intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

115
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về công bằng xã hội (CBXH) trong điều kiện kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, luận án phân tích thực trạng và giải pháp nhằm thực hiện tốt CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG SƠN HỒNG SƠN VÊN §Ò C¤NG B»NG X· HéI TRONG §IÒU KIÖN KINH TÕ THÞ TR¦êNG §ÞNH H¦íNG X· HéI CHñ NGHÜA ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2015
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG SƠN VÊN §Ò C¤NG B»NG X· HéI TRONG §IÒU KIÖN KINH TÕ THÞ TR¦êNG §ÞNH H¦íNG X· HéI CHñ NGHÜA ë VIÖT NAM HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số : 62 22 03 02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.Dương Xuân NgọcTS Dương Xuân Ngọc HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..............................................5 1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................................................................... 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về công bằng xã hội ...................................... 8 1.3. Những công trình nghiên cứu về thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............15 1.4. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan và định hướng nghiên cứu của đề tài ..................................................................................21 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ...................................................................................24 2.1. Nhận diện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và công bằng xã hội ..................................................................................................24 2.2. Tính quy luật về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .................................................44 2.3. Kinh nghiệm thực hiện công bằng xã hội trong một số mô hình kinh tế thị trường trên thế giới ...............................................................................62 Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA......................................... 71 3.1. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ......................................71 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............98
  5. Chương 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................115 4.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...................................................................................................115 4.2. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước trong thực hiện công bằng xã hội... . ........................................................115 4.3. Đổi mới, hoàn thiện các chính sách kinh tế, chính sách xã hội theo hướng giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích ...........................................127 4.4. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội ........................................140 KẾT LUẬN ..............................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................151
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBXH Công bằng xã hội CNCS Chủ nghĩa cộng sản CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội KTTT Kinh tế thị trường NXB Nhà xuất bản TTKT Tăng trưởng kinh tế Tr Trang XHCN Xã hội chủ nghĩa
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Công bằng xã hội (CBXH) là một hiện tượng, một quá trình xã hội, vận hành cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại. CBXH phản ánh mục tiêu, khát vọng và là thước đo những thành tựu của con người trong quá trình đấu tranh, xây dựng, cải tạo và phát triển xã hội. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, với những chế độ xã hội khác nhau, vấn đề CBXH được nhận thức và thực hiện khác nhau, do vậy, bên cạnh những giá trị chung nhất định, khó có một quan niệm thống nhất về CBXH, nhất là trong bối cảnh thế giới diễn biến đa dạng và phức tạp, với nhiều lợi ích và khuynh hướng chính trị khác biệt, thậm chí đối lập nhau như hiện nay. Có thể nói, CBXH là một vấn đề không mới, nó được đặt ra khi con người biết liên kết để gây dựng nên xã hội loài người cho đến ngày nay, song đây lại là vấn đề luôn có tính thời sự, cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển. Hiện nay, cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, hành trình của nhân loại vẫn là hành trình tìm kiếm, tạo dựng những giá trị CBXH, vì một thế giới hòa bình và thịnh vượng, vì mỗi cá nhân với những lợi ích chính đáng cần được thừa nhận và bảo vệ. Ở nước ta, CBXH là một trong năm thành tố của mục tiêu chung mà chúng ta phấn đấu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH)“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đại hội XI (2011) của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển” [32, tr.227]. Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, vấn đề CBXH luôn được đặt ra, giải quyết và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, xã hội; các cơ hội phát triển được mở rộng cho đông đảo nhân dân; lợi ích tăng trưởng ngày càng lớn và được phân phối trên quy mô
  8. 2 rộng…Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường (KTTT), bên cạnh mặt tích cực, còn không ít tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới CBXH: sự phân hóa giàu, nghèo quá mức giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tình trạng bất công trong phân bổ tư liệu sản xuất, phân bổ giá trị, bất công trong việc tạo cơ hội học tập, việc làm cho người lao động…gia tăng, trở thành những vấn đề bức xúc, tác động tiêu cực đến tính chất xã hội chủ nghĩa (XHCN) của sự phát triển, đe dọa đến sự ổn định về chính trị - xã hội. Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, thực hiện CBXH luôn là bài toán khó khăn đặt ra đối với quá trình phát triển, bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội - đặc biệt là quan hệ thường không dễ điều hòa giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và CBXH, giữa quy luật cạnh tranh thị trường cùng những hệ quả tiêu cực của nó với mục tiêu xây dựng xã hội lành mạnh, tiến bộ. Trong cơ chế thị trường, các vòng quay lợi nhuận luôn tạo sự bất công, do đó khó có thể xác lập CBXH toàn diện. Thực tế cho thấy, muốn thúc đẩy TTKT, trong nhiều trường hợp, chúng ta phải chấp nhận bất CBXH, nhưng tính chất và giới hạn của bất CBXH là gì và đến đâu v.v.., là những vấn đề rất mới. Ngay những nước phát triển, đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với bao sự bất công xã hội thì mới có thể giải quyết CBXH ở những mức độ nhất định và còn nhiều khó khăn, thử thách... Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới đã và đang phải xem xét, điều chỉnh lại mô hình phát triển, kể cả những mô hình đã có một thời được xem là ưu việt nổi trội như mô hình Bắc Âu với nhà nước phúc lợi, mô hình châu Âu đại lục với thị trường xã hội. Xét theo nội hàm, vấn đề kinh tế cũng nằm trong lĩnh vực xã hội, nhưng không phải lúc nào giải quyết TTKT cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề CBXH.
  9. 3 Vì vậy, hiểu như thế nào về CBXH trong nền KTTT định hướng XHCN; làm thế nào để đảm bảo gắn kết giữa phát triển kinh tế và CBXH trong từng bước và cả quá trình phát triển; vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền KTTT nhằm thực hiện CBXH v.v.., là những vấn đề quan trọng, cấp bách cần được nhận thức và giải quyết hiện nay ở nước ta. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vấn đề công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm Luận án tiến sĩ Triết học. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, luận án phân tích thực trạng và giải pháp nhằm thực hiện tốt CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về KTTT định hướng XHCN và CBXH. - Khái quát những vấn đề có tính qui luật về thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN. - Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt đối với việc thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề có tính qui luật và thực trạng việc thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, tập trung từ Đại hội VIII (1996) đến nay.
  10. 4 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận Luận án vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về CBXH và CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN; Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong, ngoài nước có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp hệ thống, lôgic, lịch sử, phân tích, tổng hợp và so sánh, v.v. để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Góp phần làm rõ tính quy luật của việc thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. - Khái quát kinh nghiệm thực hiện CBXH trong một số mô hình KTTT trên thế giới. - Phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án làm cơ sở cho công tác quản lý xã hội, xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo CBXH trong điều kiện KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 13 tiết.
  11. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT và KTTT định hướng XHCN là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đến nay, đã có nhiều đề tài khoa học, sách, tạp chí, kỷ yếu khoa học và các bài viết đề cập tới vấn đề này. Các công trình khoa học đã trình bày và phân tích các quan niệm về KTTT, KTTT định hướng XHCN, về CBXH và mối quan hệ giữa TTKT và thực hiện CBXH; lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn thực hiện CBXH trong điều kiện KTTT ở một số nước,...với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như Triết học, Kinh tế học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Xã hội học, v.v.. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế được xây dựng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, đây là vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cấp bách, do vậy luôn thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Trong cuốn sách “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam” do Vũ Đình Bách chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004), các tác giả đã khái quát lý luận về KTTT và KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, so sánh tính thống nhất và tính đặc thù giữa KTTT ở Việt Nam và KTTT ở nhiều nước trên thế giới; phân tích những nhân tố và động lực thúc đẩy sự phát triển của KTTT, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu để xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Trên cơ sở xác định bản chất, mục tiêu của KTTT, nhận diện và phát huy sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực xã hội nhằm phát triển KTTT luôn là vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, tác giả Lê Du Phong và Hoàng Việt qua bài viết: “Động lực trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định
  12. 6 hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, đã phân tích các động lực của cơ chế KTTT bao gồm: động lực kinh tế, động lực chính trị, tinh thần, đồng thời khẳng định, việc phát huy tốt các động lực trên sẽ là điều kiện đảm bảo thành công quá quá trình xây dựng KTTT định hướng XHCN ở nước ta [3, tr 254 - 272]. Ở phương diện tiếp cận khác, tác giả Nguyễn Văn Nam trong bài viết “Đặc điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” đã nghiên cứu sự vận động của KTTT Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, tác giả nhấn mạnh KTTT mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế “mở” dựa trên cơ sở sự kết hợp những nguyên tắc và quy luật của KTTT với những nguyên tắc bản chất XHCN. Hội nhập kinh tế quốc tế không gây cản trở cho sự kết hợp đó, ngược lại, còn mở ra những cơ hội mới làm tăng tính khả thi của phương án kết hợp giữa KTTT với CNXH. Sự kết hợp đó phải được thực hiện trên các nội dung: sở hữu, cơ chế vận hành, phân phối thu nhập, đồng thời phải xác định được lộ trình hội nhập phù hợp với các điều kiện kinh tế của đất nước và đảm bảo các thông lệ, thỏa ước quốc tế [3, tr 51 - 67]. Trong đề tài khoa học cấp nhà nước KX.01.01“Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”(2005) do Vũ Đình Bách làm chủ nhiệm, các tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của KTTT trên thế giới; các mô hình chủ yếu, đặc trưng và xu thế phát triển của KTTT hiện đại như: mô hình KTTT tự do Hoa Kỳ, mô hình KTTT có điều khiển Nhật Bản, mô hình KTTT xã hội Cộng hòa Liên bang Đức, mô hình KTTT nhà nước phúc lợi Thụy Điển, qua đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của các mô hình tiêu biểu trên, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Nội dung trọng tâm của đề tài là các tác giả đã làm rõ bản chất và ý nghĩa của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng, nguy cơ và thách thức, đồng thời chỉ ra những điều kiện đảm bảo cho sự vận hành và
  13. 7 phát triển của nền KTTT ở Việt Nam đó là: đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; cải tạo và xây dựng cơ cấu trong nền KTTT và xây dựng hạ tầng hiện đại, phát triển đồng bộ thể chế và các thị trường riêng của KTTT. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện KTTT định hướng XHCH là nhiệm vụ cơ bản trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta, trong đó, trọng tâm chính là xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN. Tác giả Ngô Quang Minh trong bài viết:“Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2008) đã phân tích các thành tố cơ bản của thể chế KTTT đó là: các luật, quy tắc; các chủ thể; hệ thống thị trường và cơ chế thực thi, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT ở nước ta. Cũng trên tinh thần đó, trong cuốn sách “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Đinh Văn Ân chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008, các tác giả đã phân tích thực tiễn xây dựng thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Nguyễn Tấn Dũng trong bài viết “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”(Tạp chí Cộng sản, số 832 tháng 2/2012) đã nêu rõ quan điểm xây dựng thể chế KTTT hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay; xác định những đặc trưng cơ bản của KTTT hiện đại phải là cơ sở, chuẩn mực trong quá trình hoàn thiện thể chế và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ở nước ta hiện nay. Tác giả Nguyễn Gia Thơ trong bài viết “Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
  14. 8 hội ở nước ta” (Tạp chí Triết học, số 253, tháng 6/2012) đã tập trung phân tích mối quan hệ biện chứng giữa KTTT và định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Tác giả đã chỉ ra nội hàm của khái niệm “kinh tế thị trường” và “định hướng XHCN”, đồng thời cho rằng KTTT hoàn toàn không mâu thuẫn với định hướng XHCN mà chúng có thể bổ sung nhau trong quá trình phát triển; định hướng XHCN chế ngự các mặt tiêu cực của KTTT, còn KTTT làm tăng năng suất lao động xã hội, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH [130, tr.12 - 16]. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở nước ngoài, có các công trình nghiên cứu khoa học về CBXH tiêu biểu như sau: Tác giả David Miller, giáo sư Triết học tại Đại học Oxford - Mỹ, trong cuốn “Principles of social juctice”, Harvard University press, 2001[161], cho rằng, CBXH luôn là mục tiêu và lý tưởng của các chính phủ dân chủ trong suốt thế kỷ XX. Thậm chí, ngay cả những người có tư tưởng đối lập nó cũng không thể phủ nhận những giá trị tiềm năng và hiệu quả của CBXH. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, ý nghĩa đích thực của CBXH vẫn còn được ít người biết đến. Các lý thuyết hiện đại về CBXH được xây dựng khá phong phú, nhưng cũng đã không thành công trong việc tiếp cận những giá trị cơ bản của CBXH. Trong cuốn sách, David Miller đã đưa ra một lý thuyết mới về CBXH. Ông cho rằng, CBXH là phạm trù lịch sử, nội dung và các nguyên tắc cơ bản của nó phải được hiểu gắn với các điều kiện khác nhau của các cộng đồng xã hội khác nhau. Xã hội hiện đại khá phức tạp, do vậy, các lý thuyết về CBXH cũng phức tạp, đó là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Tác giả đã đưa ra ba thành phần chính trong hệ thống các nguyên tắc của CBXH cần phải được thực hiện và bảo đảm, đó là: công lao, nhu cầu và sự bình đẳng của con người. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã chứng minh cho vai trò
  15. 9 trung tâm của những nguyên tắc này trong những nội dung phổ biến về CBXH. Cuốn sách làm rõ những cơ sở, điều kiện, cũng như những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện những nguyên tắc của CBXH trong thời đại ngày nay, thời đại toàn cầu hóa với đặc trưng đa dạng về các khuynh hướng lợi ích kinh tế, chính trị và văn hóa. Các tác giả Matthew Clayton và Andrew Williams trong cuốn “Social justice”, Blackwell publishing Ltd (2004) [169], đã hệ thống các quan điểm về công bằng và bình đẳng xã hội trong thời kỳ cận đại như Jonh Loke, David Hium cho tới thời hiện đại như Jonh Rawls, Robert Nozick, Dworkin, G.A. Cohen…, thông qua đó, cuốn sách đã luận giải các quan điểm tiêu biểu về CBXH như: phân phối công bằng về lợi ích và đảm bảo trách nhiệm giữa các cá nhân, nhóm xã hội; quyền sở hữu tài sản, tính lương thiện, bình đẳng giới. Đây là những quan điểm của các nhà triết học cận đại như Jonh Loke, David Hium. Đồng thời, các tác giả cũng làm rõ các quan điểm triết học hiện đại về CBXH như Jonh Rawls, Robert Nozick, Dworkin, trong đó có nhấn mạnh tới các vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện đại liên quan tới công bằng như sự đói nghèo, sự tác động hai mặt của KTTT đối với CBXH; vấn đề nhân quyền, những cơ hội và thách thức nổi bật của thời đại ngày nay đối với thực hiện CBXH, v.v..Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu công phu, là tài liệu tham khảo quý báu phục vụ công tác nghiên cứu và tìm kiếm những giải pháp thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Các tác giả Ira C.Colby, Catherine N.Dulmus, Karen M.Sowers trong cuốn sách“Social work and social policy: advancing the principles of economic and social justice”, Hoboken:John Wiley & Son press (2013) [167], đã nêu lên những quan điểm khá độc đáo về công tác xã hội và chính sách phúc lợi xã hội toàn cầu như một nội dung chủ yếu để thực thi CBXH hiện nay. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước, như một công cụ quản lý và điều tiết chủ yếu, một chiếc “van” hiệu quả nhằm giải
  16. 10 quyết những mâu thuẫn, xung đột xã hội để thực thi công bằng và bình đẳng. Cuốn sách cũng đề cập tới những thách thức cơ bản của xã hội châu Á trong việc thực thi CBXH, đó là: sự cọ xát giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc tìm kiếm những giải pháp thực thi CBXH trong nền KTTT; tính thiếu đồng bộ trong thể chế chính trị, pháp lý và hệ thống chính sách xã hội…Cuối cùng các tác giả đã phân tích làm rõ những phương pháp cải cách chính sách xã hội, đặc biệt là chính sách an sinh, phúc lợi xã hội; phương pháp phát huy vai trò của nhà nước phúc lợi; phương pháp sử dụng có hiệu quả các công cụ truyền thông mới nổi nhằm truyền bá và thực hiện CBXH v.v.. Ở trong nước, xung quanh quan niệm về CBXH, các tác giả đã đưa ra các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, trong đó, trước tiên phải kể đến là các bài viết trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế "Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội (International Conference: social justice, social responsibility and social solidarity), của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Hà Nội, năm 2007. Tác giả Nguyễn Gia Thơ trong bài “Vấn đề công bằng và bình đẳng trong lịch sử triết học và chính trị học phương Tây”, đã phân tích các quan niệm tiêu biểu về công bằng và bình đẳng xã hội trong lịch sử tư tưởng triết học và chính trị phương Tây từ thời kỳ cổ đại cho tới nay, từ đó đưa ra kết luận quan trọng: Sự phát triển lịch sử nhân loại cho đến ngày nay là sự phát triển và điều chỉnh công bằng và bình đẳng xã hội, cách mạng xã hội là phương thức tất yếu nhằm thay đổi và thiết lập lại trật tự công bằng xã hội, đây là xu hướng khách quan đưa công bằng, bình đẳng xã hội từ khả năng thành hiện thực. Tác giả khẳng định, công bằng xã hội là một phạm trù thuộc lĩnh vực đạo đức, chính trị - xã hội, phản ánh sự tương ứng giữa vai trò của các cá nhân (nhóm xã hội) khác nhau trong đời sống xã hội, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa tội lỗi và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận xã hội…Sự không
  17. 11 tương xứng trong các mối quan hệ trên được gọi là bất công. Tác giả cũng đã so sánh khái niệm CBXH với khái niệm luôn đồng hành với nó là khái niệm bình đẳng xã hội. Bình đẳng xã hội được hiểu là quyền con người, nhóm xã hội trong một xã hội nhất định. Trong một xã hội mà giới hạn quyền con người, nhóm xã hội có sự khác nhau đáng kể thì được coi là bất bình đẳng [143, tr.126], tuy nhiên, những tiêu chí, giới hạn của sự bất bình đẳng xã hội là gì?, tương quan giữa công bằng xã hội với bình đẳng xã hội như thế nào?, tác giả chưa làm rõ. Tác giả Nguyễn Tấn Hùng trong bài viết: “Công bằng xã hội: Mâu thuẫn và phương pháp giải quyết”, đã khẳng định, bản chất của CBXH là sự tương xứng (sự phù hợp) giữa một loạt các khía cạnh khác nhau trong quan hệ giữa cái mà cá nhân, nhóm xã hội làm cho tập thể, cho xã hội hoặc cho cá nhân, nhóm xã hội khác với cái mà họ được hưởng từ tập thể, xã hội hay từ cá nhân, nhóm xã hội khác. Tác giả cũng chỉ ra rằng, thực chất của CBXH chính là sự tương tác lợi ích giữa các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội, do vậy để thực hiện CBXH cần phải nhận diện và giải quyết các mâu thuẫn cơ bản như: mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của nhà nước; mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động; mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo [143, tr.352 - 360]. Ở phương diện tiếp cận khác, tác giả Đỗ Lan Hiền với bài viết “Công bằng xã hội theo quan điểm của Kitô giáo”; tác giả Trần Duy Nhiên với bài “Công bình theo quan điểm của Công giáo”,“Lướt qua vấn đề công bằng xã hội trong mấy tác phẩm của Nho giáo và trong tư tưởng của Phật giáo, Lão Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử” đã trình bày quan niệm về CBXH của các tôn giáo tiêu biểu như Kitô giáo, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo... trong đó nhấn mạnh điểm chung của các tôn giáo là lý giải về CBXH trên cơ sở thế giới quan duy tâm, tìm cơ sở cho việc giải thoát con người khỏi những bất công xã hội từ những nguyên tắc đạo đức, luân lý, từ sự khôi phục bản tính lương
  18. 12 thiện và tình thương của con người chứ không phải dựa trên cơ sở khoa học và hiện thực để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các tác giả cũng khẳng định khát vọng về một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do trong quan niệm của các tôn giáo là những ý tưởng có tính đề xướng và thúc đẩy, đồng thời nó còn có giá trị hiện sinh rõ rệt trong đời sống hiện nay [143, tr 247 - 257]. Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học số 1/2008, tác giả Lê Hữu Tầng nêu lên và phân tích hàng loạt những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách xoay quanh chủ đề CBXH. Trước hết, tác giả đã chỉ ra tính thống nhất và tính khác biệt giữa CBXH và bình đẳng xã hội, trong đó, bình đẳng xã hội là sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn như về kinh tế, chính trị, văn hóa. Trong khi đó, CBXH chỉ là một dạng của bình đẳng xã hội, đó là sự bình đẳng trong phương diện quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau, ở đây, khái niệm CBXH và bình đẳng xã hội đã được phân tích khá thấu đáo trong sự so sánh tương tác của các khái niệm, tạo cơ sở đi sâu, làm rõ hơn nội hàm của các khái niệm. Tác giả cho rằng, trong khái niệm CBXH, cống hiến và hưởng thụ phải được hiểu theo nghĩa rộng: chúng không chỉ bao gồm những khía cạnh tích cực như chúng ta vẫn quen dùng, mà cả khía cạnh tiêu cực nữa như công, tội, thưởng, phạt [116, tr.39]. Khi bàn về vấn đề CBXH, trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề công bằng về cơ hội, thậm chí có tác giả còn đánh giá rằng, trong tư duy phát triển hiện đại, công bằng về cơ hội phát triển là nội dung bao trùm của CBXH. Theo tác giả đó, trong trường hợp này, nội hàm của khái niệm CBXH sẽ phải bao hàm sự công bằng trong việc phân phối các cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội, tuy nhiên, thế nào là công bằng trong việc phân phối cơ hội và điều kiện thực hiện cơ hội? Ví dụ như phân phối công bằng về tư liệu sản xuất, phải chăng là sự chia đều theo nguyên tắc theo
  19. 13 đơn vị hành chính (chia đều cho 64 tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước); chia theo mật độ dân số (nơi nào có mật độ dân số cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn); chia theo hiệu quả sản xuất kinh doanh (cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn); chia theo hiệu quả kinh tế - xã hội (nơi nào đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn sẽ được phân phối nhiều hơn). Trong 4 cách trên, cách nào là công bằng? do bản thân khái niệm công bằng không được giải thích nên nội hàm của khái niệm ở đây cũng không được giải thích. Theo tác giả Lê Hữu Tầng, nên thay khái niệm công bằng về cơ hội (vì không làm rõ được thế nào là công bằng trong trường hợp này) bằng khái niệm bình đẳng về cơ hội theo nghĩa bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội. Trong trường hợp đó, bình đẳng về cơ hội có vai trò gì trong việc thực hiện CBXH? Ở đây, khái niệm CBXH vẫn được hiểu theo nghĩa trình bày trên, nghĩa là những ai có cống hiến ngang nhau thì đều hưởng thụ ngang nhau, đó là thước đo của CBXH. Nhưng thước đo ấy chỉ chuẩn xác khi những người cống hiến này đều xuất phát từ cùng một vạch tức là cùng một mặt bằng trong việc tiếp cận các cơ hội, điều đó cũng có nghĩa là bình đẳng về cơ hội chính là tiền đề để đảm bảo CBXH thực sự [116, tr.40]. Tác giả Nguyễn Minh Hoàn, trong cuốn sách “Công bằng xã hội trong tiến bộ xã hội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 đã đề cập đến hai khái niệm CBXH và tiến bộ xã hội. Hai khái niệm này được tác giả khảo sát trong lịch sử nhân loại từ thời kỳ cổ đại đến nay. Tác giả đã chỉ ra vị trí, vai trò của CBXH trong tiến bộ xã hội và đi đến khái quát CBXH với tư cách là động lực của tiến bộ xã hội và CBXH với tư cách là thước đo về mặt xã hội của tiến bộ xã hội. Tác giả Bùi Đại Dũng, trong cuốn “Công bằng trong phân phối, cơ sở để phát triển bền vững”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, trên cơ sở phân tích một số các quan điểm tiêu biểu về CBXH trong lịch sử, đặc biệt là các triết gia phương Tây hiện đại như Max Otto Lorenz, Corrado Gini, John Rawls…, từ đó đi đến quan niệm, CBXH thường được sử dụng với phạm vi:
  20. 14 “Sự công bằng về lợi ích nhận được, trách nhiệm phải đóng góp và hình phạt có thể áp dụng giữa các cá nhân trong xã hội phù hợp với công lý và lẽ phải, đặc biệt là các mối quan hệ giữa giữa cống hiến và được đền bù; tội lỗi và bị trừng phạt đối với mỗi cá nhân cần được cân nhắc trong mối liên hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa ngắn hạn và trung hạn v.v..[18, tr 35]. Ở đây, tác giả đã có sự phân tích thấu đáo vai trò, ý nghĩa của CBXH trong việc đảm bảo không chỉ lợi ích của các cá nhân, các nhóm xã hội mà còn là lợi ích chung của toàn xã hội trong sự phát triển trung và dài hạn. Nói cách khác CBXH luôn được nhìn nhận với tính cách là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, bởi vì, theo tác giả, tiêu chí cơ bản của công bằng là lợi ích cá nhân phải phù hợp với lợi ích xã hội trong dài hạn. Lợi ích cá nhân có thể được đo bằng thu nhập cá nhân, và lợi ích xã hội là tổng phúc lợi xã hội trong dài hạn. Thể chế xã hội là những nhân tố chi phối quan hệ này, trong đó quan trọng nhất là các công cụ như: thuế, trợ cấp, tôn vinh, trừng phạt…mà xã hội cần xác định cụ thể và thực hiện nghiêm minh. Như vậy, điểm mới trong quan niệm của tác giả về công bằng đó là công bằng phát triển, là việc đảm bảo lợi ích tối ưu cho mọi cá nhân và cho cả xã hội trong dài hạn. Công bằng phát triển phải khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi tiềm năng được phát huy tối đa, đồng thời giúp ngăn chặn và loại bỏ các nguy cơ thiệt hại, rủi ro cho xã hội. Công bằng phát triển cung cấp cơ sở lý luận cho việc trợ giúp và trợ cấp cho những người nghèo, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho nhóm trung lưu, và hạn chế tích tụ tài sản đối với những nhóm cực giàu. Công bằng ở đây thống nhất và hoàn toàn không xung đột với hiệu quả của sự phát triển. Công bằng phát triển là cơ sở để khẳng định tính khoa học trong chủ trương của Đảng: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [31, tr.101]. Có thể nói thông qua cuốn sách, tác giả đã đưa ra những phương thức tiếp cận và những nội dung mới xung quanh vấn đề CBXH, từ sự đúc rút lý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0