Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
lượt xem 8
download
Luận án "Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay; khảo sát, đánh giá thực trạng, kết quả lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng của các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương trong những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HỒNG HẢI CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN HỒNG HẢI CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9310202 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. PHẠM MINH SƠN PGS, TS. ĐỖ NGỌC NINH HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Hồng Hải
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ngoài .................................................................................. 7 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................... 15 1.3. Khái quát kết quả của các công trình có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu ...................................................... 28 Chương 2: ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................ 31 2.1. Báo chí, báo chí Trung ương, cơ quan báo chí Trung ương; đảng bộ, đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương và nền tảng tư tưởng của Đảng ....................... 31 2.2. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò ............................................................................................................... 56 Chương 3: CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG LÃNH ĐẠO BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM .............................................................. 76 3.1. Thực trạng các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng .................................................................................... 76 3.2. Nguyên nhân và kinh nghiệm các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong những năm qua....................... 110 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC ĐẢNG ỦY CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................... 118 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến năm 2030 ........................................................................................................ 118 4.2. Giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đến năm 2030 .......... 128 KẾT LUẬN ................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 165 PHỤ LỤC...................................................................................................... 178
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BTVĐU: Ban thường vụ đảng ủy CAND: Công an nhân dân CBĐV: Cán bộ, đảng viên CNXH: Chủ nghĩa xã hội CQBCTW: Cơ quan báo chí Trung ương CT-XH: Chính trị - xã hội NTTT: Nền tảng tư tưởng PTLĐ: Phương thức lãnh đạo QĐND: Quân đội nhân dân UBKT: Ủy ban kiểm tra XHCN; Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng (NTTT), kim chỉ nam cho hành động; phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại; nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đảng luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng để Đảng đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng thời kỳ cách mang. Đảng luôn coi trọng bảo vệ NTTT của Đảng. Ở những bước ngoặt, thời điểm cách mạng gặp khó khăn lớn, thách thức quyết liệt, Đảng coi trọng nhấn mạnh việc kiên định, vận dụng sáng tạo và phát triển NTTT của Đảng trong xây dựng đường lối, xác định chủ trương, giải pháp đưa cách mạng đến thắng lợi; đồng thời, đặc biệt coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt việc phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng. Đây là nhiệm vụ trọng yếu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên (CBĐV), trong đó, một trong những lực lượng tiên phong, nòng cốt là các cơ quan báo chí. Trong các thời kỳ cách mạng trước đây, nhất là trong thời kỳ đổi mới, trước những biến đổi rất phức tạp của tình hình chính trị thế giới, nhất là khi chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; các Đảng Cộng sản ở những nước đó, tan rã, mất chính quyền, các thế lực thù địch ráo riết xuyên tạc hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Đối với nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường cấu kết với nhau còn tiến hành tuyên truyền những tư tưởng, quan điểm sai trái, phản động, xuyên tạc, phủ nhận giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng - đứng trước sự phá hoại điên cuồng của bọn
- 2 chúng và những thách thức quyết liệt chưa từng có, rất cấp thiết được bảo vệ vững chắc, hiệu quả. Đảng đã nhận thức sâu sắc và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ này, với những chủ trương, giải pháp đúng đắn, lãnh đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, đạt kết quả to lớn. Nhờ đó, CBĐV và nhân dân kiên trì, tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, đưa công cuộc đổi mới đất nước đạt thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong gần 40 năm qua. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với bảo vệ NTTT của Đảng những năm qua vẫn còn những hạn chế, bất cập trước yêu cầu mới, đang rất cần được nghiên cứu làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn, tìm giải pháp khả thi. Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 35-CT/TW về “tăng cường đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị quyết chỉ rõ, bảo vệ NTTT của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt. Bên cạnh lực lượng này, các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí Trung ương (CQBCTW) có vai trò rất quan trọng. Để các cơ quan này hoàn thành tốt nhiệm vụ, thể hiện rõ và khẳng định vai trò của mình trong bảo vệ NTTT của Đảng, không thể thiếu sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của các cấp ủy trong các CQBCTW. Lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng là một trong những chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của các đảng ủy CQBCTW. Nhận thức sâu sắc chức năng, nhiệm vụ này, các đảng ủy đã quan tâm lãnh đạo thực hiện với những ưu điểm đáng ghi nhận: nắm vững chủ trương, quan điểm của Đảng, những biểu hiện nhận thức không đúng đắn của CBĐV và nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để uốn nắn kịp thời; nắm chắc hoạt động của các thế lực thù địch về xuyên tạc, phủ nhận NTTT của Đảng, đề ra các nghị quyết, quyết định đúng đắn đấu tranh kiên quyết, phản bác; bước đầu xác định được trọng tâm, trọng điểm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong từng quý, năm; nội dung và phương thức lãnh đạo
- 3 (PTLĐ) của các đảng ủy đối với bảo về NTTT của Đảng đã có đổi mới quan trọng; lãnh đạo sự phối hợp các CQBCTW và phối hợp với các cơ quan báo chí ở các địa phương bảo vệ NTTT của Đảng có nhiều tiến bộ... Nhờ đó, các CQBCTW đã góp phần quan trọng tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng trong nhân dân, uốn nắn những nhận thức lệch lạc; vạch trần những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, nâng cao cảnh giác cách mạng, định hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức, củng cố lòng tin cho đảng viên và nhân dân vào sự đúng đắn, tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và sự lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm: nhận thức, trách nhiệm của một số đảng ủy viên về nhiệm vụ này có lúc chưa toàn diện và sâu sắc, năng lực phân tích, dự báo diễn biến tư tưởng của CBĐV và nhân dân, nhất là hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch còn nhiều hạn chế; lúng túng trong nội dung, PTLĐ; xác định khâu trọng tâm, giải pháp đột phá để tập trung lãnh đạo thực hiện; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo đáp ứng yêu cầu bảo vệ NTTT của Đảng ở nhiều nơi chưa được quan tâm thỏa đáng; công tác kiểm tra, giám sát chưa thành nền nếp thường xuyên, hiệu quả chưa cao; việc sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm ở nhiều đảng ủy chưa dduwjowjc duy trình thành nền nếp ... Nghiên cứu một cách cơ bản, tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay”. 2. Mu ̣c đí c h, nhiê ̣m vu ̣ của luận án 2.1. Mục đí ch của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay, luận án đề xuất phương
- 4 hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy đối với bảo vệ NTTT của Đảng đến năm 2030. 2.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứ u của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng, kết quả lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW trong những năm qua, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng trong những năm tới. 3. Đố i tươ ng và pha ̣m vi nghiên cứ u của luận án ̣ 3.1. Đố i tượng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng hiện nay 3.2. Pha m vi nghiên cứ u của luận án ̣ Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của 7 đảng ủy CQBCTW, gồm: Đảng ủy Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Báo Nhân Dân, Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam, Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam, Đảng ủy Báo Quân đội nhân dân (QĐND), Đảng ủy Báo Công an nhân dân (CAND), Đảng ủy Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Về thời gian: luận án khảo sát thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của 7 đảng ủy CQBCTW nêu trên từ năm 2011 đến nay. Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luâ ̣n, thư c tiễn và phương phá p nghiên cứ u của luận ̣ án 4.1. Cơ sở lý luâ n ̣ Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng,
- 5 bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, hệ tư tưởng, NTTT của Đảng, đấu tranh tư tưởng, lý luận, Đảng và các cấp ủy lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là lãnh đạo lĩnh vực tư tưởng, lý luận... 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW từ năm 2011 đến nay; trọng tâm là thực tiễn lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của bảy đảng ủy CQBCTW nêu trên. 4.3. Phương phá p nghiên cứ u Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc; thống kê; khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học. Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin được sử dụng trong bốn chương của luận án để phân tích, rút ra những nhận định, kết luận. Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc, thống kê, điều tra, khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học được sử dụng chủ yếu trong chương 1 và chương 3, để tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, rút ra những kết quả đạt được luận án cần kế thừa và những vấn đề luận án cần nghiên cứu; phân tích, đánh giá thực trạng rút ra những nhận định, kết luận, nguyên nhân và kinh nghiệm. Phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp; lịch sử kết hợp với logíc còn được sử dụng trong chương 2 và chương 4, để xây dựng khung lý thuyết của luận án và đề xuất các giải pháp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng. - Kinh nghiệm lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng của các đảng ủy CQBCTW từ năm 2011 đến nay: Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của các đảng ủy CQBCTW đối với CQBCTW trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ NTTT của Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt nhiệm vụ này.
- 6 - Giả i phá p tăng cường sự lãnh đạo của đảng ủy CQBCTW đối với bảo vệ NTTT của Đảng đến năm 2030: Nâng cao chất lượng các đảng ủy viên, tập thể đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy (BTVĐU), đội ngũ cán bộ, nhà báo, cán bộ biên tập CQBCTW đáp ứng yêu cầu tăng cường lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảng ủy CQBCTW lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng giai đoạn hiện nay. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các đảng ủy CQBCTW trong quá trình lãnh đạo bảo vệ NTTT của Đảng những năm tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng ở các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Quân đội, Công an và ở hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của nghiên cứu sinh liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở khá nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng Cộng sản Việt Nam - là vấn đề rất quan trọng và cần thiết ở nước ta hiện nay. Bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin liên quan chặt chẽ và quyết định sự phát triển, vững mạnh của đất nước và cuộc sống của nhân dân ở các nước XHCN. Đối với nước ta, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - NTTT của Đảng - là yếu tố đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển, vững mạnh của Đảng, Nhà nước ta và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của toàn dân ta. Bởi vậy, bảo vệ NTTT của Đảng thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Kết quả của các công trình nghiên cứu về những nội dung nêu trên được thể hiện trong các sách, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, các bài đăng trên tạp chí. Tiêu biểu là những công trình khoa học sau đây: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ BẢO VỆ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác- Lênin ở các nước của các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam Ở các nước XHCN việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và nghiên cứu, khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay là những hoạt động chủ yếu để bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin. Ở các nước tư bản chủ nghia việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với chủ nghĩa Mác- Lênin tuy rất ít, song vẫn có. Bên cạnh đó, đáng quan tâm là một số nhà khoa học tiến bộ đã có những công trính nghiên cứu về giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại ngày nay, một số công trình nghiên cứu và khẳng định giá trị của chủ nghĩa Mác- Lênin đối với nước họ. Về thực chất, họ đã tham gia đạt hiệu quả vào việc bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin. Khương Hải Ba (2010), Yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác [2]. Tác giả cho rằng, nếu muốn biết ngày nay chúng ta đã đi được bao xa trên con đường
- 8 của chủ nghĩa Mác thì phải biết chúng ta đã xuất phát từ đâu. Vì vậy, chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại di sản tư tưởng của C. Mác, phải xác định rõ cái gì là yếu tố bất biến trong chủ nghĩa Mác, nếu không chủ nghĩa Mác sẽ trở thành lý luận vụn vặt, không có tính kế thừa lịch sử và rất dễ bị cắt xén, hiểu lầm. John F. Sitton (2010), Chủ nghĩa Mác: Những công trình tiêu biểu và những tranh luận hiện nay [145]. Cuốn sách giới thiệu khái quát lịch sử hình thành của chủ nghĩa tư bản, những động lực bên trong của nó và so sánh giữa học thuyết của chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa tư bản đương đại. Bên cạnh những giá trị của học thuyết Mác, tác giả cũng chỉ ra những nội dung của học thuyết này, cần nghiên cứu trong điều kiện hiện nay trên cơ sở những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác. Trình Ân Phú, Dư Bân (2013), Nghiên cứu một cách tổng thể, khoa học về chủ nghĩa Mác [112]. Bài viết khẳng định phải kiên trì lâu dài nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, những phán đoán lý luận của chủ nghĩa Mác cần được phát triển, phải xóa bỏ mọi lý giải giáo điều đối với chủ nghĩa Mác, đồng thời chỉ ra một số quan điểm sai lầm cần làm rõ. Jonathan Sperber (2013); Karl Marx: A Nineteenth-Century Life (Các Mác: Con người của thế kỷ XIX) của Jonathan Sperber [146]. Cuốn sách đã nghiên cứu cuộc sống và hoạt động cách mạng của C. Mác và Ph. Ăngghen. Dựa trên những tư liệu lưu trữ đồ sộ về C. Mác ở nước mình và những bài viết đặc sắc của Ph. Ăngghen về C.Mác, tác giả đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về C.Mác, một trong những nhà triết học chính trị vĩ đại có ảnh hưởng lớn và gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử các nước phương Tây, từ hoàn cảnh lịch sử thời đó, đến những câu chuyện lý thú cá nhân của nhà triết học chính trị vĩ đại, nổi tiếng trên thế giới. Tác giả chỉ rõ, C.Mác đã loại bỏ những rào cản về ý thức hệ và được thế giới thừa nhận, suy tôn là một nhà tư tưởng, nhà hoạt động xã hội có tầm ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XIX. Công trình khoa học này đã trình khá đầy đủ, rõ ràng, chân thật bức chân dung của C. Mác như một vị tiên tri của thế giới hiện đại ngày nay.
- 9 Обзор. А.В.Медведев (2013), Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI của hội các nhà khoa học định hướng xã hội chủ nghĩa ở Nga [147]. Các nhà khoa học đã đề cập đến những vấn đề của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận về CNXH, các khía cạnh tích cực và tiêu cực của xây dựng CNXH, lý do cho sự thất bại tạm thời của CNXH ở Liên Xô. Đồng thời, các nhà khoa học nhất trí cho rằng cần coi trọng chống lại đạt kết quả sự xuyên tạc, phủ nhận của các thế lực thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, đề xuất các giải pháp về vấn đề này ở Nga và dần dần trở lại vị thế, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự phát triển, vững mạnh của nước Nga trong thời đại ngày nay. Т.И. Ойзерман (2014), Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa không tưởng [148]. Tác giả nghiên cứu thuật ngữ “chủ nghĩa không tưởng” và chỉ ra những người có thái độ tiêu cực đối với những tư tưởng không tưởng trong lịch sử phát triển nhân loại là hoàn toàn bất công. C.Mác. Ph. Ăngghen và V.I.Lênin cho rằng, bằng một sự phê phán mang tính duy vật triệt của những nhà tư tưởng đối với những học giả không tưởng trước đó, họ đã đặt dấu chấm hết cho các loại chủ nghĩa không tưởng. Tuy nhiên, họ lại chấp nhận ý tưởng không tưởng về tính phi hàng hóa, phi tiền tệ của xã hội hậu tư bản tiền tệ và về việc loại bỏ phân công lao động và sự chuyên môn hóa của người lao động trong sản xuất. Đồng thời, họ cũng cố gắng chứng minh một cách khoa học những luận điểm không tưởng mới về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công trong tác phẩm nổi tiếng của C .Mác, Ph.Ăngghen - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - đó là những người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản… Các tác giả khẳng định, những luận điểm không tưởng mới đó cần được phê phán kịch liệt và lên án trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin. Cố Ngọc Lan (2014), Nghiên cứu chủ nghĩa Lênin và giá trị đương đại [83]. Tác giả đã phân tích sâu sắc những đánh giá về chủ nghĩa Lênin dưới giác độ chủ nghĩa Mác; phân tích chủ nghĩa Lênin thể hiện ở những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội; chỉ ra và khẳng định giá trị lịch sử to lớn của nó trong xã
- 10 hội hiện nay, gồm: quan điểm về phát triển xã hội phương Đông, về xây dựng đảng cầm quyền, về xây dựng dân chủ, về văn minh hiện đại... Lý Linh (2015), Giá trị nhân bản của phạm trù thực tiễn của Mác [93]. Công trình này, đã luận giải và khẳng định một cách thuyết phục về phạm trù thực tiễn của C. Mác; đó là phạm trù chứa đựng giá trị nhân bản. Từ đó, tác giả luận giải và khẳng định giá trị nhân bản của phạm trù thực tiễn của C. Mác trong thời đại ngày nay. Tưởng Hiểu Tuấn (2016), Những tìm tòi của Mác, Ăngghen về xây dựng xã hội và giá trị của nó [131]. Tác giả nghiên cứu hoạt động thực tiễn của con người và con người hiện thực tác giả nghiên cứu quan điểm xã hội của C. Mác và Ph. Ăngghen. Đồng thời, tác giả nghiên cứu và khẳng định sự đúng đắn và giá trị của quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen về xây dựng xã hội ở Trung Quốc hiện nay. Д. Джохадзе (2016), Chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước Nga hậu Xôviết [149]. Các nhà khoa học đã thảo luận và thống nhất cho rằng, sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô trước đây, kéo theo sự phân hóa mạnh mẽ, rõ rệt các học giả mác xít ở Nga theo hướng: một số người chuyển hướng và trở thành những người chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chống lại chủ nghĩa cộng sản, chống lại những người mác xít. Song, điều đó lại có lợi cho chủ nghĩa Mác - Lênin, ở chỗ: những kẻ cơ hội, núp dưới bóng chủ nghĩa Mác - Lênin và người mác xít để chờ thời thực hiện mưu đồ của họ, đã xuất hiện và lộ nguyên hình. Những người mác xít đã loại bỏ những loại dối trá, xấu xa, cơ hội, sâu mọt trong hàng ngũ của mình, để tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức quyết liệt và đạt được mục tiêu cao cả của mình là bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay và xây dựng thành công CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Thực tế nêu trên càng làm tăng sự quan tâm đến chủ nghĩa Mác - Lênin của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các nhà khoa học ở Nga hiện nay. Minh chứng cho điều này là nhiều cuộc hội thảo khoa học về Mác, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn được tổ chức tại Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga.
- 11 Lý Kim Hòa (2016), Lý luận giá trị chủ nghĩa Mác với việc xây dựng giá trị quan xã hội hài hòa [71]. Tác giả luận giải và khẳng định: xã hội hài hòa là xã hội XHCN, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Từ đó, tác giả khẳng định: để xây dựng xã hội hài hòa ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc phải lấy lý luận giá trị chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam. Đây là nguyên tắc và là điều bắt buộc. Chu An Đông, Tạ Văn Thắng (2018), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc [62]. Bài viết phân tích ý nghĩa vĩ đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; phân tích, luận giải về CNXH đặc sắc Trung quốc có đặc điểm riêng về con đường, hệ thống chính trị (HTCT) và chế độ của nó. Tác giả chỉ rõ, có được điều này là nhờ Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì hàng loạt nguyên tắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Đồng thời, tác giả khẳng định, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn kiên trì các nguyên tắc trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong suốt quá trình lãnh đạo xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Thongalith Mangnomek (2018), Tác động của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đối với cách mạng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [127]. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và chỉ ra những tác động to lớn đối với cách mạng Lào: là NTTT của công tác xây dựng Đảng Nhân dân cách mạng Lào; là cơ sở để Đảng đề ra đường lối cách mạng ở Lào đúng đắn, lãnh đạo thực hiện giành thắng lợi to lớn, đưa nước Lào bước vào thời kỳ đổi mới tiến lên CNXH với mục tiêu phù hợp với chỉ dẫn của Tuyên ngôn. Đó là đất nước Lào giàu mạnh, dân giàu, hạnh phúc, xã hội đoàn kết, hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh. D.G Novikov (2018), 170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại [110]. Tác giả phân tích những nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và nhấn mạnh một luận điểm rất cơ bản có giá trị lớn đối với xây dựng mô hình kinh tế - xã hội của nước Nga đương đại. Tác giả khẳng định: Tuyên ngôn đã đánh giá hoàn toàn đúng bản chất và tương lai của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nhiều thập kỷ
- 12 tới, nhưng cũng tạo ra những cuộc khủng hoảng toàn diện, lớn hơn. Ở Nga khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng và tăng nhanh, mô hình kinh tế - xã hội ở Nga đang đứng trước những thách thức lớn, nhất là việc đoàn kết toàn dân, phục hưng nước Nga và bảo vệ đất nước. Điều này chỉ có thể đạt được trên cơ sở nghiên cứu thấu đáo và vận dụng hợp lý những chỉ dẫn của Tuyên ngôn vào nước Nga hiện nay. Vinod K Sharma (2018), Vấn đề môi trường, phát triển và tính bền vững trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Ấn Độ [142]. Công trình này đã phân tích những nội dung chủ yếu của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và khẳng định: Hệ tư tưởng và đường đi của Đảng CPI Ấn Độ chịu ảnh hưởng và sự chi phối mạnh mẽ bởi các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen, nhất là tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Các nguyên tắc của C. Mác và V.I. Lênin đã dẫn dắt các hoạt động của Đảng dần dần đạt mục tiêu giải phóng quần chúng và tìm cách chấm dứt tình trạng người bóc lột người. Terry Eagleton (2018), Tạ Ngọc Tấn chỉ đạo dịch, biên tập và xuất bản ( ), Tại sao Mác đúng? [124]. Cuốn sách nghiên cứu sâu sắc những tác phẩm tiêu biểu của C. Mác, liên hệ với các xã hội ở nhiều nước trên thế giới trong thời đại ngày nay, tác giả khẳng định: C. Mác không bao giờ sai lầm. Đồng thời, tác giả cho rằng, khẳng định như vậy bản thân C. Mác không phải thuộc tuýp người cánh tả, đó là những người thường tuyên bố một cách cuồng tín rằng, mọi việc trong thực tiễn đều phải được phê phán, trong đó C.Mác, tập trung vào ba điểm quan trọng, được tác giả nêu cụ thể trong cuốn sách. Song, khi được nhiều người đề nghị những người đó đưa ra ba phê bình quan trọng về C. Mác thì họ lại “ậm ừ nín lặng”. Đồng thời, tác giả cho rằng, trong thời đại đó (thế kỷ XIX), C. Mác đã luận giải và đưa ra những kết luận đúng về những vấn đề quan trọng của sự phát triển của xã hội loài người. Điều đó, làm cho việc C. Mác tự coi mình là một người mác xít là hợp lý. Tác giả cố gắng diễn tả những tư tưởng của C. Mác, tuy không thật hoàn hảo, nhưng đáng tin cậy. Để minh chứng cho điều này, trong cuốn sách, tác giả đã mô tả 10 phê phán phổ biến nhất về C. Mác.
- 13 Bằng lập luận sắc bén và chứng cứ khoa học, tác giả khẳng định những giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác đối với thế giới ngày nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê nin ở các nước của các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam Xaykhăm Munmanyvông (2013), Giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào hiện nay [143]. Tác giả phân tích quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào trong những năm qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại các trường chính trị và hành chính ở Lào hiện nay. Sai Kham Moun Ma Ni Vong (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [119]. Tác giả phân tích chỉ rõ vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường (2020), Kinh nghiệm của Trung Quốc trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái trên mạng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng [72]. Các nhà khoa học khẳng định: Tại Trung Quốc, mạng Internet và mạng xã hội đã trở thành một trận địa mới trong cuộc đấu tranh bảo vệ hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Các thế lực thù địch lợi dụng mạng Internet cổ xúy cho cái gọi là “tự do mạng”, “giá trị phổ quát” tìm mọi cách tuyên truyền các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác hòng làm suy yếu vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin trong lĩnh vực
- 14 tư tưởng tại Trung Quốc, từ đó uy hiếp chế độ XHCN và địa vị cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Somphanh Sivongxay (2021), Đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng hiện nay [121]. Tác giả khẳng định: Là một trong những lực lượng quan trọng, chủ lực trong bảo vệ, phát triển NTTT, lý luận, đường lối của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có nhiều đóng góp thiết thực, nhất là trong bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản, đường lối lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, góp phần bảo vệ Đảng, giữ vững chế độ dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tham gia của đội ngũ trên vẫn còn những hạn chế nhất định, cần có những biện pháp hữu hiệu để họ thực sự là lực lượng chủ lực, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Souvanxay Denggouang (2022), Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên ở các tỉnh trung Lào [122]. Tác giả làm rõ vai trò của giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên ở các tỉnh trung Lào. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản cho thanh niên trong thời gian tới. Trình Ân Phú (2013), Cuộc đấu tranh cho sự kiên trì và sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin của những người cộng sản Trung Quốc [113]. Tác giả chỉ rõ, Trung Quốc đi theo sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, hệ thống lý luận của CNXH đặc sắc Trung Quốc và CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình; các nhà lãnh đạo chính trị và giới học giả luôn kiên trì và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin tiến cùng thời đại. Bài viết làm rõ yêu cầu nghiên cứu nghiêm túc chủ nghĩa Mác - Lênin, phê phán
- 15 những quan điểm sai trái; khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là công cụ nhận thức khoa học; nêu rõ nhiệm vụ của những người mácxít Trung Quốc chân chính trong việc kiên trì và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong thế kỷ XXI. Nguyễn Trọng Đông (2023), Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với bảo vệ nền tảng tư tưởng của [63]. Công trình này, chỉ rõ rằng, trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, trong tổng kết 5 năm nhiệm vụ được xác định trong Đại hội XVIII về công tác hệ tư tưởng của Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu ra cơ sở lý luận của tư tưởng về những nội dung căn bản là “bốn cái ý thức”, “bốn cái tự tin” và “hai bảo vệ”. Trong báo cáo trình Đại hội XX nhấn mạnh “kiên định bảo vệ an ninh bộ máy nhà nước, chế độ và hệ tư tưởng…”, điều này đã cho thấy sự tự tin của Đảng Cộng sản Trung Quốc được bắt nguồn từ sự chỉ dẫn của chủ Mác. Trên nền tảng đó, Trung Quốc có đủ cơ sở lý luận để tiếp tục tự tin bước vào thời đại mới của CNXH đặc sắc Trung Quốc, trong đó sự kiên định tự tin về đường lối, lý luận, chế độ và văn hóa là cơ sở quan trọng để bảo vệ NTTT của Đảng. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Hội đồng Lý luận Trung ương (2004), Lẽ phải của chúng ta [77]. Cuốn sách cung cấp cho người đọc nhiều vấn đề như: kiên định, vận dụng các giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay là tất yếu, là lẽ phải; giữ vững NTTT của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới; hơn lúc nào hết, trước bước ngoặt của lịch sử chúng ta cần kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và XHCN; đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối đúng đắn, là sức mạnh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là tất yếu khách quan trên cơ sở vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
0 p | 312 | 73
-
Luận án tiến sĩ kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam
260 p | 186 | 42
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
192 p | 106 | 28
-
Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
243 p | 119 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay
190 p | 56 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay
191 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 25 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
206 p | 42 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
207 p | 21 | 11
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
162 p | 66 | 9
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
27 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
27 p | 19 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
29 p | 99 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Xây dựng: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mặt đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
161 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn