VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
ĐOÀN VŨ CÔNG HOÀI<br />
<br />
THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN 1975 - 1985<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số: 62 22 01 21<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tôn Thảo Miên<br />
<br />
Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Lai Thúy<br />
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Bá Thành<br />
Phản biện 3:PGS. TS. Trần Văn Toàn<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br />
Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội<br />
vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.1. Thi pháp học là một trong những đường hướng nghiên<br />
cứu văn học có từ lâu, nhưng nó thực sự được các nhà nghiên cứu<br />
quan tâm vào những năm đầu của thế kỷ XX. Người ta căn cứ vào<br />
ngôn ngữ để cắt nghĩa thế giới tinh thần của nhà văn. Từ đó, trích<br />
đoạn để phân tích, so sánh, chỉ ra cách cảm nhận về tư tưởng thẩm mĩ<br />
trên ba phương diện: không gian, thời gian nghệ thuật và phương<br />
thức biểu hiện. Bởi nghệ thuật là một thế giới chủ quan của người<br />
nghệ sĩ. Nó kết tinh cách nhìn, cách nghĩ của nhà văn về thế giới. Vì<br />
vậy, đối tượng nghiên cứu của văn học là chỉ ra ý thức của chủ thể<br />
nghệ thuật, các phạm trù của thế giới khách quan và chủ quan như<br />
một phương cách nhìn ra thế giới. Cách tiếp cận thi pháp học cho<br />
phép người ta khám phá ra các chiều kích khác nhau như: hình tượng<br />
tác giả, phong cách nghệ thuật trong chỉnh thể nghệ thuật của tác<br />
phẩm.<br />
Ở Việt Nam thi pháp học du nhập vào một số trường đại học<br />
ở miền Nam trước năm 1975. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này mới<br />
chỉ được giới thiệu, tiếp nhận theo hướng thi pháp xã hội học. Vào<br />
những năm 80, thi pháp học bắt đầu có sự du nhập, đổi mới mạnh mẽ<br />
với các khuynh hướng ngôn ngữ học, kí hiệu học, cấu trúc luận, phân<br />
tâm học, phong cách học, thi pháp học lịch sử, tự sự học… Điều này<br />
thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Phan<br />
Ngọc, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Nguyễn Phan Cảnh, Đỗ<br />
Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà, Đỗ Lai Thuý, Nguyễn<br />
<br />
2<br />
Xuân Kính, Vương Trí Nhàn… Đây được coi như là hiện tượng mới<br />
của nghiên cứu văn học.<br />
1.2. Sau 1975, tình hình đất nước đã có nhiều biến đổi, đời<br />
sống xã hội chuyển từ chiến tranh sang hoà bình. Cuộc sống mới hiện<br />
ra với tất cả những bộn bề, phức tạp của nó. Đây là thời kỳ giao thoa<br />
giữa cái cũ và cái mới, cái cũ vẫn chưa mất đi, cái mới manh nha<br />
hình thành. Những khó khăn sau giải phóng và khủng hoảng kinh tế<br />
xã hội cuối thập niên 70, cho thấy tính chất phức tạp và sự chi phối<br />
của nền kinh tế bao cấp đưa đến sự phân cực giữa trắng - đen, thiện ác, tốt - xấu…; cơ chế quan liêu bao cấp hiện ra ngày càng rõ. Tất cả<br />
những điều trên đã tác động không nhỏ đến đời sống văn học, tạo ra<br />
những đề tài nóng bỏng cho nhà văn khai vỡ, phát triển theo quy luật<br />
mới, quy luật đời thường. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận định<br />
khái quát về bức tranh xã hội Việt Nam những năm sau chiến tranh<br />
đang diễn ra “một cuộc đối chứng giữa nhân cách và phi nhân cách,<br />
giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và những khoảng<br />
bóng tối còn rơi rớt bên trong tâm hồn của mỗi con người” [30, 364].<br />
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở đường cho nền kinh tế<br />
bao cấp chuyển sang cá thể, cơ chế thị trường; cởi trói cho tư duy con<br />
người, đưa lại một bầu không khí dân chủ, cách nhìn thông thoáng,<br />
uyển chuyển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Nhờ đổi<br />
mới, văn học có điều kiện chuyển mình với tinh thần nhìn thẳng sự<br />
thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Không khí cởi mở, dân<br />
chủ của đời sống và học thuật đã tác động mạnh mẽ đến chủ thể sáng<br />
tạo, khiến cho quan niệm của họ về hàng loạt vấn đề dần thay đổi. Từ<br />
<br />
3<br />
quan niệm về hiện thực, con người cá nhân đến quan niệm về cách<br />
viết, về sự cần thiết của việc đổi mới thi pháp thể loại. Quá trình đổi<br />
mới văn học ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động và đa dạng trên các<br />
thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, ký,… Ngoài ra, phải nói<br />
đến lý luận, phê bình đã đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt khi đi sâu<br />
cắt nghĩa tiểu thuyết và truyện ngắn theo hướng thi pháp học.<br />
1.3. Truyện ngắn từng đóng vai trò xung kích, tiên phong<br />
trong quá trình hiện đại hoá văn học nước nhà ngay từ những năm<br />
đầu của thế kỷ XX. Thể tài này tiếp t c năng động, cơ động, có khả<br />
năng cập nhật hiện thực đời sống hàng ngày - một hiện thực luôn vận<br />
động, biến chuyển không ngừng. Năm 2008, báo Văn nghệ đã xuất<br />
bản tuyển tập 60 năm truyện ngắn báo Văn nghệ (gồm 5 tập với 5<br />
giai đoạn: 1945 - 1954, 1954 -1965, 1965 - 1975, 1975 - 1986, 1986 2007). Bộ tuyển tập này đã đem đến cho người đọc một cái nhìn bao<br />
quát về các chặng đường trong 60 năm phát triển của truyện ngắn<br />
Việt Nam. Qua đó, có thể hình dung được bước đi, những đổi mới<br />
của thể loại, dấu ấn của lịch sử, thời đại và tư duy nghệ thuật của nhà<br />
văn qua từng giai đoạn lịch sử c thể.<br />
Trong ba mươi năm chiến tranh, truyện ngắn đã hoàn thành<br />
xuất sắc vai trò, sứ mệnh của mình là ph c v kháng chiến với đề tài<br />
chiến tranh, không gian chiến trường và hình tượng là người lính.<br />
Với khối lượng đồ sộ, truyện ngắn giai đoạn này đã cổ vũ tinh thần<br />
nhiều thế hệ vượt qua khó khăn của kháng chiến, lay động lòng<br />
người vươn lên trong niềm tin chiến thắng, thức tỉnh con người về<br />
mặt trái của nó. Năm 1975, đất nước bước sang thời bình, nhưng văn<br />
<br />