intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Bệnh wilson ở trẻ em Việt Nam đặc điểm lâm sàng, sinh hóa, điều trị, tầm soát và di truyền học phân tửc

Chia sẻ: Thao Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

132
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Bệnh wilson ở trẻ em Việt Nam đặc điểm lâm sàng, sinh hóa, điều trị, tầm soát và di truyền học phân tử" với mục tiêu chính như: Mô tả đặc điểm dân số học, thể lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Wilson theo phân loại Leipzig 2003, xác định đặc điểm đột biến phân tử gien ATP7B, chứng minh bước đầu mối liên quan kiểu gien-kiểu hình,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Bệnh wilson ở trẻ em Việt Nam đặc điểm lâm sàng, sinh hóa, điều trị, tầm soát và di truyền học phân tửc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ Y TẾ<br /> <br /> ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> HOÀNG LÊ PHÚC<br /> <br /> BỆNH WILSON Ở TRẺ EM VIỆT NAM<br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HÓA,<br /> ĐIỀU TRỊ, TẦM SOÁT VÀ<br /> DI TRUYỀN HỌC PHÂN TỬ<br /> <br /> Chuyên ngành: Nhi khoa<br /> Mã số: 62720135<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS TRẦN DIỆP TUẤN (HDC)<br /> PGS.TS PHẠM LÊ AN (HDP)<br /> Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN GIA KHÁNH<br /> Trường đại học Y Hà Nội<br /> Phản biện 2: PGS.TS. ĐỖ THỊ THANH THỦY<br /> Đại học Y Dược TP. HCM<br /> Phản biện 3: PGS.TS. PHAN HÙNG VIỆT<br /> Trường đại học Y Dược Huế<br /> Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường<br /> Họp tại Đại học Y Dược TP.HCM<br /> số 217 Hồng Bàng – Quận 5 – TP.HCM.<br /> Vào lúc 8g30 ngày 16 tháng 6 năm 2017.<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM<br /> - Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM<br /> <br /> 1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Bệnh Wilson được đặt tên theo họ của bác sĩ Samuel Alexander<br /> Kinnier Wilson (Wilson SAK), là người phát hiện bệnh đầu tiên năm 1912<br /> [140]. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa đồng, di truyền tính lặn và gien gây<br /> bệnh, ATP7B, nằm trên nhiễm sắc thể 13. Gien bị đột biến làm sản phẩm<br /> protein của nó, enzym ATP7B, bị thay đổi hoặc mất chức năng, vì vậy đồng<br /> không thể thải ra ngoài qua mật mà bị tích tụ ở gan, sau đó lắng đọng ở các cơ<br /> quan khác, thường nhất là não, mắt và hồng cầu, gây ra các biểu hiện bệnh<br /> tương ứng.<br /> Bệnh Wilson được xếp vào nhóm bệnh hiếm gặp, tính trên toàn cầu độ<br /> lưu hành bệnh là 12-29/ triệu dân và tần suất mắc bệnh mới là 1: 30.000 với tỷ<br /> lệ người lành mang gien bệnh là 1:100 [50]. Mặc dù hiếm nhưng bệnh Wilson<br /> lại là bệnh gan chuyển hóa di truyền thường gặp nhất. Trong một thời gian dài<br /> sau khi được Wilson phát hiện, các bệnh nhân này đều tử vong hoặc tàn tật<br /> [50],[104]. Mãi cho tới khi Walshe tìm ra D-Penicillamine, rồi Trientine thì<br /> bệnh Wilson lại là bệnh gan chuyển hóa có thể điều trị, thậm chí khi xơ gan<br /> đã ở giai đoạn trễ [15]. Phát hiện này cùng với sự kiện ba nhóm nghiên cứu<br /> độc lập cùng tìm ra gien gây bệnh ATP7B vào năm 1993 [22],[126],[144] đã<br /> làm các nhà khoa học rất lạc quan, cho rằng trong một thời gian ngắn sẽ có<br /> phương pháp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này. Thế nhưng,<br /> trong hơn 20 năm nay người ta dần dần nhận ra thật sự mình còn biết quá ít về<br /> căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng thật sự rất phức tạp này.<br /> Tính phức tạp của nó thể hiện đầu tiên ở tính đa dạng lâm sàng. Bệnh<br /> có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như gan, thần kinh, thận, mắt,<br /> hồng cầu, xương khớp, thậm chí ở tim. Thêm vào đó, ngay cả hai biểu hiện<br /> <br /> 2<br /> <br /> chính và đặc trưng của bệnh là gan và thần kinh cũng biểu hiện lâm sàng rất<br /> đa dạng. Có thể nói bệnh Wilson có thể biểu hiện giống bất kỳ bệnh gan do<br /> những nguyên nhân khác nên trước một trường hợp bệnh gan không rõ<br /> nguyên nhân chúng ta cần nghĩ đến bệnh này trong chẩn đoán phân biệt. Điều<br /> này cũng đúng với biểu hiện thần kinh của bệnh. Hơn nữa, đáp ứng điều trị<br /> của bệnh đối với các loại thuốc thải đồng và cạnh tranh hấp thu đồng cũng rất<br /> khác nhau. Điều đặc biệt nguy hiểm là đã có báo cáo nếu ngưng điều trị thải<br /> đồng thì bệnh nhân có thể vào thể tối cấp, tử vong nếu không được ghép gan.<br /> Chi phí điều trị cho các trường hợp phát hiện bệnh trễ rất cao và thời gian hồi<br /> phục thường lâu làm người ta hướng nguồn lực đến việc tìm cách chẩn đoán<br /> bệnh sớm. Chẩn đoán sớm còn giúp chúng ta quản lý được thể bệnh Wilson<br /> tối cấp vì nó có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm tuổi nào. Ba đặc trưng của bệnh<br /> là nồng độ ceruloplasmin trong máu giảm, nồng độ đồng trong nước tiểu 24<br /> giờ cao và vòng Kayser Fleisher có thể giúp chẩn đoán bệnh sớm hơn rất<br /> nhiều mà không cần bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng rõ ràng như những<br /> trường hợp đến quá trễ. Rủi thay, lại một lần nữa, ba đặc trưng này đều xuất<br /> hiện rất thay đổi trong tiến trình bệnh nên không thể đơn độc giúp chẩn đoán<br /> xác định hay loại trừ hoàn toàn được bệnh Wilson.<br /> Sinh học phân tử có giá trị giúp chẩn đoán sớm các bệnh di truyền.<br /> Nhưng đối với bệnh Wilson áp dụng khái niệm này không đơn giản. Cho tới<br /> thời điểm 2013 đã có gần 500 đột biến phân tử gien ATP7B đã được công bố<br /> [58]. Phần lớn các đột biến này xảy ra lẻ tẻ, ít có tính lặp lại. Hơn nữa, khảo<br /> sát sự phân bố các đột biến này lại cho thấy có sự khác biệt rất đáng kể theo<br /> vùng miền, quốc gia và chủng tộc. Tính đa dạng trong đột biến phân tử tạo<br /> nên sự đa dạng trong kiểu gien, đặc biệt kiểu gien dị hợp tử kép chiếm đa số<br /> làm chúng ta rất khó xác định vai trò cũng như tính ngoại hiện của từng đột<br /> biến trong cơ chế bệnh sinh. Vì vậy việc xác định rõ ràng mối liên quan kiểu<br /> <br /> 3<br /> <br /> gien-kiểu hình đòi hỏi phải có cỡ mẫu lớn, trong bối cảnh bệnh hiếm gặp nên<br /> cần có tính toàn cầu, chuẩn hóa tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại kiểu hình<br /> để có thể quy nạp và tìm ra mối liên quan. Điều này cũng có nghĩa là việc<br /> nghiên cứu phân loại lâm sàng, chẩn đoán, điều trị, tầm soát, phân tích đột<br /> biến phân tử của từng địa phương là rất cần thiết cho việc xử trí hiệu quả hơn<br /> căn bệnh này.<br /> Mặc dù y văn cho thấy bệnh Wilson đã được phát hiện ở Việt Nam từ<br /> thập niên 60 của thế kỷ trước, nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào tại<br /> nước ta đánh giá toàn diện bệnh lý này từ lâm sàng đến sinh học phân tử ở trẻ<br /> em. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu xác định các đặc điểm lâm sàng, sinh<br /> hóa, đột biến, đáp ứng điều trị và tầm soát bệnh Wilson ở trẻ em Việt Nam để<br /> góp phần phát hiện và điều trị hiệu quả và sớm bệnh lý này.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2