intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

43
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer luận án, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng này đối với ĐNCB là người Khmer trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀNG KHẢI CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2022
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN HOÀNG KHẢI CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN MINH TUẤN HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Các kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả Trần Hoàng Khải
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 13 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25 Chương 2: CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER - NHỮNG VẤN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 2.1. Các tỉnh, đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 28 2.2. Đội ngũ cán bộ là người Khmer và xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 44 2.3. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer - Quan niệm, nội dung, phương thức, vai trò 57 Chương 3: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER VÀ CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ là người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 72 3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội gũ cán bộ là người Khmer - Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 83 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀ NGƯỜI KHMER CỦA CÁC TỈNH UỶ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 115
  5. 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay 115 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay 123 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 177
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BTC : Ban Tổ chức BTVTU : Ban Thường vụ Tỉnh ủy CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị quốc gia CT-XH : Chính trị - xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNCB : Đội ngũ cán bộ HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KT-XH : Kinh tế - xã hội KTTT : Kinh tế thị trường MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NXB : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo QPAN : Quốc phòng, an ninh UBND : Ủy ban nhân dân
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cán bộ và công tác cán bộ, coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: "cán bộ là gốc của mọi công việc" [89, tr.269]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc điều này và luôn khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị (HTCT) và thắng lợi của cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khóa XII "về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" tiếp tục khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị… Đầu tư xây dựng ĐNCB là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững" [51, tr.54]. Việt Nam là nước đa dân tộc, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn được Ðảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, với quan điểm nhất quán, xuyên suốt là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Một trong những nội dung quan trọng để giải quyết tốt vấn đề dân tộc là phải xây dựng cho được ĐNCB người dân tộc thiểu số (DTTS) có đủ phẩm chất và năng lực. Văn kiện Hội nghị Trung ương bảy khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ ra nhiệm vụ cấp bách là phải thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS cho từng vùng, từng dân tộc. Với đường lối đúng đắn đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo xây dựng ĐNCB là người DTTS. Bởi vậy, ĐNCB người DTTS đã dần phát triển cả về số lượng và chất lượng, có nhiều cán bộ người DTTS được giao những trách nhiệm quan trọng từ Trung ương đến cơ sở, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của cả nước nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng.
  8. 2 Tuy nhiên, công tác xây dựng ĐNCB là người DTTS, trong đó có cán bộ là người dân tộc Khmer còn nhiều hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay. Văn kiện Hội nghị Trung ương bảy khóa IX về công tác dân tộc đã chỉ rõ: "Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS chưa được quan tâm" [45, tr.34]. Đây là thực trạng chung, diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất Tây Nam Tổ quốc, với 12 tỉnh và 01 Thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước, là vùng có nhiều tiềm năng về kinh tế và tính đặc thù về dân tộc, tôn giáo. Nơi đây có hơn 1,3 triệu người Khmer sinh sống, chiếm gần 7% số dân toàn vùng. Là một trong những khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, ĐNCB là người Khmer ở các tỉnh ĐBSCL có vai trò quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, xây dựng HTCT ở các tỉnh ĐBSCL. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ĐNCB người Khmer, thời gian qua, các tỉnh ủy ở ĐBSCL luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer. Nhờ đó, chất lượng ĐNCB này ở các tỉnh được nâng lên một bước khá lớn, hoạt động hiệu quả hơn, góp phần to lớn vào việc củng cố và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định chính trị ở khu vực ĐBSCL. Mặc dù vậy, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng ĐBSCL đối với việc xây dựng ĐNCB là người Khmer vẫn còn những hạn chế nhất định: Một số tỉnh ủy vẫn chưa có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer; chưa triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng ĐNCB này đến các cơ quan trong HTCT; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số tổ chức đảng trực thuộc còn chưa quyết liệt; còn lúng túng trong nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ) xây dựng ĐNCB là người Khmer, nhất là ở cấp cơ sở; một số địa bàn đông đồng
  9. 3 bào Khmer nhưng số lượng cán bộ là người Khmer thì hạn chế, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm tới, tỉnh ủy ở ĐBSCL tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới trên địa bàn các tỉnh với những mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề hơn, đòi hỏi các tỉnh ủy phải tập trung lãnh đạo xây dựng ĐNCB nói chung, ĐNCB là người Khmer nói riêng ngang tầm nhiệm vụ, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo chất lượng. Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, yếu kém nêu trên, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh uỷ ở ĐBSCL đối với xây dựng ĐNCB là người Khmer trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài: "Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay" làm luận án tiến sĩ, ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer luận án, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng này đối với ĐNCB là người Khmer trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và xác định những vấn đề mà luận án tập trung phải giải quyết. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNCB là người Khmer ở các tỉnh ĐBSCL và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer thời gian qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm.
  10. 4 - Dự báo những yếu tố thuận lợi, khó khăn, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với xây dựng ĐNCB là người Khmer đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Các tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng ĐNCB là người Khmer và thực trạng lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer của các tỉnh ủy ở ĐBSCL. Phạm vi khảo sát: luận án tập trung khảo sát thực trạng ĐNCB là người Khmer của 06 tỉnh có đông đồng bào Khmer, gồm tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn từ năm 2010 đến nay, phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng ta về cán bộ, công tác cán bộ và sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Cơ sở thực tiễn: cơ sở thực tiễn của luận án là công tác cán bộ của các cấp ủy ở các tỉnh thuộc ĐBSCL và thực tiễn lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer của các tỉnh ủy ở vùng này từ năm 2010 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logic; khảo sát, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học. Cụ thể: - Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin: Phân tích sự vật hiện tượng theo phương pháp duy vật biện chứng, chú trọng quy luật nhận thức, đánh
  11. 5 giá sự vật, hiện tượng theo quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể, trong mối quan hệ phổ biến và phát triển. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở tiếp cận các nguồn tài liệu là các báo cáo của các địa phương, đơn vị và các công trình nghiên cứu có liên quan, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khai thác các thông tin và phân tích, khái quát những nội dung có liên quan đến đề tài. - Phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn: Đây là phương pháp đặc trưng của khoa học xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Phương pháp này dựa vào kết quả hoạt động thực tiễn về xây dựng ĐNCB là người Khmer của các tỉnh vùng ĐBSCL để so sánh, đối chiếu với các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc nói chung và dân tộc Khmer để đánh giá thực trạng chính xác hơn cả ưu và khuyết điểm, tìm nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm. - Phương pháo điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, có thêm những nhận định để đánh giá khách quan hơn về thực trạng thực hiện công tác cán bộ đối với người dân tộc Khmer các tỉnh ĐBSCL. Luận án điều tra ở 6 tỉnh ĐBSCL với 600 phiếu. Đối tượng khảo sát là cán bộ, công chức các cơ quan trong HTCT của 6 tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Quan niệm ĐNCB là người Khmer và xây dựng ĐNCB là người Khmer - Quan niệm tỉnh uỷ ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer - Một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ năm 2010 đến nay: Một là, giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong công tác các bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; Hai là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. - Giải pháp: Một là, cụ thể hoá tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá có tính đặc thù đối với cán bộ là người Khmer trong HTCT ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay; Hai là, lãnh đạo phát huy khát vọng vươn lên và ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, của ĐNCB là người Khmer.
  12. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm làm rõ hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo lãnh đạo xây dựng ĐNCB là người Khmer của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong những năm tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố ở ĐBSCL và ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhất là Học viện Chính trị Khu vực IV. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 10 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ 1.1.1.1. Sách Ở Nhật Bản, các công trình nghiên cứu của Mitokaza Aoki (1991) Nguyên tắc quản lý kiểu Nhật [91], Matsushita Konouke (1999) Nhân sự - chìa khoá của thành công [88], khẳng định vai trò của yếu tố con người, cách chọn người, sử dụng người trong công tác quản lý. Công trình nghiên cứu vấn đề này ở Trung Quốc đáng quan tâm có các tác phẩm: "Toàn thư công tác Đảng vụ" của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nxb Nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh và "Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước" của Mã Linh, Lý Minh (2003) [86]. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ và gọi chung là chế độ nhân sự cán bộ. Nguyên tắc rất quan trọng trong công tác cán bộ là Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo thống nhất công tác cán bộ, trong đó đánh giá, khảo sát cán bộ, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ là khâu chủ yếu. Đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tiến cử cán bộ một cách dân chủ, rộng mở, chủ yếu là sự tiến cử, giới thiệu trước khi bổ nhiệm. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp trong quy trình công tác cán bộ và xây dựng ĐNCB là người Khmer ơ các tỉnh ĐBSCL hiện nay. Ở Liên Xô trước đây có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng ĐNCB cho Đảng nhà nước và Quân đội dưới nhiều góc độ khác nhau như: Tiến sĩ Sử học Ioble. A.M "Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội"; Thượng tướng I.Rodionov (1993) "Một số vấn đề tuyển chọn, đào tạo
  14. 8 cán bộ, sĩ quan cấp cao" [73]. Nhưng các tác giã có những quan điểm tương đồng đều khẳng định cán bộ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi công việc trong đó lựa chọn và đào tạo cán bộ là khâu quan trọng. 1.1.1.2. Bài tạp chí khoa học Unkẹo Sipasợt (2009), ''Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào hiện nay'' [151], khẳng định yếu tố quyết định để tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách chính là công tác tổ chức, cán bộ. Đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý trong cơ chế thị trường vừa phải có tinh thần đổi mới, phải giữ vững những vấn đề nguyên tắc như: phải quán triệt quan điểm giai cấp, tạo sự bình đẳng về cơ hội cho tài năng nảy nở và phát huy, nhất là đối với cán bộ xuất thân công nhân, con em công nhân, gia đình có công với cách mạng, DTTS, phụ nữ. Bunthoong Chitmany (2011), ''Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với vấn đề xây dựng, phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay'' [34]. Bài viết đưa ra giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của ĐNCB chủ chốt cơ sở ở nông thôn bằng việc hoàn thiện các khâu nhận xét, đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ; Tổ chức tốt việc thi tuyển công chức; Tăng cường tiếp nhận, bố trí những sinh viên người địa phương đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học làm công chức cơ sở để tạo nguồn cán bộ chủ chốt; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng; tự kiểm tra và kiểm tra; lắng nghe ý kiến của nhân dân. Trong bài viết "Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực (HRD)" [160], Yasuhiko Inoue (2012) đưa ra quan điểm: Với các nhà lý thuyết và thực tiễn phương Tây, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá bởi kỹ năng công việc, vì vậy theo họ, để cải tiến chất lượng nguồn nhân lực phải cải tiến hoạt động giáo dục tại trường học, tăng cường các chương trình đào tạo kỹ năng thông qua sự hợp tác từ cả phía chính phủ và khối tư nhân. Khonesanga PHIMMASONE (2018), ''Một số giải pháp nhằm xây dựng
  15. 9 đội ngũ Bí thư kiêm Huyện trưởng ở CHDCND Lào" [77, tr.56-60]. Tác giả bài viết đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư kiêm huyện trưởng ở nước CHDCND Lào. Từ đó, tác giả nêu lên 5 giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ Bí thư kiêm Huyện trưởng đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước ở CHDCND Lào. 1.1.1.3. Luận án Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới [75]. Luận án hệ thống hoá các vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm Mác xít. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện trung ương quản lý ở nước CHDCND Lào trong thời gian qua; đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới. Kham Bay Malasing (2012), Vai trò của ĐNCB lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và những người có uy tín ở thôn bản trong phát triển cộng đồng ở CHDCND Lào [74]. Tác giả đã phân tích vai trò của ĐNCB lãnh đạo quản lý cấp cơ sở và những người có uy tín ở thôn bản trong phát triển cộng đồng ở CHDCND Lào, trong đó yếu tố tuổi tác động mạnh nhất. Luận án cũng cho thấy, sự tham gia của khối cán bộ lãnh đạo, quản lý về các nội dung phát triển cộng đồng còn có sự khác nhau nhất định, trong đó khối cán bộ chính quyền thôn, bản thường có vai trò tích cực nhất. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của ĐNCB lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và những người có uy tín ở thôn, bản trong phát triển cộng đồng trong thời gian tới. Sam Lan Phan Kha Vông (2014), Xây dựng ĐNCB chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nươc Công hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [101]. Luận án đã phân tích sâu hơn trong thi đua, khen thưởng có vai trò và tác dụng to lớn đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Trong phần giải pháp tác
  16. 10 giả đưa ra năm giải pháp chủ yếu để tiếp tục xây dựng ĐNCB chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, trong giải pháp thứ ba cũng làm rõ tiêu chuẩn cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng, tiêu chuẩn chức danh công tác thi đua khen thưởng. Viengmaly SOULIXAY (2019), Xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay [154]. Luận án đã chỉ ra rằng, việc xây dựng đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện ở CHDCND Lào là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách, đó là mấu chốt để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong giai đoạn hiện nay. Muốn xây dựng được đội ngũ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện ở CHDCND Lào đồng bộ, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ văn hóa, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước Lào trong thời kỳ mới, cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng gắn liền xây dựng đội ngũ với cơ cấu và quy hoạch cán bộ, với chức năng nhiệm vụ, xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn; coi trọng việc tự đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện của mỗi chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện. Khonsanga Phimmasone (2019), Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào giai đoạn hiện nay [78]. Tác giả đánh giá, trong những năm gần đây, công tác xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đã có nhiều cố gắng đổi mới, nhằm xây dựng ĐNCB đủ phẩm chất chính trị và năng lực lãnh đạo, phục vụ yêu cầu phát triển của các huyện trong cả nước. Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào hiện nay, tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản để xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở CHDCND Lào đến năm 2030. 1.1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng 1.1.2.1. Sách Hạ Quốc Cường (2004), Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi
  17. 11 ro [41]. Trong bài viết này, tác giả đã bàn đến vấn đề PTLĐ, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác giả nhấn mạnh việc tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng, nhất là xây dựng sự liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Bên cạnh đó, tác giả làm rõ nội dung tăng cường xây dựng chế độ, kiên trì đẩy mạnh cải cách chế độ trong Đảng, thúc đẩy và đảm bảo cho việc xây dựng Đảng bằng chế độ. Triệu Gia Kỳ (2004), ''Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo'' [81]. Tác giả đã phân tích công tác xây dựng đảng và chỉ ra những bài học kinh nghiệm có giá trị như: Thiết thực tăng cường xây dựng bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền. Nắm chắc nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thiết thực đảm đương trách nhiệm thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển toàn diện, hài hoà và bền vững, gồm: luôn luôn coi phát triển là chức trách hàng đầu của Đảng uỷ địa phương; tối ưu hoá môi trường phát triển, đẩy mạnh sang tạo về thể chế; kiên trì giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định. Lưu Chấn Hoa (2010), Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng [60]. Theo tác giả, xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng là một chủ đề mang tính trường tồn, là một công trình có tính hệ thống (nội dung cầm quyền, thể chế cầm quyền, chủ thể cầm quyền), và là một thử thách lớn. Tác giả cho rằng cần thiết phải nâng cao ý thức lãnh đạo của Đảng đồng thời củng cố vững chắc nền tảng cầm quyền. Trong khi bàn luận về phương thức cầm quyền của Đảng, tác giả nhấn mạnh vai trò hạt nhân của tổ chức đảng và đảng viên nằm trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể quần chúng. Tác giả nêu yêu cầu phải thay đổi PTLĐ, phương thức cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo hiến pháp, pháp luật, nâng cao nhận thức về quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản. Hoàng Văn Hổ (2014), Cầm quyền khoa học [67]. Bàn về vấn đề cầm quyền khoa học của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác giả làm rõ quan điểm cầm quyền, ý nghĩa quan trọng của cầm quyền khoa học, bản chất của cầm quyền khoa học, mối quan hệ tương hỗ giữa cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ,
  18. 12 cầm quyền theo pháp luật, kinh nghiệm vận dụng cầm quyền khoa học... Các yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cầm quyền khoa học gồm: năng lực học tập đổi mới, năng lực điều tiết lợi ích, năng lực tích hợp tài nguyên, năng lực cầm quyền theo pháp luật, năng lực tự thanh lọc. Phương pháp nâng cao năng lực cầm quyền khoa học là tăng cường trang bị lý luận, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, tăng cường đào tạo cán bộ. 1.1.2.2. Luận án Xỏm Nức - Xổm Vi Chít (2008), Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay [159]. Tác giả trình bày sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước của Lào; đưa ra những giải pháp quan trọng như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước Lào; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào; phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Tác giả nhấn mạnh, để đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước Lào phải coi trọng công tác cán bộ, xây dựng ĐNCB có trình độ, năng lực, nhất là ĐNCB chủ chốt của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào ở các cấp, các ngành. Thoong Băn Seng Aphone (2011), Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [110]. Tác giả xác định khá đầy đủ những nội dung chủ yếu về đổi mới nội dung và PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia; đưa ra những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia Lào như: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ đảng đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương ở Lào, xây dựng lực lượng an ninh Lào trở thành lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh Lào. Bun-Thoong Chit-Ma-Ni (2016), Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [35]. Tác giả đã đưa ra
  19. 13 khái niệm Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; chỉ ra nội dung và PTLĐ trong xây dựng nông thôn mới của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới thì Đảng phải nâng cao chất lượng hoạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.2.1. Các công trình khoa học nghiên cứu về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ 1.2.1.1. Sách và các đề tài khoa học Trần Đình Hoan (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [61]. Lần đầu tiên các nhà khoa học bàn về công tác luân chuyển cán bộ với tư cách là khâu góp phần đào tạo cán bộ qua thực tiễn. Luân chuyển gắn liền với quy hoạch và có thể theo ba hướng: luân chuyển ngang, trên xuống, dưới lên. Những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách hỗ trợ đời sống, điều kiện, phương tiện để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ cũng là nội dung được tổng kết và đề xuất trong Đề tài. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp Luận án hoàn thiện hơn trong giải pháp đổi mới nội dung xây dựng ĐNCB là người Khmer ở ĐBSCL hiện nay phần đổi mới công tác luân chuyển cán bộ tạo nguồn lâu dài. Lô Quốc Toản (2010), Phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay [137]. Cuốn sách đưa ra định nghĩa khái niệm "Nguồn cán bộ DTTS". Khi quan niệm Phát triển nguồn cán bộ DTTS là "phát triển những con người ở các DTTS, tạo điều kiện thuận lợi để họ trở thành cán bộ" và "phát triển về năng lực và trình độ công tác của ĐNCB DTTS", tác giả đã phân biệt 2 nhóm nguồn khác nhau: người DTTS chưa là cán bộ và cán bộ người DTTS. Ở mục đánh giá về công tác phát triển nguồn, tác giả đề cập đến 3 việc cụ
  20. 14 thể: khôi phục và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú; thực hiện chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; đào tạo cán bộ nguồn quy hoạch lãnh đạo, quản lý càng thể hiện rõ quan niệm phát triển nguồn theo tác giả thực chất chỉ là nội dung đào tạo, bồi dưỡng nguồn. Nguyễn Đăng Thành (2012), Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [108]. Cuốn sách trình bày những luận cứ lý thuyết và thực tiễn nhằm để nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác giả còn đề xuất hệ quan điểm, giải pháp toàn diện cho hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phục vụ yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tại các vùng dân tộc thiểu số nói riêng. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH [138]. Cuốn sách gồm 03 chương, đi sâu phân tích tầm quan trọng của việc xây dựng ĐNCB; quan điểm của Đảng về xây dựng ĐNCB thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đổi mới mạnh mẽ PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ.Trên cơ sở phân tích các nội dung này, cuốn sách đề cập việc tiếp tục đổi mới đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, nhấn mạnh việc tập trung thực hiện có chất lượng, hiệu quả từng khâu, sự đổi mới mang tính đột phá, tạo bước chuyển căn bản về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay. Trịnh Thanh Tâm (2013), Xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã (qua khảo sát thực tiễn ở đồng bằng sông Hồng) [104]. Cuốn sách đã khái quát và làm rõ những nội dung cơ bản của công tác xây dựng ĐNCB của HTCT HTCT cấp xã, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã (Qua khảo sát thực tiễn ở đồng bằng sông Hồng), tác giả đã phân tích, đưa ra nhiều nhận xét khách quan và đúc rút được những kinh nghiệm có giá trị, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác xây dựng đội ngũ nữ cán bộ chủ chốt của HTCT cấp xã.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0