intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay" được thực hiện với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, luận án đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

  1. BỘGIÁO DỤCVÀĐÀOTẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHÙNG QUANG HÙNG BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ QUAN CHÍNH TRỊ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trương Ngọc Nam PGS, TS. Đinh Ngọc Giang Phản biện 1: PGS, TS. Trần Minh Trưởng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS, TS. Nguyễn Văn Giang Hội đồng Lý luận Trung ương Phản biện 3: PGS, TS. Trần Thị Hương Học viện Báo chí và tuyên truyền Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh có ảnh hưởng to lớn đến cán bộ, đảng viên, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. Phong cách làm việc của Người là phong cách làm việc mẫu mực của một lãnh tụ chính trị và nhà khoa học chân chính. Phong cách làm việc này bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân lãnh tụ và quần chúng nhân dân, từ phẩm chất đạo đức cách mạng trọn đời vì nước vì dân của Hồ Chí Minh. Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng to lớn đến nâng cao chất lượng lãnh đạo và uy tín của Đảng, đến tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, đến hoàn thiện nhân cách người cán bộ, đảng viên. Các học viện, trường sĩ quan quân đội là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội. Cơ quan chính trị là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, trường sĩ quan, trực tiếp góp phần xây dựng các học viện, trường sĩ quan vững mạnh về chính trị. Phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có vai trò rất quan trọng, là yếu tố trực tiếp góp phần tạo nên chất lượng của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị, tạo chuyển biến về chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị ở các học viện, trường sĩ quan. Thực tiễn, thời gian qua, cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp đã nêu cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan, nên đã đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng này vẫn còn bộc lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế. Phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, XIII), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới; yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới; yêu cầu xây dựng các học viện, trường sĩ quan quân đội “chính quy, tiên tiến, mẫu mực”, từng bước thực hiện mô hình “Nhà trường thông
  4. 2 minh” tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự chống phá quyết liệt, thâm hiểm của các thế lực thù địch đặt ra những đòi hỏi rất cao và toàn diện về phẩm chất, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” để làm luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Đây là vấn đề vừa cơ bản, vừa mang tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm, luận án đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Làm rõ những vấn đề lý luận về đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; phong cách làm việc Hồ Chí Minh; bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
  5. 3 Phạm vi điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến chủ yếu ở các học viện, trường sĩ quan quân đội phía Bắc: Học viện Chính trị, Học viện Biên phòng, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Phòng hóa. Các tư liệu và số liệu được sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2016 đến nay. Thời gian áp dụng phương hướng và giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; về công tác cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội nói riêng. 4.2. Cơ sở thực tiễn của luận án Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; tình hình, nhiệm vụ của quân đội; thực trạng bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; các công trình khoa học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài, luận án đã được nghiệm thu công bố; các số liệu, tài liệu, báo cáo, tổng kết của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp và hệ thống các số liệu thực tế về bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội do tác giả khảo sát, điều tra là cơ sở thực tiễn của luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng ở phần tình hình nghiên cứu và chương 2 của luận án nhằm nghiên cứu về việc bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội một cách đầy đủ và toàn diện về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời xác định rõ nội dung cần tập trung nghiên cứu của đề tài. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng chủ yếu trong đánh giá thực trạng bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2016 đến nay. Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic: Một mặt, bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan
  6. 4 chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được mô tả và phân tích trong khoảng thời gian được xác định và điều kiện cụ thể, có dẫn chứng minh họa là số liệu thống kê có nguồn gốc rõ ràng. Mặt khác, bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị được xem xét trong mối quan hệ với các nhiệm vụ lãnh đạo các mặt công tác, các lĩnh vực khác ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Được sử dụng để luận giải và làm rõ những vấn đề cơ bản của luận án xác định từ thực tiễn. Phương pháp thống kê, so sánh: Được sử dụng nhằm đánh giá, xử lý các số liệu từ các nguồn tổng hợp được. Phương pháp điều tra xã hội học: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát để đánh giá tình hình công tác bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Luận án điều tra 2 đối tượng: 1) Cán bộ cơ quan chính trị ở 05 học viện, trường sĩ quan quân đội; 2) Cán bộ, giảng viên, học viên ở 05 học viện, trường sĩ quan quân đội, với 400 phiếu. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Thông qua hoạt động thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo việc bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, được thể hiện trong các báo cáo sơ kết, tổng kết, các cuộc trao đổi, hội thảo, khảo sát… để đánh giá và rút ra những kinh nghiệm. Nghiên cứu thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn để đề ra những giải pháp cần thiết, khả thi, đáp ứng yêu cầu của việc bồi dưỡng. Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập ý kiến khác nhau của các nhà khoa học có kinh nghiệm để tác giả có cái nhìn khách quan, tổng thể, toàn diện hơn về đề tài nghiên cứu. Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát huy hiệu quả tổng hợp nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Luận án có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài, có tham khảo các báo cáo, các số liệu thống kê có liên quan đến đề tài của các cấp ủy, tổ chức đảng tại các học viện, trường sĩ quan quân đội từ năm 2016 đến nay. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án Xây dựng quan niệm về đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; quan niệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội.
  7. 5 Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần luận giải, làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Luận án cung cấp luận cứ khoa học giúp Đảng uỷ, Ban Giám đốc (Ban Giám hiệu) và cấp ủy, cán bộ chủ trì cơ quan chính trị tại các học viện, trường sĩ quan vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các nhà trường quân đội và bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ Cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh của Ép-ghê-nhi Ca-bê-lép. Cuốn Tìm hiểu nền tảng văn hóa dân tộc trong tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh của John Lê Văn Hóa. Cuốn Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh là tập hợp các bài nói, bài viết tiêu biểu của lãnh đạo và nhân dân các nước trên thế giới về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu Sổ tay công tác tổ chức đảng của đặc khu Thẩm Quyến của Bộ Tổ chức Thành ủy Thẩm Quyến. Cuốn Đẩy mạnh cải cách mở cửa, tiến lên phía trước của Tăng Ngọc Thành, Chu La Canh.
  8. 6 Cuốn Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước của Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu Bài “Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nhân dân Lào ngày càng vững mạnh và có chất lượng cao” của Bunlon Saluôisắc Cuốn Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan hiện đại của Prachacksha Saisang Cuốn Hồ Chí Minh - Viết và tranh đấu của Alain Ruscio Cuốn Hồ Chí Minh với những bức thư mong muốn hòa bình cho Việt Nam của Sandra Scagliotti 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ trong trong lực lượng vũ trang Cuốn Các Lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô Viết của A.A.Grê-Scô. Cuốn Hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo cán bộ quân đội của A.M.Ioblev. Cuốn Công tác đảng, công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc của Chương Tư Nghị. Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay của Neang Phat. Luận án Xây dựng phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược Quân đội Hoàng gia Campuchia hiện nay của Phor Nara. Luận án Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay của Bunthăn Chănthạlyma. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh và bồi dưỡng phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và hệ thống chính trị Cuốn Về giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ đảng viên hiện nay: Thực trạng và giải pháp của Đào Duy Quát (Chủ biên), Vũ Khiêu, Tô Hoài. Cuốn Giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Nguyễn Viết Thông. Cuốn Bác Hồ - con người và phong cách của Nguyễn Văn Khoan. Cuốn Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân Kỳ.
  9. 7 Đê tài Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay của Trần Thị Xuyên. Cuốn Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn của Phạm Ngọc Anh, Vũ Văn Thuấn, Đặng Văn Thái. Luận án “Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh” của Phạm Thị Huyền. Luận án “Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” của Đàm Thế Vinh. Cuốn Phong cách làm việc Hồ Chí Minh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Bùi Văn Mạnh, Phùng Thanh. Luận án “Xây dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho cán bộ, giảng viên các Học viện Công an nhân dân hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Trang. Bài “Sáng ngời phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh” của Nguyễn Toàn Thắng. Bài “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh dẫn dắt công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng” của Phùng Hữu Phú. Bài “Bồi dưỡng phương pháp làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bùi Mạnh Hùng. Bài “Bồi dưỡng phong cách làm việc dân chủ và quyết đoán cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Bùi Việt Phương. Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, vận dụng trong xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng thời kỳ mới” của Nguyễn Văn Xá. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chính trị và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh Luận án Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Văn Hiệp. Luận án Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Nguyễn Quang Phát. Luận án Xây dựng phong cách làm việc của chính uỷ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay của Nhâm Cao Thành.
  10. 8 Bài “Quán triệt và thực hiện tốt chức trách, mối quan hệ công tác của chính ủy, chính trị viên, chủ nhiệm chính trị và cơ quan chính trị các cấp” của Ngô Xuân Lịch. Tài liệu học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhan dân Việt Nam. Bài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên huấn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội” của Đỗ Quang Lưu. Bài “Bồi dưỡng phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ đoàn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội” của Khúc Văn Hưởng. Bài “Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ đoàn ở các nhà trường quân đội” của Hoàng Văn Vượt. Luận án “Bồi dưỡng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hậu cần ở các trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lê Việt Thắng. Cuốn Xây dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ sĩ quan trẻ trong quân đội hiện nay của Phùng Thanh, Vũ Văn Tám. Bài “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Chính trị” của Nguyễn Văn Quyền, Đỗ Ngọc Hanh. Bài “Rèn luyện phong cách làm việc cho đội ngũ giảng viên các trường sĩ quan quân đội theo phong cách Hồ Chí Minh” của Vũ Văn Nghị. 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố Một là, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam ở các hoàn cảnh và thời gian khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, song đều có điểm chung là đều khẳng định rõ vị trí, vai trò, tầm ảnh hưởng rất quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh; vai trò, tầm quan trọng của công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, trong đó có cán bộ chính trị trong quan đội. Một số công trình của tác giả Liên Xô, Trung Quốc, Lào, Campuchia phân tích, luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về cán bộ, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ cơ quan chính trị trong quân đội. Hai là, các công trình đã xây dựng quan niệm, phân tích, làm rõ nội hàm các quan niệm cơ bản về cán bộ, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị; phong cách, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng, bồi
  11. 9 dưỡng phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ; hình thức, biện pháp, nội dung bồi dưỡng. Ba là, một số tác giả đã nghiên cứu khảo sát thực tế, bước đầu đưa ra những số liệu đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị; thực trạng bồi dưỡng cán bộ và bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị trong quân đội...; chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm trong xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị trong quân đội nói chung và ở các học viện, trường sĩ quan nói riêng. Bốn là, các công trình nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình cả thế giới, trong nước, quân đội, những thuận lợi, khó khăn tác động, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở từng cơ quan, đơn vị, lực lượng, từng cấp, từng ngành và ở mỗi quốc gia, trong đó chủ yếu là các công trình ở Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua thực sự chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đây là nguồn tài liệu có hàm lượng khoa học cao; là khối tri thức quan trọng để tác giả kế thừa và phát triển trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thiện luận án. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Một là, tập trung nghiên cứu luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Hai là, nghiên cứu luận giải, làm rõ quan niệm phong cách, phong cách làm việc; phong cách Hồ Chí Minh và phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Ba là, đi sâu nghiên cứu, làm rõ quan niệm và những vấn đề cớ bản về bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Bốn là, tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Năm là, phân tích, làm rõ một số yếu tố tác động, đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thời gian tới.
  12. 10 Tiểu kết chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước bàn về vấn đề cán bộ, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị trong quân đội; về Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, phong cách làm việc Hồ Chí Minh, bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Mỗi công trình có đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau. Song, đây là những tư liệu, tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh tiếp cận về nội dung, phương pháp và ý tưởng trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án tiến sĩ của mình. Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ QUAN CHÍNH TRỊ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 2.1. Các học viện, trường sĩ quan quân đội; cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.1.1. Khái quát về các học viện, trường sĩ quan quân đội Hiện nay, quân đội có 21 học viện, trường sĩ quan; trong đó có 9 học viện, trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng và 12 học viện, trường sĩ quan trực thuộc các quân chủng, binh chủng, tổng cục và Bộ đội Biên phòng. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của các học viện, trường sĩ quan quân đội. Làm rõ tổ chức biên chế, tổ chức đảng, tổ chức quần chúng của các học viện, trường sĩ quan quân đội. Luận giải đặc điểm các học viện, trường sĩ quan quân đội. 2.1.2. Cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội * Khái niệm cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội: Cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhằm xây dựng Quân đội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. * Tổ chức biên chế của cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan: Theo mẫu biểu biên chế của học viện, trường sĩ quan (trừ Học viện Quốc phòng có quy định riêng), cơ quan
  13. 11 chính trị được tổ chức thành Phòng Chính trị và được biên chế các ban, ngành gồm: Ban Tuyên huấn, Ban Tổ chức, Ban Cán bộ, Ban Bảo vệ an ninh, Ban Thanh niên, Ban Kế hoạch - Tổng hợp và các trợ lý đầu ngành Dân vận, Chính sách, Phụ nữ - Công đoàn trực thuộc Phòng Chính trị. Theo Quy định của Bộ Quốc phòng, các phòng chính trị khối học viện, nhà trường được biên chế với quân số từ 30 đến 45 người, trong đó có từ 23 đến 35 sĩ quan là cán bộ chính trị. * Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan quân đội: Chức năng của cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan: Cơ quan chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị, hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng ủy, sự chỉ đạo và hướng dẫn của chính ủy (bí thư cấp ủy) cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên; tham mưu, đề xuất giúp đảng ủy quyết định chủ trương, nội dung, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ của cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan Nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cấp trên, tình hình đơn vị, tham mưu, đề xuất với đảng ủy, thường vụ đảng ủy, chính ủy những chủ trương, biện pháp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị; xây dựng, triển khai kế hoạch và trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong học viện, trường sĩ quan. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cơ quan, khoa, đơn vị tiến hành công tác tuyên huấn…; chỉ đạo, tham gia nghiên cứu, phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự; biên soạn lịch sử và truyền thống đảng bộ và đơn vị. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ đảng viên gương mẫu, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, đoàn kết thống nhất, giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Quản lý, nắm chắc số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên; đề xuất với chính ủy, đảng ủy những chủ trương, biện pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; quản lý, giáo dục, rèn luyện và thực hiện công tác cán bộ, học viên trong học viện, trường sĩ quan. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cơ quan, khoa, đơn vị tiến hành công tác bảo vệ - an ninh.
  14. 12 Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cơ quan, khoa, đơn vị tiến hành công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện công tác chính sách. Chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng các tổ chức quần chúng và Hội đồng quân nhân vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra các cơ quan, khoa, đơn vị tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ của học viện, trường sĩ quan. Xây dựng cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị trong học viện, trường sĩ quan vững mạnh; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị cho các đối tượng. * Các mối quan hệ công tác của cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan: Mối quan hệ giữa cơ quan chính trị học viện, trường sĩ quan với cơ quan chính trị cấp trên trực tiếp; với chính ủy, giám đốc (hiệu trưởng), phó chính ủy và các phó giám đốc (phó hiệu trưởng) của học viện, trường sĩ quan là mối quan hệ giữa phục tùng và chỉ đạo. Mối quan hệ giữa cơ quan chính trị học viện, trường sĩ quan với đảng ủy học viện, trường sĩ quan là mối quan hệ giữa phục tùng và lãnh đạo. Mối quan hệ giữa cơ quan chính trị học viện, trường sĩ quan với các cơ quan, khoa, đơn vị trực thuộc học viện, trường sĩ quan là quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn. Mối quan hệ giữa cơ quan chính trị học viện, trường sĩ quan với các cơ quan chức năng; với ủy ban kiểm tra đảng ủy học viện, trường sĩ quan; với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan nơi đóng quân là quan hệ phối hợp công tác. 2.1.3. Đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội * Khái niệm đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là một bộ phận của đội ngũ cán bộ trong cơ quan chức năng ở các học viện, trường sĩ quan; có đủ phẩm chất, năng lực, điều kiện cần thiết, được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ theo quy định; có vai trò quan trọng trong tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động CTĐ, CTCT theo chức trách, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được giao.
  15. 13 * Chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Chức trách, nhiệm vụ của: Chủ nhiệm chính trị, phó chủ nhiệm chính trị; trưởng ban (trưởng phòng), phó trưởng ban (phó trưởng phòng) và trợ lý * Đặc điểm đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội: Một là, đại bộ phận đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ Hai là, được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, theo quy trình chặt chẽ và đã trải qua nhiều cương vị công tác. Ba là, có tuổi đời, tuổi nghề và kinh nghiệm thực tiễn không đồng đều. Bốn là, phải thực hiện đan xen, đồng thời nhiều nhiệm vụ, với nhiều đối tượng cả trong và ngoài quân đội. 2.2. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh 2.2.1. Khái niệm phong cách làm việc Hồ Chí Minh * Phong cách được hiểu là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách đã trở thành nề nếp ổn định của một người hoặc của một lớp người, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động như lao động, học tập, sinh hoạt, diễn đạt, ứng xử… tạo nên những giá trị, những nét riêng biệt của chủ thể đó. * Phong cách làm việc là những đặc điểm riêng, có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở thực hiện phương pháp tư duy của một chủ thể nhất định. * Phong cách Hồ Chí Minh: Phong cách Hồ Chí Minh tạo nên sắc thái riêng của nhân cách, tính bền vững, ổn định trong hoạt động, lối sống của Người. Phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. * Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản trong phong cách Hồ Chí Minh; là tổng hợp lề lối, phương pháp, cách thức làm việc tiêu biểu, ổn định, đặc trưng của Người trong quá trình hoạt động cách mạng; trực tiếp góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả công việc của Người và có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân ta và bạn bè quốc tế. 2.2.2. Đặc trưng phong cách làm việc Hồ Chí Minh Một là, phong cách làm việc sâu sát quần chúng, gần gũi quần chúng, “lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân”
  16. 14 Hai là, phong cách làm việc tập thể, dân chủ, luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ba là, phong cách làm việc khoa học, có tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Bốn là, phong cách nêu gương. Năm là, phong cách đổi mới, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. 2.3. Khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 2.3.1. Khái niệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là tổng thể các hoạt động có mục đích, có tổ chức của chủ thể và các lực lượng tác động đến đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nhằm hình thành, rèn luyện phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố, phát triển, hoàn thiện phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Luận giải, làm rõ mục đích, chủ thể, đối tượng, lực lượng tham gia bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trịở các học viện, trường sĩ quan quân đội. 2.3.2. Nội dung bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, bồi dưỡng phong cách làm việc sâu sát, gần gũi quần chúng Hai là, bồi dưỡng phong cách làm việc dân chủ, tôn trọng tập thể Ba là, bồi dưỡng phong cách làm việc khoa học Bốn là, bồi dưỡng phong cách làm việc nêu gương, nói đi đôi với làm Năm là, bồi dưỡng phong cách làm việc đổi mới, sáng tạo 2.3.3. Phương thức bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng Hai là, thông qua một số hình thức hoạt động CTĐ, CTCT Ba là, thông qua sinh hoạt các tổ chức Bốn là, thông qua các hoạt động thực tiễn
  17. 15 Năm là, thông qua xây dựng các tổ chức Sáu là, thông qua tự học tập, tự bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị 2.3.4. Vai trò bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, trực tiếp tác động tới quá trình nâng cao kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, củng cố động cơ phấn đấu, góp phần nâng cao kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan Hai là, trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thiện, phát triển các phẩm chất cán bộ cơ quan chính trị Ba là, góp phần quan trọng xây dựng cơ quan chính trị, học viện, trường sĩ quan vững mạnh toàn diện, xây dựng nếp sống chính quy, môi trường văn hoá lành mạnh. Tiểu kết chương 2 Đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là bộ phận đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội, công tác ở cơ quan chính trị các học viện, trường sĩ quan quân đội; có vai trò quan trọng tham mưu và hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động Công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được giao. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là lề lối, phương pháp, cách thức làm việc tiêu biểu, ổn định, đặc trưng của Người trong quá trình hoạt động cách mạng. Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là quá trình bổ sung, phát triển tri thức, nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực và phương pháp tác phong công tác theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh, giúp cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình đáp ứng yêu cầu đặt ra.
  18. 16 Chương 3 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ QUAN CHÍNH TRỊ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 3.1. Thực trạng bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 3.1.1. Ưu điểm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng tiến hành bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan đã có sự chuyển biến ngày càng sâu sắc. Hai là, nội dung bồi dưỡng từng bước được đổi mới, cụ thể hoá; các hình thức, biện pháp bồi dưỡng được vận dụng khá linh hoạt phù hợp với thực tiễn của từng học viện, trường sĩ quan quân đội Ba là, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đã có sự chuyển biến tiến bộ, phần lớn hoàn thành tốt và xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao; chất lượng, hiệu quả công tác từng bước được nâng lên. 3.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, một số tổ chức, lực lượng trong các học viện, trường sĩ quan quân đội có lúc chưa nhận thức đầy đủ, chưa phát huy hết trách nhiệm khi tham gia bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ quan chính trị. Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở một số học viện, trường sĩ quan quân đội còn chậm đổi mới, nhiều điểm chưa thật sự phù hợp. Ba là, phong cách làm việc và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của một số cán bộ cơ quan chính trị; kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan chính trị học viện, trường sĩ quan còn những hạn chế nhất định.
  19. 17 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 3.2.1. Nguyên nhân * Nguyên nhân của ưu điểm Một là, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định về cán bộ và công tác cán bộ; về học tập, làm theo đạo đức, phong cách làm việc Hồ Chí Minh là cơ sở để các học viện, trường sĩ quan bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị đúng hướng. Hai là, các học viện, trường sĩ quan thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cơ quan chức năng cấp trên. Ba là, sự tích cực, chủ động của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp là yếu tố cơ bản mang lại hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan. Bốn là, sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của đa số cán bộ cơ quan chính trị là nguyên nhân trực tiếp rất quan trọng, là nội lực bên trong tạo nên những ưu điểm trong công tác bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan. * Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm Một là, những khó khăn của đất nước, quân đội và sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường Hai là, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì có lúc, có nơi chưa cao Ba là, chất lượng, hiệu quả trong tổ chức, triển khai thực hiện có nơi chưa tốt. Bốn là, ý thức, trách nhiệm trong tự học, tự rèn, tự phấn đấu của không ít cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan chưa cao, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ. 3.2.2. Một số kinh nghiệm bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Một là, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong bồi dưỡng phong cách làm
  20. 18 việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội Hai là, bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; nội dung toàn diện, hình thức và biện pháp bồi dưỡng phù hợp Ba là, coi trọng và phát huy tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của từng cán bộ cơ quan chính trị trong tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp trong bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Tiểu kết chương 3 Những năm qua, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị đã có sự chuyển biến tiến bộ trên nhiều mặt cơ bản đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của mỗi cán bộ, góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu nổi bật, bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên có cả khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu thuộc về trách nhiệm, năng lực của chủ thể. Từ thực trạng bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan đã để lại những kinh nghiệm quý, những kinh nghiệm này là cơ sở quan trọng để xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
153=>0