Luận án Tiến sĩ Văn học: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn
lượt xem 10
download
Luận án "Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu sự thế tục hóa nhân vật của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại: nhân vật đáng kính được đời thường hóa, điểm nhìn nhân vật từ xa chuyển về gần, diễn ngôn thay đổi từ diễn ngôn thống nhất sang diễn ngôn đa tạp, từ diễn ngôn sùng bái sang diễn ngôn suồng sã, từ diễn ngôn nghiêm trang sang diễn ngôn hài hước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ CẨM NHUNG THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ LÝ THUYẾT DIỄN NGÔN Ngành: Văn học việt nam Mã số: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM PHƯƠNG CHI Hà Nội - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Cẩm Nhung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 8 1.1.Nghiên cứu thể chân dung văn học ............................................................. 8 1.2.Nghiên cứu thể chân dung văn học Việt Nam đương đại ......................... 12 1.3. Thể chân dung văn học Việt Nam đương đại .......................................... 16 1.4. Lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học ....................................... 20 1.4.1.Các quan niệm về diễn ngôn .................................................................. 20 1.4.2. Bakhtin và lý thuyết diễn ngôn ............................................................ 22 CHƯƠNG 2. DIỄN NGÔN HỘI THOẠI TRONG THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ........................................................ 28 2.1.Diễn ngôn hội thoại ................................................................................... 28 2.2.Đối thoại trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại ................... 30 2.2.1. Đối thoại nhằm nắm bắt thần thái đối tượng ..................................... 30 2.2.2. Đối thoại tạo ra những chân dung ấn tượng ...................................... 33 2.3 . Độc thoại nội tâm trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại ... 38 2.3.1. Độc thoại nội tâm tạo ra những đồng chân dung, chân dung tự họa... 38 2.3.2. Độc thoại nội tâm tạo ra những phát biểu về nghề nghiệp, về con người ............................................................................................................. 45 2.4.Mạch lạc trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại ................... 61 2.4.1. Mạch lạc từ tác phẩm đến đời tư để tạo dựng một chân dung văn học trọn vẹn ............................................................................................................ 61 2.4.2. Mạch lạc từ nhiều tác giả dựng chân dung để tạo một chân dung văn học hoàn thiện ................................................................................................. 69 CHƯƠNG 3. DIỄN NGÔN THẾ TỤC HÓA THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .................................................................. 80 3.1. Xu hướng thế tục hóa của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại ........ 80 3.1.1. Khái niệm diễn ngôn thế tục hóa ........................................................ 80
- 3.1.2. Nhân vật đáng kính được đời thường hóa ............................................ 81 3.2.Đặc điểm của diễn ngôn thế tục hóa trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại .............................................................................................. 106 3.2.1. Từ diễn ngôn thống nhất sang diễn ngôn đa tạp ................................ 106 3.2.2. Từ diễn ngôn sùng bái sang diễn ngôn suồng sã ................................ 113 3.2.3. Từ diễn ngôn nghiêm trang sang diễn ngôn hài hước ........................ 119 CHƯƠNG 4. DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ......................................... 126 4.1. Sự hình thành và phát triển của diễn ngôn chấn thương........................ 126 4.1.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương .................................................... 126 4.1.2. Chấn thương do chiến tranh, nghèo đói ........................................... 128 4.1.3. Chấn thương do giới hạn của cộng đồng, của lịch sử ...................... 137 4.2.Đặc điểm của diễn ngôn chấn thương trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại .............................................................................................. 138 4.2.1. Từ diễn ngôn thời đại sang diễn ngôn thân phận ............................. 138 4.2.2. Từ diễn ngôn ca ngợi sang hoài nghi ............................................... 143 4.2.3. Từ diễn ngôn tin tưởng sang diễn ngôn lật tẩy ................................. 148 KẾT LUẬN ................................................................................................... 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 157
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đến nay, thể chân dung văn học phát triển rất mạnh. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình tham gia viết từ nhiều góc nhìn khác nhau, đồng thời cũng được dư luận xã hội cùng giới văn chương, báo chí đón nhận nồng nhiệt, thậm chí như một hiện tượng độc đáo, nhận nhiều ý kiến khen chê sôi nổi. Mở đầu có thể kể đến Trần Đăng Khoa với tập Chân dung và đối thoại (1998) gần như trở thành hiện tượng best-seller trong văn học. Gần đây là Nguyễn Quang Lập với một loạt tản văn viết về chân dung lạ lẫm gây nhiều bàn cãi: Kí ức vụn (2009), Bạn văn (2011) và Chuyện đời vớ vẩn (2011). Độc đáo hơn, nhà văn nữ trẻ Di Li đã làm rung động văn đàn với tập sách phác họa chân dung giới văn nghệ sĩ mới mẻ, hiện đại từ góc nhìn đến cách thể hiện qua tập Chuyện làng văn (2012). Rồi tác phẩm chân dung Dị-nghị-luận, Đồng-chân-dung (2013) của Đặng Thân cũng cho thấy một cách nghĩ, cách viết rất mới lạ và táo bạo. Như vậy, với sự ra đời ngày càng đa dạng, thể chân dung văn học đã có đóng góp lớn trong việc giúp người đọc khám phá, hiểu sâu hơn về đời sống của nhà văn và những sáng tác của họ, từ đó nắm bắt đầy đủ hơn diện mạo nền văn học Việt Nam đương đại. Với những đóng góp đó cùng sự vận động rõ rệt theo chiều hướng tích cực so với chặng trước 1986, thể chân dung văn học rất cần có những công trình nghiên cứu nghiêm túc, từ nhiều góc nhìn khác nhau để nhận diện, tổng kết một cách cụ thể, toàn diện nhất về thể này cũng như định vị vị trí của nó trên bản đồ văn học dân tộc. Cũng từ năm 1986, bên cạnh những thành tựu của Dụng học (Pragmatics), phân ngành Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) đã có những tác động mạnh mẽ đến văn học, nhất là trong việc phân tích ngôn ngữ văn chương. Đây cũng là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Thể chân dung văn học trong 1
- văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn nhằm soi chiếu, nhận diện những nét độc đáo của thể chân dung văn học từ góc nhìn của lý thuyết diễn ngôn, từ đó có cái nhìn đa chiều hơn về đặc điểm, đóng góp của thể này trong nền văn học Việt Nam kể từ năm 1986. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lí thuyết diễn ngôn, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét độc đáo, đổi mới của thể chân dung văn học trong tương quan với các đổi mới của văn học Việt Nam kể từ sau Đổi mới. Luận án vừa đem lại một góc nhìn đa chiều nhiều diện hơn về thể chân dung văn học, đồng thời góp phần nhận diện giá trị của thể này trong tiến trình phát triển lịch sử văn học Việt Nam nói chung và văn học đương đại Việt Nam nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào các nhiệm vụ dưới đây: Thứ nhất, luận án tìm hiểu sâu lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học, đặc biệt là lý thuyết diễn ngôn của M. Bakhtin, như là cơ sở lí thuyết của luận án này. Thứ hai, sau khi khảo sát những công trình viết về thể chân dung văn học trên thế giới và ở Việt Nam, luận án nêu lên những đặc điểm, xu hướng của thể diễn ngôn trong đời sống văn học Việt Nam đương đại. Thứ ba, trên cơ sở trình bày khái niệm hội thoại theo quan điểm của Bakhtin, đề tài đi sâu vào ba khía cạnh của diễn ngôn hội thoại là đối thoại, độc thoại nội tâm và mạch lạc. Ở diễn ngôn đối thoại, luận án đi sâu vào đối thoại nhằm nắm bắt thần thái đối tượng, đối thoại tạo ra những chân dung ấn tượng. Ở diễn ngôn độc thoại nội tâm, luận án tìm hiểu độc thoại tạo ra những đồng chân dung, chân dung tự họa, độc thoại tạo những phát biểu về nghề, về con người. Ở diễn ngôn mạch lạc, luận án khai thác tính mạch lạc trong sự mối liên 2
- hệ từ tác phẩm đến đời tư để tạo dựng một chân dung văn học trọn vẹn và tính mạch lạc tồn tại ở việc nhiều tác giả dựng chân dung để tạo một chân dung văn học hoàn thiện. Thứ tư, luận án tìm hiểu xu hướng thế tục hóa của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại, từ khái niệm diễn ngôn thế tục hóa đến vị trí diễn ngôn thế tục hóa trong văn học Việt Nam đương đại. Từ đó, luận án nghiên cứu sự thế tục hóa nhân vật của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại: nhân vật đáng kính được đời thường hóa, điểm nhìn nhân vật từ xa chuyển về gần, diễn ngôn thay đổi từ diễn ngôn thống nhất sang diễn ngôn đa tạp, từ diễn ngôn sùng bái sang diễn ngôn suồng sã, từ diễn ngôn nghiêm trang sang diễn ngôn hài hước. Thứ năm, luận án tìm hiểu sự hình thành và phát triển của diễn ngôn chấn thương, từ khái niệm diễn ngôn chấn thương đến diễn ngôn chấn thương trong văn học Việt Nam đương đại. Từ đó, luận án nghiên cứu những cái tôi bị chấn thương trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại: chấn thương do chiến tranh, chấn thương do các phong trào xã hội, chấn thương do giới hạn của cộng đồng và lịch sử, chấn thương do sự áp chế của một bộ phận lãnh đạo quan liêu, sự chuyển đổi từ diễn ngôn thời đại sang diễn ngôn thân phận, từ diễn ngôn ca ngợi sang diễn ngôn hoài nghi, từ diễn ngôn tin tưởng sang diễn ngôn lật tẩy. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm chân dung văn học được xuất bản sau năm 1986 ở Việt Nam. Các phương diện nội dung và hình thức của những tác phẩm này được khám phá từ góc độ của lý thuyết diễn ngôn. 3.2. Phạm vi nghiêu cứu Do số lượng văn bản chân dung văn học từ 1986 đến nay rất nhiều, nên luận án chỉ tập trung khảo sát những chân dung văn học có sự thay đổi diễn ngôn so với giai đoạn trước. Cụ thể đề tài tập trung vào khoảng 30 cuốn sau, 3
- cùng một vài tác phẩm chân dung văn học được in rải rác ở các cuốn khác: Xuân Sách, Chân dung nhà văn (1992) Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại (1998), Người thường gặp (2001) Tô Hoài, Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999), Hồi kí (2005) Vương Trí Nhàn, Ngoài trời lại có trời (2003), Có những nhà văn như thế (2006), Cánh bướm và đóa hướng dương (2006) Ngô Văn Phú, Văn chương và người thưởng thức (2000), Chuyện văn chuyện đời (Chân dung văn học) (2004) Lưu Khánh Thơ, Nhà văn qua hồi ức người thân (2001) Nguyễn Lương Ngọc, Nhớ bạn (2001) Bùi Ngọc Tấn, Viết về bè bạn - Rừng xưa xanh lá, Một thời để mất (2005) Nguyễn Huy Thắng, Những chân dung song hành (phần I và II) (2008) Nguyễn Huy Thiệp, Giăng lưới bắt chim (2010) Phan Thị Thanh Nhàn, Sự cực đoan đáng yêu (2010) Nguyễn Quang Lập, Bạn văn (2011) Vân Long, Những người…“rót biển vào chai” (2010) Đặng Thân, Dị-nghị-luận, Đồng-chân-dung (2013) Hồ Anh Thái, Họ trở thành nhân vật của tôi (2012) Ma Văn Kháng, Phút giây huyền diệu (2013) Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ (2000), Chân trời có người bay (2002), Vẫy vào vô tận (2014) Vương Trí Nhàn, Những kiếp hoa dại (1993), Cây bút, đời người (2002), Ngoài trời lại có trời (2006), Có những nhà văn như thế (2006), Cánh bướm và đóa hướng dương (2006) Vũ Từ Trang, Phía sau con chữ (2007), Nhà văn độc hành độc bộ (2013), Vì ai ta mãi phong trần (2017) 4
- Ngoài ra, một số tác phẩm như: Trần Hoàng Thiên Kim, Đi tìm những giấc mơ (2017), Văn Thành Lê, Như cánh chim trong mắt của chân trời (2017), Nguyễn Quỳnh Trang, Đi về không điểm đến (2013), Nguyễn Tham Thiện Kế, Miền lưu dấu văn nhân (2013), Di Li, Chuyện làng văn (2012), Bình Nguyên Trang, Sông của nhiều bờ (2012) cũng được chúng tôi khảo sát khái lược nhằm bổ sung cho các luận điểm của luận án. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng thao tác khảo sát, thống kê, phân tích để phân tích, miêu tả các ngữ liệu của diễn ngôn hội thoại, thế tục hóa và chấn thương được soi chiếu từ những chân dung văn học Việt Nam đương đại, giúp người đọc nhận diện được những cách viết độc đáo của các tác giả dựng chân dung văn học. Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống, trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ. Áp dụng phương pháp này, chúng tôi tiếp cận một cách hệ thống các yếu tố cấu thành chỉnh thể thể chân dung từ phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó đem lại cái nhìn khái quát về thể chân dung dưới sự soi chiếu của lý thuyết diễn ngôn. 4.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp chung thường được sử dụng của phân tích diễn ngôn là phân tích ngữ liệu trong mối quan hệ chặt chẽ với ngữ cảnh tình huống (contextual situation) và phân tích nghĩa của lời nói. Đây là phương pháp chủ đạo của đề tài, giúp phát hiện thêm những nét độc đáo góp phần làm nên cái hay, cái đẹp, cái tinh tế của những ngòi bút viết chân dung đương đại đầy chất sống thực tế. 4.3.Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp so sánh nhằm nhận diện những tương đồng và những khác biệt các tác giả, giữa các giai đoạn 5
- khác nhau trong cách dựng chân dung văn học. Qua đó thấy được sự vận động của thể tài này trong tiến trình văn học Việt Nam, cũng như sự đa dạng hoá trong cách thể hiện chân dung văn học. 4.4.Phương pháp nghiên cứu liên ngành Luận án vận dụng kết quả của nhiều chuyên ngành như: văn hóa học, tâm lý học, sử học,... đây đều là các yếu tố tham gia vào quá trình kiến tạo các chân dung văn học. Kết hợp nghiên cứu các ngành khoa học trên, đề tài hướng đến khái quát một bức tranh đa diện về thể chân dung trong không gian văn học Việt Nam đương đại. Ngoài các phương pháp trên, luận án cũng sử dụng một số luận điểm của thi pháp học để chỉ ra các phương diện tư tưởng của diễn ngôn, giúp nhìn nhận rõ hơn tác giả, lịch sử văn học, giọng điệu... Đó là những căn cứ để chúng tôi tìm hiểu thể chân dung văn học từ góc nhìn diễn ngôn. 5. Đóng góp của luận án Chúng tôi chọn đề tài Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết diễn ngôn với mong muốn có những đóng góp khoa học sau: Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu thể chân dung văn học từ góc độ lý thuyết diễn ngôn. Vì vậy, bước đầu chúng tôi muốn xác định rõ sự thay đổi của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại (từ 1986 đến nay) không chỉ từ bình diện phương thức nghệ thuật mà còn được nhìn nhận ở bình diện rộng hơn, khái quát hơn, đó là bình diện tư tưởng, văn hóa, tính thẩm mỹ. Điểm nhìn này sẽ góp phần khẳng định diện mạo mới của văn học đương đại Việt Nam trong thời Đổi mới. Thứ hai, khuynh hướng diễn ngôn cơ bản mà luận án này khai thác (diễn ngôn hội thoại, diễn ngôn thế tục hóa, diễn ngôn chấn thương) góp phần khẳng định những đổi mới trong đời sống tri thức, văn hóa, xã hội Việt Nam sau đổi mới đã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến nội dung và hình thức diễn ngôn 6
- của thể chân dung văn học Việt Nam đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Việc phân tích đối thoại, độc thoại nội tâm và mạch lạc cũng như tính thế tục và nội dung chấn thương của diễn ngôn, từ đó khẳng định sự hòa nhịp của thể chân dung vào những đổi mới của văn học đương đại Việt Nam khẳng định giá trị của lí thuyết diễn ngôn, nhất là lí thuyết diễn ngôn của Bakhtin trong nghiên cứu văn học. Cụ thể hơn, với lý thuyết diễn ngôn, luận án đã bổ sung thêm một hướng tiếp cận mới đối với thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại. - Luận án đã đem lại những hình dung mới về những đóng góp của thể chân dung văn học vào việc dân chủ hóa nền văn học Việt Nam hiện đại và đương đại. Thể chân dung đã trở thành một thể loại “năng động, năng sản” (từ dùng của Văn Giá) và đạt nhiều thành tựu trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đương đại. Thể chân dung đã kiến tạo được một thứ ngôn ngữ tươi mới, sống động, đa dạng. Thể chân dung đã thực sự khẳng định được chỗ đứng vững chắc với tư cách là một thể tài trong nền văn học Việt Nam. Nó đã có một lịch sử của chính nó, có vị trí văn học sử thực sự bên cạnh các thể loại văn học khác. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Diễn ngôn hội thoại trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại Chương 3: Diễn ngôn thế tục hoá trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại Chương 4: Diễn ngôn chấn thương trong thể chân dung văn học Việt Nam đương đại 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu thể chân dung văn học Thuật ngữ “chân dung văn học” (literary portrait) có nghĩa rất đa dạng, phụ thuộc vào xu hướng và phong cách văn học vốn nhiều giao động. Như miêu tả của Edmund Heier (1987), bản chất của thể chân dung văn học là chỉ ra những đặc điểm chính khắc họa một cá nhân, nhưng quá trình thực hiện việc trưng bày ra, thể hiện ra những đặc tính đặc trưng của một nhân vật văn học có thể được hoàn thành theo những cách thức khác nhau. Thể chân dung văn học, với nghĩa là, một bản mô tả hay phân tích bằng văn bản về một người, đã có từ thời Homer. Tuy nhiên, đỉnh cao của thể chân dung văn học trong thời hiện đại, như Heier khẳng định, diễn ra tại Pháp vào thế kỉ XVII với các tác phẩm khắc họa một bản trưng bày toàn bộ về các chân dung; mỗi bức chân dung bao gồm một bản tiểu sử dài dằng dặc. “Và chính hình thức chân dung văn học - với một bản tiểu sử dài trọn vẹn - này được phát triển một cách cần mẫn đến mức tự nó đã trở thành một thể loại văn học” [165, tr.184]. Theo miêu tả của Nina Ekstein (1992), chân dung văn học đặc biệt phổ biến ở Pháp trong một số năm vào giữa thế kỷ 17. Bắt nguồn từ các salon xã hội (social salon), “chân dung văn học” dần trở thành một thể loại riêng trong thời kỳ này. Xu hướng chân dung không đơn thuần diễn ra trong sự cô lập, riêng biệt của thế giới salon hay trong thế giới thần tiên của các tiểu thuyết anh hùng mà còn trong bối cảnh của một thực tế chính trị cụ thể, đó là chủ nghĩa chuyên chế, và sự bất lực ngày càng tăng của giới quý tộc. Những bức chân dung văn học theo truyền thống được sử dụng, dù ở dạng vẽ hay viết, để tôn vinh người được tạc chân dung. Ví dụ, những bức chân dung anh hùng được khắc họa vào đầu thế kỷ XVII như là những anh hùng thần thoại cụ thể (ví dụ, Rubens miêu tả Marie de Medici là nữ thần chiến tranh La Mã Bellona), từ đó để khẳng định vinh quang của cá nhân nhân vật này. Những bức chân dung như 8
- vậy cũng là biểu hiện của sự bất tử vì các cá nhân được lưu giữ trong một bản miêu tả chính mình, vượt lên trên những thăng trầm của thời gian hay sự kiện [163, tr.45]. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu trên thế giới nỗ lực xác định nguồn gốc (phát triển đỉnh cao ở Pháp vào thế kỉ XVII) và tìm ra đặc trưng của thể chân dung văn học (miêu tả các cá nhân, mang tính vinh danh - bất tử hóa các cá nhân). Những đặc điểm của thể chân dung như là một thể loại văn học được các nhà nghiên cứu khám phá ở các phương diện khác nhau. Wenger, C. N (1935) trong bài viết “Giới thiệu thẩm mĩ của chân dung văn học” (An Introduction to the Æsthetics of Literary Portraiture) miêu tả cách thức xây dựng chân dung của thể loại này tương đồng với cách xây dựng nhân vật điển hình trong các thể loại văn học khác và nhấn mạnh ý nghĩa thẩm mĩ của các chân dung văn học trong đời sống cộng đồng. Theo đó, các nhà văn và các nhà phê bình đều đã chứng minh một cách thuyết phục về việc sử dụng các hình mẫu sống và việc đo lường cái đẹp trong tính cách bằng vẻ bề ngoài. Họ cho rằng có điều gì đó đẹp đẽ trong cuộc sống như vậy xứng đáng để trở thành hình mẫu cho chân dung văn học; những hình mẫu ấy sẽ tạo ra trong cộng đồng một niềm tin rộng rãi về sự tồn tại của những con người đẹp, những cái đẹp thực sự. Như miêu tả của Wenger, đó chính là lí do vì sao Plato và nhiều người cùng thời với ông nhận thấy cuộc đời của Socrates là một nguồn hấp dẫn cộng đồng thường xuyên và cuộc đời của Cellini, Goethe, Lincoln và nhiều nhân vật lỗi lạc khác đã đem lại những trải nghiệm thẩm mĩ cho nhân loại. Những bức chân dung như vậy luôn thể hiện sự kết hợp giữa số phận con người với những cá nhân hư cấu theo cách mà ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của những cá nhân này dường như trở nên sống động và trở thành một phần đáng chú ý của thực tế được nhận thức. Niềm vui thẩm mỹ của tác phẩm bức chân dung văn học “về cơ bản bắt nguồn từ sự bộc lộ những khái niệm phi nhận thức liên quan đến số phận con người thông qua sự trung gian của các cá nhân hư cấu” (616). 9
- Cũng nhấn mạnh đến nguyên mẫu sống trong thể loại chân dung, tác giả B.K. Bazylova cho rằng, khi tạo dựng chân dung văn chương, tác giả dựa vào hình tượng một nhân vật chính được lấy từ rất thực tế, việc giống với chân dung rất quan trọng. Con người hiện thực được hiểu như một tổng thể nghệ thuật, như một “cốt truyện” khép kín và hoàn chỉnh cho nghệ thuật ngôn từ. Chính trong hình ảnh nghệ thuật và tổng thể của một con người hiện thực - sự độc đáo của “khuôn mặt”, suy nghĩ, lời nói diễn ra trong tính cách, trong phong thái, trong câu chuyện, và trong sự sáng tạo – đã tạo nên bản chất thẩm mỹ của thể loại chân dung văn học. Theo tác giả Bazylova có nhiều cách tiếp cận đối với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thể chân dung văn học. Có những tác phẩm chân dung mô tả chi tiết hình ảnh ngoại hình nhân vật bằng cách kết hợp các điểm “khảo sát” (so sánh ấn tượng về nhân vật, tác giả và nhân vật), lặp lại nhiều nhịp điệu một hoặc nhiều đặc điểm (cử chỉ và bắt chước). Có nhiều tác phẩm xây dựng chân dung qua những hình ảnh vừa tĩnh vừa năng động, cho thấy vị trí của chân dung trong cốt truyện và làm nổi bật đặc tính của chân dung. Bazylova cho rằng không cần phải đối lập giữa một loại khắc họa chân dung này với một loại khắc họa chân dung khác, bởi vì một trường hợp là sự nhấn mạnh vào hình ảnh của những đặc điểm bản chất, vĩnh hằng của tính cách, và trường hợp khác lại nhấn mạnh vào sự thay đổi do hoàn cảnh. Trong dòng kể chuyện động lực, chân dung tĩnh tồn tại trong mọi tình huống, nó làm nổi bật những đặc điểm giống nhau về ngoại hình của nhân vật và bằng cách đó, nó tham gia vào động cơ triển khai cốt truyện. Một chân dung sinh động góp phần tạo nên tổng thể nhân vật, xác định diện mạo những nét tính cách trước đây chưa nổi bật. Khảo sát của Bazylova cho thấy rằng trong văn xuôi Nga thế kỷ 19, thể loại chân dung văn học được đặc trưng hóa là nói về một con người xác thực và được trình bày dưới dạng hồi ký. N.V Gogol cho rằng chân dung văn học phải miêu tả con người đương thời theo “đúng nghĩa một con người” và cũng 10
- phải coi người đó như một nhân cách độc đáo. Mặc dù mỗi nhà văn đều có cách hiểu riêng, tùy vào cá tính sáng tạo và sự lĩnh hội thể loại của riêng mình, nhưng nhìn chung bản thể của anh ta không thay đổi. Hình ảnh nhân vật chính mà tác giả muốn xây dựng quyết định mục đích và sự lựa chọn phương tiện chuyển tải và quyết định bố cục của chân dung văn học. Những quan sát và ấn tượng đã in sâu vào trí nhớ làm cơ sở cho việc lựa chọn chính xác các chi tiết nhằm tái hiện tính cách của người đương thời. Các tác giả của những bức chân dung văn học đều mong muốn mô tả bức chân dung một cách khái quát, dựa trên kinh nghiệm và ký ức của chính họ. Về cơ bản, người khắc họa chân dung nỗ lực tập trung vào những nét chính trong tính cách con người, nhất là những nét đáng nhớ nhất [161, tr.64]. Công trình Kiểu loại chân dung văn học (Typology of Genre of Literary Portraits) của Bazylova Baglan (2012) cho rằng chân dung văn học là một trong những thể loại được đưa vào hệ thống thể loại sử thi. Và theo tác giả Baglan, thể loại chân dung văn học cũng là một hiện tượng nghệ thuật đã tổng hợp trong nó những yếu tố của các thể loại mang tính tư liệu, tài liệu và các thể loại nghệ thuật, và cũng đã có các tranh luận xem thể chân dung có thuộc hệ thống các thể loại báo chí, quảng bá nhân vật hay là thể loại thuần nghệ thuật. Nghiên cứu về hình thức và chức năng của thể chân dung văn học trong hệ thống các thể loại mang tính sử thi (epic type) như tiểu thuyết, truyện cổ tích, truyện ngắn, ký họa và trong các tác phẩm văn học mang tính hồi ký được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau trong các công trình khoa học. Theo quan sát của tác giả Baglan, nghiên cứu văn học trên thế giới đã tiến hành các dự án nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa bức chân dung như một phần của sự tổng hợp nghệ thuật với các giai đoạn của quá trình văn học và thể loại văn học nói riêng. Như vậy, thể chân dung đã được các nhà nghiên cứu thế giới tiếp cận từ các góc độ khác nhau. Các nghiên cứu thống nhất cho rằng thể chân dung là một thể loại văn học; nó bao gộp trong nội dung và cấu trúc của mình những 11
- yếu tố mang tính tư liệu và những yếu tố của phẩm chất nghệ thuật. Giá trị của thể chân dung văn học nằm ở chỗ nó “là sự thể hiện quan trọng quan niệm của nhà văn về con người và tài năng nghệ thuật của mình” [165, tr.2] và trong nhiều hoàn cảnh lịch sử, các tác phẩm chân dung cũng phản ánh và tham gia vào các vấn đề của lịch sử, văn hóa, xã hội (như được thấy trong nghiên cứu “Hình ảnh phụ nữ bị xóa nhòa: Chân dung văn học ở Pháp thế kỷ XVII” của Ekstein (1992) đã trích ở trên. 1.2. Nghiên cứu thể chân dung văn học Việt Nam đương đại Đã có nhiều công trình viết về thể chân dung văn học Việt Nam. Hình thức của các công trình này khá đa dạng: chuyên luận chuyên sâu, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ hay các bài tạp chí nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tương đối dày dặn, hệ thống về vấn đề này ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các công trình nghiên cứu-phê bình của Nguyễn Đăng Mạnh với Chân dung văn học (1990), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách (2000); cuốn chuyên luận Chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại (2010) của Nguyên An (bút danh của Nguyễn Quốc Luân); và cuốn chuyên luận của Hà Thị Kim Phượng Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (2022). Có thể nhận ra hai hướng triển khai trong các nghiên cứu hiện nay về thể chân dung văn học Việt Nam. Thứ nhất là xu hướng khái quát. Đó là các công trình này chỉ ra các phương diện điều kiện xã hội, văn hóa của sự hình thành thể chân dung văn học ở Việt Nam và chỉ ra các xu hướng nội dung và hình thức của thể loại này qua các giai đoạn lịch sử. Công trình của Hà Thị Kim Phượng và Nguyễn Quốc Luân nằm trong xu hướng này. Ngoài ra còn có một số công trình khác: Đặc điểm nổi bật của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (Luận văn Thạc sĩ, 2008) của Phan An Na; Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Luận văn Thạc sĩ, 2014) của Nguyễn Thị Hồng Hạnh; và Nhận dạng thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại (Luận văn Thạc sĩ, 2014) của Nguyễn Thị 12
- Thu Hà. Ngoài ra, còn có một số bài viết trên các tạp chí và báo chuyên ngành như “Xung quanh thể tài chân dung văn học” của Lại Nguyên Ân đăng trên báo Văn nghệ, số 49, ngày 01/12/1984; “Suy nghĩ về cách viết chân dung văn học” của Nguyễn Quốc Luân trên báo Người Hà Nội số ra ngày 15/3/1986; “Chân dung văn học trong sách giáo khoa” trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 5 năm 1992 của tác giả Nguyễn Quốc Luân; hay “Từ chân dung văn học đến ký chân dung” của Đức Dũng trên Tạp chí Văn học số 3 năm 1996. Xu hướng thứ hai là hướng đến các trường hợp cụ thể, ở đó các nghiên cứu tập trung vào một hoặc một số trường hợp tác phẩm chân dung hay tác giả viết chân dung. Tác giả chân dung Việt Nam được nghiên cứu nhiều nhất có lẽ là Vũ Bằng và Tô Hoài. Một số công trình thuộc xu hướng này gồm: bài viết “Chân dung văn học của Vũ Bằng” của Ngô Văn Giá trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 năm 2002; “Nguyễn Đăng Mạnh với chân dung, phong cách” (2016) của Trần Đình Sử; “Đặc sắc nghệ thuật viết chân dung văn học của Tô Hoài” của Dương Thị Thu Hiền đăng trên Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 12 năm 1915; luận văn thạc sĩ Mảng chân dung văn học trong sáng tác của Tô Hoài (1996) của Nguyễn Văn Quang; luận văn thạc sĩ Vũ Bằng với thể chân dung văn học (2005) của Nguyễn Thị Ngọc Thủy; luận văn thạc sĩ Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vũ Bằng và Tô Hoài (2010, Nguyễn Thị Thư); hay bài viết “Vũ Bằng và nghệ thuật viết chân dung văn học” của Đỗ Thị Ngọc Chi đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 năm 2022. Ngoài ra, các tác giả chân dung như Ngô Văn Phú, Phan Thị Thanh Nhàn, Phùng Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy, Nguyên An cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của một số công trình như Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Phan Thị Thanh Nhàn (Luận văn thạc sĩ, 2012) của Nguyễn Thị Mai Xuân; Cảm hứng nghiên cứu, phê bình thể chân dung văn học từ 1986 đến nay (qua ba tác giả Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Luận văn thạc sĩ, 2015) của Nguyễn Song Hào; Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn 13
- Phú (Luận văn thạc sĩ, 2010) của Nguyễn Thế Hiền hay “Nguyên An, người cần mẫn viết chân dung” của Vũ Nho đăng trên trang Vanvn.vn của Hội Nhà văn Việt Nam số ra ngày 22 tháng 6 năm 1921. Ở các công trình này, các tác giả nỗ lực chỉ ra sự đặc sắc trong nghệ thuật viết chân dung của từng nhà văn, từ đó khẳng định thêm giá trị thẩm mĩ và tư tưởng của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam. Điểm chung giữa các công trình nghiên cứu, phê bình thể tài chân dung văn học Việt Nam là nỗ lực xác định những đặc trưng thể loại với giả thiết rằng đây là vấn đề chưa được cố định hóa trong các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam. Hướng triển khai của các công trình này là tập trung vào các cây bút chân dung văn học cụ thể để từ đó khái quát lên những đặc điểm về nguồn gốc và đặc trưng của thể loại này. Tác giả Nguyễn Quốc Luân trong các bài nghiên cứu đã công bố và trong luận án tiến sĩ của mình, thông qua ba trường hợp tác giả chân dung Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Tô Hoài, đặt ra những giả thiết khá hệ thống và lớp lang về đặc trưng của thể tài chân dung văn học Việt Nam kể từ năm 1930 đến trước thời kì đổi mới. Tác giả cho rằng chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại ký văn học; cả đối tượng chân dung và người viết chân dung đều phải có cá tính, có phong cách rõ ràng; viết chân dung là một dạng phê bình văn học. Tác giả cũng phác thảo lược đồ và lịch sử phát triển của thể chân dung văn học từ những năm 1930 đến nay ở Việt Nam đồng thời phân tích các yếu tố xã hội và tư tưởng (ý thức cá nhân, ý thức về nghề văn và nhà văn trong đời sống xã hội) như là những cơ sở của sự hình thành và phát triển thể chân dung văn học ở Việt Nam. Nếu như các công trình nghiên cứu thể chân dung văn học Việt Nam của Nguyễn Quốc Luân tập trung khảo sát các tác phẩm chân dung được xuất bản chủ yếu trước giai đoạn đổi mới thì các công trình của Hà Thị Kim Phượng tập trung vào các tác phẩm đương đại, chủ yếu được xuất bản sau giai đoạn đổi mới. Tác giả đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa tính chất bút kí và hư cấu 14
- văn chương. Các tác giả chân dung văn học đương đại mà Hà Thị Kim Phượng khảo sát kỹ lưỡng hơn cả là những cây bút cũng hoạt động như là những nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học trong đời sống văn học Việt Nam, như Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê, và Huệ Chi. Trên cơ sở khảo sát các công trình này, Hà Thị Kim Phượng cho rằng, đặc trưng của chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học, phê bình từ góc nhìn tiểu sử, qua tiểu sử, cuộc đời mà khắc họa phẩm chất tinh thần, tài năng, đóng góp của nhà văn. Đáng chú ý, Hà Thị Kim Phượng đặc biệt nhấn mạnh sự hòa quyện giữa tính chất kí, tính chất sáng tác văn chương và phê bình văn học như là đặc trưng của thể chân dung. Cụ thể, như Hà Thị Kim Phượng phân tích, chất kí nằm ở chỗ người viết phải dựng chân dung sao cho đúng; yếu tố văn là người viết phải làm sao để cách dựng đó sống động, thể hiện được thần thái, cốt cách của người được dựng chân dung. Trong thể chân dung, theo Hà Thị Kim Phượng, không thể thiếu yếu tố phê bình, do đó nó phải bao gồm sự phân tích, đánh giá về vai trò, vị trí, sự nghiệp, đóng góp của nhà văn đó cho đời sống văn chương nước nhà. Hướng tiếp cận thể chân dung qua việc phân tích các trường hợp cụ thể như cách làm của Hà Thị Kim Phượng cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thực hành trước đó. Ví dụ, tác giả Trần Đình Sử tập trung vào tập chuyên luận chân dung về các nhà văn hiện thực phê phán của Nguyễn Đăng Mạnh, nhấn mạnh sự sáng tạo của người viết dù là dựa trên các dữ liệu thực tế về các nhà văn này. Như Trần Đình Sử miêu tả, Nguyễn Đăng Mạnh đã dựa trên kết quả của những lần tiếp xúc trực tiếp để viết về các nhà văn cùng thời; nhưng đối với những nhà văn đã mất thì ông dựa vào các thông tin do người thân, bạn bè của họ cung cấp. Điều đặc biệt là, cách viết chân dung của Nguyễn Đăng Mạnh, như khái quát của Trần Đình Sử, là mang tính nghệ thuật, tức là người viết chân dung cũng phải có khiếu viết văn. Theo đó, Nguyễn Đăng Mạnh được miêu tả là viết chân dung một cách sáng tạo; những kĩ năng của một nhà 15
- văn tài năng được Trần Đình Sử nhấn mạnh như là một trong yếu tố làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật viết chân dung. Đó là sự “chọn lọc những chi tiết rất đắt để dựng chân dung nhà văn, điểm xuyết những nhận xét hóm hỉnh về tính cách người sáng tác; nhưng nhiều chân dung văn học của anh có khả năng khái quát một cách truyền thần dáng dấp, cử chỉ, tính cách và diện mạo tinh thần của nhà văn cụ thể theo cách hình dung” [121, tr.102] của nhà văn, nhà thơ được khắc họa. Như thế, nghệ thuật viết chân dung ở đây được quan niệm có sự tương đồng với nghệ thuật sáng tác, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhà phê bình Vũ Nho nhận định về thể chân dung thông qua việc nghiên cứu một trường hợp, cụ thể ở đây là các trang viết chân dung của Nguyên An (bút danh của Nguyễn Quốc Luân, đã trích ở trên). Để khẳng định tính chủ quan của người viết như là một đặc điểm của thể loại chân dung, Vũ Nho tập trung vào những đoạn, chi tiết cho thấy sự tương tác gần gũi giữa người xây dựng chân dung và người được xây dựng chân dung. Từ đó, nhà phê bình Vũ Nho kết luận về đặc trưng “đậm chất chủ quan” trong cách viết chân dung của Nguyên An. Như Vũ Nho miêu tả, “những hiểu biết của Nguyên An về cuộc đời, tác phẩm của mỗi người, và cả những kỉ niệm riêng về họ”, từ đó có những bức chân dung rất riêng, góp phần giúp người đọc có cái nhìn đa chiều, đa diện về nhà văn được xây dựng chân dung [92, tr.212]. Và đây chính là điều làm nên đặc trưng phong cách viết chân dung của Nguyên An; và như Vũ Nho khẳng định, điều đó khiến cho cách viết của ông “không hoàn toàn giống như chân dung trong sách của Vũ Từ Trang, Vân Long, và các tác giả khác” [92, tr.136]. Luận án này đi theo một hướng mới, đó là tiếp cận thể chân dung văn học Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn, chỉ ra sự hòa nhịp của bộ phận văn học này vào những đổi mới, cách tân của văn học Việt Nam sau thời đổi mới. 1.3. Thể chân dung văn học Việt Nam đương đại Như đã nói ở trên, đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về thể chân dung văn học Việt Nam đương đại. Qua các công trình nghiên cứu đó, chúng ta có thể 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 169 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 212 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 162 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 19 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 28 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 112 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 33 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn