intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

97
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO THANH LƯỠNG CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2018
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀO THANH LƯỠNG CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02.03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN KHẮC VIỆT 2. PGS, TS NGUYỄN VŨ TIẾN HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Đào Thanh Lưỡng
  4. BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCHTW: Ban Chấp hành Trung ương CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG: Chính trị quốc gia CT-XH: Chính trị - xã hội ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng HTCT: Hệ thống chính trị KT-XH: Kinh tế - xã hội MTTQ: Mặt trận Tổ quốc NTM: Nông thôn mới Nxb: Nhà xuất bản QP, AN: Quốc phòng, an ninh UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 6 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ........................................ 6 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI ................................... 21 1.3. KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 25 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 28 2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY . 28 2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC...................... 52 Chương 3: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ............................... 64 3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .............................................................................................. 64 3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ......... 74 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 ............ 106 4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................. 106 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 ................................................................................ 117 KẾT LUẬN ................................................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.................................... 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 147 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 162
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi giành được chính quyền, Đảng ta luôn coi việc lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò to lớn của nông dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [61, tr. 123-124]. Sau hơn 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá to lớn và toàn diện. Tuy nhiên, Đảng ta cũng khẳng định, những thành tựu đạt được về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và cải thiện đời sống nông dân chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa X “về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28-10-2008 ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó xác định rõ các mục tiêu chủ yếu cần đạt được, trong đó xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tiếp đó, ngày 16-4-2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 491/QĐ-TTg “Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; ngày 04-6-2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 800/QĐ-TTg “Ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020”; ngày 05-4-2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc ban hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc
  7. 2 cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; ngày 17-10-2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; ngày 16-8-2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Có thể nói, đến nay, vấn đề xây dựng NTM được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược sớm xây dựng đất nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước ta hiện nay. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một vùng đồng bằng lớn nhất ở phía Bắc nước ta, gồm 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và 9 tỉnh trực thuộc Trung ương (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là vùng lãnh thổ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh (QP, AN) của cả nước. Đây cũng là một trong những đồng bằng, vựa lúa lớn của cả nước, là trung tâm của nền văn hóa Việt và là một trong những trọng điểm Đảng, Nhà nước đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Với vai trò, chức năng là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, các tỉnh ủy ở ĐBSH có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực phát triển KT-XH, QP, AN trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực xây dựng NTM. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự nghiệp xây dựng NTM ở từng trong vùng. Thực hiện các nghị quyết của BCHTW và các quyết định của Chính phủ về xây dựng NTM, những năm qua, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã sớm thành lập ban chỉ đạo và tiến hành chọn các xã điểm (riêng tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo và tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã) trong tỉnh triển khai xây dựng mô hình NTM giai đoạn 2010-2020. Qua 6 năm triển khai thực hiện Chương trình, bước đầu thu được kết quả quan trọng về nhiều mặt. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ngày càng đi vào chiều sâu, đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
  8. 3 vùng ĐBSH đối với sự nghiệp xây dựng NTM còn nhiều hạn chế. Một số nhiệm vụ của chương trình xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền các tỉnh ở vùng ĐBSH triển khai chậm, nhất là công tác quy hoạch xã NTM, công tác giải ngân vốn… Lãnh đạo xây dựng quy hoạch xây dựng NTM chậm, quy hoạch chưa thật khoa học và hợp lý. Chưa huy động được các nguồn lực, chưa phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong xây dựng NTM. Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa hiệu quả, chậm cải thiện mức thu nhập của nông dân. Lãnh đạo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường sinh thái… chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. HTCT cơ sở nông thôn, QP, AN, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn chưa thật vững chắc. Về phương thức lãnh đạo, một số tỉnh ủy còn hạn chế trong lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương về xây dựng NTM; chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng NTM của một số tỉnh ủy chưa cao; hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM các cấp chưa rõ nét, một số tổ chức trong HTCT ở các cấp trong tỉnh chưa tích cực tham gia chương trình; việc lãnh đạo xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình NTM, sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hình thức; chưa phát huy tốt tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong tham gia xây dựng NTM; công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với quá trình xây dựng NTM còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn vấn đề “Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với xây dựng NTM đến năm 2025.
  9. 4 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án. - Xác lập và luận giải khái niệm NTM và xây dựng NTM ở các tỉnh vùng ĐBSH; khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH. - Đánh giá đúng thực trạng xây dựng NTM và thực trạng các tỉnh ủy vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM, rút ra nguyên nhân, đúc kết những kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH. - Dự báo những nhân tố tác động, xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: vùng ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố, luận án chỉ nghiên cứu 9 tỉnh, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng ĐBSH đối với xây dựng NTM từ năm 2008 đến nay; phương hướng, giải pháp luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) về sự lãnh đạo, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng.
  10. 5 4.1. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng NTM và thực trang các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2008 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành, liên ngành như: lịch sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới của luận án - Khái niệm tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng NTM; xác định nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH. - Năm kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH. - Đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá: tăng cường lãnh đạo phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên và lãnh đạo phát huy vai trò của nông dân, hội nông dân các cấp ở các tỉnh vùng ĐBSH trong xây dựng NTM. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng NTM; kinh nghiệm về lãnh đạo xây dựng NTM trong thời gian qua; những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với xây dựng NTM đến năm 2025. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể được dùng làm tài liệu để các tỉnh ủy, thành ủy trong toàn quốc tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM; làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh, các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố trong toàn quốc. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình củatác giả dã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Sách - Nguyễn Trung Quế (1995), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng” [115]. Các tác giả cuốn sách đã đề cập những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng, phương pháp xác định cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thông ĐBSH và trình bày đôi nét về cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm (Hà Nội), Thuận Thành (Hà Bắc), Tiên Lãng (Hải Phòng), Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú). - GS, TS Lương Xuân Quỳ (1996), “Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc bộ” [116]. Trên cơ sở phân tích rõ những luận cứ khoa học của phương hướng tổ chức lại và xây dựng cơ chế quản lý mới đối với các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nông nghiệp, nông thôn, tác giả đã xác định phương hướng và các biện pháp cụ thể về kinh tế, tổ chức và quản lý để thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa, công nghiệp hóa nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn ở các vùng khác nhau thuộc Bắc bộ. Theo đó, một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển còn phản ánh một cơ cấu sản xuất và kinh doanh hợp lý - một cơ cấu tăng dần tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ giá trị sản phẩm thuần nông giảm dần. Điều đó tất yếu dẫn đến hệ quả là yếu tố lao động sống trong cấu thành giá trị sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc nguyên liệu nông sản giảm cả tuyệt đối và tương đối. - TS Nguyễn Văn Bích - KS Chu Tiến Quang (1996), “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” [18]. Tác giả đã đề cập một cách khá toàn diện những vấn đề chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc phân tích, đánh giá vai trò của các chính sách kinh tế đó, bức tranh về quá trình phát triển nông nghiệp, nông
  12. 7 thôn Việt Nam được tái hiện với tất cả những thành tựu và hạn chế, khiếm khuyết, những thách thức và mâu thuẫn, những tiềm năng dự báo và giới hạn phát triển, những vấn đề đang đặt ra và hướng xử lý các chính sách và giải pháp lớn… - Vũ Thị Ngọc Trân (1997), “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng” [41]. Cuốn sách đã đề cập vai trò của sản xuất hàng hóa và sự cần thiết phải chuyển kinh tế nông hộ nông dân lên sản xuất hàng hóa; thực trạng, kết quả và phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH. - TS Nguyễn Văn Trung (1998), “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta” [154]. Nội dung cuốn sách gồm ba phần, đề cập ba vấn đề lớn: vị trí, vai trò của nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn nước ta; thực trạng nghề nghiệp, việc làm của thanh niên nông thôn và vai trò của họ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM; một số mô hình, kinh nghiệm và chính sách phát triển thanh niên nông thôn hiện nay. - GS, TS Lưu Văn Sùng (2004), “Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [128]. Tác giả cho rằng, nước ta là một nước có đa số dân cư sống bằng nghề nông, nên vấn đề CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế. Thực chất của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về KT-XH của một nước công nghịêp. Điều đó có nghĩa là, không chỉ phát triển công nghiệp, mà còn bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước nói chung. Từ đa dạng hóa
  13. 8 sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đến phát triển công nghiệp chế biến là bước đi tất yếu của phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH. - PGS, TS Vũ Năng Dũng (2004), “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế, chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”[50]. Cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KC.07.02. Cuốn sách nghiên cứu, trình bày cơ sở lý luận, quan điểm, mô hình, phương thức của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta. - GS, TS Hoàng Chí Bảo (2005), "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” [17]. Tác giả cho rằng, HTCT ở cơ sở nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và điều hành nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Do vậy, xây dựng HTCT cơ sở nông thôn vững mạnh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay. - TS Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau” [124]. Với hệ thống tư liệu, số liệu phong phú, cuốn sách đã làm rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới (1986-2007) và thực trạng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những định hướng, kiến nghị những chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển. - PGS, TS Ngô Huy Tiếp (2010), “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân trong giai đoạn hiện nay” [130]. Công trình này đã phân tích vai trò quan trọng của giai cấp nông dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phân tích những đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, công trình đã nêu và phân tích khái niệm sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam là quá trình Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách,
  14. 9 biện pháp xây dựng giai cấp nông dân; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương chính sách đó, cũng như tiến hành các hoạt động khác có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng giai cấp nông dân diễn ra đúng quan điểm, mục tiêu và đường lối đã đề ra. Các tác giả đã làm rõ nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân, phân tích thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay; nêu lên những bức xúc chủ yếu của nông dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp nông dân, các tác giả đã đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ công tác tư tưởng, công tác tổ chức thực hiện đường lối xây dựng giai cấp nông dân đến những giải pháp cụ thể về lãnh đạo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Trong hệ thống các giải pháp đó, các tác giả coi trọng giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đảng ở nông thôn. - PGS, TS Tô Huy Rứa - PGS, TS Nguyễn Cúc - PGS, TS Trần Khắc Việt (2003), “Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay” [118]. Cuốn sách là tập hợp các bài tham luận được tuyển chọn từ các hội thảo của đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện nay”. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của HTCT các tỉnh miền núi nước ta những năm qua, các tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức thành viên và toàn bộ HTCT từng cấp ở các tỉnh miền núi trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. - TS Mai Ngọc Anh (2010), “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”[1]. Tác giả khẳng định: an sinh xã hội là một vấn đề hết sức quan trọng, vì nó không chỉ bảo đảm đời sống cho người dân, mà còn góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một
  15. 10 cách bền vững. Ở Việt Nam, số đông dân cư sống ở khu vực nông thôn, phần lớn vẫn chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn phải chịu nhiều rủi ro. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết những khó khăn trên, song tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm cho người lao động vẫn còn khá phổ biến; khoảng cách thu nhập giữa người lao động, giữa các vùng, miền chưa được thu hẹp; tình trạng đói nghèo và tái nghèo vẫn chưa được giải quyết một cách bền vững. Bên cạnh đó, người nông dân hằng ngày vẫn phải đối mặt với những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, bão lụt… Do đó, hệ thống an sinh xã hội càng có vai trò quan trọng hơn đối với người nông dân. Cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề đang được đặt ra trong thực tiễn nước ta lien quan đến vấn đề an sinh xã hội trong nông thôn, nông dân ở nước ta. Cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng để chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta những năm tới. - TS Phạm Ngọc Dũng (2011), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” [50]. Cuốn sách bao gồm 3 chương: chương I - Cơ sở lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá kinh tế, xã hội trong thực tiễn CNH, HĐH ở nông thôn; chương II - Thực trạng kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH; chương III - Một số quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam theo hướng CNH, HĐH bền vững. Nội dung cuốn sách làm rõ hơn về vai trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH đất nước; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng KT-XH ở nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay; đưa
  16. 11 ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại. 1.1.2. Đề tài khoa học - PGS, TS Lưu Văn Sùng (1999), “Sự lãnh đạo kinh tế của các tỉnh ủy trong điều kiện hiện nay” [127]. Công trình này đã chỉ rõ sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong phạm vi một tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ của Trung ương trên địa bàn tỉnh, vừa phát triển kinh tế địa phương, đồng thời thông qua các huyện ủy, đảng ủy trực thuộc chỉ đạo đến cơ sở. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện bố trí chiến lược kinh tế của Trung ương trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh; khai thác nguồn lực địa phương, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, góp phần thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh; phát hiện nhân tố mới, nghiên cứu triển khai, thí điểm, tổng kết và kiến nghị để có thể trở thành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Nguyễn Đức Minh (2000), “An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” [99]. Các tác giả phân tích thực trạng an ninh nông thôn, dự báo tình hình an ninh nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản đảm bảo an ninh nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một trong những giải pháp mà các tác giả đề cập đến để giữ vững an ninh nông thôn là phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh. 1.1.3. Luận án, luận văn * Luận án tiến sĩ: - Phạm Công Khâm (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” [84]. Tác giả luận án đã
  17. 12 làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò cấp xã và của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt và công tác cán bộ, tác giả chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và các giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. - Bùi Văn Khoa (2005), “Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay” [85]. Tác giả luận án đánh giá thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng Sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp khả thi góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Những giải pháp mà tác giả luận án đề xuất có giá trị tham khảo trong quá trình phát huy tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong phong trào xây dựng NTM hiện nay. - Lê Tấn Lập (2007), “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực thi quyền lực của nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” [86]. Tác giả luận án đã nghiên cứu về quyền lực của nhân dân, những đặc trưng quyền lực của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận án này làm rõ mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Những kết quả của luận án có giá trị tham khảo tốt đối với quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong sự nghiệp xây dựng NTM hiện nay. - Nguyễn Dương Hùng (2008), “Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay” [82]. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình kiện toàn HTCT ở cấp xã vùng ĐBSH; mối quan hệ giữa việc kiện toàn HTCT ở cấp
  18. 13 xã với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong khu vực. Luận án đã đưa ra giải pháp để kiện toàn HTCT cấp xã vùng ĐBSH. - Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay” [157]. Luận án đã tổng quan được các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài; phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan; khái quát được chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng ĐBSH; tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn – khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo. Luận án cũng đánh giá được thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH; thực trạng các tỉnh ủy vùng ĐBSH lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những ưu, khuyết điểm được tác giả đánh giá khá công phu, sát thực tế, phân tích sâu sắc nguyên nhân của ưu, khuyết điểm, khái quát được 06 kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Luận án đã đề xuất được mục tiêu, phương hướng và 07 giải pháp tăng cường sự lãnh đạo các các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. * Luận văn thạc sĩ: - Hồ Thái Sơn (2007), “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 1996 đến năm 2005”[126]. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ chủ trương xây dựng NTM của Tỉnh ủy Hà Tĩnh qua hai giai đoạn: 1996-2001 và 2001-2005 nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, văn minh, có nền sản xuất hàng hóa phát triển bền vững theo hướng CNH, HĐH; có kết cấu hạ tầng phát triển; đảm bảo dân chủ, công bằng xã hội, ổn định chính trị, QP, AN vững mạnh. Tác giả làm rõ quá trình tổ chức triển khai thực hiện chủ trương xây dựng NTM ở Hà Tĩnh gồm nhiều khâu: thành lập ban chỉ đạo và xây dựng các tiêu chí NTM; tổ chức triển khai quán triệt và tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM; xây dựng đề án triển khai; tiến hành kiểm tra, đánh giá xếp loại hằng năm. Đặc biệt, tác giả đã khái quát kết quả và rút ra 05 kinh nghiệm xây dựng NTM của đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh: nhận thức
  19. 14 đúng đắn của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò xây dựng NTM là nhân tố quyết định đến kết quả của quá trình lãnh đạo; các cấp ủy, chính quyền phải bám sát đặc điểm, tình hình của nông thôn địa phương để đưa ra các biện pháp, tiêu chí phù hợp; biết huy động, tranh thủ tất cả các nguồn lực, nhưng chú trọng phát huy nội lực là yếu tố quan trọng để thực hiện xây dựng NTM thành công; phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; xây dựng đội ngũ cán bộ có đạo đức cách mạng, có trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành công xây dựng NTM ở Hà Tĩnh. - Trịnh Đình Mao (2009), “Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giảm nghèo cho nông dân giai đoạn hiện nay” [96]. Tác giả đã làm rõ vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với công tác giảm nghèo cho nông dân, đề xuất giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đối với công tác này. Luận văn đã đề cập đến một nội dung lãnh đạo quan trọng của các tỉnh ủy đối với sự nghiệp xây dựng NTM - lãnh đạo nâng cao thu nhập cho nông dân. Do đó, luận văn có giá trị tham khảo tốt trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận án. - Bùi Văn Nghiêm (2012), “Tỉnh ủy Vĩnh Long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay” [102]. Tác giả trình bày quan niệm về xây dựng NTM và Tỉnh ủy Vĩnh Long lãnh đạo xây dựng NTM. Theo tác giả, xây dựng NTM ở Vĩnh Long là tổng thể các hoạt động, các mặt công tác của cả HTCT và toàn xã hội, trước hết là các tầng lớp nhân dân ở nông thôn, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long, tiến hành cải tạo, nâng cấp toàn diện nông thôn cũ, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực, tiến bộ để quy hoạch, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và HTCT ở nông thôn vững mạnh; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho cư dân nông thôn, bảo đảm QP, AN ở cơ sở; làm thay đổi bộ mặt nông thôn cổ truyền nghèo nàn và lạc hậu thành NTM xã hội chủ nghĩa (XHCN) văn minh, hiện đại, phát triển thích ứng với yêu cầu thị
  20. 15 trường trong nước và quốc tế. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với xây dựng NTM là tổng thể các hoạt động của Tỉnh ủy trong việc đề ra chủ trương, nghị quyết về xây dựng NTM; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết đó; bảo đảm cho nghị quyết của Tỉnh ủy được thực thi thắng lợi trong thực tiễn, làm thay đổi nông thôn Vĩnh Long từ nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển thành NTM XHCN phát triển mạnh mẽ, giàu đẹp, văn minh. Chủ thể lãnh đạo xây dựng NTM là Tỉnh ủy Vĩnh Long. Đối tượng lãnh đạo xây dựng NTM là các tổ chức, các lực lượng, cán bộ, đảng viên và nhân dân với tư cách là chủ thể xây dựng NTM. Quá trình lãnh đạo của Tỉnh ủy bao gồm: ban hành chủ trương, nghị quyết, quyết định những vấn đề về xây dựng NTM; lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng thuộc quyền, chính quyền và các tổ chức trong HTCT tổ chức thắng lợi nghị quyết đó; tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên thuộc quyền thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy. Mục tiêu lãnh đạo của Tỉnh ủy là xây dựng thành công một NTM giàu bản sắc, văn minh, hiện đại theo định hướng XHCN. Đặc biệt, luận văn đã nêu lên những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với xây dựng NTM đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020: nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Tỉnh ủy, của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh về xây dựng NTM; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với xây dựng NTM; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Long đối với công tác quy hoạch, kế hoạch; huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, giữ vững QP, AN, bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn; nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. - Nguyễn Quốc Thể (2012), “Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay” [132]. Tác giả đã đưa ra các vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lãnh đạo xây dựng NTM, nêu ra khái niệm và tám nội dung xây dựng NTM ở tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2