intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

55
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống, tương đối toàn diện những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945; phân tích,đánh giá quan niệm thẩm mĩ, đặc điểm tư duy nghệ thuật của cả một thời đại sáng tác nói chung, của các nhà thơ nói riêng; chỉ ra vai trò của hệ thống biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của đội ngũ tác giả trong một chặng đường sôi động, nhiều thành tựu của thơ ca Việt Nam; từ đó, đánh giá toàn diện, sâu sắc tư duy nghệ thuật và đặc điểm thi pháp của các khuynh hướng thơ ca trong giai đoạn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM ĐỨC CƯỜNG NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM ĐỨC CƯỜNG NHỮNG BIỂU TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 Chuyên ngành: Lý luận Văn học Mã số: 62 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Trần Khánh Thành Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong Luận án “Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành. Những số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận án đều trung thực, rõ ràng, có nguồn gốc đầy đủ và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Đức Cường
  4. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành - người hướng dẫn khoa học tận tình và tâm huyết - người Thầy đáng kính đã luôn động viên, ủng hộ em trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. Em xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận án; trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp, các bạn sinh viên Trường Đại học Hải Phòng - nơi tôi đang công tác - đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành việc học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã luôn quan tâm, động viên, ủng hộ để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Đức Cường
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục 1 MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 1.1. Nghiên cứu biểu tƣợng từ góc nhìn lý thuyết 10 1.1.1. Khái lƣợc về biểu tƣợng 10 1.1.2. Một số quan niệm về biểu tƣợng 13 1.1.3. Đặc trƣng của biểu tƣợng 27 1.1.4. Biểu tƣợng nghệ thuật trong thơ 29 1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 33 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng trên thế giới qua các công 33 trình đƣợc biết đến ở Việt Nam 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng, biểu tƣợng nghệ thuật ở 36 Việt Nam Tiểu kết chƣơng 1 42 Chƣơng 2. NGUỒN GỐC SINH THÀNH CÁC BIỂU TƢỢNG 43 TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 2.1. Kiến tạo biểu tƣợng từ mẫu gốc và mở rộng biên độ tƣợng trƣng 43 2.2. Thực tế thời đại - nguồn gốc đầu tiên của biểu tƣợng 48 2.3. Chủ nghĩa lãng mạn, Chủ nghĩa tƣợng trƣng, Chủ nghĩa siêu 51 thực và ảnh hƣởng tới thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 2.3.1. Chủ nghĩa lãng mạn 51 2.3.2. Chủ nghĩa tƣợng trƣng 56 2.3.3. Chủ nghĩa siêu thực 59 1
  6. 2.4. Từ thơ ca yêu nƣớc đến thơ ca cách mạng 62 2.4.1. Tiếp nối truyền thống thơ ca dân tộc 62 2.4.2. Thơ ca Cách mạng ra đời trong thực tiễn đấu tranh cách mạng 64 2.5. Quan điểm nghệ thuật của thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945 66 2.5.1. Quan điểm nghệ thuật của thơ ca lãng mạn 66 2.5.2. Quan điểm nghệ thuật của thơ ca Cách mạng 69 Tiểu kết chƣơng 2 73 Chƣơng 3. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG 75 THƠ MỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1932 - 1945 3.1. Biểu tƣợng về không gian - vật thể 75 3.1.1. Biểu tƣợng trăng 75 3.1.2. Biểu tƣợng vƣờn 80 3.1.3. Biểu tƣợng cánh bƣớm 84 3.2. Biểu tƣợng về thế giới tâm linh 89 3.2.1. Biểu tƣợng âm phủ - địa ngục 89 3.2.2. Biểu tƣợng hồn - linh hồn 94 3.2.3. Biểu tƣợng máu 100 3.2.4. Biểu tƣợng giấc mộng 104 3.3. Biểu tƣợng về sự vận động của thời gian 110 3.3.1. Biểu tƣợng mùa xuân 110 3.3.2. Biểu tƣợng mùa thu 116 Tiểu kết chƣơng 3 120 Chƣơng 4. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG 122 THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 4.1. Biểu tƣợng về lý tƣởng cách mạng 122 4.1.1. Biểu tƣợng mặt trời 122 4.1.2. Biểu tƣợng con đƣờng 125 2
  7. 4.1.3. Biểu tƣợng cờ - ngọn cờ 132 4.2. Biểu tƣợng về ý chí cách mạng 140 4.2.1. Biểu tƣợng con thuyền 140 4.2.2. Biểu tƣợng lửa 145 4.2.3. Biểu tƣợng máu 150 4.3. Biểu tƣợng về sự vận động của cách mạng 156 4.3.1. Biểu tƣợng bóng tối 156 4.3.2. Biểu tƣợng ánh sáng 162 Tiểu kết chƣơng 4 167 KẾT LUẬN 169 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 174 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 175 3
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Biểu tƣợng xuất hiện từ lâu trong đời sống văn hóa của các dân tộc và nhân loại, là một trong những ngôn ngữ cơ bản của con ngƣời, tồn tại trong hiện thực và cả trong những giấc mơ. Leskie Alvin White, nhà nhân học Hoa Kỳ, cha đẻ của Thuyết Tiến hóa mới, đã đƣa ra nhận định một cách xác tín rằng “đơn vị cơ bản” của văn hóa là biểu tƣợng và nó là hạt nhân của di truyền xã hội. Và thực tế cho thấy, thông qua những lý thuyết mang tính chất tƣơng đối hệ thống cùng với kinh nghiệm cá nhân, chúng ta đang dần buộc mình phải ghi nhận biểu tƣợng chính là đơn vị cơ bản của mọi hành vi ứng xử và văn minh của nhân loại. Nhà triết học Đức Ernst Cassier đã đƣa ra định nghĩa về con ngƣời nhƣ một “động vật sản xuất ra các hình thái biểu tƣợng”, thậm chí ông còn đƣa ra một đề xuất táo bạo và có căn cứ rằng “chúng ta nên định nghĩa con ngƣời nhƣ là động vật biểu tƣợng”. Biểu tƣợng đƣợc con ngƣời sử dụng nhƣ một phƣơng tiện thông tin và giao tiếp tƣ tƣởng tình cảm chứa đầy tính thẩm mĩ. Không chỉ vậy, có thể coi biểu tƣợng là một dạng “đặc sản tinh thần” của văn hóa mỗi dân tộc, mỗi thời đại, mỗi tập thể và mỗi cá nhân. Ở một góc độ nhất định, biểu tƣợng chính là nét khác biệt, độc đáo khi so sánh giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau. 1.2. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu biểu tƣợng nói chung, biểu tƣợng nghệ thuật nói riêng đã đƣợc quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong hƣớng nghiên cứu văn học từ văn hóa nói chung - một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa thì giải mã biểu tƣợng là một trong những khâu quan trọng. Biểu tƣợng là loại mã văn hóa mà nếu muốn tìm hiểu một nền văn học, chúng ta không thể bỏ qua. Hiểu đƣợc các ý nghĩa của biểu 4
  9. tƣợng chính là hiểu đƣợc cơ bản hệ giá trị văn hóa của cả một dân tộc, một thời đại sản sinh ra nó. Với khả năng “gợi cảm đến bất tận”, biểu tƣợng đƣợc biết đến nhƣ một sinh thể có khả năng mở rộng, biến đổi hoặc tái sinh các lớp nghĩa theo thời gian, hoàn cảnh. Chính vì thế, việc nghiên cứu biểu tƣợng ở một giai đoạn, một thời kì văn học hay một thời đại nào đó sẽ là nền tảng để chúng ta thấu hiểu một cách sâu sắc và căn bản một tác giả, hay văn hóa của một dân tộc. Khu biệt lại ở một phạm vi hẹp, biểu tƣợng ở trong thơ chính là những hình ảnh cụ thể nhƣng giàu cảm xúc, tính “gợi cảm thẩm mĩ” và điều quan trọng là nó có khả năng biến hóa linh hoạt cùng với khả năng chứa đựng nhiều tầng, nhiều lớp ý nghĩa sâu xa mà “bề mặt ngôn từ” không thể hiện hết. Xây dựng ít hay nhiều, thậm chí là cả một hệ thống biểu tƣợng trong sáng tác của mình đƣợc coi là một phƣơng thức để nghệ sĩ phản ánh cuộc sống và thể hiện cá tính, tài năng sáng tạo của mình trong thơ. Chính các biểu tƣợng làm cho tác phẩm trở nên lung linh, huyền ảo, khơi gợi trí tƣởng tƣợng, tò mò khám phá của ngƣời đọc. Việc xây dựng các biểu tƣợng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nền tảng là quan niệm và thị hiếu thẩm mĩ của mỗi dân tộc, mỗi thời đại trong những hoàn cảnh nhất định. 1.3. Thế giới biểu tƣợng trong văn học Việt Nam nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, hấp dẫn, là mảnh đất nghiên cứu màu mỡ mà trong nhiều năm qua chúng ta mới đang trong quá trình tìm hiểu, khám phá. Biểu tƣợng nghệ thuật vừa mang tính phổ quát vừa mang dấu ấn riêng của từng dân tộc, từng thời đại, từng tập thể và mỗi cá nhân. Thơ ca lƣu giữ và làm sống lại những biểu tƣợng, những giá trị văn hóa thông qua các biểu tƣợng ngôn từ. Nó chuyên chở mã văn hóa qua tiến trình văn học dân tộc và đi qua mỗi thời đại, nó lại đƣợc bổ sung những nội dung mới, nét nghĩa mới, nhiều khi trở thành yếu tố thể hiện phong cách thời đại hoặc phong cách cá nhân. 5
  10. Thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ra đời và tồn tại trong một thời điểm đƣợc cho là cuộc hội tụ lần thứ nhất của nhiều chiều văn hóa, tƣ tƣởng cũ mới, Đông - Tây, cùng với sự hòa trộn của các ý thức hệ xã hội khác nhau. Cần phải khẳng định rằng, thơ ca giai đoạn này chứa đựng và kết tinh nhiều giá trị nội dung, tƣ tƣởng nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu và có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Trong đó, có sự xuất hiện của những biểu tƣợng, hệ biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu, mang giá trị thẩm mĩ và giá trị tƣ tƣởng cao. Chính vì thế, chúng tôi chọn Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 làm đề tài luận án với hy vọng góp phần làm rõ đặc điểm tƣ duy nghệ thuật, thi pháp và thành tựu của các khuynh hƣớng thơ Việt Nam trong giai đoạn này, dƣới góc độ tiếp cận biểu tƣợng nghệ thuật. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích các biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (cụ thể là Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 và thơ ca Cách mạng 1930 - 1945). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tiếp cận các tác phẩm thơ ca tiêu biểu chứa đựng biểu tƣợng hoặc hệ thống những biểu tƣợng nghệ thuật đƣợc sáng tác trong giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945. Do khối lƣợng các tác phẩm khảo sát khá đồ sộ vì chặng đƣờng thơ diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên chúng tôi xin đƣợc tiếp cận các tác phẩm tiêu biểu của một số tác giả tiêu biểu với phong cách độc đáo, có tính đại diện, có tầm ảnh hƣởng lớn đến dòng chảy thơ ca Việt Nam trong giai đoạn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 6
  11. Nghiên cứu một cách hệ thống, tƣơng đối toàn diện những biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945; phân tích, đánh giá quan niệm thẩm mĩ, đặc điểm tƣ duy nghệ thuật của cả một thời đại sáng tác nói chung, của các nhà thơ nói riêng; chỉ ra vai trò của hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong việc góp phần làm nên phong cách độc đáo của đội ngũ tác giả trong một chặng đƣờng sôi động, nhiều thành tựu của thơ ca Việt Nam; từ đó, đánh giá toàn diện, sâu sắc tƣ duy nghệ thuật và đặc điểm thi pháp của các khuynh hƣớng thơ ca trong giai đoạn này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan về lý thuyết biểu tƣợng và tình hình nghiên cứu biểu tƣợng nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Lý giải nguồn gốc sinh thành các biểu tƣợng và hệ biểu tƣợng tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. - Khảo sát, phân loại, phân tích, đánh giá hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong Phong trào Thơ mới (1932 - 1945) và thơ ca Cách mạng giai đoạn 1930 - 1945. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Trên cơ sở coi một tác phẩm hay toàn bộ sáng tác của một nhà thơ trong giai đoạn 1930 - 1945 là một hệ thống bao gồm các khuynh hƣớng nghệ thuật khác nhau, bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ và đặc trƣng thi pháp, việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống sẽ giúp chúng ta đánh giá đƣợc đầy đủ giá trị và ý nghĩa của các biểu tƣợng nghệ thuật trong giai đoạn này. 4.2. Phương pháp thống kê Trong quá trình thực hiện luận án, để đi đến những kết luận có cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các biểu tƣợng trong các bài thơ, tập thơ của các tác giả trong phạm vi nghiên cứu. Từ đó, tiến hành phân loại, đánh giá, phân tích và giải mã giá trị thẩm mĩ các biểu tƣợng nghệ thuật trong thơ. 7
  12. 4.3. Phương pháp so sánh Biểu tƣợng không tồn tại biệt lập và đóng kín, ngƣợc lại, biểu tƣợng luôn có sự vận động và mở rộng nghĩa, do đó, cần phải tìm hiểu biểu tƣợng trong mối quan hệ đa dạng và đa chiều. Nhất là, biểu tƣợng cần đƣợc so sánh, đối chiếu giữa các tác giả, các giai đoạn, các trào lƣu, các lĩnh vực, các nền văn học, các nền văn hóa; trong đó chú ý nhiều hơn đến sự giao thoa giữa văn hóa phƣơng Tây và phƣơng Đông. 4.4. Phương pháp lịch sử - xã hội Với tƣ cách là một hiện tƣợng lịch sử, nên biểu tƣợng cũng nhƣ biểu tƣợng nghệ thuật gắn liền với cơ chế ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý, quan niệm thẩm mĩ của dân tộc và thời đại. Đặt biểu tƣợng nghệ thuật trong hệ quy chiếu là hoàn cảnh lịch sử, xã hội phát sinh biểu tƣợng là một công việc có thể đƣa đến cách nhìn toàn diện và khoa học. Đồng thời, cũng thuận lợi hơn trong việc so sánh, đối chiếu biểu tƣợng trong hệ quy chiếu lịch sử, xã hội. 4.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành Biểu tƣợng là đối tƣợng quan tâm của nhiều ngành khoa học, nhất là trong những năm gần đây. Do đó khi nghiên cứu biểu tƣợng nói chung và biểu tƣợng nghệ thuật nói riêng cần có sự nghiên cứu, đối sánh, hỗ trợ thông tin từ các ngành khoa học có liên quan, tiêu biểu nhƣ Tâm lý học, Kí hiệu học, Phân tâm học, Ngôn ngữ học, Văn hóa học, Xã hội học,…. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên đặt ra và nghiên cứu một cách hệ thống và tƣơng đối đầy đủ về hệ thống biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (cụ thể bao gồm Thơ mới và thơ Cách mạng). Qua đây, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan, toàn diện và thấu đáo hơn về diện mạo, quá trình đổi mới và đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của thơ Việt Nam trong giai đoạn này; đồng thời, thấy đƣợc những đóng góp to lớn của các nhà thơ trong nền thơ ca dân tộc. 8
  13. Công trình này có thể là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập phần thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho giảng viên, sinh viên ở các trƣờng đại học; cho giáo viên, học sinh ở các trƣờng phổ thông trung học. Đồng thời, cũng có thể là nguồn tham khảo hữu ích cho giới nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học hiện đại khi tìm hiểu, đánh giá, phân tích về thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án bao gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Nguồn gốc sinh thành các biểu tƣợng trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Chương 3: Biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong Phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. Chương 4: Biểu tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 9
  14. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu biểu tƣợng từ góc nhìn lý thuyết 1.1.1. Khái lược về biểu tượng Biểu tƣợng (symbol) là ngôn ngữ cơ bản, với ý nghĩa vừa rộng lớn nhất vừa cô đọng nhất của một nền văn hóa. Thậm chí, ở trong những phạm vi nhất định, có thể coi nó là dấu hiệu nhận biết và phân biệt các nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trên nhận thức nền tảng là biểu tƣợng có mặt xung quanh chúng ta, phôi thai và hình thành ngay từ thuở hồng hoang lịch sử loài ngƣời, mỗi một nền văn hóa trên thế giới này đều là sự tổng hòa của các hệ thống biểu tƣợng. Biểu tƣợng song hành cùng quá trình hình thành và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, tác giả của Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới đã nhận xét rằng: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tƣợng thì vẫn còn chƣa đủ, phải nói một thế giới biểu tƣợng sống trong chúng ta” [12, XIV]. Thế giới biểu tƣợng đƣợc tạo nên bởi trí tƣởng tƣợng phong phú của con ngƣời. Có thể hiểu đặc điểm chủ yếu, căn bản của biểu tƣợng là khi nó xuất hiện lập tức tự động gợi ra một hoặc nhiều ý nghĩa, ý tƣởng nào đó lớn hơn sự hiện hữu của nó, đƣợc giới hạn phạm vi trong cộng đồng văn hóa chấp nhận sự tƣơng quan đó, trong điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Claude Levy-Strauss coi mọi nền văn hóa “đều có thể xem nhƣ một tập hợp các hệ thống biểu tƣợng trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật khoa học, tôn giáo” [20, 106]. Với mục đích có thể đi từ nhận thức đến tƣ duy và truyền đạt cho nhau bức tranh về thế giới ý niệm nằm trong bộ não, với khả năng biểu trƣng hóa bằng sự liên tƣởng, tƣợng tƣợng phong phú, con ngƣời đã sáng tạo ra một thế 10
  15. giới biểu tƣợng, thậm chí là một “rừng biểu tƣợng”. Có thể hiểu cách khác là thế giới ý niệm là cái có trƣớc và đƣợc hiện thực hóa thành thế giới biểu tƣợng. Khi đó, có thể thấy biểu tƣợng chính là vật mang tính chất trung gian, thay thế, cầu nối giữa thế giới ý niệm và thế giới vật chất bằng cách đƣa cái vô hình, bất khả tri trở thành cái hữu hình, khả tri. Cấu trúc của một biểu tƣợng bao gồm cả ba cái: cái thực (thực tại), cái tƣởng tƣợng (ý niệm), cái tƣợng trƣng (biểu tƣợng). Iuri Mikhailovich Lotman, nhà kí hiệu học văn hóa Nga khi phân tích, đánh giá các yếu tố trong hệ thống kí hiệu đã thừa nhận biểu tƣợng là một trong những từ có nhiều nghĩa nhất. Các tác giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã khẳng định chắc chắn rằng: “Không cách gì định nghĩa đƣợc một biểu tƣợng. Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong một khái niệm. Nó giống nhƣ một mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà lại không sao nắm bắt đƣợc” [12, XIV]. Còn theo cách nói của Georges Gurvitch, nhà xã hội học ngƣời Nga thì quả thật là quá khó cho chúng ta để có thể hiểu hết các tầng lớp ý nghĩa của biểu tƣợng, nó vừa sáng rõ lại vừa ẩn đi, trốn tránh khi chúng ta cố tình tìm hiểu nó. Biểu tƣợng, theo cách hiểu khởi nguyên, là một vật (có thể là kim loại, mảnh gỗ, vật trang trí) đƣợc cắt làm đôi, sau đó đƣợc giao cho các bên có liên quan giữ lấy. Sau này, chính vật này sẽ làm dấu hiệu để họ nhận biết lại những thông tin đã trao đổi, giao ƣớc, thề hẹn với nhau. Ở ngƣời Hy Lạp thời cổ đại, biểu tƣợng còn là những dấu hiệu để cha mẹ nhận ra khi con cái bị lƣu lạc… Một đặc điểm khái quát nhất là mọi biểu tƣợng đều chứa đựng dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tƣợng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã bị vỡ ra. Lịch sử của biểu tƣợng xác nhận rằng mọi vật đều có thể mang giá trị biểu tƣợng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây 11
  16. cối, hoa, quả, thú nuôi,…) hay là trừu tƣợng (hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tƣởng,..). Pierre Emmanuel đƣa ra luận giải rằng, ta có thể hiểu “mọi vật” ở đây không chỉ là những sinh thể, vật thực hiện hữu mà còn có thể hiểu đó là một khuynh hƣớng, một giấc mơ, một ám ảnh nhận thức, một hệ ý thức,… Biểu tƣợng “hình thành một vế rõ ràng có thể nắm bắt đƣợc, gắn liền với vế khác, không nắm bắt đƣợc” [12, XXIV]. Còn theo Sigmund Freud, ngƣời đặt nền móng cho thuyết Phân tâm học thì “biểu tƣợng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột” [12, XXIV]. Ông cho rằng biểu tƣợng chính mà mối liên kết chặt chẽ giữa một hành vi, một tƣ tƣởng với những ý nghĩa tiềm ẩn mà chúng gợi ra. Sẽ có ít nhất là hai phần ý nghĩa (nghĩa là có thể nhiều hơn, không có căn cứ để giới hạn) đƣợc gợi ra, thế chỗ phần đã hiện hữu. Khi đó, chúng ta có mối quan hệ đƣợc gọi là biểu tƣợng. Sigmund Freud cũng nhƣ nhiều nhà phân tâm học khác, coi cái đƣợc biểu trƣng bao giờ cũng là vô thức. Có thể nói đến nhận định của Sándor Ferenczi, một cộng sự thân cận của S. Freud khi cho rằng không phải mọi so sánh đều đƣợc coi là biểu tƣợng mà chỉ xuất hiện biểu tƣợng khi trong so sánh, vế thứ nhất bị dồn nén vào vô thức. Còn đối với Carl Gustav Jung, một học trò xuất sắc của S. Freud, thì cho rằng biểu tƣợng không thể hiểu là những dấu hiệu đơn giản, mà cũng không phải là một phúng dụ đơn thuần, nó đƣợc dùng để thể hiện cái bản chất của sự vật trong trạng thái mơ hồ, nghi ngờ hoặc là một dạng của tâm linh (bao gồm của ý thức và vô thức). Theo quan điểm của ông, cũng nhƣ Georges Gurvitch, biểu tƣợng là thứ rất khó nắm bắt, vì bản thân nó không cắt nghĩa và tất cả ý nghĩa gợi ra từ nó đều rất mơ hồ, mà không thể diễn đạt thỏa đáng trong khuôn khổ nào cả. Không theo quan điểm của S. Freud khi đã coi biểu tƣợng là một dạng “ngụy trang” cho cái gì đó khác, mà C. Jung cho rằng, biểu 12
  17. tƣợng là một sản phẩm của tự nhiên. Sự chuyển vƣợt từ cái đã biết sang cái chƣa biết, cái hiển hiện sang cái chƣa biểu lộ chính là giá trị của biểu tƣợng. Và nếu nhƣ đến một lúc nào đó, cái phần giấu kín, chƣa biểu lộ của biểu tƣợng mà hết đi, nghĩa là biểu tƣợng sẽ “chết” (chữ dùng của Jung) và chỉ còn mang ý nghĩa lịch sử. Biểu tƣợng chỉ sống khi nó tràn đầy ý nghĩa và còn phải có nhiệm vụ khơi gợi nên sự sống khác, giàu ý nghĩa hơn chính bản thân nó. R.de. Becker đã nghiên cứu và ví biểu tƣợng với một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác nhau nguồn sáng tùy theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng. Ông coi biểu tƣợng nhƣ là một thể sống, một con ngƣời đang trong dạng chuyển động và biến đổi không ngừng. Khi chúng ta nắm bắt biểu tƣợng nhƣ là đối tƣợng suy ngẫm, thì cũng tức là ta đang nhìn ngắm chính cái quỹ đạo ta sắp lần theo, ta nắm bắt cái hƣớng vận động đang lôi kéo con ngƣời ta đi tới. Micera Eliade coi biểu tƣợng là một phạm trù siêu nghiệm của sự cao siêu, của cái siêu phàm, cái vô tận, cần phải đƣợc tiếp nhận bằng cả trí tuệ lẫn tâm hồn. Còn Lausberg đã định nghĩa về biểu tƣợng là: “Phép chuyển nghĩa, theo đó ngƣời ta thay thế bằng tên của một đồ vật, tên của một ký hiệu mà việc sử dụng đã chọn lựa để gọi tên” [16, 453]. Và nếu phải đi đến việc khép lại một cách cơ bản vấn đề biểu tƣợng, chúng tôi nghĩ cần nhắc tới quan điểm của Tzvetan Todorov, nhà phê bình học ngƣời Bulgaria, khi nói đến trạng thái “ngƣng kết” của biểu tƣợng - nghĩa là trong biểu tƣợng có một, và chỉ cần một cái biểu đạt nhƣng đã giúp chúng ta nhận thức ra nhiều cái đƣợc biểu đạt, và thực tế là nó dồi dào hơn nhiều so với cái biểu đạt. 1.1.2. Một số quan niệm về biểu tượng Trong nghiên cứu nghệ thuật hiện đại đã có nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau về vấn đề biểu tƣợng nhƣ: Tâm lý học, Phân tâm học, Ngôn ngữ học, 13
  18. Văn hóa học, Kí hiệu học, Tôn giáo học… Mỗi hƣớng tiếp cận đều có những cơ sở lý thuyết nền tảng và đạt đƣợc những kết quả nhất định khi nghiên cứu biểu tƣợng. Tuy nhiên thực tế cho thấy hƣớng tiếp cận Văn hóa học và Kí hiệu học trong nghiên cứu nghệ thuật là đƣợc chú ý và quan tâm hơn cả. Bên cạnh việc phác thảo vài nét về các hƣớng tiếp cận chủ yếu, theo hƣớng triển khai của luận án, chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn về sự tiếp cận biểu tƣợng dƣới góc nhìn văn học. 1.1.2.1. Biểu tượng dưới góc nhìn kí hiệu học Từ những năm đầu của thế kỷ XX, Charles Peirce và Ferdinand de Saussure đã đặt cơ sở cho kí hiệu học nhƣ là khoa học về kí hiệu và các chức năng quan trọng của nó trong đời sống xã hội. Ngành nghiên cứu mối quan hệ giữa vật là biểu tƣợng với giá trị mà biểu tƣợng bao hàm cũng nhƣ đời sống của các kí hiệu đƣợc F. De Saussure gọi là Kí hiệu học (Semiology). Charler Sanders Peirce, triết gia ngƣời Hoa Kỳ đã cho rằng chúng ta chỉ có thể nghiên cứu hoạt động tinh thần của con ngƣời thông qua những “khách thể đối ứng” bên ngoài. Xuất phát từ việc những khách thể này có tính chất thay thế, đại diện cho hoạt động tƣ duy của con ngƣời nên nó mang tính chất kí hiệu. Còn theo cách luận giải của Ronanl Barthes, nhà kí hiệu học ngƣời Pháp, thì “thế giới biểu tƣợng” đồng nhất với khái niệm “thế giới siêu kí hiệu”. Biểu tƣợng là những kí hiệu với hai mặt biểu hiện: cái biểu đạt (CBĐ) là hình thức hàm nghĩa và cái đƣợc biểu đạt (CĐBĐ) là nội dung hàm nghĩa. Tuy nhiên, cần hiểu là cái biểu đạt lại là một “kí hiệu biểu thị”, nên chúng ta có nhận thức “hệ thống trong hệ thống” (hay còn gọi là “hệ thống kép” - đƣợc gọi với cái tên là “siêu hệ thống”). Đây chính là hệ thống biểu tƣợng. Nhƣ vậy, cấu trúc cơ bản của hệ thống biểu tƣợng gồm có: phần “hiển ngôn” và phần “mật ngôn” (tạo nên hệ thống “ý nghĩa của ý nghĩa”). Thế giới biểu tƣợng vì thế có thể đƣợc coi là thế giới của ý nghĩa. 14
  19. Chính C. Jung, trƣớc khi đi vào phân tích bản chất của giấc mơ, cũng đã nhấn mạnh lại về sự khác biệt giữa một kí hiệu và một biểu tƣợng. Ông cho rằng “Kí hiệu không bao giờ nói hết những ý nghĩa của ý niệm ghi lại bằng kí hiệu ấy còn biểu tƣợng thì gợi đến một nội dung to lớn hơn ý nghĩa hiển nhiên và trực tiếp của biểu tƣợng” [47, 67]. Jung đã thật sự cho rằng biểu tƣợng là một cái gì vừa có yếu tố tất nhiên, vừa có yếu tố ngẫu nhiên. Theo Từ điển bách khoa Laroussse (Pháp) thì một trong các ý nghĩa của kí hiệu là “Đơn vị ngôn ngữ học đƣợc tạo thành bởi sự kết hợp giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt”. Từ điển bách khoa Microsoft Encarta Encyclopedia (Hoa Kỳ) thì định nghĩa về kí hiệu là “Một dấu hiệu, một biểu trƣng hay một biểu tƣợng đƣợc dùng để biểu thị một sự vật hay để phân biệt cái sự vật mà ký hiệu đó đƣợc gán cho nó” [18, 102]. Từ góc độ phân tích của các nhà kí hiệu học, chúng ta có thể khái quát và đƣa ra sơ đồ tạo nghĩa của biểu tƣợng nhƣ sau: Ký hiệu học biểu thị (Ký hiệu biểu thị) Hình thức biểu thị Nội dung biểu thị A (Cái biểu đạt) (Cái đƣợc biểu đạt) Sự vật, hiện tƣợng Quan niệm, khái niệm Hình ảnh biểu thị Ý nghĩa biểu đạt Nội dung sự hàm nghĩa Hình thức sự hàm nghĩa (Ký hiệu ẩn dụ - (Ký hiệu biểu thị - Hiển ngôn) B Mật ngôn) (Cái biểu đạt) (Cái đƣợc biểu đạt) Ký hiệu học hàm nghĩa (Ký hiệu hàm nghĩa) S Biểu tƣợng (Symbol) Dựa trên sơ đồ này, chúng ta có thể thấy biểu tƣợng là hình tƣợng đƣợc hiểu ở góc độ kí hiệu, nhƣng không phải hoặc không thể là một kí hiệu đơn nghĩa mà phải là một kí hiệu hàm nghĩa. Phạm trù biểu tƣợng nhằm chỉ đến 15
  20. cái phần mà hình tƣợng (kí hiệu hiển ngôn) vƣợt lên chính nó để diễn đạt những ý nghĩa trừu tƣợng khác (kí hiệu mật ngôn). Mặc dù có sự tƣơng tác với hình tƣợng, song có thể khẳng định là không phải hình tƣợng nào cũng đồng nhất với biểu tƣợng và không phải hình tƣợng nào cũng có thể trở thành biểu tƣợng. Có thể phân định một cách đơn giản nhất, hình tƣợng là một “kí hiệu thông thƣờng”, trong khi biểu tƣợng là một “siêu kí hiệu”. Hình tƣợng và sự đa nghĩa là hai cực gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời nhau của một biểu tƣợng. Bởi lẽ, tách khỏi hình tƣợng thì ý nghĩa sẽ mất tính biểu hiện, mà tách khỏi ý nghĩa thì hình tƣợng sẽ bị phân rã thành hình tƣợng thông thƣờng (hình ảnh - image) và không còn là biểu tƣợng nữa. Do vậy, hình tƣợng muốn trở thành biểu tƣợng thì không thể dừng lại ở tính đơn nghĩa, mà phải trở thành đa nghĩa. Nếu không, nó cũng chỉ là một hình tƣợng nghèo nàn về nội dung biểu hiện cũng nhƣ không có giá trị thẩm mĩ đặc sắc, không thể gây ấn tƣợng với chủ thể tiếp nhận, và thậm chí là sẽ mai một theo thời gian một cách nhanh chóng, vào một thời điểm phù hợp. Nếu dùng tƣ duy logic và nỗ lực của lý trí, chắc chắn chúng ta không thể hiểu đƣợc nghĩa của các biểu tƣợng. Giải mã đƣợc biểu tƣợng đòi hỏi nhiều kĩ năng, trong đó cần nhất là sự liên tƣởng và kinh nghiệm sống của chủ thể tiếp nhận biểu tƣợng. Đó có thể coi là sự khác biệt lớn nhất và căn bản nhất giữa hình tƣợng và biểu tƣợng. Vì hình tƣợng chỉ có tính chất đơn nghĩa, đại diện cho một đối tƣợng cụ thể, duy nhất, không thể thay thế bằng cái khác. Ví dụ nhƣ: hình tƣợng “Bác Hồ” trong thơ kháng chiến chống Mỹ, đƣợc cụ thể hóa bằng chính hình ảnh của Bác Hồ, không thể thay thế. Còn biểu tƣợng thì mang tính đa nghĩa, nó bao hàm nhiều hơn cái nghĩa mà ngƣời ta đã gán cho nó từ ban đầu (ít nhất là từ hai nghĩa trở lên). Ví dụ nhƣ biểu tƣợng “Mặt trời” trong thơ Tố Hữu, gợi lên trong chúng ta về lãnh tụ anh minh, về mặt trời chân lý, về cách mạng sáng soi, về tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc. Biểu tƣợng có tính chất 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2