intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú" được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm rõ thêm những vấn đề về tư tưởng học thuật cũng như phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả tiêu biểu cho loại hình nhà nho làm học thuật thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng, kế thừa và phát triển trong tư tưởng cũng như phương thức làm việc của ba tác giả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VŨ THỊ THANH TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VŨ THỊ THANH TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 922 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thanh HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả luận án Vũ Thị Thanh
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ vô cùng quý báu của tập thể và cá nhân các nhà khoa học. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS. Vũ Thanh (Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), người Thầy đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Văn học và Hán Nôm - Học viện Khoa học xã hội - Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô, các học giả, nhà nghiên cứu, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ công tác, học tập và nghiên cứu. Và vô cùng biết ơn gia đình, người thân, những người đã luôn ở bên, Rgiúp đỡ để tôi có thể vững tâm học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023 Tác giả luận án Vũ Thị Thanh
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Giới thuyết khái niệm ................................................................................... 7 1.1.1. Quan niệm văn chương thời trung đại. ................................................ 7 1.1.2. Học thuật văn chương ........................................................................ 13 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 16 1.2.1. Những nghiên cứu chung về học thuật văn chương Việt Nam thời trung đại. ...................................................................................................... 16 1.2.2. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn. ................................................... 18 1.2.3. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích .................................................. 28 1.2.4. Những nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú ................................................. 30 1.2.5. Những vấn đề đặt ra và giải quyết ở luận án ..................................... 32 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 34 Chương 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG VĂN HỌC VÀ NỀN TẢNG HỌC THUẬT CỦA LÊ QUÝ ĐÔN, BÙI HUY BÍCH VÀ PHAN HUY CHÚ ........................................................................................................... 35 2.1. Tư tưởng, học thuật nước ngoài ................................................................ 35 2.2. Lịch sử hình thành, phát triển nền học thuật văn chương Việt Nam trước thế kỷ XVIII ............................................................................................. 40 2.3. Nhu cầu phát triển học thuật văn chương Việt Nam thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX ............................................................................................ 44 2.4. Phong trào Thực học và vấn đề học thuật ở Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX ............................................................................................ 49 2.4.1. Phong trào Thực học ở Trung Quốc và khu vực Đông Á ................. 49
  6. 2.4.2. Phong trào Thực học ở Việt Nam và những tác động đến sự phát triển của văn chương và học thuật dân tộc .................................................. 52 2.5. Loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX ....... 55 2.5.1. Thế hệ các nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX ..... 55 2.5.2. Đặc điểm loại hình tác giả nhà nho làm học thuật thế kỷ XVIII - nửa đầu XIX và bước ngoặt trong cơ cấu tổng thể của nền văn học trung đại Việt Nam ...................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 65 Chương 3: TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA LÊ QUÝ ĐÔN VÀ BÙI HUY BÍCH .............. 66 3.1. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn .................................................................................................. 66 3.1.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Lê Quý Đôn ................ 66 3.1.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn ............ 76 3.1.3. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn ........................................................................................... 96 3.2. Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ................................................................................................ 97 3.2.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Bùi Huy Bích.............. 97 3.2.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ........ 104 3.2.3. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Bùi Huy Bích ....................................................................................... 116 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 117 Chương 4: TƯ TƯỞNG HỌC THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN ĐỊNH DI SẢN VĂN CHƯƠNG CỦA PHAN HUY CHÚ ............................ 119 4.1. Tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật của Phan Huy Chú .............. 119 4.1.1. Ảnh hưởng của truyền thống gia đình ............................................. 119 4.1.2. Những trải nghiệm từ cuộc đời ........................................................ 121 4.1.3. Những biến đổi trong quan niệm văn chương và học thuật ............ 122
  7. 4.2. Phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú .......... 125 4.2.1. Những phương diện kế thừa từ Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích ....... 125 4.2.2. Một số điểm mới trong phương pháp biên soạn Lịch triều hiến chương loại chí .......................................................................................... 130 4.2.3. Những cách tân trong phân loại, lựa chọn thơ văn .......................... 134 4.2.4. Đánh giá thành tựu và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú ..................................................................................... 149 Tiểu kết Chương 4 ............................................................................................ 151 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................... 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 158 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 173
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cấu trúc Toàn Việt thi lục ..................................................................... 106 Bảng 2: Cấu trúc Hoàng Việt thi tuyển .............................................................. 107 Bảng 3: So sánh số lượng tác phẩm của cùng tác giả giữa HVTT và TVTL ...... 107 Bảng 4: Tác giả và tác phẩm Bùi Huy Bích chép thêm vào Hoàng Việt thi tuyển (So với Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn) ..................................... 110 Bảng 5. Bảng thống kê thể loại trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi tuyển .... 111 Bảng 6: Bảng so sánh Hoàng Việt thi tuyển trong hệ thống thi tuyển thời trung đại (Khảo sát qua 5 bộ thi tuyển) ..................................................... 112 Bảng 7: Cấu trúc Hoàng Việt văn tuyển ............................................................. 114 Bảng 8: Cấu trúc của Kiến văn tiểu lục .............................................................. 126 Bảng 9: Cấu trúc của Vân đài loại ngữ .............................................................. 127 Bảng 10: Cấu trúc Lịch triều hiến chương loại chí............................................ 127 Bảng 11: Sơ đồ so sánh cấu trúc “Nghệ văn chí” và “Văn tịch chí” ................. 136 Bảng 12: Thống kê các tác phẩm thuộc loại “Kinh sử” trong “Văn tịch chí” ... 137 Bảng 13: Thống kê tác phẩm thuộc loại “Hiến chương” trong “Nghệ văn chí” và “Văn tịch chí” ................................................................................ 140 Bảng 14: Những điều chỉnh về số lượng trong “Văn tích chí” so với “Nghệ văn chí” ...................................................................................................... 142 Bảng 15: Bảng thống kê số tác giả, tác phẩm và số quyển mà Phan Huy Chú bổ sung vào “Văn tịch chí” (so sánh với “Nghệ văn chí” của Lê Quý Đôn) ................................................................................................... 142
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn học trung đại Việt Nam kéo dài trong thời gian khoảng mười thế kỉ, trong một nghìn năm hình thành và phát triển của mình văn học trung đại luôn đồng hành cùng những thăng trầm của văn hóa và lịch sử dân tộc. Tiếp nối giá trị văn hóa tinh thần của văn học dân gian, tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc, bắt nguồn từ thực tế xã hội, văn học giai đoạn này đã tích lũy cho mình một bề dày trầm tích những giá trị không thể phủ nhận và luôn luôn là đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu hấp dẫn đối với các thế hệ sau, dù rằng đó là công việc không hề dễ dàng bởi khoảng cách về thời gian, không gian, đặc biệt là về văn tự. Tuy nhiên, những khó khăn đó chưa khi nào làm nhụt chí những người yêu mến văn chương quá khứ và tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến dân tộc. Lớp lớp các nhà nghiên cứu bằng tài năng, tâm huyết của mình đã lội ngược dòng thời gian, tìm về với những giá trị văn hóa tinh thần của cha ông, khám phá, gìn giữ vẻ đẹp của văn chương quá khứ để dòng chảy của văn học truyền thống tiếp tục bồi đắp cho văn chương của các giai đoạn sau này. Trong lịch sử hình thành và phát triển của văn học trung đại thì văn học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn văn học đặc biệt với sự ra đời của hàng loạt các tên tuổi lớn và các tác phẩm có giá trị. Bước sang thời kì này các nhà nho bên cạnh việc sáng tác đã bắt đầu quan tâm đặc biệt tới học thuật nói chung và học thuật văn chương nói riêng. Mặc dù đây là công việc đã được thực hiện từ những thế kỉ trước, nhưng phải đến thế kỉ XVIII mới thực sự nở rộ cả về quy mô và chất lượng. Trong số những nhà nho làm học thuật của giai đoạn này nổi bật là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú - những người mang đến một diện mạo hoàn chỉnh cho nền học thuật Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Lựa chọn tìm hiểu và nghiên cứu về tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú không chỉ giúp chúng ta nắm bắt cụ thể về quan niệm cũng như quá trình biên soạn sách vở của từng tác giả mà quan trọng hơn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và hệ thống quan niệm cũng như cách thức sưu tầm, lựa chọn và phân loại sách vở của họ. Ba tác giả được lựa chọn là những người có thể coi như tiêu biểu và đóng góp lớn cho nền học thuật văn chương nước nhà thời trung đại. Đặc biệt, ở họ còn là sự kế 1
  10. thừa tiếp nối, bổ sung và chỉnh sửa công trình của người đi trước giúp hoàn thiện hơn những bộ tổng tập, tuyển tập, những công trình thư mục học đầy giá trị của văn học trung đại Việt Nam. Nghiên cứu tư tưởng học thuật, phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú không chỉ góp phần làm rõ hơn sự hình thành một hệ thống các tác giả có những nét tương đồng trong trước tác, phương pháp, cách thức biên định di sản văn chương; có sự kế thừa, kế tục nhau trong công việc mà còn giúp nhận diện đầy đủ hơn về một giai đoạn văn học nhiều thành tựu và biến động. Trên bình diện khái quát, điều đó mang đến một cái nhìn không chỉ theo chiều sâu mà còn rộng hơn cho giai đoạn văn học này. Đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về quan niệm và phương pháp biên soạn sách vở của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu riêng từng tác giả mà chưa đặt họ trong một hệ thống chung, so sánh để thấy được tính hệ thống cũng như những tiếp biến trong việc soạn thuật của những nhà nho này. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hướng đến việc làm rõ thêm những vấn đề về tư tưởng học thuật cũng như phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả tiêu biểu cho loại hình nhà nho làm học thuật thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng, kế thừa và phát triển trong tư tưởng cũng như phương thức làm việc của ba tác giả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án nghiên cứu tư tưởng học thuật của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Thứ hai, luận án nghiên cứu những bộ tổng tập, tuyển tập và những công trình thư mục học về văn chương của ba tác giả để làm nổi bật tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của các tác giả này. 2
  11. Thứ ba, luận án so sánh ba tác giả để làm rõ tính kế thừa và sự phát triển trong việc sưu tầm và biên định di sản văn chương của họ, qua đó làm rõ thêm thành tựu của cả một giai đoạn văn học. Tất cả những mục đích trên nhằm làm rõ hơn sự hình thành và phát triển của một loại hình nhà nho - nhà nho làm học thuật cũng như chỉ ra những bước tiến trong công việc biên định di sản văn chương của các học giả giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (thông qua ba trường hợp điển hình là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng học thuật và sự tác động của chúng đến phương pháp biên định di sản văn chương, đến thành tựu học thuật của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các tuyển tập, tổng tập thơ, văn và phần viết về thơ văn trong những công trình thư mục học do ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú sưu tầm, biên soạn. Do vấn đề bản dịch của các tác phẩm được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án còn nhiều ý kiến khác nhau, nên sau khi tìm hiểu và tham khảo ý kiến các nhà nghiên cứu tác giải luận án thống nhất sử dụng bản dịch các tác phẩm như sau: Toàn Việt thi lục, tập 1-2-3, Mai Quốc Liên chủ biên, NXB Văn học, Trung tâm nghiên cứu quốc học, Hà Nội, năm 2019; Hoàng Việt văn tuyển, tập 1 -2 -3, Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, năm 1972; Hoàng Việt thi tuyển (Bản dịch), Trung tâm nghiên cứu Quốc học chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội, năm 2007; Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 đến 6, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, năm 2014. - Các tuyển tập thơ văn được biên soạn bởi các học giả trước và cùng thời với ba tác giả trên cũng là đối tượng quan tâm của luận án. - Các công trình, bài viết nghiên cứu về Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 3
  12. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi lựa chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình: Luận án khảo sát, tiếp cận nghiên cứu ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú với tư cách là những nhà sưu tầm và biên soạn thơ văn. Phương pháp loại hình được sử dụng để tìm hiểu, thống kê, so sánh, phân tích, phân loại, tổng hợp, đánh giá... các tác phẩm của họ nhằm nhận diện một loại hình tác giả tương đối đặc biệt của văn học trung đại, đó là các nhà nho làm học thuật văn chương, xác định chính xác, cụ thể hơn những đóng góp của họ cho sự phát triển của văn học và văn hóa dân tộc. Các công trình, tác phẩm của họ cũng được nhìn nhận dưới góc độ loại hình. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, tiếp cận liên ngành là một phương pháp có nhiều ưu điểm so với các phương pháp nghiên cứu khác. Trong luận án, phương pháp nghiên cứu liên ngành được vận dụng để tiếp cận các tác phẩm văn học trung đại nói chung và các tác phẩm của ba tác giả nói riêng. Phương pháp này giúp chúng tôi thấy được những nội dung mang tính tổng hợp và đa dạng thuộc các chuyên ngành khác nhau như văn học sử, văn hóa học, ngôn ngữ học, triết học, sử học... - Phương pháp so sánh văn học: Phương pháp so sánh văn học được sử dụng nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong cách sưu tầm, biên soạn sách vở của ba tác giả. Đồng thời có sự so sánh với các tác giả khác ở những giai đoạn trước để thấy được sự kế thừa và những bước tiến của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú cả trong tư tưởng và thành quả công việc của họ. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này đi từ việc phân tích các yếu tố bộ phận của đối tượng đến những kết luận mang tính khái quát toàn diện về đối tượng. Phương pháp phân tích - tổng hợp được vận dụng để xử lí các dẫn chứng của luận án nhằm đưa ra những kết luận thuyết phục nhất. Kết hợp với các thao tác: Hệ thống hóa, thống kê - phân loại... 5. Đóng góp khoa học của luận án - Tìm hiểu tư tưởng văn học và tư tưởng học thuật, trên cơ sở đó làm rõ phương pháp biên định di sản văn chương của ba tác giả Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. 4
  13. - Từ những kết quả nghiên cứu có được chỉ ra sự vận động của tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú. - Chỉ ra sự vận động của nền học thuật văn chương Việt Nam trung đại, xác định sự tồn tại của một loại hình tác gia văn học, qua đó góp phần mang đến một cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về diện mạo tác gia và tác phẩm văn học dân tộc thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Ý nghĩa về mặt lí luận Về phương diện lí luận, luận án là một nghiên cứu cụ thể về tư tưởng và phương pháp biên định di sản văn chương của một loại hình nhà nho đặc biệt thời trung đại - nhà nho học thuật, thông qua ba trường hợp điển hình là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Luận án cũng chỉ ra sự vận động trong tư tưởng và phương pháp biên định di sản văn chương từ Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích đến Phan Huy Chú, cũng là sự vận động của nền học thuật Việt Nam thời trung đại. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cho người dạy, người học và những người quan tâm đến vấn đề tư tưởng và phương pháp làm việc của các nhà nho học thuật thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX. Những kết quả nghiên cứu của luận án cũng hỗ trợ cho việc tìm hiểu toàn diện và đầy đủ hơn về ba nhà nho Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú với tư cách là các nhà nho làm học thuật nói chung và học thuật văn chương nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án sẽ được triển khai thành các chương chính như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở hình thành tư tưởng văn học và nền tảng học thuật của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú. Chương 3: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích. 5
  14. Chương 4: Tư tưởng học thuật và phương pháp biên định di sản văn chương của Phan Huy Chú. 6
  15. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thuyết khái niệm Văn học trung đại Việt Nam là giai đoạn văn học để lại nhiều thành tựu rực rỡ trên tiến trình văn học dân tộc. Trong khoảng một nghìn năm hình thành và phát triển, di sản văn học cũng như những quan niệm, tư tưởng về văn học, văn chương, học thuật mà tiền nhân để lại là vô cùng đồ sộ và quý báu. Tuy có những khoảng cách nhất định với khoa học văn chương hiện đại, những quan niệm này lại không phải lúc nào cũng được phát biểu một cách trực tiếp mà tản mát trong những trang viết của người xưa khi sáng tác thơ văn hay viết lời bàn, bạt, tựa cho sách của người cùng thời… nhưng không phải là không có một hệ thống những quan niệm về văn chương và học thuật. Trân trọng quá khứ, bảo tồn và phát huy những di sản văn chương quý báu của cha ông - những giá trị đặt nền móng cho văn học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã lội ngược dòng lịch sử, tìm về quá khứ để “truy tìm” và góp nhặt những giá trị vô giá mà người xưa để lại, bất chấp sự khác biệt của văn tự, của khoảng cách thời gian, không gian và những vênh lệch về văn hóa để mang đến cho hậu nhân một cái nhìn ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về di sản của tiền nhân. Một trong những thành công của các nhà nghiên cứu hiện đại là đã khám phá ra hệ thống những quan niệm về văn chương, học thuật góp phần làm rõ hơn công việc sáng tác và nghiên cứu văn học của các nhà văn, nhà thơ, nhà học thuật thời trung đại. Hệ thống quan niệm về văn chương, học thuật của người xưa vô cùng rộng lớn và đã được rất nhiều nhà nghiên cứu khám phá thành công. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả chỉ xin được bàn đến những quan niệm khái quát nhất về văn chương, học thuật của cha ông ta để làm cơ sở tiền đề cho bước tiếp theo khi tiếp cận nghiên cứu một loại hình tác gia đặc biệt của thời trung đại - nhà nho làm học thuật văn chương. 1.1.1. Quan niệm văn chương thời trung đại. Trước khi đi vào tìm hiểu tư tưởng và phương thức trước thuật văn chương của Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích và Phan Huy Chú chúng ta không thể không tìm hiểu những quan niệm về văn chương, học thuật thời trung đại ở Việt Nam và những ảnh hưởng từ Trung Quốc, bởi những quan niệm này sẽ chi phối trực tiếp tới các nhà nho làm học thuật ở Việt Nam thời trung đại. 7
  16. Đối với các nhà nho vùng văn hóa Đông Á mà Trung Quốc là trung tâm, ban đầu các khái niệm “văn”, “văn chương”, “văn học” chưa được dùng với nghĩa như hiện nay. Theo Viện sĩ N.I. Konrad trong bài viết Về khái niệm “Văn” ở Trung Quốc [88, tr.135 - 184] và Viện sĩ B.L. Riptin (đều là các nhà khoa học người Nga) trong bài viết Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại [134, tr.24 - 54] thì từ thời cổ đại đã có khái niệm “văn”, “từ này ổn định nhất và cũng là cổ nhất” (Konrad), sau đó mới xuất hiện thuật ngữ “văn chương” để chỉ các sáng tác văn học. Khái niệm “văn chương” xuất hiện sau nhưng lại cụ thể và phù hợp hơn với khái niệm “văn” theo quan niệm về văn học ngày nay của chúng ta. Trong bài viết của mình Viện sĩ N.I. Konrad cho rằng chỉ đến thời cận hiện đại, kể từ khi sáng tạo văn học được ý thức một cách vững chắc như là hoạt động của trí tuệ và xếp ngang hàng với các hoạt động khác như triết học, sử học, khảo cổ học… thì khái niệm “văn học” - khái niệm biểu thị lĩnh vực hoạt động trí tuệ sáng tạo nghệ thuật viết văn của con người [88, tr.138] mới mang nội dung khoa học hoàn chỉnh như ngày nay chúng ta quan niệm. Khái niệm “văn học” được chúng ta sử dụng bao hàm hai nghĩa: 1. Chỉ sáng tác văn học và hoạt động sáng tác văn học. Với nghĩa này, “văn học” và “văn chương” được dùng đôi khi không phân biệt; 2. Chỉ các hoạt động nghiên cứu văn học, coi văn học như một đối tượng khoa học, giống như sử học nghiên cứu lịch sử một dân tộc hoặc toàn thế giới, triết học nghiên cứu lịch sử triết học… Văn học với tư cách là đối tượng của ngành nghiên cứu văn học chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ cận hiện đại, ở Việt Nam là bắt đầu từ thế kỷ XX với ảnh hưởng của khoa học phương Tây. Nhưng điều đó không có nghĩa là bộ môn khoa học này chưa từng có trong thời trung đại. Trong văn học cổ trung đại Trung Quốc, nghiên cứu phê bình văn chương ở dạng sơ khai đã xuất hiện không xa trước Công nguyên, khá phát triển vào thế kỷ V, VI và có nhiều thành tựu vào các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Ở Việt Nam từ thế kỷ XV, các tuyển tập văn học, thi thoại và các đề, tựa văn chương đã xuất hiện và có nhiều thành tựu vào thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX. Để phân biệt với ngành nghiên cứu văn học khá phát triển vào thế kỷ XX, XXI, chúng tôi gọi các hoạt động biên định di sản, nghiên cứu, tìm hiểu văn chương của các nhà nho - học giả thời trung đại là hoạt động học thuật văn chương, các tác giả làm công việc này là nhà nho làm học thuật hay nhà nho học giả. 8
  17. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một cách sơ lược khái niệm ‘văn” và “văn chương”, “văn học” trong lịch sử văn học trung đại, để từ đó hiểu rõ hơn quan niệm và công việc của các nhà nho làm học thuật Việt Nam như Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú… trong bối cảnh văn hóa, văn học Đông Á. Như đã nói ở trên, khái niệm ‘văn” xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử văn hóa, văn học Trung Quốc. “Văn” là một trong những nội dung giảng dạy (văn, hạnh, trung, tín) của Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN). Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi thì trong cuốn Luận ngữ (lời của Khổng Tử được các học trò ghi chép lại) đã xuất hiện các khái niệm “văn”, “văn chương” và cả “văn học”. Tuy nhiên, nghĩa của các từ này trong Luận ngữ rộng hơn và có phần khác với nội dung khái niệm của các thuật ngữ này khi được các học giả sau này sử dụng. Ví dụ khi Tử Cống hỏi rằng: “Vì sao ông Khổng Văn Tử lại được đặt tên thụy là Văn?”. Khổng Tử nói rằng: “Minh mẫn mà ham học, hỏi người dưới không thẹn, vì thế ông ấy được đặt tên thụy là Văn”1 thì có thể hiểu “văn” là sự minh mẫn, ham học hỏi”. Vẫn sách Luận ngữ, chương “Ung dã” viết: “Khổng Tử nói rằng: “Chất thắng văn chất dã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân, nhiên hậu quân tử” (Chất mà trội hơn văn thì thô kệch, văn mà trội hơn chất thì phù phiếm. Văn và chất đều hài hòa, thì mới là quân tử). Ở đây “văn” lại được hiểu là hình thức (văn sức) của con người. Chất là phẩm chất đạo đức bên trong con người. Người quân tử là người hài hòa giữa văn và chất. Sau này quan niệm văn học “Văn dĩ tải đạo” cũng nghiêng về việc coi văn là hình thức để chở Đạo, để chở được Đạo thì văn phải đẹp, hấp dẫn. Ở Chương “Thái Bá” có nhắc đến khái niệm “văn chương” nhưng khá xa với nghĩa “văn chương” sau này: trong một đoạn văn ca ngợi công đức của vua Nghiêu, Khổng Tử nói: “Cao vòi vọi là sự thành công của ngài! Rực rỡ thay là văn chương của ngài!”. Chữ “văn chương” ở đây được hiểu là những thể chế và pháp độ được ghi trong Kinh Thi có từ thời vua Nghiêu. Còn ở Chương “Tiên Tiến”, Khổng Tử nói “Những người theo ta qua các nước Trần, Thái nay đều không còn theo học ta nữa. Về đức hạnh có Nhan Uyên, Mẫn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngưu, Trọng Cung. Về khoa ngôn ngữ có: Tế Ngã, Tử Cống. Về chính sự có: Nhiễm Hữu, Quý Lộ. Về văn học có: Tử Du, Tử Hạ”. “Văn học” ở đây có thể có nghĩa là học vấn, là việc am hiểu thơ văn. 1 Ở đây, chúng tôi sử dụng bản Luận ngữ trong cuốn: Chu Hy (1998), Tứ thư ngũ kinh, Nguyễn Đức Lân dịch và chú giải, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Các dẫn chứng lấy ở các trang 299, 442. 9
  18. Ở giai đoạn cổ đại và cho đến mãi cuối thời trung đại, khái niệm “văn” có nghĩa rất rộng, thể hiện rõ đặc trưng “văn, sử, triết bất phân” của văn hóa, văn học trung đại. Tác phẩm Sử ký của Tư Mã Thiên (khoảng 145 - 86 TCN) không chỉ được coi là mẫu mực của các nhà viết sử như Viện sĩ V.M. Alechseev trong bài viết “Nhà sử học, nhà văn và sự sùng bái” (trích cuốn Bức tranh dân tộc Trung Hoa nổi tiếng của ông) đã viết: “Người ta tiếp tục công việc của Tư Mã Thiên, bút pháp viết sử của ông được chính thức coi là mẫu mực nhất. Và mỗi thời đại lại viết lịch sử của các triều đại trước mình dưới ảnh hưởng của Tư Mã Thiên” [Dẫn lại theo 153, tr.13], mà Sử ký còn được coi là mẫu mực của sáng tác văn học và được các học giả cổ trung đại xếp vào các tuyển tập văn chương. Cho đến thời kỳ sau Công nguyên, Vương Sung (khoảng năm 27 - 100 SCN) vẫn hiểu “văn” theo nghĩa rộng như vậy. Với ông “văn” không chỉ là Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Xuân Thu và Lễ Kí, nghĩa là hầu như toàn bộ kinh sách Nho giáo, mà còn là tất cả các tác phẩm của Bách Gia, Chu Tử, trong đó có cả luận, thuyết, kí và sớ... Quan niệm này còn tồn tại trong một thời gian dài. Sau này Lưu Hiệp (485 - 520) trong Văn tâm điêu long khi nói về quan niệm “văn” ở giai đoạn này đã viết: “Khắp cả vạn vật, động vật, thực vật đều có văn... Văn cùng trời đất mà sinh ra...”. Còn Chương Thái Viêm trong Văn học tổng lược thì cho rằng ở giai đoạn này: “Phàm văn tự ghi trên trúc lụa gọi là văn. Luận về pháp thức của nó gọi là văn học...”. Tiến thêm một bước, Từ Cán (sinh năm 171 - ?) đã gắn khái niệm “văn” với nghĩa là chữ viết, giáo dục, khai sáng, văn hóa với khái niệm “nghệ” - kỹ năng, chức năng nghệ thuật; còn Tào Phi (187 - 226) không chỉ nói về “văn” mà còn nói về “văn chương”… Cho đến khi cuốn Văn tuyển (Hợp tuyển văn học) của Tiêu Thống (501 - 531) ra đời thì quan niệm về “văn” đã khá cụ thể và rõ ràng hơn. Trong cuốn hợp tuyển có thơ, văn xuôi, văn nghị luận, văn tế, văn bia, vẫn có sớ, tán nhưng lại không có Kinh Thi, Kinh Thư, Luận ngữ và Mạnh Tử, Lão Tử và Trang Tử, Hàn Phi Tử… bởi chúng “không có hình thức nghệ thuật và sự trình bày khéo léo” (“Lời tựa” của Tiêu Thống viết cho Văn tuyển). Nghĩa của “văn” đã hẹp hơn nhiều. Tác phẩm phải có văn chương mỹ lệ, văn mang tính nghệ thuật mới được đưa vào Văn tuyển. Tuy nhiên nếu trong thi ca mọi chuyện đã rõ ràng hơn thì với văn xuôi, quan niệm về “văn” vẫn còn khá phức tạp. Ông vẫn đưa cả Sử ký của Tư Mã Thiên, các mệnh lệnh, các báo cáo gửi lên hoàng đế, các thông điệp đủ mọi loại, trong đó có 10
  19. những thông điệp tuyên bố về chiến tranh, về việc gấp rút cất quân đi chinh phạt… vào Văn tuyển. Tuy vậy, có thể thấy rằng quan niệm văn chương của Tiêu Thống là một bước tiến quan trọng trong lịch sử. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tư tưởng mới mẻ của ông lập tức được chấp nhận và không có người phản đối, chống lại. Một quan niệm khoa học về “văn” thời trung đại vẫn còn nhiều gian nan và ở nhiều giai đoạn quan niệm “văn - sử - triết bất phân”, “văn dĩ tải đạo” vẫn còn chi phối mạnh mẽ đời sống văn học, nhất là với văn xuôi. Như B.L. Riptin đã nhận định “Hẳn là không có một thời đại nào trong lịch sử văn học Trung Quốc mà lại quan trọng hơn thế kỷ V-VI. Trong thời kỳ này, Nhâm Phảng (490 - 508) viết công trình Văn chương duyên khởi (Nguồn gốc của văn chương), Lưu Hiệp (466 - 532) sáng tạo nên một văn bản tổng quát nhất về lí luận văn học - Văn tâm điêu long, còn nhà triết học Nhan Chi Thôi (531 - 591) thì phát biểu những suy nghĩ của mình về văn học…” [134, tr.35]. Lưu Hiệp đã xem “văn” (văn chương) như là biểu hiện cho sức mạnh của đức (đạo đức - chính với sức mạnh này mà Nho giáo với các vị hoàng đế huyền thoại như Nghiêu, Thuấn đã trị vì thế giới Đông Á) và đồng thời như là biểu hiện của cái đạo phổ quát - đại đạo hay là tự nhiên. Hàn Dũ (768 - 824) - một trong những nhà thơ trung đại nổi danh nhất ở Trung Quốc, một nhà văn xuôi sáng giá, nhà triết học và nhà văn chính luận nổi tiếng - đã tiếp tục tư tưởng của Tiêu Thống ở một giai đoạn lịch sử mới. Hàn Dũ đã có thêm những đóng góp mới hơn cho quan niệm “văn chương” và công việc học thuật nói chung. Ông đã “đả phá” bậc tiền bối khi kêu gọi nhà văn phải được “tự do tự tại” trong sáng tạo ngôn từ, không nên tự giam mình trong Văn tuyển lâu (tòa lâu đài văn tuyển), họ cần có mặt ngay giữa cuộc đời sôi động. Quan niệm về văn chương còn được thể hiện trong nhiều trước tác của các học giả trung đại, tiêu biểu như trong Tùy Viên thi thoại của Viên Mai (đời nhà Thanh). Về cơ bản quan niệm “văn - sử - triết bất phân” vẫn còn tồn tại trong suốt thời trung đại. Theo các nhà nho, văn chương đích thực, văn chương chính thống, “cử tử” là tất cả các thể loại: thơ, phú, lục, văn sách, chiếu, biểu, cáo, hịch.... Văn chương được mặc định cho một mục đích là để giáo huấn, để truyền bá đạo thánh hiền, nói lên tư tưởng của người cầm bút chứ không phải để tả thực, cũng chính vì vậy mà người cầm bút hướng tới những mẫu mực của người xưa, coi đó như là khuôn mẫu, là 11
  20. dẫn chứng để nói lên tư tưởng của mình. Thứ văn thi cử trường ốc được viết thành bài một cách bài bản được gọi là văn chương cử tử, “trong đó xuất hiện cả yêu cầu rằng những bài luận ấy phải đạt tới hình thức được coi là có tính nghệ thuật” (Konrad). Như vậy, ở một phương diện khác với những đóng góp mang tính cá nhân của các học giả mà chúng tôi đã nói ở trên thì quan niệm về văn chương thời trung đại là quan niệm chính thống, được dạy trong trường học, có tính pháp quy. Người học phải trải qua nhiều kỳ thi cử và quan niệm đó mang tính toàn xã hội, trải qua nhiều thế hệ nho sĩ. Những người được học qua “cửa Khổng, sân Trình” đều có quan điểm giống nhau. Quan niệm về văn học là quan niệm do chính học vấn và nền giáo dục ấy vun đắp lên. Vì vậy mà có những thể loại được viết một cách nghệ thuật, đọc lên rất hứng thú như thơ tình, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết, truyện thơ, hát nói… lại bị quan điểm chính thống coi thường và hiếm khi được xếp vào các tuyển tập thơ văn hoặc nhắc đến trong công trình của các học giả. Trong khi đó các thể loại văn học có tính chức năng hành chính như chiếu, biểu, cáo, thư…, có chức năng lễ nghi như văn tế, truyện chép sự tích các thánh, các tổ… lại được đề cao. Tư tưởng, quan niệm văn nghệ, văn học Trung Quốc thời trung đại có ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến văn học Việt Nam. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có sự phát triển tự thân, xuất phát từ các nhu cầu cần có trong quá trình vận động, vì vậy mà các thành quả văn chương của Việt Nam luôn mang tính dân tộc và có tính độc lập. Học thuật văn chương cũng nảy sinh dựa trên nền tảng văn hóa, văn học bản địa và sự tiếp thu nước ngoài. Ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ chứ không phải là sự tác động ngay tức thì và nó dựa trên nhu cầu phát triển nội tại của bản thân nền văn học. Các nhà văn, nhà học thuật Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng chính thống đôi khi chính thống hơn cả nơi phát sinh của tư tưởng Nho giáo nhưng cũng đã có nhiều sáng tạo mới mẻ trên cơ sở của sự học hỏi, tiếp thu ảnh hưởng từ văn chương, học thuật Trung Hoa. Lê Quý Đôn là một học giả uyên bác. Ông đọc rất nhiều trước tác của các đại gia, học giả Trung Hoa; bằng chứng là trong các công trình của mình, ông đã trích dẫn khá nhiều sách vở của họ. Ông dẫn từ ý kiến của Tào Phi, Lưu Hiệp (Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều) đến Tư Không Đồ, Thích Hạo Nhiên (đời Đường), Âu Dương Tu (đời Tống), Giải Tấn (đời Minh), Viên Mai (đời Thanh)… Không thể không nói đến những ảnh hưởng của nền văn học và học thuật Trung Hoa đến công việc của Lê Quý Đôn, đặc biệt là về quan niệm văn chương, học thuật, phong cách làm việc 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2