VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THÁI HOÀNG<br />
<br />
DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH<br />
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THÁI HOÀNG<br />
<br />
DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH<br />
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 22 01 21<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS. TS. NGUYỄN BÍCH THU<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,<br />
các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa<br />
học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình<br />
nào khác.<br />
<br />
Tác giả luận án<br />
<br />
Nguyễn Thái Hoàng<br />
<br />
iii<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................4<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................5<br />
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .................................................................5<br />
7. Cơ cấu của luận án ..................................................................................................5<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................6<br />
1.1. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam<br />
Việt Nam trước 1975 ..................................................................................................6<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại...10<br />
CHƯƠNG 2. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC<br />
HIỆN SINH ..................................................................................................................20<br />
2.1. Khái lược về triết học hiện sinh .........................................................................20<br />
2.2. Khái lược về văn học hiện sinh .........................................................................35<br />
CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN<br />
XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ...............................................................................57<br />
3.1. Nhân vật vong thân và bóng dáng tha nhân ......................................................57<br />
3.2. Nhân vật cô đơn .................................................................................................65<br />
3.3. Nhân vật dấn thân ..............................................................................................72<br />
3.4. Nhân vật bản năng .............................................................................................77<br />
3.5. Nhân vật mang ám ảnh về cái chết ....................................................................95<br />
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA KHÔNG GIAN, THỜI<br />
GIAN THỂ HIỆN TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM<br />
ĐƯƠNG ĐẠI ..............................................................................................................101<br />
4.1. Phương thức huyền thoại và văn học hiện sinh ..................................................101<br />
4.2. Phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian .......................................104<br />
KẾT LUẬN ................................................................................................................148<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN<br />
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................151<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC ...................................................................152<br />
iv<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1. Đầu thế kỉ XX, triết học nhân sinh xuất hiện và nhanh chóng chiếm ưu thế<br />
khi triết học tự nhiên bị đả phá. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trực tiếp từ trào lưu tiêu<br />
biểu của triết học nhân sinh là hiện tượng học của Edmund Husserl, chính nó đã<br />
“cung cấp cho chủ nghĩa hiện sinh một lí thuyết để trở thành triết học” [32, tr.55].<br />
Tồn tại cùng các trào lưu triết học nhân bản phi duy lí khác, chủ nghĩa hiện sinh trở<br />
thành trào lưu văn hóa lớn của phương Tây và nhân loại thế kỷ XX, có tác động sâu<br />
rộng trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều quốc gia. Xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng<br />
và đổ vỡ, những quan điểm có ý nghĩa nhân văn của chủ nghĩa hiện sinh đã gây chấn<br />
động cả nhân loại vốn thường trực nỗi âu lo. Bắt đầu với triết học hiện sinh, đối<br />
tượng chung về thân phận con người đã dẫn trào lưu triết học này đi thẳng vào văn<br />
học hình thành nên trào lưu văn học hiện sinh ở Châu Âu (trước hết ở Pháp) và<br />
nhanh chóng lan rộng đến nhiều nước trên thế giới với đội ngũ các triết gia đồng thời<br />
là các nhà văn hiện sinh. Dù giai đoạn thịnh vượng đã trôi qua từ những năm 50, 60<br />
của thế kỷ XX nhưng đến nay những tư tưởng chủ yếu của triết học hiện sinh, văn<br />
học hiện sinh vẫn tiếp tục âm vang trong khoa học nhân văn, triết học, khoa học xã<br />
hội nhiều nước.<br />
Từ năm 1968, Giáo sư Trần Thái Đỉnh đã mở đầu cuốn sách bàn về chủ nghĩa<br />
hiện sinh của mình với nỗi băn khoăn: “Tôi sợ đó là câu truyện quá nhàm” [42, tr.9],<br />
tuy nhiên cho đến nay, với tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và sức hấp dẫn lớn lao<br />
không chỉ giới hạn ở tầng lớp trí thức, chủ nghĩa hiện sinh vẫn xứng đáng được quan<br />
tâm trong thời đại mà vấn đề con người, thân phận, sự sống và cái chết của con<br />
người vẫn là nỗi day dứt, ám ảnh mang tính toàn cầu.<br />
2. Ở Việt Nam, cùng với cuộc xâm lăng ồ ạt của văn hoá phương Tây (đặc biệt<br />
là văn hoá Mỹ), văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của<br />
chủ nghĩa hiện sinh trên nhiều mặt, từ lí luận phê bình đến sáng tác tạo nên một đời<br />
sống văn học phức tạp, hấp dẫn và sôi động.<br />
Sau một thời gian đứt quãng, từ những năm 80, đặc biệt từ sau năm 1986, trong<br />
văn xuôi Việt Nam xuất hiện nhiều khuynh hướng, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh.<br />
Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh được tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn như<br />
Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy<br />
Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam, Thuận, Đoàn Minh Phượng… Những ám ảnh,<br />
1<br />
<br />