VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG<br />
<br />
HIỆN TƢỢNG GIAO THOA THỂ LOẠI<br />
TRONG SÁNG TÁC CỦA A.CHEKHOV<br />
(Qua khảo sát kịch và truyện ngắn)<br />
<br />
Chuyên ngành: VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI<br />
Mã số: 62.22.02.45<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC<br />
Ngƣời hƣớng dẫn:<br />
PGS.TS. ĐÀO TUẤN ẢNH<br />
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH<br />
<br />
Hà Nội, 2016<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu<br />
trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài liệu tham<br />
khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình<br />
nghiên cứu của mình.<br />
Hà Nội, tháng 06 năm 2016<br />
Tác giả<br />
<br />
ê<br />
Nguyễn Thị Quỳnh Trang<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 7<br />
<br />
1.1. Sơ lược những thành tựu của lí thuyết loại hình và thể loại văn học .................. 8<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề giao thoa thể loại trong sáng tác Chekhov .......... 17<br />
1.3. Đánh giá tổng quan ............................................................................................ 34<br />
CHƢƠNG 2: NHỮNG TIỀN ĐỀ CÁCH TÂN VÀ GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG<br />
SÁNG TÁC A.CHEKHOV ............................................................................................... 36<br />
<br />
2.1. “Kỉ nguyên Bạc” – thời đại mới của văn học nghệ thuật .................................. 36<br />
2.2. Vị trí của A.Chekhov trong văn học “kỉ nguyên Bạc”....................................... 44<br />
2.3. Truyền thống và tiếp biến trong văn học Nga thế kỉ XIX ................................. 50<br />
CHƢƠNG 3: GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CHEKHOV ..... 67<br />
<br />
3.1.Tính kịch trong truyện ngắn Chekhov ................................................................ 68<br />
3.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn A.Chekhov .................................................. 86<br />
CHƢƠNG 4: GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG KỊCH CHEKHOV ...................... 105<br />
<br />
4.1. Tính tự sự trong kịch Chekhov ........................................................................ 106<br />
4.2. Tính trữ tình trong kịch Chekhov..................................................................... 128<br />
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 149<br />
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 152<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 153<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
1.1. Anton Pavlovich Chekhov (1860 – 1904) chỉ sống và hoạt động nghệ thuật<br />
trong 44 năm nhưng ông đã để lại cho nhân loại một gia tài văn học đồ sộ với rất<br />
nhiều kiệt tác. Hơn 600 truyện ngắn, nhiều truyện vừa và 11 vở kịch đã khơi mở<br />
cho biết bao công trình khoa học, bài viết nghiên cứu khám phá thế giới nghệ thuật<br />
đặc biệt được xây dựng bởi một tài năng độc đáo của nền văn học Nga cổ điển. Hơn<br />
một thế kỷ đã qua sau ngày mất của nhà văn, văn phẩm của ông vẫn đang được tiếp<br />
nhận nồng nhiệt ở khắp nơi trên thế giới bởi những đánh giá về con người và văn<br />
chương A.Chekhov dường như chưa hoàn kết, sự khám phá về chúng vẫn là vô tận.<br />
Không chỉ đóng vai trò là người khép lại một cách xuất sắc chủ nghĩa hiện thực Nga<br />
cuối thế kỷ XIX, A.Chekhov được thừa nhận là một nhà cách tân vĩ đại trong lĩnh<br />
vực truyện ngắn và kịch. Đằng sau lối diễn tả từ tốn, điềm tĩnh, khách quan những<br />
“chuyện đời vặt vãnh”, khai thác những xung đột kịch bình dị, nguyên chất của<br />
cuộc sống, ông đã bao quát nhiều vấn đề mang tính xã hội rộng lớn, sâu sắc. Kịch<br />
và truyện ngắn của A.Chekhov đều nhận được những đánh giá trân trọng nhất, ông<br />
đã trở thành “cả một trường đại học thực thụ” cho những người viết văn (lời của nhà<br />
văn Baranov). Luận án chúng tôi dự định sẽ thực hiện xuất phát từ niềm đam mê và<br />
mong muốn góp thêm một cách thức tiếp cận trước tác nghệ thuật của nhà văn vĩ<br />
đại này.<br />
1.2. Qua rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các học giả thế giới và<br />
Việt Nam, chân dung A.Chekhov - bậc thầy truyện ngắn thế giới - đã được định<br />
hình, sắc nét hơn rất nhiều so với A.Chekhov - nhà viết kịch. Thậm chí, nhiều độc<br />
giả Việt Nam không biết đến chân dung thứ hai của ông, hoặc chưa thẩm thấu được<br />
giá trị của những cách tân thiên tài ở một thể loại vốn đã rất kén người xem. Thống<br />
nhất trong cùng một phong cách nghệ thuật, kịch và truyện ngắn A.Chekhov thường<br />
được bàn luận, đánh giá trong tương quan so sánh. Giới nghiên cứu ở nước ngoài và<br />
Việt Nam đã bước đầu chỉ ra sự giao thoa ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai thể loại văn<br />
học ở nhiều bình diện như: đề tài - chủ đề; nhân vật trung tâm; cốt truyện khung,<br />
nhãn quan hiện thực, nghệ thuật phân tích tâm lí... càng làm nổi bật ưu thế và đóng<br />
góp của mỗi thể loại trong văn nghiệp của Chekhov. Kịch, truyện của Chekhov (và<br />
cả đời tư, quá trình sáng tạo của ông) còn được chuyển thể, “phóng tác” hay “nhại<br />
lại” dựa trên sự vay mượn cốt truyện của Chekhov (như những sáng tác thuộc dòng<br />
hậu hiện đại đã và đang làm: những vở kịch “được viết lại” vẫn dùng nhan đề cũ<br />
1<br />
<br />
như Hải âu, Cậu Vania, Vườn anh đào) trong những tác phẩm điện ảnh đặc sắc,<br />
những vở kịch độc đáo (ví như: Antigone, Những cuốn sổ tay, Tiểu phẩm chưa kết<br />
thúc dành cho đàn piano cơ khí…). Hơn thế, trong xu hướng giao hòa của văn học sân khấu - điện ảnh - vũ đạo, các tác phẩm của A.Chekhov còn được biểu hiện trong<br />
những hình thức hoàn toàn mới như: Phòng 6 và Tu sĩ vận đồ đen được đạo diễn<br />
người Nhật Dzio Kanamori dàn dựng thành vũ đạo; trong tiết mục của nhà hát vũ<br />
kịch “Cổng thiên đường” từ Đài Loan, dòng ngôn ngữ múa mềm mại thuật lại những<br />
hồi những đoạn trong vở kịch lừng danh Vườn anh đào của văn hào Nga. Đó chính là<br />
những gợi ý để chúng tôi thực hiện đề tài khoa học này.<br />
1.3. Trong tiến trình phát triển của nền văn học Nga, sáng tác của A.Chekhov<br />
đóng vai trò “gạch nối”, “bản lề”, phản ánh sâu sắc những biến động mạnh mẽ về tư<br />
tưởng và nghệ thuật trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ. Bối cảnh xã hội lúc<br />
Chekhov bước vào làng văn chính là sự trì trệ ngưng đọng, mệt mỏi của toàn bộ đời<br />
sống xã hội, thời kì suy mạt, buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến. Các nhà văn<br />
hiện thực không còn niềm tin để thuyết giáo, không còn hăng hái để tìm tòi giải<br />
pháp cách mạng, cạn kiệt về đề tài, nghèo nàn về tư tưởng. Nói như SaltykovShchedrin: “Biết viết gì đây? Ca ngợi những chiến công gì? Những chiến công<br />
chẳng thấy bóng dáng đâu, thế vào đó là một cuộc sống bằng phẳng tẻ ngắt”<br />
[123,75]. Nhưng Chekhov đã chọn chính cái ảm đạm, cái ngưng trệ, cái khó biểu<br />
đạt nhất để kể, tái hiện. Kịch và truyện ngắn của ông (ở giai đoạn chín muồi) cùng<br />
song hành phản ánh yêu cầu cấp thiết thay đổi tư duy hình tượng và ý thức thẩm mĩ<br />
trong buổi giao thời văn học. Kỉ nguyên Bạc trong văn học Nga chắc chắn sẽ kém<br />
phần rực rỡ và ấn tượng nếu khuyết thiếu sáng tác của nhà văn. Những chuyển dịch<br />
đã được thực hiện một cách âm thầm (nhưng triệt để) từ trào lưu, trường phái đến<br />
phương thức phản ánh, loại hình văn học... Dự cảm nhạy bén của một người dẫn<br />
đầu đã giúp Chekhov tạo nên sự chuyển dịch đó ngay trong các tác phẩm nghệ thuật<br />
của mình (biểu hiện ở sự thay đổi trong các giai đoạn sáng tạo), dịch chuyển trong<br />
tính chất của từng thể loại (truyện ngắn trào phúng - truyện ngắn trữ tình, hài kịch bi kịch), dịch chuyển theo dòng chảy của các loại hình văn học (tự sự - kịch - trữ<br />
tình). Những tìm tòi thử nghiệm để hoàn tất quá trình chuyển dịch đồng thời ghi<br />
nhận sự xâm nhập, ảnh hưởng, thẩm thấu lẫn nhau giữa truyện và kịch đã tạo nên<br />
phong cách nghệ thuật độc đáo của văn hào Chekhov.<br />
1.4. Sự phân loại văn học là bước đầu tiên nhận thức các quy luật thể loại. Các<br />
nhà nghiên cứu thống nhất chia loại ra các thể và xem thể như là một tiểu loại. Yếu<br />
tố ổn định truyền thống cho ta những tiêu chí để phân biệt cái cốt lõi bất biến của<br />
2<br />
<br />