Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
lượt xem 24
download
Luận án làm cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng lối sống có văn hoá của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan quân đội nhân dân Việt (QĐNDVN), từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các nhà trường này hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trình bày trong luận án là chính xác, trung th ự c và có ngu ồ n g ố c xu ất x ứ rõ ràng. Tác giả luận án Vũ Đình Đắc
- MỤC LỤC Tran g TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10 Chương MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG 1 CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 27 1.1. Lối sống có văn hóa và lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 27 1.2. Quan niệm và những yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 52 Chương THỰC TRẠNG XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA 2 CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 71 2.1. Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 71 2.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 96 Chương YÊU CẦU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG 3 LỐI SỐNG CÓ VĂN HÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 115 3.1.Yêu cầu xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 115 3.2. Một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 123 KẾT LUẬN 163
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 178
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Ban chấp hành BCH 2 Chủ nghĩa xã hội CNXH 3 Chủ nghĩa cộng sản CNCS 4 Cộng sản chủ nghĩa CSCN 5 Đảng Cộng sản ĐCS 6 Giáo dục và đào tạo GD & ĐT 7 Kinh tế thị trường KTTT 8 Kinh tế xã hội KT XH 9 Khoa học và công nghệ KH & CN 10 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH & NV 11 Thanh niên Cộng sản TNCS 12 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 13 Sĩ quan quân đội SQQĐ 14 Xã hội chủ nghĩa XHCN
- 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu độc lập, sáng tạo của tác giả, được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về lối sống; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, báo cáo tổng kết và kết quả khảo sát của tác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan quân đội. Luận án đưa ra các quan niệm về lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN và phân tích những yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra một số vấn đề cần giải quyết trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên; từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay. Để triển khai hướng nghiên cứu trên, luận án xây dựng kết cấu gồm: phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội và hướng vào xây dựng
- 6 con người có nhân cach, l ́ ối sống tốt đẹp. Tuy nhiên, tác động của những tiêu cực nảy sinh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế đã làm cho môi trường văn hóa xã hội có biểu hiện lai căng, thiếu lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của con người. Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng làm tha hóa lối sống của không ít cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Trong xã hội, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc xuất hiện. Trên thực tế, đồng tiền đã chi phối nhiều mối quan hệ, trong đó có cả những quan hệ xưa nay luôn được đề cao và không thể mua được bằng tiền. Không ít thanh niên hiện nay đang có biểu hiện sống buông thả, thiếu hoài bão, mờ nhạt lý tưởng, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, cá nhân vị kỷ, không quan tâm tới các vấn đề chính trị, quay lưng với các giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín BCH Trung ương khóa XI của Đảng đã chỉ rõ: “So với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng” [28, tr. 44]. Điều đó đã đặt ra những yêu cầu khách quan trong việc xây dựng con người Việt Nam về lối sống có văn hóa đang trở nên quan trọng và cấp bách. Học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN là những người được lựa chọn chặt chẽ qua thi tuyển sinh quân sự và đang được học tập, rèn luyện trong môi trường nghiêm khắc, nhân văn, hiện đại. Việc xây dựng lối sống có văn hóa sẽ giúp họ nhận thức sâu sắc các giá trị chính trị, văn hóa nhân văn, tiến bộ trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và ĐCS
- 7 Việt Nam, làm cơ sở cho việc lựa chọn đúng đắn các giá trị sống, nâng cao chất lượng các hoạt động học tập, rèn luyện, sinh hoạt, công tác và những hành vi giao tiếp, ứng xử, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách; đồng thời đấu tranh với những nhận thức, hành vi lệch lạc, tiêu cực trong xã hội hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này, các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN đã coi trọng và tiến hành có hiệu quả các hoạt động xây dựng lối sống có văn hóa của học viên, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện công tác GD & ĐT. Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ, giảng viên đối với việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên còn chưa đầy đủ, từ đó chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu tham gia. Một số học viên trong quá trình GD & ĐT chỉ quan tâm nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng công tác, chưa coi trọng đúng mức việc tu dưỡng, rèn luyện về lối sống có văn hóa. Cá biệt học viên còn có những biểu hiện sống thực dụng, thiếu trung thực, lành mạnh, hoặc vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các tệ nạn xã hội. Nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đang đòi hỏi các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN phải không ngừng đổi mới mạnh mẽ công tác GD & ĐT nhằm xây dựng đội ngũ sĩ quan quân đội không những có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, mẫu mực và lối sống có văn hóa. Sau này, họ sẽ là lực lượng nòng cốt trong tổ chức các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và giáo dục cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở về mọi mặt, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- 8 Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu có ý nghĩa cơ bản và cấp bách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về xây dựng lối sống có văn hoá của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, từ đó đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các nhà trường này hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm sáng tỏ quan niệm, đặc trưng lối sống có văn hóa của học viên và những yếu tố quy định việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và khái quát một số vấn đề đặt ra trong xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của học viên thuộc đối tượng đào tạo sĩ quan cấp phân đội, trình độ đại học (hay còn gọi là đối tượng đào tạo cơ bản, dài hạn cấp phân đội).
- 9 Đề tài nghiên cứu việc xây dựng lối sống có văn hoá của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Phạm vi điều tra, khảo sát của đề tài ở một số trường đào tạo sĩ quan quân đội khu vực phía Bắc. Các số liệu phục vụ việc nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 2008 cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Luận án được thực hiện trên cơ sở những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của ĐCS Việt Nam về xây dựng con người và lối sống; đồng thời dựa vào nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng lối sống trong QĐNDVN. Luận án dựa vào thực tiễn việc xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN qua việc nghiên cứu các nghị quyết, báo cáo tổng kết của một số nhà trường và kết quả điều tra, phỏng vấn, khảo sát của tác giả ở một số trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của KHXH & NV như: phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phỏng vấn và phương pháp chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án Từ góc độ triết học, chính trị xã hội, luận án góp phần làm rõ quan niệm về lối sống có văn hóa, lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN; đồng thời luận giải những yếu tố quy định việc
- 10 xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN. Luận án đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ bản xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN hiện nay, góp phần thiết thực vào việc đổi mới căn bản và toàn diện công tác GD & ĐT của các nhà trường quân đội. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong công tác GD & ĐT ở các nhà trường quân đội; đồng thời có thể là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến việc xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN. Luận án được triển khai trong thực tiễn sẽ xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan QĐNDVN, góp phần thiết thực vào việc xây dựng đội ngũ SQQĐ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án , danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài * Các công trình nghiên cứu về văn hóa Văn hóa là vấn đề rộng lớn, phức tạp và liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Một số công trình khi nghiên cứu về văn hóa đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa với sự phát triển của con người và xã hội. Tiêu biểu có các công trình của D.Ikeđa và A.Pécxây, “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI” [67]; Kawada Junzo, “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của các nền văn hoá địa phương” [69]; V.P.Tugarinốp, “Tự nhiên văn minh con người” [77]. Các công trình trên đã lý giải mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá; giữa con người với sản xuất và môi trường sinh thái để đi đến khẳng định văn hoá chính là chìa khóa, tiêu chí quan trọng để đánh dấu trình độ phát triển của con người và xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Sự phát triển của văn hoá luôn gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, là điều kiện, cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Do vậy, một dân tộc không thể có phát triển bền vững nếu không đồng thời giải quyết hài hoà quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó có lối sống của con người. Trong tác phẩm “Trân trọng bản sắc văn hoá và tính sáng tạo của các nền văn hoá địa phương”, Tác giả Kawada Junzo đã khẳng định: “Không có một nền văn hoá nào được tạo lập nên bằng một nền văn hoá duy nhất; trái lại, sự trao đổi của nền văn hoá đó với các nền văn hoá khác là rất quan trọng để đi tới sự hình thành một truyền thống mới” [69, tr. 388]. Do vậy, các quốc gia, dân tộc ngay từ bây giờ nếu không xác định được cho mình
- 12 một chiến lược văn hoá phù hợp thì tất yếu sẽ bị đào thải ra khỏi quá trình phát triển. * Các công trình nghiên cứu về lối sống và lối sống xã hội chủ nghĩa. Lối sống cũng là vấn đề có nội hàm rộng lớn, phức tạp, phản ánh sự phát triển của con người và xã hội nên được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu có một số công trình của các nhà khoa học Liên Xô (cũ) được dịch sang tiếng Việt, như: V.I.Tolstykh, “Lối sống (khái niệm, hiện thực, các vấn đề)” [141]; E.V.Xtơrucốp, “Lối sống XHCN, những vấn đề lý luận và giáo dục tư tưởng” [50]; G.E.Gledơman, M.N.Rútkêvích, X.X.Vítsơnhépxki, “Lối sống xã hội chủ nghĩa” [51]; V.I.Đôbrưnina, “Lối sống Xô viết, hôm nay và ngày mai” [47]; V.G.Xinixưn “Nếp sống Xô Viết” [143]. Các công trình trên đã đưa ra và phân tích sâu sắc khái niệm lối sống, phân biệt với một số khái niệm khác liên quan, chỉ rõ mối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất và các điều kiện của một hình thái KT XH; từ đó làm rõ các vấn đề về khái niệm, cơ sở của lối sống XHCN; bản chất, biểu hiện, những vấn đề có tính quy luật và con đường, biện pháp xây dựng lối sống XHCN ở Liên Xô và vận dụng vào thực tiễn các nước trên thế giới. Đặc biệt, công trình “Lối sống Xô viết, hôm nay và ngày mai” của tác giả V.I.Đôbrưnina đã đi sâu phân tích các vấn đề: “Hai thế giới hai lối sống”, “Tính chất dân chủ của lối sống xã hội chủ nghĩa”, “Lao động và lối sống”, “Văn hóa và lối sống” để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống XHCN; từ đó khẳng định việc xây dựng lối sống XHCN có ý nghĩa cấp bách và quan hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các quan hệ xã hội và xây dựng con người mới của CNCS. Đây
- 13 còn là nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh giai cấp nhằm phê phán những quan điểm, tư tưởng chống cộng và cơ hội xét lại đang xuyên tạc, bôi nhọ chính sách của các ĐCS; đồng thời tuyên truyền những thành tựu của CNXH hiện thực trong nhân dân. Trong công trình “Nếp sống Xô Viết”, tác giả V.G. Xinixưn đã phân biệt rõ các khái niệm nếp sống, lối sống và mức sống; từ đó chỉ ra những nền tảng KT XH và chính trị của nếp sống Xô Viết được dựa trên những thành tựu của cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười vĩ đại; sự bình đẳng xã hội của con người, phúc lợi xã hội; ý thức đại gia đình thống nhất; giai cấp công nhân người đại biểu và sáng tạo ra nếp sống mới. Công trình còn phân tích những nguyên tắc căn bản của nếp sống Xô Viết được thể hiện ở lòng trung thành đối với lý tưởng tuyệt đẹp, chủ nghĩa tập thể và sự tương trợ đồng chí, chủ nghĩa nhân đạo XHCN, sự trong sạch về đạo đức, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế; đồng thời khẳng định nếp sống Xô Viết là tấm gương cho tất cả các dân tộc. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài * Các công trình nghiên cứu về văn hóa và xây dựng văn hóa ở nước ta. Ở nước ta có rất nhiều công trình của các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về văn hóa. Trong đó, một số công trình khoa học khi nghiên cứu về văn hóa đã đề cập đến các khía cạnh lối sống của con người, tiêu biểu có công trình: Phạm Văn Đồng, “Văn hoá và đổi mới” [48]; Lương Quỳnh Khuê, “Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách” [72]; Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), “Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [64]; Lê Quang Thiêm (chủ biên), “Văn hoá với sự phát triển của xã
- 14 hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [100]; Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [46]; Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [56]; Giang Thị Huyền (chủ biên), “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” [66]. Các công trình trên đã tiếp cận văn hoá với tính cách sự phát triển “năng lực bản chất người”, từ đó khẳng định sự phát triển của văn hoá gắn liền với sự hoàn thiện những giá trị cao cả, tốt đẹp của con người, xã hội theo tiêu chí chân, thiện, mỹ. Văn hóa còn là động lực để xây dựng xã hội XHCN theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong công trình “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nửa thế kỷ qua, khảo sát thực trạng văn hóa, đạo đức lối sống, nhất là của thanh niên, qua đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong công trình “Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, các tác giả Phạm Minh Hạc và Nguyễn Khoa Điềm đã làm rõ các vấn đề về văn hóa, đạo đức và lối sống; về con người và xây dựng con người mới; từ đó phân tích việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Công trình “Một số chuyên đề văn hóa và phát triển” của tác giả Giang Thị Huyền bao gồm nhiều chuyên đề bàn về văn hóa và vai trò của văn hóa trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN. Đặc biệt, trong chuyên đề “Văn hóa lối sống”, tác giả đã từ những luận điểm cơ bản của C.Mác và Ăngghen về
- 15 lối sống trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” để đưa ra khái niệm lối sống, lối sống có văn hóa; đồng thời phân tích một số nét về văn hóa lối sống truyền thống Việt Nam, thực trạng văn hóa lối sống Việt Nam trong giai đoạn đổi mới; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản xây dựng và phát triển văn hóa lối sống thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. * Các công trình nghiên cứu về lối sống và xây dựng lối sống ở nước ta. Ở nước ta, vấn đề lối sống cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu lối sống trong mối quan hệ với đạo đức và các giá trị xã hội có công trình của Đào Trí Úc (chủ biên), “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” [135]; Huỳnh Khái Vinh (chủ biên), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” [139]; Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ, “Văn hóa, lối sống với môi trường” [102]; Nguyễn Viết Chức, “Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [8]. Các công trình trên đã nghiên cứu lối sống trong mối quan hệ với các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, môi trường; từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị trong xây dựng các vấn đề trên ở nước ta. Trong công trình “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội”, tác giả Huỳnh Khái Vinh đã trình bày phạm vi nghiên cứu và một số cách tiếp cận, nghiên cứu về lối sống; phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và những nội dung kế thừa và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội
- 16 mới ở nước ta hiện nay. Công trình của tác giả Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ đã chỉ ra đặc điểm “con người chinh phục thiên nhiên” của lối sống phương Tây và “con người hài hòa với tự nhiên” của lối sống phương Đông; từ đó phân tích những biểu hiện và đặc điểm chủ yếu trong lối sống truyền thống của người Việt; đánh giá thực trạng và đưa ra một số định hướng xây dựng lối sống có chất lượng hài hòa với môi trường tự nhiên và xã hội ở nước ta. Trong công trình “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật”, tác giả Đào Trí Úc trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận thực tiễn về lối sống đã phân tích sự ảnh hưởng của phương thức sản xuất, hệ tư tưởng, văn hoá, đạo đức và tập quán truyền thống; điều kiện phát triển đất nước; cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội đến ý thức và lối sống theo pháp luật của con người Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật trong xã hội hiện nay. Nghiên cứu lối sống ở phương diện lịch sử và tâm lý có công trình của Thanh Lê, “Giáo dục lối sống nếp sống mới” [75]; Đỗ Huy, “Lối sống dân tộc hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” [61]; Phạm Minh Hạc (chủ biên), “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những điều cần khắc phục” [55]; Nguyễn Ngọc Hà, “Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [53]. Các công trình trên đã đưa ra định nghĩa về lối sống; chỉ ra đặc điểm tư duy và lối sống truyền thống của người Việt Nam; những ưu điểm và hạn chế trong lối sống truyền thống của dân tộc; từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng lối sống ở nước ta. Trong công trình “Giáo dục lối sống nếp sống mới”, tác giả Thanh Lê đã phân tích khái niệm lối sống, cơ sở, đặc trưng của lối sống XHCN và so sánh với đặc trưng của lối sống tư sản; từ đó vận dụng vào xem xét lối sống đô thị và xây dựng lối sống nếp sống đô thị, trực tiếp là ở thành phố Hồ Chí
- 17 Minh nước ta. Công trình “Lối sống dân tộc hiện đại mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả Đỗ Huy đã phân tích rõ điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc hiện đại XHCN; bản chất và nội dung cơ bản của lối sống dân tộc hiện đại XHCN; sự vận động của lối sống dân tộc hiện đại ở Việt Nam trước và trong thời kỳ đổi mới; vai trò của lối sống dân tộc hiện đại với sự phát triển nhân cách người Việt Nam. Trong công trình “Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những điều cần khắc phục”, tác giả Phạm Minh Hạc đã chỉ ra những mạnh, yếu trong lối sống truyền thống của người Việt Nam; từ đó khẳng định những giá trị cần phải kế thừa, phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu về xây dựng lối sống của thanh niên và sinh viên có công trình của Phạm Hồng Tung, “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” [133] và công trình của Tạ Ngọc Tấn, “Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực của thanh niên, sinh viên hiện nay” [95]. Các công trình đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về lối sống của thanh niên và sinh viên; đánh giá thực trạng lối sống của họ; đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng lối sống của thanh niên, sinh viên ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, công trình “Thanh niên và lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”, tác giả Phạm Hồng Tung đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của thanh niên và lối sống của thanh niên hiện nay; xu hướng biến đổi lối sống của thanh niên trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế; những yếu tố tác động, có tính chất định hướng trong quá trình biến đổi lối sống của thanh niên; từ đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp xây dựng lối sống thanh niên hiện nay.
- 18 Một số công trình còn nghiên cứu về sự suy thoái về lối sống trong cán bộ, đảng viên hiện nay, như: Kỷ yếu hội thảo Quốc gia của Ban tuyên giáo Trung ương, “Nghiên cứu về sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công cuộc phòng chống” [3]; Vũ Văn Phúc và Ngô Văn Thạo (chủ biên), “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [92]; Ban Tổ chức Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, “Bàn về giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống hiện nay” [2]. Các công trình đã phân tích thực trạng suy thoái và việc phòng chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất mục tiêu, quan điểm, giải pháp và những điều kiện thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng hiện nay. * Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa ở nước ta Công trình của Thanh Lê, “Văn hóa và lối sống” [76]; Lê Như Hoa, “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” [59]; Võ Văn Thắng, “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)” [99]; Đặng Quang Thành, “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN” [97]. Các công trình đã từ góc độ văn hóa để làm rõ các vấn đề lý luận, thực tiễn về lối sống và văn hóa; từ đó đưa ra khái niệm về lối sống có văn hóa; chỉ rõ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá
- 19 truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay và lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Trên bình diện bản sắc dân tộc, công trình “Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại” của tác giả Lê Như Hoa đã làm rõ sự khác nhau giữa khái niệm “lối sống” với “phương thức sản xuất” và “hình thái kinh tế xã hội”; giữa “lối sống” với “nếp sống”, “mức sống”, “lẽ sống”, “cách sống” và đi sâu phân tích đặc trưng của lối sống XHCN; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng nếp sống mới; lối sống trong xã hội hiện đại mang bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nếp sống XHCN trong sinh hoạt lễ hội và lễ thức mới trong nếp sống văn hóa XHCN; một số vấn đề về lối sống đô thị, lối sống gia đình và xây dựng lối sống lành mạnh trong học sinh, sinh viên hiện nay. Trong công trình “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc độ văn hoá truyền thống dân tộc)”, tác giả Võ Văn Thắng đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống mới mang tính dân tộc hiện đại nhân văn ở Việt Nam hiện nay là ảnh hưởng của KTTT; quá trình toàn cầu hóa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; lối sống tiểu nông và tư tưởng, đạo đức phong kiến; đồng thời phân tích một số vấn đề đặt ra khi kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc trong xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, trong công trình “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN”, tác giả Đặng Quang Thành đã chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữa lối
- 20 sống có văn hóa của thanh niên với các bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra quan niệm về lối sống có văn hoá, chỉ rõ tầm quan trọng của nó đối với việc hình thành nhân cách của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới ở nước ta; phân tích những yếu tố tác động và thực trạng xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới đất nước; từ đó đề xuất phương hướng, quan điểm và các giải pháp xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niên thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. * Các công trình nghiên cứu về xây dựng lối sống có văn hóa trong QĐNDVN. Nghiên cứu về lối sống của con người trong môi trường quân sự là vấn đề khó và phức tạp. Bởi hoạt động của con người bên cạnh tác động của những quy luật chung còn bị chi phối bởi các quy luật đặc thù của tổ chức quân sự. Một số công trình đã nghiên cứu việc xây dựng lối sống của sĩ quan trẻ quân đội và những ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội ta. Tiêu biểu là công trình của tác giả: Vũ Công Toàn, “Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ ở các doanh nghiệp Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục” [106]; Nguyễn Ngọc Ba, “Ảnh hưởng của ch ủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [1]. Các công trình đã phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa cá nhân và thực dụng; từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng đến nhân cách người cán bộ quân đội hiện nay. Đặc biệt, công trình của Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng do Phạm Xuân Hảo (chủ biên),
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xây dựng và quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp may Việt Nam
0 p | 313 | 73
-
Luận án tiến sĩ kinh doanh: Xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam
260 p | 186 | 42
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
192 p | 107 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo công tác an ninh, trật tự giai đoạn hiện nay
190 p | 56 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng khu vực phòng thủ giai đoạn hiện nay
191 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
207 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
206 p | 43 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh học: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
184 p | 25 | 11
-
Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
162 p | 66 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các đảng ủy cơ quan báo chí Trung ương lãnh đạo bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay
246 p | 19 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Bồi dưỡng phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
27 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng: Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
27 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Xây dựng lối sống có văn hóa của học viên ở các trường đào tạo sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
29 p | 99 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Xây dựng: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến kết quả xác định một số thông số mặt đường bê tông xi măng sân bay bằng thiết bị gia tải động
161 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước: Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ là người Khmer giai đoạn hiện nay
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn