intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện Trisomy 13, Trisomy 18, Trisomy 21

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:155

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện Trisomy 13, Trisomy 18, Trisomy 21" trình bày các nội dung chính sau: Nhận định tình hình bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa; Phân tích giá trị sàng lọc trước sinh cho sản phụ để phát hiện thai trisomy 13, trisomy 18 và trisomy 21 tại 2 tỉnh trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hòa, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện Trisomy 13, Trisomy 18, Trisomy 21

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRƯƠNG QUANG VINH BẤT THƯỜNG THAI SẢN TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA, GIÁ TRỊ CỦA SÀNG LỌC TRƯỚC SINH ĐỂ PHÁT HIỆN TRISOMY 13, TRISOMY 18, TRISOMY 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRƯƠNG QUANG VINH BẤT THƯỜNG THAI SẢN TẠI ĐÀ NẴNG VÀ BIÊN HÒA, GIÁ TRỊ CỦA SÀNG LỌC TRƯỚC SINH ĐỂ PHÁT HIỆN TRISOMY 13, TRISOMY 18, TRISOMY 21 Chuyên ngành : Sản phụ khoa Mã số : 9720105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. LƯU THỊ HỒNG 2. PGS.TS. TRẦN ĐỨC PHẤN HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành cám ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội. Đặc biệt, học trò xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS.TS. Trần Đức Phấn và Cô PGS.TS. Lưu Thị Hồng. Thầy Cô đã hết lòng dạy bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng chấm luận án đã cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn Sản phụ khoa đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Y sinh học Di truyền - Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô trong nhóm nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước đã cho phép tôi sử dụng số liệu của đề tài, nhóm nghiên cứu tại Đà Nẵng và Biên Hòa trực tiếp tham gia nghiên cứu. Cuối cùng, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu nhất đã dành cho tôi sự yêu thương, chăm sóc tận tình, đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trương Quang Vinh
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trương Quang Vinh, nghiên cứu sinh khóa 33, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Thị Hồng và PGS.TS. Trần Đức Phấn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Người thực hiện Trương Quang Vinh
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2D : Hai chiều 3D : Ba chiều AFP (α FP) : Alfa feto - protein BTBS : Bất thường bẩm sinh BTTS : Bất thường thai sản CĐHHCT : Chất độc hóa học chiến tranh CS : Cộng sự DTBS : Dị tật bẩm sinh n : Số lượng NIPT : Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (Non-Invasive prenatal test) NST : Nhiễm sắc thể NT (Nuchal Translucency): khoảng mờ gáy PAPP - A : Pregnancy - associated plasma protein A. SA : Siêu âm SS : Sơ sinh TCL : Thai chết lưu TKTW : Thần kinh trung ương uE3 : Unconjugate Estriol: estriol không kết hợp WHO : Tổ chức Y tế thế giới βhCG : Beta - human chorionicgonadotropin QF- PCR : Quantitative Fluorescence Polemerase Chain Reaction
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3 1.1. Khái niệm về bất thường thai sản .......................................................... 3 1.2. Tình hình bất thường thai sản và các nghiên cứu chẩn đoán trisomy 13, trisomy18, trisomy 21 trên Thế giới và Việt Nam................................ 3 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 3 1.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................... 5 1.3. Thời gian có khả năng phát sinh dị tật ................................................... 9 1.3.1. Thời kỳ tạo giao tử .......................................................................... 9 1.3.2. Thời kỳ tiền phôi ............................................................................. 9 1.3.3. Thời kỳ phôi ................................................................................. 10 1.3.4. Thời kỳ thai ................................................................................... 10 1.4. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh dị tật bẩm sinh................................ 10 1.4.1. Nguyên nhân do di truyền ............................................................. 10 1.4.2. Nguyên nhân do các tác nhân vật lý ............................................ 11 1.4.3. Nguyên nhân do các tác nhân hoá học .......................................... 12 1.4.4. Nguyên nhân do các tác nhân sinh học ......................................... 13 1.5. Một số phương pháp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh....................... 14 1.5.1. Sàng lọc trước sinh........................................................................ 14 1.5.2. Siêu âm thai ................................................................................... 22 1.5.3. Phương pháp chọc hút dịch ối....................................................... 24 1.5.4. Phương pháp lấy bệnh phẩm là các gai rau ................................. 26 1.5.5. Kỹ thuật xét nghiệm nhiễm sắc thể thai nhi.................................. 27 1.6. Chẩn đoán Trisomy 13, Trisomy 18, Trisomy 21 ............................... 27 1.6.1. Sàng lọc, chẩn đoán Trisomy 13 ................................................... 27
  7. 1.6.2. Sàng lọc, chẩn đoán Trisomy 18 ..................................................................28 1.6.3. Sàng lọc, chẩn đoán Trisomy 21 ................................................... 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 33 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 33 2.2. Đối tượng và quy trình nghiên cứu ...................................................... 33 2.2.1. Cho mục tiêu 1 .............................................................................. 33 2.2.2. Cho mục tiêu 2 .............................................................................. 35 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 38 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 38 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 39 2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................. 45 2.3.4. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................. 46 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 46 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 47 3.1. Tình hình bất thường thai sản và bất thường di truyền tại Thanh Khê (Đà Nẵng) và Biên Hòa....................................................................... 47 3.1.1. Tình hình chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 47 3.1.2. Tình hình thai sản.......................................................................... 52 3.1.3. Tình hình bất thường thai sản và dị tật bẩm sinh của Thanh Khê và Biên Hòa ....................................................................................... 57 3.2. Tình hình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh ............................................ 67 3.2.1. Tình hình thai sản chung tại Đà Nẵng và Biên Hòa ..................... 67 3.2.2. Tình hình siêu âm thai................................................................... 68 3.2.3. Tình hình sàng lọc trước sinh từ huyết thanh mẹ ......................... 71 3.2.4. Chẩn đoán trước sinh .................................................................... 73 3.2.5. Giá trị của sàng lọc trước sinh ...................................................... 74
  8. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 77 4.1. Về bất thường thai sản và dị tật bẩm sinh của Thanh Khê và Biên Hòa 77 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 77 4.1.2. Về tình hình thai sản ..................................................................... 79 4.2. Về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh ....................................................... 96 4.2.1. Về thực trạng áp dụng và giá trị của sàng lọc trước sinh bằng huyết thanh mẹ .............................................................................. 96 4.2.2. Về giá trị của sàng lọc trước sinh ............................................... 100 4.2.3. Về thực trạng áp dụng và giá trị của siêu âm thai....................... 104 4.2.4. Giá trị của chẩn đoán trước sinh ................................................. 108 KẾT LUẬN ................................................................................................... 110 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 112 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nồng độ 2,3,7,8-TCDD và đương lượng dioxin trong máu trộn . 7 Bảng 1.2. Kết quả các bất thường thai sản ở Biên hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Hà Đông (năm 2002) .................................................................... 8 Bảng 3.1. Thông tin về tuổi, nghề nghiệp và dân tộc của đối tượng nghiên cứu .... 47 Bảng 3.2. Tiền sử sử dụng rượu, bia, thuốc lá của các đối tượng nghiên cứu . 49 Bảng 3.3. Tỷ lệ BTTS và tỷ lệ bà mẹ bị BTTS ........................................... 52 Bảng 3.4. Tỷ lệ các dạng BTTS .................................................................. 53 Bảng 3.5. Tỷ lệ số lần bất thường thai sản ở các địa điểm nghiên cứu....... 54 Bảng 3.6. Xác định yếu tố nguy cơ phơi nhiễm và bất thường thai sản ..... 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ số lần sẩy thai .................................................................... 55 Bảng 3.8. Tỷ lệ số lần thai lưu .................................................................... 56 Bảng 3.9. Tỷ lệ sinh con bị dị tật theo tuổi mẹ ........................................... 56 Bảng 3.10. Tỷ lệ các dạng BTTS .................................................................. 58 Bảng 3.11. Yếu tố nguy cơ phơi nhiễm liên quan với bất thường thai sản... 59 Bảng 3.12. Tỷ lệ thai sảy và tỷ lệ bà mẹ có bị sảy thai ................................. 59 Bảng 3.13. Tỷ lệ số lần sẩy thai .................................................................... 60 Bảng 3.14. Tỷ lệ sẩy thai theo thứ tự lần mang thai ..................................... 60 Bảng 3.15. Sẩy thai theo tuần thai ................................................................. 61 Bảng 3.16. Sẩy thai theo tuổi mẹ .................................................................. 61 Bảng 3.17. Tỷ lệ số lần thai chết lưu ............................................................. 62 Bảng 3.18. Tuổi thai khi thai chết lưu ........................................................... 63 Bảng 3.19. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh và tỷ lệ phát triển bất thường .................... 63 Bảng 3.20. Sự phân bố từng loại DTBS theo cơ quan và hệ cơ quan ở từng địa điểm nghiên cứu .................................................................... 64 Bảng 3.21. Tỷ lệ sinh con bị dị tật theo tuổi mẹ ........................................... 65 Bảng 3.22. Tỷ lệ DTBS con theo tiền sử dùng acid folic của mẹ trong quá trình mang thai ............................................................................ 66
  10. Bảng 3.23. Tỷ lệ các phụ nữ có thai ở Đà Nẵng, Biên Hòa thời gian từ 2012 - 2015.. 67 Bảng 3.24. Tỷ lệ các phụ nữ có thai tham gia sàng lọc trước sinh ............... 68 Bảng 3.25. Số lần siêu âm thai trong thời gian mang thai ............................ 68 Bảng 3.26. Các giai đoạn siêu âm ................................................................. 69 Bảng 3.27. Tỷ lệ các thai phụ chỉ siêu âm thai ở 1 giai đoạn ....................... 70 Bảng 3.28. Bất thường trên siêu âm .............................................................. 70 Bảng 3.29. Kết quả double test ở Đà Nẵng, Biên Hòa.................................. 71 Bảng 3.30. Kết quả triple test ở Thanh Khê - Đà Nẵng, Biên Hòa ............... 72 Bảng 3.31. Kết quả phân tích nhiễm sắc thể từ tế bào ối ở Thanh Khê-Đà Nẵng và Biên Hòa ....................................................................... 73 Bảng 3.32. Giá trị của sàng lọc 3 tháng đầu để phát hiện thai bất thường NST ở Thanh Khê - Đà Nẵng và Biên Hòa......................................... 74 Bảng 3.33. Giá trị của sàng lọc 3 tháng giữa để phát hiện thai bất thường NST ở Thanh Khê - Đà Nẵng và Biên Hòa. ............................... 76 Bảng 4.1. Tần suất BTTS ở Thanh Khê, Biên Hòa và Phù Cát năm 2001, 2012, 2013 và 2015..................................................................... 88 Bảng 4.2. Tần suất thai chết lưu ở Thanh Khê, Biên Hòa và Phù Cát năm 2001, 2012, 2013 và 2015........................................................... 91 Bảng 4.3. Tần suất DTBS ở Thanh Khê, Biên Hòa và Phù Cát năm 2001, 2012, 2013 và 2015..................................................................... 92 Bảng 4.4. Kết quả double test, triple test ở Đà Nẵng, Biên Hòa và Hà Nội98 Bảng 4.5. Giá trị của sàng lọc để phát hiện thai bất thường NST ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ................................................................. 102
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tiền sử mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ............................ 51 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ BTTS và tỷ lệ bà mẹ bị BTTS ......................................... 57 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số lần bị BTTS ở các địa điểm nghiên cứu...................... 58 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thai lưu và tỷ lệ bà mẹ có bị thai lưu ............................... 62 Biểu đồ 4.1. Tần suất sảy thai ở Thanh Khê, Biên Hòa và Phù Cát năm 2001, 2013 và 2015 ............................................................................. 89
  12. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tăng khoảng mờ gáy đo trên mặt cắt chuẩn trên siêu âm ........... 22 Hình 1.2. Kỹ thuật hút dịch ối...................................................................... 24 Hình 1.3. Kỹ thuật sinh thiết gai rau qua thành bụng hoặc qua cổ tử cung dưới hướng dẫn của siêu âm. .............................................. 26 Hình 1.4. Trẻ mắc hội chứng Patau ............................................................. 27 Hình 1.5. Trẻ mắc hội chứng Edwards ........................................................ 29 Hình 1.6. Trẻ mắc hội chứng Down ............................................................ 32
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Một em bé khỏe mạnh ra đời là niềm vui, hạnh phúc, là tương lai của gia đình và xã hội. Dị tật thai nhi gặp tỷ lệ thấp nhưng luôn là nỗi ám ảnh rất lớn của thai phụ và gia đình. Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh (DTBS) sẽ giúp thầy thuốc có quyết định chính xác, kịp thời nhằm hạn chế việc ra đời các trẻ tật nguyền hoặc có các biện pháp khắc phục sớm cho các bất thường nhẹ, qua đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ sinh sản của ngành y tế, nhằm nâng cao chất lượng dân số, cải tạo nòi giống và giảm tỉ lệ trẻ bị DTBS là nhiệm vụ quan trọng của cả cộng đồng nói chung và ngành phụ sản nói riêng. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện những bất thường thai nhi ngay khi còn ở trong tử cung. Các test sàng lọc trước sinh (SLTS) để phát hiện dị tật thai nhi có quy trình lấy máu đơn giản, không gây hại cho thai phụ và thai nhi, phân tích mẫu nhanh, thông tin cung cấp có giá trị, chi phí xét nghiệm phù hợp được cộng đồng chấp nhận. Phương pháp sàng lọc là định lượng một số chất có trong huyết thanh mẹ. Siêu âm sàng lọc thường qui phát hiện bất thường thai nhi đã được thực hiện ở Đức từ năm 1980, ở Nauy từ 1986, ở Iceland từ 1987. Hiện nay ở Việt Nam, siêu âm được sử dụng rộng rãi từ tuyến huyện, các cơ sở y tế công lập cũng như tư nhân, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, giá rẻ, bệnh nhân dễ chấp nhận, có thể làm sàng lọc ngay từ tuần cuối của ba tháng đầu thai kỳ. Mặt khác, sự ra đời của các thế hệ máy siêu âm với chất lượng cao, cùng với kinh nghiệm của các thầy thuốc làm siêu âm giúp cho việc phát hiện những bất thường của thai trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Trong các xét nghiệm SLTS từ máu mẹ thì triple test (AFP, hCG, uE3) và double test (PAPP-A, fb-hCG) được sử dụng rộng rãi nhất. Các xét nghiệm
  14. 2 này đặc biệt có giá trị cho biết nguy cơ thai mắc hội chứng Down, trisomy 18, trisomy 13, dị tật ống thần kinh. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu đánh giá giá trị của sàng lọc trước sinh trong phát hiện bất thường phôi thai. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu đánh giá giá trị của tổng thể các phương pháp sàng lọc xác định nguy cơ các bất thường phôi thai, đặc biệt trong hội chứng trisomy 13, trisomy 18 và trisomy 21. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỉ lệ trẻ bị DTBS chiếm khoảng 3 - 4% trong đó 2 - 3% trẻ sơ sinh sống có DTBS nặng biểu hiện rõ khi sinh. Thống kê một số nước phương Tây thấy tỉ lệ bị DTBS ở trẻ mới sinh là 2 - 3% 1,2. Ở Việt Nam trong 2 năm từ 2001 - 2002 tại khoa Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã thống kê trên 8131 trẻ phát hiện tỉ lệ DTBS là 3,56% 3. Chiến tranh đi qua bao năm nhưng dư âm cuộc chiến vẫn lưu dấu trong đất, nước, cỏ cây và con người Việt Nam. Đà nẵng và Biên Hoà là hai địa điểm có sân bay quân sự cũ của quân đội Mỹ, là nơi tàng trữ chất diệt cỏ. Sau chiến tranh, các hoá chất độc hại vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến người dân sống trong khu vực phơi nhiễm. Tình hình bệnh tật nói chung và đặc biệt là DTBS, bất thường thai sản ở Đà nẵng và Biên Hoà cao hơn các nơi khác cùng thời điểm điều tra 4,5,6 . Bất thường thai sản đã có rất nhiều nghiên cứu song đều là các nghiên cứu tại bệnh viện, các số liệu nghiên cứu tại cộng đồng rất hiếm. Với những thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hoà, giá trị của sàng lọc trước sinh để phát hiện trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21” với các mục tiêu sau: 1. Nhận định tình hình bất thường thai sản tại Đà Nẵng và Biên Hoà. 2. Phân tích giá trị sàng lọc trước sinh cho sản phụ để phát hiện thai trisomy 13, trisomy 18 và trisomy 21 tại 2 tỉnh trên.
  15. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về bất thường thai sản Bất thường thai sản (BTSS) (Adverse Pregnancy Outcomes) là các bất thường của thai và bất thường trong quá trình mang thai, dẫn đến suy giảm chất lượng sinh sản, ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình 1,7,8. Các nhóm bất thường thai sản Bất thường thai sản có các dạng sau: - Sẩy thai; - Thai chết lưu; - Dị tật bẩm sinh; - Một số dạng bất thường khác như Thai trứng; Chửa ngoài tử cung; Thai chậm phát triển trong tử cung; Đẻ non; Thai già tháng; Chậm phát triển tâm thần và thể chất. Tùy theo sự quan tâm của từng tác giả mà một dạng hoặc một số dạng BTTS được đề cập. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến 3 dạng của BTTS đó là DTBS, sẩy thai (ST) và thai chết lưu (TCL), đặc biệt chúng tôi chú ý nhiều đến DTBS và bất thường NST. 1.2. Tình hình bất thường thai sản và các nghiên cứu chẩn đoán trisomy 13, trisomy18, trisomy 21 trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Trên thế giới Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc thì ít nhất 25% dân số thế giới ít nhiều bị ảnh hưởng bởi khuyết tật. Kết quả thống kê năm 2007 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy tỉ lệ người khuyết tật trên thế giới chiếm khoảng 10%
  16. 4 trong tổng số dân số tương ứng với 650 triệu, riêng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số lượng dị tật chiếm 2/3. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hội chứng Down đứng hàng đầu, chiếm gần một nửa các bất thường nhiễm sắc thể (NST). Hàng năm tỉ lệ sinh trẻ có hội chứng Down từ 120-160/100.000 trẻ đẻ sống (WHO). Trẻ bị dị tật ống thần kinh với tỉ lệ 1/300 trẻ đẻ ra sống. Dị tật ống thần kinh cũng là một bất thường phổ biến trên thế giới, ở một số vùng như Bắc nước Anh tỉ lệ dị tật ống thần kinh cao, có thể đến 8/1000 trẻ sơ sinh 1. Một nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp 238 công trình nghiên cứu, thống kê số liệu về DTBS ở 29 triệu lần sinh cho thấy: tỉ lệ DTBS là 1,08%. Ở Hoa Kỳ nghiên cứu DTBS trên 4412 trẻ sơ sinh trong 2 ngày đầu sau sinh cho thấy tỉ lệ DTBS nhỏ là 14,7% và DTBS lớn là 2,04%. Nghiên cứu trên 4 vùng của Anh cho thấy tỉ lệ dị tật lớn là 2,1% ở trẻ mới đẻ và các dị tật này gây chết chu sinh và chết trẻ trong năm đầu tiên là 21% 9,7. Một nghiên cứu (2015) tiến hành nghiên cứu sàng lọc DTBS tại Ấn Độ cho thấy, trong sàng lọc trisomy 21 theo tuổi mẹ và β-hCG và PAPP-A huyết thanh, tỷ lệ phát hiện là khoảng 65% với tỷ lệ dương tính giả là 5%. Sàng lọc bằng xét nghiệm sinh hóa và siêu âm cũng có thể được thực hiện trong hai lần liên tiếp vào tuần thứ 11 - 13 và lần thứ hai lúc 15 - 18 tuần sẽ cải thiện tỉ lệ phát hiện từ 90% lên 93-94% 10. Liên quan giữa DTBS và phơi nhiễm chất độc hóa học chiến tranh (CĐHHCT): Theo một công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature năm 2003, tổng số hoá chất mà quân đội Mỹ đã phun, rải xuống Việt Nam là 76,9 triệu lít trong đó chất da cam/dioxin là 49,3 triệu lít (chiếm 64%). Theo Stellman (2003) ước tính có khoảng 2,1 - 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm trực tiếp với dioxin trong hoá chất diệt cỏ do quân đội Mỹ rải
  17. 5 xuống miền Nam Việt Nam từ 1962 -1971 chưa kể con cháu của nạn nhân và một lượng lớn nhiễm qua đường thực phẩm 11. Cho đến năm 2007, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y khoa (Mỹ) kết luận có ít nhất 5 bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với dioxin, tiếp theo là một danh sách được đề xuất là 17 nhóm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm dioxin . 12,13 Những bệnh này đều gặp trên những nạn nhân da cam/dioxin Việt Nam. 1.2.2. Tại Việt Nam Theo Nguyễn Thị Phượng, tỉ lệ DTBS tại Viện Nhi quốc gia tăng lên theo thời gian từ năm 1981-1990. Tỉ lệ DTBS chiếm 3,6% trên bệnh nhi toàn viện. Năm 1991-1996 là 11,9% và 1998-1999 là 12,4%. Trong đó bệnh di truyền chiếm 1,19% bệnh nhân toàn viện, hội chứng Down là bệnh hay gặp nhất của các bệnh rối loạn NST. Trong các dị tật về hệ thần kinh thì não bẩm sinh, thoát vị não, não úng thủy là những dị tật hay gặp nhất. DTBS có mặt trong 10% tổng số trẻ tử vong tại khoa sơ sinh Viện nhi quốc gia 14. Theo Hoàng Thị Ngọc Lan và cộng sự (2007) về đánh giá giá trị của test sàng lọc để phát hiện các DTBS ở 2379 phụ nữ mang thai ở ngoại thành Hà Nội cho thấy tỉ lệ test sàng lọc dương tính là 29,11% với dương tính giả là 23,3% ở nhóm có nguy cơ cao. Tương tự với 27,3% và 22,6% ở nhóm có nguy cơ thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ phát hiện của cả hai nhóm đều đạt 100% 15. Trần Thị Thanh Hương, Phan Thị Hoan và cs nghiên cứu trên 7000 thai phụ ở vùng có CĐHHCT cho thấy, tỉ lệ thai phụ có nguy cơ cao DTBS là 14,67%, với hội chứng Down là 11,93%, trisomy 18 là 2,07% và dị tật ống thần kinh là 0,67% 16. Liên quan đến phơi nhiễm CĐHHCT, 17 nhóm bệnh, DTBS do các nhà nghiên cứu thuộc Viện Y khoa (Mỹ) kết luận đều gặp trên những nạn
  18. 6 nhân da cam/dioxin Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2002) kết luận có mối liên quan giữa sự phơi nhiễm CĐHHCT với tình trạng sinh con bị DTBS. Mức độ phơi nhiễm càng nhiều, tỉ lệ sinh con dị tật càng cao. Những thai phụ tiếp xúc trực tiếp với CĐHHCT có nguy cơ sinh con dị tật gấp 14 lần so với các thai phụ hoàn toàn không có phơi nhiễm. Còn các thai phụ tuy không tiếp xúc trực tiếp với dioxin nhưng sống trong vùng từng bị rải CĐHHCT sau năm 1980 sẽ có nguy cơ sinh con dị tật gấp 1,42 lần so với các thai phụ hoàn toàn không phơi nhiễm 3. 1.2.3. Tình hình phơi nhiễm chất da cam/dioxin và bất thường thai sản, dị tật bẩm sinh ở Đà Nẵng và Biên Hòa Trong chiến tranh, Đà Nẵng và Biên Hòa có sân bay là nơi chứa chất diệt cỏ. Sau chiến tranh, các hóa chất độc hại tiếp tục ảnh hưởng đến những người sống trong các khu vực này. Theo Hoàng Đình Cầu và cs (1994): nồng độ dioxin ở sân bay Biên Hòa là > 1x 106 ppt (trong khi ở Hà Nội xét nghiệm không phát hiện được); nồng độ trong máu trộn ở Biên Hòa 1991 là 28,0pg (n = 50), năm 1992 là 7,3 pg (trong khi đó ở Hà Nội là 2,4 pg). Ở Đà Nẵng năm 1992 nồng độ dioxin trong mẫu máu trộn là 19,0 pg 17. Theo nghiên cứu của một số tác giả 18,19,12,13, nồng độ dioxin trung bình trong đất trên lớp mặt 20 - 30 cm, bùn ở các khu vực nghiên cứu: Đà Nẵng > Biên Hòa > Bình Định >> Bình Dương, Tây Ninh. Dioxin trong bùn lắng ở các hồ ao, sông giao động từ 100 đến 1000 ppt. Tỷ lệ 2,3,7,8-TCDD rất cao: 80 - 99%. Theo Arnold Schecter và cs, nồng độ 2,3,7,8-TCDD và đương lượng dioxin trong máu lấy chung (máu trộn) ở Việt Nam như sau 12,20:
  19. 7 Bảng 1.1. Nồng độ 2,3,7,8-TCDD và đương lượng dioxin trong máu trộn Tuổi Địa điểm Ngày Số TCCD TEQ trung thu mẫu người bình Hà Nội 3/91 33 45 1,2 12,0 Thừa Thiên, Huế 1/91 30 57 11,0 57,0 Đà Nẵng 2/91 49 59 18,0 77,0 Đà Nẵng 8/92 100 30 14,0 96,3 Đà Nẵng 8/92 100 56 19 118,2 Đồng Nai (Biên Hòa) 3/91 50 51 28,0 47,0 Đồng Nai 8/92 100 23 12,0 49,8 Đồng Nai 8/92 100 51 14,0 61,0 Đồng Nai (Biên Hòa) 5/92 100 47 7,3 22,8 Đồng Nai (Biên Hòa) 5/92 100 - 12 49 * TCCD = 2,3,7,8-TCDD; TEQ = dioxin tổng Theo báo cáo, hiện nay tình trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa rất phức tạp. Mặc dù vào năm 2009 đã hoàn thành chôn lấp cách ly 94.000 m3 đất nhiễm dioxin ở khu vực Z1 sân bay Biên Hòa, nhưng khu vực phía nam Z1 và khu vực phía tây sân bay vẫn còn hơn 10ha bị ô nhiễm 13,21. Qua các nghiên cứu cho thấy: nồng độ dioxin tồn lưu ở Biên Hòa và Đà Nẵng là cao hơn nhiều so với các nơi khác được đo ở cùng thời điểm, không những nó cao hơn những nơi không bị rải CĐHHCT mà còn cao hơn cả những nơi có bị rải khác như ở Thừa Thiên - Huế. Dioxin không chỉ cao trong môi trường mà ở trong cơ thể người (máu trộn), nồng độ dioxin cũng cao. Lê Bách Quang và cs nghiên cứu ở Đà Nẵng, Biên Hòa, Phù Cát và lấy nhóm chứng ở Hà Đông. Kết quả các tỷ lệ BTTS (năm 2002) như sau 19:
  20. 8 Bảng 1.2. Kết quả các bất thường thai sản ở Biên hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và Hà Đông (năm 2002) Chỉ tiêu nghiên cứu Biên Hòa Đà Nẵng Phù Cát Hà Đông n=594 n= 631 n= 515 n= 621 Sảy thai, thai chết lưu 97 (16,3) 108 (17,1) 71 (13,8) 61 (9,8) Con bị chết khi đẻ 17 (2,9) 21 (3,3) 7 (1,4) 10 (1,6) Con chết tuần đầu 10 (1,7) 12 (1,9) 8 (1,6) 1 (0,2) Đẻ non (< 27 tuần) 13 (2,2) 16 (2,5) 11 (2,1) 9 (1,4) Con nhẹ cân (< 2500 gr) 30 (5,1) 37 (5,9) 12 (2,3) 14 (2,3) Con khuyết tật 24 (4,0) 23 (3,6) 9 (1,7) 8 (1,3) Chửa trứng 15 (2,5) 11 (1,7) 8 (1,6) 13 (2,1) Trịnh Văn Bảo và cs (2004), điều tra tình hình BTTS ở các phụ nữ tuổi sinh sản tại Thanh Khê - Đà Nẵng, Phù Cát - Bình Định và Thái Bình với cỡ mẫu lần lượt là: 8.349, 13.092 và 10.479. Kết quả cho thấy tỷ lệ ST ở Đà Nẵng, Bình Định và Thái Bình theo thứ tự là 1,97%; 3,71% và 1,53%. Tỷ lệ ST ở Bình Định cao nhất, tiếp đến là Đà Nẵng và Thái Bình thấp nhất (p < 0,001). Tỷ lệ bà mẹ bị ST ở Bình Định cũng cao nhất (8,7%), khác biệt so với ở Đà Nẵng và Thái Bình (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2