kết ư n 4.......................................................................................... 157 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 160 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................. 164 TÀI LIỆU THAM HẢO ................................................................................ 165 PHỤ LỤC........................................................................................................... 199 2
- DANH MỤC CÁC Ý HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT ASEAN–China Free Khu Mậu dịch Tự do ASEAN – 1 ACFTA Trade Area Trung Quốc 2 AIIB A Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông 3 ASEAN Asian Nations Nam Á 4 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn Khu vực ASEAN Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu 5 APEC Cooperation Á – Thái Bình Dương Sáng kiến Vành đai và Con 6 BRI Belt and Road Initiative đường 7 CA - TBD Châu Á - Thái Bình Dương 8 CH Indonesia Cộng hòa Indonesia 9 CHND Cộng hòa nhân dân 10 CNXH Chủ nghĩa xã hội 11 CNTB Chủ nghĩa tư bản 12 ĐCS Đảng Cộng sản 13 EAS The East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 14 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Memorandum of Bản ghi nhớ 15 MoU Understanding Official Development Viện trợ phát triển chính thức 16 ODA Assistance 17 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 3
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1. Các dạng thức chuyển biến trong quan hệ quốc tế 35 Bảng 2.2. Các mức độ của quan hệ đối tác chiến lược 38 Hình 2.3. Sự chú ý bất đối xứng 44 Hình 2.4. Các phương pháp quản lý quan hệ bất đối xứng 44 Sơ đồ 2.5. Cân bằng quyền lực giữa cường quốc B (thông qua sự giúp đỡ của các cường quốc tầm trung) đối với cường quốc A 46 Bảng 2.6. Phản ứng của một số nước ASEAN với sự trỗi dậy của Trung Quốc 47 Hình 2.7. Khung phân tích những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia 49 Hình 3.1. Thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc với Indonesia giai đoạn 2005-2013 93 Hình 3.2. Thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc với Indonesia từ năm 2013 đến nay 97 Hình 3.3. Thâm hụt thương mại giữa Indonesia và Trung Quốc giai đoạn 2013-2019 98 Bảng 3.4. Tình hình thực hiện đầu tư của Trung Quốc tại Indonesia từ năm 2010-2015 100 Bảng 4.1. Chuyển biến chính trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia 115 Bảng 4.2. Đánh giá mức độ của quan hệ Trung Quốc - Indonesia 123 Bảng 4.3. Chính sách của Indonesia đối với Trung Quốc 145 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau cải cách mở cửa đến nay, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển kinh tế trong nước, Trung Quốc tích cực thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển thông qua hợp tác Nam – Nam, do các nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô phong phú, dồi dào. Đồng thời, Trung Quốc cũng điểu chỉnh chiến lược đối ngoại của mình từ “giấu mình chờ thời” sang “chủ động tích cực thiết lập luật chơi”, nhằm gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã đẩy mạnh quá trình thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” bằng việc triển khai hàng loạt chiến lược lớn như “Vành đai và Con đường”, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chung vận mệnh ở khu vực, triển khai mạnh mẽ chiến lược “ngoại giao láng giềng”, chú trọng thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – ASEAN, v.v... Bên cạnh đó, khu vực Đông Nam Á hiện là địa bàn tranh giành ảnh hưởng chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Australia..., do đó, ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp, việc ASEAN trở thành Cộng đồng vào ngày 31/12/2015 đã mở ra cục diện hợp tác mới ở khu vực. Bởi vậy, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng thúc đẩy quan hệ với ASEAN cũng như các quốc gia trọng yếu của ASEAN, trong đó có Indonesia. Về phía Indonesia, đây là quốc gia lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, do vậy, Indonesia có vị trí đặc biệt trong chiến lược can dự và tranh giành ảnh hưởng khu vực của các cường quốc trên thế giới. Trước hết, Indonesia là quốc gia giàu tài nguyên, có uy tín trong khu vực và trên thế giới. Là một thành viên sáng lập ASEAN, đồng thời tham gia nhóm các nền kinh tế lớn G20, tiếng nói của Indonesia trong khu vực ngày càng trở nên có trọng lượng. Bên cạnh 5
- đó, Indonesia có vị trí chiến lược độc đáo khi sở hữu tuyến hàng hải quan trọng chạy qua khu vực eo biển Malacca - một vị trí có thể kiểm soát được tự do hàng hải giữa Biển Đông và Ấn Độ Dương, cũng là con đường nhập khẩu dầu thô chính của Trung Quốc. Do vậy, phát triển quan hệ với Indonesia trở thành vấn đề chiến lược của Trung Quốc. Mặt khác, trong bối cảnh nhiều nước Đông Nam Á đang lo ngại trước “thuyết về mối đe dọa Trung Quốc”, việc Indonesia luôn kiên trì chính sách ngoại giao nhất quán là độc lập và không liên kết tạo thuận lợi cho sự tiếp cận của Trung Quốc. Trung Quốc và Indonesia đều là những nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng đối với khu vực cũng như với Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều biến động, quan hệ Trung Quốc – Indonesia cũng đang có nhiều thay đổi. Trung Quốc và Indonesia đã từng trải qua thời kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao, nhưng với xu thế hòa bình và hợp tác trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, hai nước đã khôi phục lại quan hệ, thậm chí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005. Ngược lại, những chuyển biến trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia có thể tác động và làm thay đổi cục diện tại khu vực Đông Nam Á. Trước những tranh chấp giữa Trung Quốc với một số nước ASEAN về vấn đề Biển Đông, Indonesia đã đóng vai trò trung gian hòa giải, là “cầu nối” giải quyết tranh chấp. Nếu lôi kéo được Indonesia ủng hộ mình trong các vấn đề quốc tế và khu vực, Trung Quốc không chỉ thuận lợi trong việc gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, mà còn có thể chiếm ưu thế lớn hơn trong những tranh chấp trên biển. Có thể nói, chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia là hệ quả của chuyển biến về quan hệ quốc tế trong khu vực, đồng thời, những chuyển biến trong quan hệ hai nước có thể lý giải và dự đoán được những thay đổi về cục diện chính trị của khu vực trong tương lai. Chính vì những lý do trên, việc nghiên cứu về hai quốc gia này nói chung, cùng những chuyển biến trong quan hệ giữa Trung Quốc và Indonesia nói riêng, đặc biệt là sự thay đổi trong cách xử lý, ứng phó của Indonesia trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ lý giải được nhiều vấn đề học thuật quan trọng, cũng như hiểu được bản chất của mối quan hệ này. 6
- Ngoài ra, việc nghiên cứu những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ASEAN, từ đó nhận diện sâu sắc hơn chiến lược ngoại giao của Trung Quốc trong quá trình cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn. Do đó, việc triển khai những nghiên cứu vừa cơ bản, vừa hệ thống, chuyên sâu về chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để phục vụ cho công tác tham mưu tư vấn chính sách đối ngoại với hai quốc gia láng giềng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Việt Nam trở thành một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ của mình là: Những chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 đến nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nhằm mục tiêu làm rõ sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005. Đồng thời làm rõ thực trạng chuyển biến trong từng lĩnh vực quan hệ, từ đó nhận diện đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Indonesia và góp phần làm rõ đặc trưng chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm làm rõ mục tiêu trên, luận án chủ yếu thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như sau: (i) Phân tích những nhân tố tác động đến sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 để xác định nguyên nhân dẫn đến chuyển biến trong quan hệ hai nước; (ii) Làm rõ những chuyển biến trong mối quan hệ hai nước từ năm 2005 tới nay trên một số lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế và văn hoá – xã hội; (iii) Đánh giá sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005. Từ đó, làm rõ tác động và xu thế của chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia đến năm 2030. 7
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ năm 2005 tới nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ thời điểm hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2005 tới nay. Số liệu và sự kiện trong quan hệ hai nước sẽ được cập nhật đến thời điểm hoàn thành Luận án (Quý I năm 2020). - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Indonesia, do đó không gian nghiên cứu chủ yếu là Trung Quốc và Indonesia. Tuy nhiên, Luận án cũng đặt mối quan hệ này trong bối cảnh tác động của khu vực và thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung chủ yếu vào phân tích chuyển biến trong các lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá – xã hội. 4. Cách tiếp cận ư n n i n ứ 4.1. Cách tiếp cận - Là một nghiên cứu chuyên ngành Trung Quốc học, Luận án tập trung nhìn nhận mối quan hệ Trung Quốc - Indonesia từ góc độ Trung Quốc. - Luận án tiếp cận nghiên cứu mối quan hệ song phương trực tiếp giữa hai nước Trung Quốc và Indonesia, không tập trung nghiên cứu mối quan hệ này qua các kênh đa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đa ngành và liên ngành của khu vực học, đất nước học, như quốc tế học, sử học, chính trị học, kinh tế học… Trong đó, các phương pháp của chuyên ngành quốc tế học và lịch sử nhằm đánh giá chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Indonesia. Các phương pháp của chuyên ngành lịch sử nhằm: (i) phân tích làm rõ bối cảnh xung quanh quan hệ Trung Quốc – Indonesia trong từng giai đoạn cụ thể (phương pháp đồng đại), để thấy được mối liên hệ, sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với quan hệ hai nước; (ii) phân tích, làm rõ sự 8
- giống và khác nhau trên từng lĩnh vực trong quan hệ hai nước, từ đó nhận diện sự chuyển biến trong quan hệ hai nước qua từng giai đoạn lịch sử (phương pháp lịch đại). Phương pháp của chuyên ngành chính trị học được sử dụng khi phân tích, so sánh các văn kiện nhằm nhận diện những chuyển biến trong các văn bản tuyên bố chung của hai nước; hoặc khi nhận diện sự phân hóa quan điểm của giới tinh anh chính trị Indonesia từ dựa trên phân tích các lợi ích nhóm và mối quan tâm khác nhau… Các phương pháp của chuyên ngành kinh tế học được sử dụng khi đánh giá những chuyển biến trong các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực kinh tế, như thương mại, đầu tư… Luận án sẽ vận dụng linh hoạt các phương pháp này nhằm nhận diện rõ đặc điểm chính sách của Trung Quốc trong quan hệ với Indonesia. Những phân tích, đánh giá về tình hình Indonesia cũng nhằm lý giải mức độ quan hệ và cách thức ứng xử của Trung Quốc đối với Indonesia. - Phương pháp tư liệu: thu thập, tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và đánh giá các loại tư liệu; - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn trao đổi quan điểm nghiên cứu với các chuyên gia thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế, chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Indonesia, nhằm tìm ra những yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm. Trong số các học giả mà nghiên cứu sinh phỏng vấn được, đáng chú ý có một số chuyên gia đầu ngành trong nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – Indonesia, như GS. Leo Suryadinata (Singapore), PGS. Hứa Lợi Bình 许 利 平 (Trung Quốc), TS. Phan Nguyệt 潘 玥 (Trung Quốc); TS. Cheng-Chwee Kuki (Malaysia), và nhiều học giả người Indonesia khác. - Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh, bao gồm so sánh các chính sách, ứng xử của các nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, so sánh các văn kiện, tuyên bố chung để thấy được chuyển biến trong phối hợp chính sách giữa hai nước. - Phương pháp dự báo: căn cứ vào những dữ liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của quan hệ Trung Quốc – Indonesia trong tương lai. 9
- 5. Đón ó ủa Luận án Trung Quốc học là một chuyên ngành, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng đối với thế giới, bởi sự ra đời và phát triển văn minh Trung Hoa có tác động rất lớn đối với thế giới. Đối với một quốc gia láng giềng có nhiều “duyên nợ” lịch sử với Trung Quốc như Việt Nam, việc nghiên cứu về Trung Quốc trên những khía cạnh cụ thể sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Trung Quốc, từ đó có thể quản lý tốt hơn mối quan hệ với quốc gia này. Với nhu cầu nghiên cứu đó, Luận án nhằm nhận diện sự chuyển biến trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc với một quốc gia láng giềng, với trường hợp cụ thể là Indonesia. Luận án có một số đóng góp như sau: 5.1. Đóng góp về khoa học (1) Luận án nghiên cứu một cách hệ thống các nhân tố tác động, sự chuyển biến của quan hệ Trung Quốc – Indonesia trên các lĩnh vực chủ chốt, rút ra đặc điểm chuyển biến, đánh giá tác động của cặp quan hệ đối với mỗi quốc gia và khu vực. Luận án đưa ra dự báo về xu thế phát triển của mối quan hệ này trong thời gian tới trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển của các nhân tố thường xuyên tác động tới cặp quan hệ này. (2) Nghiên cứu trường hợp quan hệ Trung Quốc – Indonesia cũng góp phần làm rõ đặc điểm quan hệ bất đối xứng giữa Trung Quốc với một nước láng giềng trong khu vực. (3) Luận án góp phần làm rõ đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng trong tổng thể chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á. Luận án góp phần nhận diện rõ hơn quá trình tương tác cũng như lối tư duy và cách thức Trung Quốc gia tăng quan hệ với các nước láng giềng. Từ đó, Luận án góp phần hiểu rõ hơn về đất nước Trung Quốc, tư duy và truyền thống đối ngoại của người Trung Quốc. (4) Luận án góp phần làm rõ thực trạng đối ngoại của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng ở khu vực, cũng như sự phản ứng của các nước đối với Trung Quốc. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học lịch sử nhằm thích 10
- ứng tốt hơn với những chuyển biến trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực có tác động trực tiếp đối với Việt Nam, như trường hợp quan hệ Trung Quốc và Indonesia. 5.2. Đóng góp về lý luận (1) Luận án xây dựng một khung phân tích cho nghiên cứu về chuyển biến trong quan hệ song phương; (2) Hệ thống hóa các tiêu chí cần thiết để đánh giá mối quan hệ giữa Trung Quốc và một nước láng giềng: các tiêu chí đánh giá tính chất bất đối xứng, tiêu chí đánh giá quan hệ đối tác chiến lược, tiêu chí đánh giá phản ứng của một số quốc gia trong khu vực ASEAN đối với Trung Quốc... (3) Luận án cung cấp cơ sở lý luận cho nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với một quốc gia tầm trung trong khu vực ASEAN. 5.3. Đóng góp về thực tiễn Quan hệ Trung Quốc – Indonesia có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với Việt Nam bởi đây là hai quốc gia láng giềng có tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam trên nhiều khía cạnh. (1) Nghiên cứu này sẽ cung cấp những luận chứng khoa học tham khảo cho quá trình hoạch định chính sách ngoại giao của Việt Nam trong quan hệ bất đối xứng với Trung Quốc. (2) Nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nước liên quan đến Trung Quốc. 6. Bố cục của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án được chia thành 4 phần, bao gồm: C ư n 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nội dung này bao gồm: Những nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Indonesia, về quan hệ Trung Quốc - Indonesia. Từ đó, đánh giá tình hình nghiên cứu vấn đề và chỉ ra những hướng nghiên cứu cần thực hiện của Luận án. 11
- C ư n 2. C sở lý luận, thực tiễn và nhân tố t độn đến chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia Nội dung này sẽ nêu rõ cơ sở lý luận của quan hệ Trung Quốc – Indonesia, bao gồm các khái niệm, các lý thuyết liên quan. Chương này còn phân tích rõ cơ sở thực tiễn của mối quan hệ Trung Quốc – Indonesia, bao gồm: quan hệ Trung Quốc – Indonesia trước năm 2005, các nhân tố quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ này, tình hình bên trong mỗi nước dẫn đến nhu cầu tăng cường quan hệ giữa hai nước. C ư n 3. Thực trạng chuyển biến quan hệ Trung Quốc – Indonesia t on lĩn ực từ năm 2005 đến nay Nội dung này sẽ phân tích quan điểm chính sách của Trung Quốc và Indonesia trong quan hệ song phương, phân tích những chuyển biến và lý giải nguyên nhân dẫn đến chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia từ sau năm 2005 trên các lĩnh vực như chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. C ư n 4. Đặc diểm, t động và xu thế chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc – Indonesia Nội dung này sẽ nhận diện đặc điểm chuyển biến trong quan hệ hai nước từ sau năm 2005, từ đó rút ra đặc điểm quan hệ Trung Quốc – Indonesia; phân tích tác động của sự chuyển biến đối với bản thân Trung Quốc và Indonesia, đến thế giới và khu vực, và đối với Việt Nam. Dựa trên việc phân tích những thuận lợi và thách thức trong quan hệ hai nước, Luận án sẽ dự đoán xu thế quan hệ hai nước trong thời gian tới. 12
- C ư n 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Quan hệ Trung Quốc – Indonesia được hai nước xác định là quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2005, và được nâng cấp lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2013. Quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – Indonesia là một phần trong mạng lưới quan hệ đối tác của Trung Quốc – mạng lưới được nước này thúc đẩy đặc biệt từ sau cải cách mở cửa (sau năm 1978). Mối quan hệ này đã được nhiều học giả các nước tiến hành phân tích, nghiên cứu dưới nhiều góc độ, tuy nhiên, những nghiên cứu về sự chuyển biến trong mối quan hệ này chưa thật sự nhiều. 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứ li n q an đến đề tài Luận án Nghiên cứu những chuyển biến trong mối quan hệ Trung Quốc – Indonesia cần khảo sát các công trình liên quan đến những vấn đề sau: (i) Chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc; (ii) Chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Indonesia; (iii) Chuyển biến trong quan hệ Trung Quốc - Indonesia từ sau năm 2005. 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhiều nghiên cứu đã tập trung lý giải việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách ngoại giao. Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao, chuyển từ “duy trì ổn định” thành “chủ động duy trì quyền lực, duy trì ổn định”, đặc biệt từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc. Trung Quốc đang đưa ra ngày càng nhiều các sáng kiến, chiến lược nhằm thay thế các thể chế và quan hệ quốc tế do phương Tây dẫn đầu, như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB nhằm thay thế Ngân hàng Thế giới WB, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO nhằm thay thế cấu trúc an ninh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, sáng kiến Chiang Mai nhằm thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF… [Pradt, 2016, tr.117-118]. Ngoài ra, Trung Quốc đưa ngoại giao láng giềng lên thành ưu tiên số một, coi “thân thiện với láng giềng, coi láng 13
- giềng là bạn” là nguyên tắc cơ bản, coi “thân, thành, huệ, dung” (thân thiện, thành tâm, cùng có lợi cùng hưởng, bao dung) là yêu cầu thực tiễn [陈跃, 马千里, 2015, tr.59]. Các nghiên cứu đã phân tích, lý giải việc Trung Quốc xác định lại phạm vi của “láng giềng”, không chỉ đơn thuần là phạm vi địa lý, mà còn là “biên giới chiến lược do xác định được các quan niệm (chung) về địa chính trị (giữa các nước)” [丁工, 2014, tr.30]. Sự điều chỉnh chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc chủ yếu bao gồm: (i) xác định lại quan niệm về ngoại giao láng giềng; (ii) mở rộng việc triển khai “cộng đồng chung vận mệnh”; (iii) xây dựng lại môi trường xung quanh Trung Quốc thông qua “Vành đai và Con đường” [孙云飞, 2015, tr.58-60]. Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao gắn với kinh tế của Trung Quốc mặc dù được thực hiện bằng “phương thức mềm và linh hoạt”, nhưng cũng có tác động làm thay đổi tương quan lực lượng trên phạm vi thế giới và khu vực. Trọng tâm chuyển đổi phương thức kinh tế trong nước gắn với điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc thể hiện ở nhiều nội dung, trong đó nổi bật nhất là việc đẩy mạnh thực hiện Chiến lược “Vành đai và Con đường” [Nguyễn Quang Thuấn, 2017, tr.4; Nguyễn Hữu Cát, Vũ Quang Đức, 2018, tr.92-93]. Sự điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung Quốc đem lại những tác động tích cực đan xen với tiêu cực đối với nhiều nước. Một mặt, sự điều chỉnh này sẽ buộc Trung Quốc tính toán cân nhắc những lợi ích nhất định của ASEAN; thúc đẩy xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển cho các nước nhỏ; thúc đẩy trật tự thế giới đa cực; nâng cao vị thế các nước đang phát triển trong khu vực thông qua cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn tại khu vực;… Mặt khác, tham vọng không thay đổi của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ; việc Trung Quốc tìm cách tác động đến định hướng chính sách của các nước láng giềng khiến tình hình chính trị nội bộ nhiều nước bị phân hóa và diễn biến khó lường; cạnh tranh, cọ xát giữa các nước lớn ở khu vực sẽ gay gắt hơn khiến các nước nhỏ đứng trước khó khăn trong việc cân bằng quan hệ với các nước… đều gây những thách thức không nhỏ đối với khu vực và các nước láng giềng [Nguyễn Hữu Cát, Vũ Quang Đức, 2018, tr.94-97]. 14
- Đáng chú ý, nhiều tác giả đã xuất phát từ góc độ văn hóa để lý giải các vấn đề liên quan đến chính sách ngoại giao láng giềng hiện nay của Trung Quốc, cho rằng phương châm “Thân, thành, huệ, dung” đã phản ánh được tư duy kết nối và đạo đức mang tính tương tác trong văn hóa truyền thống Trung Quốc [邢丽菊, 2014, tr.9-10]. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, văn hóa Nho giáo là một loại sức mạnh mềm, chứa đựng logic tư duy và các triết lý đối nhân xử thế của người Trung Quốc, khi lan truyền sang các nước láng giềng cũng sẽ tạo ra các triết lý hoặc logic tư duy đối nhân xử thế tương tự. Nếu áp dụng văn hóa Nho giáo vào ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, sẽ có ích cho việc triển khai các công tác ngoại giao láng giềng, phát huy vai trò quan trọng trong việc ổn định hòa bình môi trường xung quanh Trung Quốc [孔志国,罗建波, 2017, tr.116]. Các nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề trong nước có liên quan trực tiếp đến tình hình ngoại giao Trung Quốc, như: (i) mô hình quyết sách và đặc điểm cá tính của lãnh đạo quyết định đặc điểm mới của ngoại giao; (ii) sự chuyển đổi mô hình cơ cấu chính phủ đòi hòi công tác ngoại giao phải nêu bật sự phối hợp và nhấn mạnh việc thực hiện; (iii) ảnh hưởng của sự thay đổi xã hội trong nước, như phản ứng của Trung Quốc đối với các vấn đề nhạy cảm của quốc tế liên quan đến chủ quyền có sự tham gia rộng rãi của dân chúng [张清敏, 2014, tr.1]. Trong khi đó, Varrall (2015) đã nhấn mạnh vai trò của Tập Cận Bình, và năng lực vật chất ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời giải thích cách Trung Quốc hành xử và diễn giải với thế giới thông qua các câu chuyện quan trọng. Ví dụ, hành động của Trung Quốc tại biển Đông có thể được lý giải theo quan điểm “lịch sử như định mệnh”: các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông phản ánh sự trở lại dần dần về vị trí mà nước này coi là xứng đáng và được tôn trọng trên thế giới, và trong khu vực [Varrall, 2015, tr.13-16]. Đi sâu phân tích quan hệ đối tác của Trung Quốc, học giả 周淇隽 (2013) đã chỉ ra 3 giai đoạn chính trong sự phát triển ngoại giao quan hệ đối tác của Trung Quốc, bao gồm: (i) Giai đoạn tìm tòi từ năm 1993-2002: xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác với tất cả 14 quốc gia và khu vực; (ii) Giai đoạn phát triển từ năm 2003-2012: xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác với tất cả 65 quốc gia và khu vực; (iii) Giai đoạn 15
- hoàn thiện từ năm 2013 đến nay [门洪华, 刘笑阳, 2015, tr.73-80]. Về đối tượng, các nước và tổ chức đối tác trong quan hệ đối tác của Trung Quốc được chia thành 3 cấp bậc theo thứ tự thấp dần, bao gồm: Quan hệ đối tác mang tính toàn cục, quan hệ đối tác mang tính chiến lược và quan hệ đối tác thông thường. Trung Quốc căn cứ vào đặc điểm quan hệ ngoại giao với các nước và tổ chức đặc thù để xác định tên gọi cho trạng thái quan hệ song phương [Feng Zhongping, Huang Jing, 2014, tr.9]. Trung Quốc xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” với khá nhiều nước, bao gồm một số nước phương Tây, trong nhóm BRICS, một số nước láng giềng, các nước có nguồn tài nguyên quan trọng hoặc các nước có tầm ảnh hưởng trong khu vực… [周淇隽, 2013]. Về thời gian thiết lập các quan hệ đối tác, có hai khoảng thời gian số lượng các nước Trung Quốc xây dựng và nâng cấp quan hệ đối tác tăng mạnh, đó là dưới thời kỳ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lãnh đạo (2003-2012) và sau khi Sáng kiến “Vành đai và Con đường” được đưa ra (từ sau năm 2013) [门洪华, 刘笑阳, 2015, tr.83]. Có thể thấy, những nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã phân tích, lý giải sự thay đổi trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc từ nhiều góc độ khác nhau, đã nhận diện được các tác động tích cực và tiêu cực của sự thay đổi chính sách này đối với thế giới và khu vực. Trong khi đó, các nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ đối tác đã nhận diện được phần nào chiến lược gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới và khu vực. 1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Indonesia Các nghiên cứu về chuyển biến trong chính sách ngoại giao của Indonesia đã phân tích chính sách “cân bằng năng động” (dynamic equilibrium) của nước này, thể hiện ở chỗ: (i) mở rộng thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước trong và ngoài khu vực; (ii) chú trọng thúc đẩy ngoại giao đa phương theo mô hình “vòng tròn đồng tâm” với ASEAN là tâm điểm; (iii) ủng hộ việc chia sẻ và nhân rộng những giá trị, nguyên tắc, quy chuẩn, luật lệ chung ở khu vực và trên thế giới; (iv) Indonesia tự định vị là bên đóng vai 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện
173 p | 101 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 129 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giảng dạy các ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung trong đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
233 p | 33 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vận dụng tư tưởng đối ngoại của Hồ Chí Minh trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay
182 p | 34 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc
225 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Chính sách công: Sự tham gia của công dân vào quá trình hoạch định chính sách công từ thực tiễn ở Trung Quốc hiện nay
172 p | 25 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Ý thức bảo vệ biên giới quốc gia của hạ sĩ quan, binh sĩ các đồn biên phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc hiện nay
232 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân quyền tài chính tại Trung Quốc từ năm 1992 tới nay và một số gợi mở cho Việt Nam
192 p | 19 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc
289 p | 16 | 6
-
trùng. Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Trung Quốc học: Nghiên cứu Đại chúng hóa Kinh điển Nho gia 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc - Trường hợp tác phẩm Luận ngữ
27 p | 39 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Trung Quốc học: Nghiên cứu đại chúng hóa kinh điển Nho gia 10 năm đầu thế kỉ XXI ở Trung Quốc trường hợp tác phẩm luận ngữ
27 p | 22 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Trung Quốc học: Đặc điểm của từ ngữ rút gọn trong Báo cáo chính trị các kì Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (Từ Đại hội lần thứ 12 đến Đại hội lần thứ 18)
26 p | 20 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường trung học phổ thông các tỉnh biên giới phía Bắc
27 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn