Luận án tiến sĩ: Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay
lượt xem 28
download
Luận án tiến sĩ: Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay với mục đích phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay; từ đó xác định định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Vấn đề phát triển con người toàn diện Việt Nam hiện nay
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi thời đại lịch sử, vấn đề con người luôn là vấn đề trung tâm của triết học. Học thuyết Mác là sự tiếp nối và là bước ngoặt trong nhận thức về phát triển con người, nó tạo ra tiền đề lý luận để nhân loại bước sang một kỷ nguyên mới, “con người từ vương quốc của tất yếu chuyển sang vương quốc của tự do” và ngược lại “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đây là bản chất nhân văn sâu xa của học thuyết Mác và qua đó, nó định hướng cho sự phát triển tiến bộ tiếp theo của loài người. Là người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn ai hết là người ý thức rõ, nhận thức sâu sắc học thuyết Mác về con người và phát triển con người toàn diện. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo học thuyết đó của chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”, rằng “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Từ lập trường tư tưởng đó, mọi hoạt động của Hồ Chí Minh luôn luôn “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Và việc xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện đã trở thành tư tưởng quán xuyến, nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Và với Người, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa”, có sự phát triển toàn diện, “vừa hồng, vừa chuyên”, vừa có đức, vừa có tài, bao giờ cũng là “một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, là mối quan tâm hàng đầu. Lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và phát triển con người toàn diện làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho đường lối và chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
- 2 Nam đã ban hành và thực hiện trên thực tế đường lối và nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển con người Việt Nam mới - con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực, cả về khả năng lao động lẫn tính tích cực chính trị - xã hội, cả về lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, trong những năm qua, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về phát triển con người toàn diện. Con người Việt Nam không ngừng phát triển cả về thể lực, trí lực và tâm lực, có ý thức và khả năng làm chủ ngày càng cao. Song, trong bối cảnh hiện nay, khi nhân loại đã và đang có những bước tiến rất dài trong chiến lược và thực tiễn phát triển con người. Cùng với đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, đòi hỏi chúng ta phải có sự phát triển nhanh về chất lượng con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra. Đáp ứng sự đòi hỏi đó, trong gần 30 năm đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học lấy quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, bản chất con người, giải phóng con người và phát triển con người toàn diện. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người Việt Nam mới, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, đào tạo “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội” và lấy quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người Việt Nam hiện đại - con người Việt Nam của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức làm đối tượng nghiên cứu. Không ít những đề tài và chương trình khoa học đã được ứng dụng trong thực tế và kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam cũng không nhỏ. Tuy nhiên, bản thân sự phát triển con người ở
- 3 nước ta đã và đang tồn đọng nhiều yếu kém, nhiều hạn chế và nhiều bất cập, như: thể lực con người Việt Nam còn chưa tốt, mặt bằng dân trí còn chưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ khoa học, kỹ thuật của người lao động còn thấp, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn chưa cao, tính sáng tạo và khả năng thích ứng với những biến đổi mới trong lao động và cuộc sống còn chưa tốt, sự tự mãn dẫn đến tinh thần học hỏi và trí tiến thủ còn yếu…. Nhiều vấn đề khác, như: sự chênh lệch về mức sống và điều kiện sống của người dân giữa các vùng, miền, các dân tộc, các bộ phận dân cư; tình trạng thất nghiệp còn nhiều; tình trạng mất dân chủ trong xã hội làm cho quyền của một bộ phận không nhỏ nhân dân bị vi phạm; sự yếu kém về y tế và trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng; sự yếu kém, bất cập trong giáo dục - đào tạo; nạn ô nhiễm môi trường, bệnh dịch; sự xuống cấp về văn hóa cũng như sự suy thoái về đạo đức, lối sống và thẩm mỹ,..v.v và v.v.. cũng đã và đang trở thành lực cản và là thách thức rất lớn cho sự phát triển con người Việt Nam. Tất cả những vấn đề đó đặt ra: phải có một công trình có khả năng cung cấp cơ sở lý luận, phương pháp luận và cơ sở thực chứng khoa học, sát thực, khả thi nhằm đẩy mạng sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam mới – con người phát triển toàn diện, đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn. Với những lý do trên đây, chúng tôi chọn Vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiến cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ quan niệm về phát triển con người toàn diện trong học thuyết Mác, trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay; từ đó, xác định định hướng, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- 4 Thứ nhất, luận giải quan niệm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện. Thứ hai, phân tích thực trạng và luận giải những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua. Thứ ba, xác định định hướng, đề xuất và luận giải một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan niệm của C.Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện; thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu quan niệm của C.Mác về phát triển con người toàn diện được ông đưa ra trong một số tác phẩm tiêu biểu; đồng thời tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện trong các tác phẩm mà Người viết và nói về mục tiêu xây dựng con người Việt Nam hiện đại. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phát triển con người toàn diện ở Việt Nam được luận án nghiên cứu qua đường lối, chủ trương của Đảng trong thời kì đổi mới đất nước. - Luận án tập trung khảo sát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển con người toàn diện ở Việt Nam trong những năm đổi mới đất nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận, phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người toàn diện.
- 5 Luận án dựa trên những tác phẩm lý luận chủ yếu của C.Mác và Ph.Ăngghen, Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; dựa vào các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá phát triển con người của Chương trình phát triển liên hợp quốc - UNDP, đồng thời kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các học giả đi trước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử, tổng hợp và khái quát hoá, đối chiếu và so sánh, thống kê... 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã đưa ra và khẳng định: Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam hiện nay là sự phát triển toàn diện, hài hòa giữa con người cá nhân và con người xã hội; giữa thể lực, trí lực và tâm lực; giữa đức và tài; giữa “hồng” và “chuyên” trong mỗi con người; phát triển cá tính và sự phong phú của bản chất con người, làm cho con người trở thành một nguồn lực chủ yếu, một chủ thể vẹn toàn cả về năng lực lẫn phẩm chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. - Từ thực trạng phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, luận án đã đưa ra và luận giải một số vấn đề đặt ra: 1) Mâu thuẫn giữa yêu cầu khách quan của sự phát triển nhanh về con người toàn diện với thực tế phát triển con người toàn diện ở nước ta còn chậm; 2) Mâu thuẫn giữa yêu cầu cần phải tạo ra những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển con người toàn diện với thực tế yếu kém, bất cập của những điều kiện này là trở lực đối với phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. - Luận án xác định định hướng cơ bản và đề xuất, luận giải tính khả thi của một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển con người toàn diện, đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
- 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ở một mức độ nhất định, luận án góp phần làm sáng tỏ lý luận chung về phát triển con người toàn diện. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định chiến lược phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin về vấn đề con người và phát triển con người. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề con người, phát triển con người đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, đến những năm 80 của thế kỉ XX, vấn đề con người và phát triển con người mới thực sự được nghiên cứu một cách sâu rộng, thành quả lớn đầu tiên là báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển liên hợp quốc – UNDP, năm 1990. Ở Việt Nam, vấn đề con người và phát triển con người, mặc dù mới được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Nhưng cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí triết học, nghiên cứu con người, xã hội học, tâm lý học, …, nhiều sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình được đăng tải khắp cả nước, một số công trình khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công. Chúng ta cũng đã có báo cáo quốc gia về phát triển con người, lần đầu tiên vào năm 2001 và những năm tiếp theo. Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề này ở rất nhiều góc độ khác nhau, nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau. Đồng thời họ cũng luận giải vấn đề này một cách hết sức đa dạng và sâu sắc trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án là hết sức cần thiết, trước tiên giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng thể về các công trình khoa học có nội dung liên quan đến đề tài. Quan trọng hơn, nó sẽ cho chúng tôi những cơ sở lý luận, phương pháp luận, những luận cứ, luận chứng cho việc nghiên cứu đề tài. Đồng thời, cũng giúp chúng tôi tham chiếu nội dung đề tài của mình với những công trình khoa học đó, để tránh sự trùng lặp, phát huy những thành quả đã đạt được, tránh những hạn chế mà các đề tài đó mắc phải. Hơn nữa, cho phép chúng tôi tập trung vào những điểm mới cần được nghiên cứu trong đề tài.
- 8 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Cuốn sách Về vấn đề xây dựng con người mới [16], là công trình tập hợp nhiều bài viết của một tập thể tác giả, ngoài phần mở đầu và kết luận, công trình được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, bao gồm các bài viết về những tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông, phương Tây. Phần thứ hai, chia làm hai mục I và II, tập hợp bảy bài viết của các nhà khoa học. Các bài viết trong cuốn sách đã khẳng định vấn đề con người là vấn đề trọng tâm được nghiên cứu trong suốt quá trình lịch sử phát triển của tư tưởng của nhân loại. Xã hội càng phát triển, sự nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và cuộc sống của chính bản thân con người càng được quan tâm hàng đầu. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời là bước ngoặt cách mạng trong nghiên cứu con người và sự phát triển con người. Dưới ánh sáng của Đại hội Đảng IV về nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và xây dựng con người Việt Nam mới, các tác giả đã luận giải một cách sâu sắc các nội dung, tiêu chuẩn, phương thức và biện pháp để xây dựng con người Việt Nam mới, trong bài: “Triết học và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề xây dựng con người mới dưới ánh sáng của Đại hội Đảng lần thứ IV”, tác giả Phạm Như Cương đã cho rằng: “Phương hướng chung của việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, cân đối, là chăm lo đến mọi mặt của đời sống con người. Nhưng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là xây dựng một phong cách lao động mới: Lao động vì tập thể, lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng xuất lao động cao, có hiệu quả lao động thiết thực. Biết lao động vì tập thể thành nghĩa vụ của mỗi người, thành niềm vinh dự và tự hào cao nhất của mỗi người, là cả một cuộc cách mạng sâu sắc về thái độ và kỷ luật lao động. Một cuộc cách mạng như vậy trong ý thức, tâm lý của mỗi cá nhân và của cả xã hội chỉ có thể là kết quả của sự kết hợp các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính, pháp luật” [16, tr.55-56].
- 9 Nguyễn Thế Kiệt trong Luận án phó tiến sỹ của mình với đề tài: Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [71], trên cơ sở quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan với tính cách là nguyên tắc phương pháp luận nền tảng, luận án này đã luận giải vấn đề xây dựng con người Việt Nam mới. Trong đó, tác giả luận án đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo của Đảng, nhất là đội ngũ đảng viên – với tư cách là nhân tố chủ quan có vị trí hàng đầu trong việc xây dựng con người Việt Nam mới. Theo tác giả luận án, “xây dựng con người trong hàng ngũ Đảng với tư cách là bộ phận tiên phong của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”, là “mắt xích chủ yếu của việc xây dựng con người mới trong quảng đại quần chúng” [71, tr.5]. Có thể nói, đây là luận án có giá trị về lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu con người, cũng như việc xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách Vấn đề con người và chủ nghĩa “Lý luận không có con người” [133]. Ngoài phần nhập đề và phụ lục, cuốn sách gồm sáu chương. Đồng thời với việc phê phán chủ nghĩa lý luận không có con người của phái Althusser ở Pháp trong việc phái này cho rằng chủ nghĩa Mác là thứ lý luận không có con người (con người nói chung), tác giả cuốn sách đã luận giải sâu sắc về những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin luôn xem con người là vấn đề cơ bản và mục đích tối hậu của học thuyết này là nhằm giải phóng và phát triển con người. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu về con người và phát triển con người toàn diện. Tư tưởng triết học về con người [126], cuốn sách bao gồm 9 chương. Đây là cuốn sách thể hiện công tình nghiên cứu công phu, có hệ thống về vấn đề con người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại. Trên cơ sở luận giải các quan điểm về con người của những nhà triết học tiêu biểu của các trường phái, các nền triết học trong lịch sử, các tác giả khẳng định triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung có mục đích cao nhất là khắc
- 10 phục sự tha hóa con người, giải phóng và phát triển con người. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, khoa học và cách mạng triệt để. Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội [135] được kết cấu theo hai chương: Chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người; Chương 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội. Các tác giả của công trình này đã trình bày tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và về chính sách xã hội trong mối quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể. Các tác giả đã luận giải những tác phẩm và những luận điểm của Hồ Chí Minh về con người; về sự yêu thương, kính trọng con người; về vai trò và vị trí của các bộ phận quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng. Trên cơ sở đó, các tác giả đã luận giải nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về các chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội với mục tiêu cao quý là làm cho mọi người dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện - cả đức và tài, có lý tưởng cách mạng. Đặng Hữu Toàn - một trong những nhà khoa học có nhiều tâm huyết trong nghiên cứu về con người và phát triển con người Việt Nam. Trong bài “Phát triển vì con người trong quan niệm của Mác và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay” [141], trên cơ sở luận giải mục tiêu tối hậu trong quan điểm của C.Mác là vì sự nghiệp giải phóng con người, tác giả đã luận giải một cách sâu sắc những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chỉ đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam. Cũng trong năm đó, trên Tạp chí Khoa học xã hội, với tiêu đề "Phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là mục tiêu, động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [142], tác giả tiếp tục khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện, có đủ đức và tài, có chuyên môn giỏi, có trình độ khoa, học kỹ thuật, có đạo đức và bản lĩnh chính trị...Và chính
- 11 những con người Việt Nam phát triển toàn diện đó trở thành động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy rằng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội kinh tế quốc tế cũng có nhiều mặt trái tác động đến đời sống xã hội, đặt ra nhiều thánh thức trong chiến lược phát triển con người Việt Nam. Từ nhận thức đó, tác giả đã đi tới quan điểm rằng, phát triển con người Việt Nam cần phải gắn với phát triển văn hóa, và trong bài“Gắn phát triển con người Việt Nam hiện đại với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [143], tác giả đã khẳng định văn hóa là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy “phát triết văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cũng cần phải được coi là quốc sách hàng đầu” [143, tr.9]. Và trong mối quan hệ với con người thì con người là chủ thể sáng tạo văn hóa, đồng thời văn hóa sẽ hướng con người đến với giá trị chân - thiện - mỹ. Do đó, “văn hóa, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể đứng ngoài chiến lược phát triển con người Việt Nam hiện đại” [143, tr.9]. Hơn nữa, sự phát triển con người là thước đo quan trọng hàng đầu về tính nhân văn của sự tiến bộ xã hội – điều này được tác giả luận giải trong bài “Phát triển con người - thước đo nhân văn của tiến bộ xã hội trong thời đại ngày nay và trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” [147]. Có thể nói, những công trình khoa học này là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu con người và phát triển con người toàn diện Việt Nam. Phát triển con người - từ quan niệm đến chiến lược và hành động [161] - Công trình tập hợp một số bài viết của các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Amartya Sen - Người được nhận giải Noben về kinh tế năm 1999 nhờ đóng góp to lớn của ông trong việc nghiên cứu vấn đề đói nghèo và phát triển con người. Các tác giả đã trình bày quan điểm của mình về khái niệm con người, chiến lược phát triển con người, đồng thời đưa ra các công cụ phân tích, đánh giá trình độ phát triển con người; nguồn lực và những nhân tố tác động đến phát triển con người, và về thực trạng phát triển con người ở các nước trên thế giới. Các tác giả đã khẳng
- 12 định, việc phát triển con người là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhân loại trong kỷ nguyên mới. Công trình cũng là cơ sở tham chiếu quan trọng cho vấn đề phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [48], Cuốn sách do GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên, đây là một công trình khoa học thể hiện sự nghiên cứu công phu của các tác giả về vấn đề phát triển con người Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cuốn sách được chia làm hai phần với mười hai chương nội dung. Ở phần thứ nhất của cuốn sách, các tác giả đã trình bày những cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển con người cũng là cơ sở quan trọng trong việc phát triển con người Việt Nam. Đông thời, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước đã trở thành cơ sở thực tiễn của chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Các tác giả cũng đã đưa ra mô hình nhân cách con người Việt Nam, con người Việt Nam là “Con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có ý chí kiên cường, có hoài bão lớn lao phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, có tư duy sáng tạo và có óc thực nghiệm, có kỹ năng thực hành giỏi, tay nghề cao, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người khác, có sức khỏe, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng, năng động và thích ứng, có tinh thần pháp luật và có ý thức công dân, ý thức bảo vệ môi sinh, biết yêu cái đẹp” [48, tr.106-107]. Đó là mô hình gắn bó chặt chẽ giữa đức và tài trong con người. Trong phần thứ hai, các tác giả đã đưa ra định hướng chiến lược và luận giải những giải pháp cụ thể cho việc phát triển con người Việt Nam trên bốn phương diện cơ bản là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất.
- 13 Nguyễn Hữu Công trong Luận án tiến sỹ triết học, với đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện [14], tác giả luận án đã trình bày trong ba chương nội dung. Chương thứ nhất, trình bày hai cơ sở lý luận cơ bản để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người toàn diện. Bên cạnh việc nhấn mạnh tư tưởng của Dân tộc Việt Nam, tác giả đã khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề lý luận cơ bản cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Chương thứ hai, trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, đồng thời luận giải vai trò của các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa trong quá trình hình thành và phát triển con người toàn diện. Theo tác giả: “Để có những con người phát triển toàn diện cho chế độ mới, xã hội cần phải tạo ra được những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phù hợp, phải tổ chức giáo dục, đào tạo, phát triển con người mọi mặt. Có như vậy, sự nghiệp đào tạo, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam mới có thể đi tới thành công” [14, tr.128]. Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [170], Cuốn sách gồm 3 chương. Trong chương 1. Những quan điểm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con người, trên cơ sở phê phán những hạn chế và sai lầm của một số quan niệm trước Mác về con người, tác giả đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa Mác là bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người. Các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về bản chất con người, về con người - chủ thể sáng tạo của lịch sử và giải phóng con người được tác giả phân tích sâu sắc và đi đến khẳng định, học thuyết Mác - Lênin đã “coi con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục tiêu cao nhất mà nhân loại cần đạt tới” [170, tr.31]; “giải phóng con người là đưa con người ra khỏi sự khép kín về đẳng cấp, địa vị, về vị trí của con người trong xã hội, là sự thừa nhận bản chất phổ biến của con người, thừa nhận bản tính loài của con người xuyên suốt sự tồn tại hiện thực của con người; làm cho lao động và hòa bình, nhân bản, nhân đạo và bình đẳng…những thuộc
- 14 tính nội tại của con người được thực hiện vững chắc ở từng con người và cả cộng đồng xã hội” [170, tr.81]. Và “con đường duy nhất để thực hiện sự giải phóng ấy là tiến hành cuộc cách mạng vô sản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [170, tr.98]. Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người [62], Cuốn sách được kết cấu thành hai phần chính. Phần thứ nhất với nhan đề chủ nghĩa xã hội và sự phát triển xã hội Việt Nam, được tác giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong mười một chương nội dung. Trong phần này, trên cơ sở cho rằng chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người, tác giả đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là môi trường, điều kiện để tiến tới phát triển con người Việt Nam. Phần thứ hai của cuốn sách với nhan đề lý tưởng xã hội chủ nghĩa và vấn đề phát triển con người ở Việt Nam và được trình bày trong mười chương nội dung. Tác giả cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam (chương 2), đồng thời tác giả đã đưa ra hướng tiếp cận mới về con người và phát triển con người, theo tác giả “quá trình tiến bộ của lịch sử vươn tới tự do - hạnh phúc, chính là quá trình giảm dần mẫu số hy sinh, chịu đựng, tăng dần tử số thưởng ngoạn, hưởng thụ cho con người. Sáng tạo, cống hiến - tạo ra văn hóa, làm phong phú thế giới xã hội bên ngoài và thưởng ngoạn, hưởng thụ - sự văn hóa bản thân, làm giàu thế giới tinh thần bên trong - đó là một trong những nội dung quan trọng nhất, cao cả nhất, tập trung nhất của đời sống con người; đó cũng chính là nội dung quan trọng nhất của mục tiêu và chiến lược phát triển con người hiện đại” [62, tr.153-154]. Từ đó tác giả cho rằng, con người hiện đại là con người phải có trí tuệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ khoa học, kỹ thuật. Đặc biệt là phải biết sáng tạo, biết thưởng ngoạn - hưởng thụ văn hóa. Rằng văn hóa, các giá trị nhân văn và kinh tế thị trường, môi trường đô thi, văn hóa thẩm mỹ, nghệ thuật và giáo dục là những nhân tố cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất đó của con người hiện đại.
- 15 Cuốn sách Con người và phát triển con người: trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen [117], do Hồ Sĩ Quý chủ biên. Cuốn sách gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Di sản kinh điển - những tư tưởng cơ bản về con người và phát triển con người. Phần này trình bày những luận điểm về con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tương ứng với các quan điểm đó là các trích dẫn tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ đề con người, về bản chất con người, về vấn đề giải phóng con người. Phần thứ hai: Di sản kinh điển nhìn từ thời đại ngày nay - ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người. Phần này gồm những bài viết của các tác giả, trong đó phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người và phát triển con người. Trong bài: Học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, PGS,TS Đặng Hữu Toàn đã khẳng định vấn đề cơ bản trong học thuyết Mác là coi “con người là điểm xuất phát và giải phóng con người là mục tiêu cao cả nhất mà nhân loại cần đạt tới” [117, tr.479]. Cuốn sách là tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp luận phục vụ nghiên cứu vấn đề con người và phát triển con người. Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phương pháp luận nghiên cứu con người: Niên giám nghiên cứu [49], do GS,VS Phạm Minh Hạc chủ biên. Cuốn sách được chia làm 3 phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Những vấn đề phương pháp luận; Hồ Chí Minh và sự nghiệp phát triển con người; Hồ Chí Minh với các thế hệ người Việt Nam. Đây là một công trình trình tập hợp nhiều bài viết của các tác giả và được trình bày một cách có hệ thống, phản ánh sâu rộng những tư tưởng, quan điểm và triết lý của Hồ Chí Minh về con người, bản chất con người, phương pháp luận nghiên cứu con người, sự nghiệp trồng người, và về con người phát triển toàn diện; tư tư tưởng của Hồ Chí Minh về lao đồng và người lao động, trí thức, người nghệ sỹ, người cán bộ, người cao tuổi, phụ nữ, thanh niên, trẻ em. Trong đó, có nhiều bài viết của những người đã nhiều lần tiếp xúc và làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bài Chủ tịch
- 16 Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển con người), Tố Hữu (bài Chủ tịch Hồ Chí Minh và con người Việt Nam), Vũ kỳ (bài chuyện Bác Hồ viết di chúc), Hoàng Tùng (bài Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh)…và báo cáo của một số chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh như GS,VS,TSKH Nguyễn Duy Quý; GS Đặng Xuân Kỳ, đồng chí Việt Phương, GS Hồ Tôn Trinh,..; nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và phát triển con người, như GS,VS Phạm Minh Hạc; GS,TS Phan Ngọc Liên,... Chính vì vậy, cuốn sách cung cấp cho những người nghiên cứu về Hồ Chí Minh, nhất là nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và con người Việt Nam phát triển toàn diện những cơ sở lý luận, phương pháp luận và luận cứ hết sức quan trọng. Giáo trình Con người và phát triển con người [119]. Cuốn giáo trình này được chia làm 3 phần, Phần 1. Một số vấn đề lý luận về con người và phát triển con người, luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc nghiên cứu con người là một khoa học. Tiếp đến làm rõ vấn đề khái niệm con người, bản chất con người, con người trong quan hệ với giới tự nhiên và vấn đề phát triển con người. Đồng thời khẳng định: “Nghiên cứu con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng, hiện đang đứng trước những nhu cầu đặc biệt cấp thiết đặt ra từ sự phát triển của bản thân khoa học và từ sự phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu vực, của thế giới và của nhân loại” [119, tr.127]. Phần 2. Trình bày một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người. Trong phần này, nhiều hướng nghiên cứu con người đã được tác giả đưa ra, như: nghiên cứu phát triển con người, nguồn lực con người, con người trong quan hệ với văn hóa, với môi sinh, nhân cách con người, tiềm năng con người, tài năng, danh nhân…, nghiên cứu phức hợp về con người, nghiên cứu định lượng về con người…tác giả khẳng định việc nghiên cứu con người cần phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều ngành khoa học, cả khoa học lý luận chung (triết học) và các khoa học chuyên biệt, mới có thể xem xét con người một cách đúng đắn, toàn diện.
- 17 Vấn đề xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, được trình bày trong phần thứ 3 của cuốn giáo trình. Trong đó, những vấn đề đổi mới nhận thức lý luận về con người, con người Việt Nam phát triển toàn diện, vai trò và vị trí của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội mà tác giả đưa ra là cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng cho việc nghiên cứu sự phát triển con người Việt Nam. Bài viết “Một số vấn đề về con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen dưới ánh sáng của khoa học hiện đại” trong Triết học với đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học [132], GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn đã phân tích những quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong mối quan hệ với các thành tựu khoa học hiện đại trong nghiên cứu con người, như tâm lý học, khảo cổ học, xã hội học, nhân chủng học, sinh học,...Từ đó làm sâu sắc thêm về nguồn gốc, bản chất con người. Con người - Văn hóa, quyền và phát triển [103], do Mai Quỳnh Nam (chủ biên). Trong đó, bài viết của GS,VS Phạm Minh Hạc: “Vấn đề xây dựng con người và phát triển nguồn nhân lực: Quan niệm và chính sách”; và bài: “Người Việt Nam trong mối quan hệ giữa triết học, đạo đức và tôn giáo” của GS Vũ Khiêu là hai bài viết đã đề xuất cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu con người Việt Nam. Tiếp theo là ba phần nội dung: 1) Con người và Văn hóa, 2) Quyền con người, 3) Phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói, cuốn sách là công trình nghiên cứu công phu của tập thể các tác giả. Với 34 bài viết, cuốn sách đề cập một cách sâu sắc các vấn đề về mối quan hệ giữa văn hóa với con người, quyền con người, nguồn nhân lực và sự phát triển con người. Cuốn sách là một tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu vấn đề phát triển con người toàn diện trên cả bình diện lý luận, phương pháp luận, thực trạng và giải pháp.
- 18 Con người và văn hóa: Từ lý luận đến thực tiễn phát triển [109]. Cuốn sách được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, trình bày những quan niệm Đông - Tây truyền thống và hiện đại về mối quan hệ giữa con người và văn hóa. Phần 2, với 12 bài viết, là những nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn các quan điểm truyền thống và hiện đại (ở phần thứ nhất) trong sự nghiệp phát triển con người Việt Nam. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa văn hóa và con người trong sự phát triển. Nguyễn Thị Nga với bài: “Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI” [105]. Tác giả bài viết khẳng định: “Con người là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục tiêu nhân văn mà còn là sự đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững”. Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực trạng về con người, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng như những nguyên tắc cần được quán triệt để có thể phát triển con người toàn diện. Từ khi thành lập Đảng, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta luôn coi phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất và cũng là động lực lớn nhất của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020. Để nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, đã có nhiều công trình trình bày, phân tích và luận giải về những chủ trương, đường lối và chiến lược phát triển con người Việt Nam theo các văn kiện của Đảng, trong số đó, gần đây có các công trình như của PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt: “Xây dựng và phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [72]; Hoàng Đình Cúc: “Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” [15]; Trong cuốn Một số vấn đề triết học trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng [115], do PGS,TS Trần Văn Phòng và GS,TS Nguyễn Hùng Hậu đồng chủ
- 19 biên, có các bài: “Vấn đề phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Thế Kiệt; “Chiến lược phát triển con người trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng” của Bùi Thị Phương Thùy và bài “Phát huy nhân tố con người theo tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI” của PGS,TS Nguyễn Thị Nga. Những chủ trương, phương hướng và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam của Đảng được các nhà khoa học đưa ra và luận giải, hoặc chính các nhà khoa học của các công trình trên đề xuất là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài luận án của chúng tôi. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM Cuốn sách Phát triển con người - từ quan niệm đến chiến lược và hành động [165]. Tác giả Keith Griffin và Terry Mckinley với bài viết “Hướng tới một chiến lược phát triển con người”, đã trình bày thực trạng của nhiều vấn đề liên quan đến sự phát triển con người ở nhiều nước trên thế giới, như những vấn đề suy dinh dưỡng, tỷ lệ biết chữ của trẻ em, mức đầu tư cho y tế, giáo dục; thu nhập, bình đẳng giới, thất nghiệp,... Các dữ liệu được đưa ra về các vấn đề trên, nhất là những chỉ số thấp, đòi hỏi mỗi quốc gia và cộng đồng thế giới phải có những chiến lược và hành động để nâng cao chất lượng sống của con người trên hành tinh chúng ta; bài “Một số vấn đề về phát triển con người Việt Nam” của Edouard A.Wattez - Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc ở Hà Nội - Việt Nam, đã đưa ra các kết quả nghiên cứu một số vấn đề về thực trạng phát triển con người Việt Nam trong những năm qua, trong đó tác giả khẳng định: “Tình trạng nghèo đói và cận nghèo đói hiện nay vẫn đang là thách thức cấp bách nhất về phát triển con người Việt Nam” [161, tr.11]. Vì vậy, ông đặt ra vấn đề là Việt Nam, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới, góp phần tạo điều kiện cho con người Việt Nam phát triển, song Đảng và Nhà nước Việt Nam phải có những chiến lược, biện pháp tích cực hơn nữa. Đồng thời ông cũng đưa ra quan niệm:“Phát triển con người là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn để con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện của chính mình một cách bền vững” [161, tr.11].
- 20 Tác giả Vũ Thiện Vương với cuốn sách Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [170]. Trong chương 2 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người) của cuốn sách, tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam được tác giả phân tích qua ba giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống (giai đoạn trước khi Đảng ra đời), con người Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới. Nhìn chung, tác giả đã phân tích thực trạng xây dựng con người gắn với bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam, bên cạnh việc nêu lên những bản chất tốt đẹp của người Việt Nam, những thành quả đạt được, tác giả cũng đã trình bày những hạn chế của việc xây dựng con người Việt Nam. Từ thực trạng đó, tác giả đã thẳng thắn đặt ra bốn vấn đề cần giải quyết để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Thứ nhất, vấn đề cơ cấu lao động còn bất hợp lý và lạc hậu; thứ hai, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn còn thấp; thứ ba, chính sách xã hội ở nước ta còn bộc lộ nhiều bất cập; thứ tư, quyền dân chủ của nhân dân còn nhiều vấn đề tiếp tục phải giải quyết. Trong phần hai của cuốn sách Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [48], để luận giải cho những định hướng lớn cũng như các giải pháp cụ thể về chiến lược phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tác giả đã đưa ra những luận cứ, luận chứng dựa trên những khảo sát thực trạng về phát triển con người Việt Nam trên cả bốn phương diện là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất. Những kết quả khảo sát thực tiễn về phát triển con người Việt Nam giai đoạn trước năm 2001, đồng thời những mục tiêu phát triển con người Việt Nam đến năm 2005, 2010, và những giai đoạn tiếp theo mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực, hiệu quả, đồng bộ và có sự tham gia của nhiều cấp,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 208 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 156 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 147 | 30
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 199 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước Châu Á và giải pháp cho Việt Nam
0 p | 135 | 26
-
Luận án tiến sĩ Văn học Việt Nam: Truyện nôm bác học từ góc nhìn cổ mẫu
196 p | 121 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Văn học: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1985
27 p | 94 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 44 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 45 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
242 p | 16 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay
175 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 10 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu quá trình cháy do nén hỗn hợp nhiên liệu có hoạt tính khác nhau (RCCI) trên động cơ diesel
26 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 8 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 6 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn