intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

18
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi" trình bày các nội dung chính sau: Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai; Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá của phương pháp tư vấn trực tiếp kết hợp với tư vấn qua điện thoại ở bệnh nhân mắc một số bệnh phổi

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM THỊ LỆ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAI THUỐC LÁ CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TRỰC TIẾP KẾT HỢP VỚI TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI Ở BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH PHỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI PHẠM THỊ LỆ QUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAI THUỐC LÁ CỦA PHƯƠNG PHÁP TƯ VẤN TRỰC TIẾP KẾT HỢP VỚI TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI Ở BỆNH NHÂN MẮC MỘT SỐ BỆNH PHỔI Chuyên ngành : Nội Hô hấp Mã số : 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Quý Châu 2. PGS.TS. Trần Xuân Bách HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CẢM ƠN Với tất cả lòng biết ơn và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô: GS.TS. Ngô Quý Châu, người Thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức và ý kiến quý báu, luôn khích lệ động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập kể từ khi còn là một bác sỹ nội trú đến khi trở thành một nghiên cứu sinh để tôi có thể hoàn thành luận án này. PGS.TS. Trần Xuân Bách, người Thầy đã hết lòng hướng dẫn, chỉ dạy, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu. Ban Giám đốc, Phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập, nghiên cứu. Ban lãnh đạo Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Bạch Mai cùng toàn thể các đồng nghiệp của tôi là các bác sỹ, điều dưỡng trong Trung tâm đã luôn hỗ trợ tôi trong công việc, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi có thể dành thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Các bạn tư vấn viên của Tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá 18006606, bác sỹ Trần Thanh Hương đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thường và tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập. Xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn đến chồng và các con là nguồn động lực to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn, tự tin học tập và nghiên cứu. Xin gửi lời tri ân đến những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Phạm Thị Lệ Quyên, nghiên cứu sinh khoá 35 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Nội hô hấp, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Ngô Quý Châu và Thầy Trần Xuân Bách. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2022 Phạm Thị Lệ Quyên
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN: Bệnh nhân BPTNMT: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính CO: Monoxytcacbon DSMIV: (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders): Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần EGFR: Yếu tố tăng trưởng biểu bì FDA: Cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FEV1: Thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên MI: (Motivational Interviewing): Phỏng vấn tạo động lực Q-MAT: (Questionnaire de motivation à l’arrêt du tabac): Bảng câu hỏi động lực cai thuốc lá VAS: (Visual Analogue Scale): Thang tương ứng thị giác VPQM: Viêm phế quản mạn WHO: Tổ chức Y tế thế giới TB ± ĐLC: Trung bình ± Độ lệch chuẩn
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4 1.1. Tổng quan về thuốc lá và cai nghiện thuốc lá ................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm về thuốc lá.......................................................... 4 1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá trên các bệnh lý phổi ................................ 4 1.1.3. Nghiện thuốc lá ............................................................................ 11 1.1.4. Cai nghiện thuốc lá ....................................................................... 15 1.2. Các biện pháp tư vấn cai nghiện thuốc lá ....................................... 23 1.2.1. Tư vấn ngắn ................................................................................. 23 1.2.2. Tư vấn chuyên sâu........................................................................ 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai nghiện thuốc lá .................. 32 1.4. Tình hình nghiên cứu về điều trị cai nghiện thuốc lá trên đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú ................................................................ 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 39 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................... 39 2.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 39 2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 39 2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 39 2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 40 2.4. Chọn mẫu.......................................................................................... 40 2.5. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ đánh giá ....................... 41 2.5.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu ..................................................... 49 2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu............................................................... 51 2.5.3. Công cụ nghiên cứu...................................................................... 53
  7. 2.6. Một số khái niệm, định nghĩa, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu ........................................................................................................... 53 2.7. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 57 2.8. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 58 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 60 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ở hai nhóm can thiệp 61 3.2. Hiệu quả cai thuốc lá của các phương pháp can thiệp ở hai nhóm 71 3.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc .............. 83 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 96 4.1. Hiệu quả của các can thiệp cai thuốc lá trên hai nhóm .................. 96 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc lá ....................... 110 4.2.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với kết quả cai thuốc lá ................................................................................................... 110 4.2.2. Mối liên quan giữa đặc điểm hành vi hút và cai thuốc trước đó đến kết quả cai thuốc lá ..................................................................... 112 4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với kết quả cai thuốc lá ................................................................................................... 114 4.2.4. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh lý đến kết quả cai thuốc lá ... 117 4.2.5. Mối liên quan giữa các triệu chứng khó chịu khi cai thuốc với kết quả cai thuốc lá........................................................................... 118 KẾT LUẬN............................................................................................... 122 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mô hình 5Rs giúp tăng cường động cơ cai thuốc.......................... 45 Bảng 2.2. Phiên giải kết quả nồng độ CO hơi thở ra ..................................... 53 Bảng 2.3. Bảng câu hỏi Fagerstrom đánh giá mức độ nghiện thực thể.......... 55 Bảng 2.4. Bảng câu hỏi Q-MAT đánh giá quyết tâm cai nghiện thuốc lá ..... 56 Bảng 2.5. Thang tương ứng thị giác VAS (Visual Analogue Scale) đánh giá quyết tâm cai nghiện thuốc lá .................................................................. 57 Bảng 3.1. Phân bố đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân .......................... 61 Bảng 3.2. Phân bố đặc điểm hành vi hút thuốc lá trước đó ........................... 62 Bảng 3.3. Phân bố mức độ phụ thuộc nicotine theo thang điểm Fagerstrom . 64 Bảng 3.4. Phân bố tiền sử sử dụng các chất gây nghiện khác ....................... 64 Bảng 3.5. Phân bố về tiền sử nỗ lực cai thuốc trước đó ................................ 65 Bảng 3.6. Phân bố đặc điểm môi trường khói thuốc xung quanh bệnh nhân . 66 Bảng 3.7. Phân bố mức độ quyết tâm cai thuốc lần này của bệnh nhân ........ 67 Bảng 3.8. Phân bố tình trạng bệnh lý của bệnh nhân hai nhóm ..................... 68 Bảng 3.9. Phân bố số cuộc gọi tư vấn và thời gian tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện của nhóm can thiệp tích cực ....................................... 70 Bảng 3.10. Tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá do bệnh nhân tự báo cáo, có xác nhận của người nhà thời điểm 1 tháng sau khi ra viện ................. 71 Bảng 3.11. Tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá do bệnh nhân tự báo cáo, có xác nhận của người nhà thời điểm 3 tháng sau khi ra viện ................. 71 Bảng 3.12. Tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá do bệnh nhân tự báo cáo và có xác nhận của người nhà thời điểm 6 tháng sau khi ra viện ................. 72 Bảng 3.13. Sự thay đổi về hành vi hút thuốc của hai nhóm can thiệp ở các thời điểm theo dõi sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng ............................. 73 Bảng 3.14. Sự khác biệt về tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá do bệnh nhân tự báo cáo và tỷ lệ ngưng sử dụng thuốc lá có sự xác nhận của người nhà .................................................................................................... 74 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp đến kết quả cai thuốc lá. 75
  9. Bảng 3.16. Phân bố triệu chứng khó chịu khi cai của bệnh nhân nghiên cứu tại các thời điểm theo dõi ............................................................ 76 Bảng 3.17. Phân bố triệu chứng khó chịu khi cai của bệnh nhân mỗi nhóm tại các thời điểm theo dõi ................................................................. 77 Bảng 3.18. Tỷ lệ tái nghiện và thời gian tái nghiện của bệnh nhân ............... 78 Bảng 3.19. Phân bố đặc điểm nhân khẩu học của nhóm tái nghiện với nhóm cai thuốc thành công .................................................................... 79 Bảng 3.20. Phân bố đặc điểm hành vi hút và cai thuốc trước đó, mức độ quyết tâm cai thuốc của nhóm tái nghiện với nhóm cai thuốc thành công .................................................................................................... 80 Bảng 3.21. Phân bố đặc điểm yếu tố môi trường khói thuốc xung quanh của nhóm tái nghiện với nhóm cai thuốc thành công ......................... 81 Bảng 3.22. Phân bố đặc điểm triệu chứng lâm sàng, bệnh đồng mắc và thời gian nằm viện của nhóm tái nghiện với nhóm cai thuốc thành công .................................................................................................... 81 Bảng 3.23. Mức độ hài lòng của đối tượng với dịch vụ cai thuốc được nhận 82 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với ........................ 83 kết quả cai thuốc lá....................................................................................... 83 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa một số đặc điểm về hành vi hút thuốc trước đó với kết quả cai thuốc lá................................................................ 85 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiền sử nỗ lực cai thuốc trước đó với kết quả cai thuốc lá .................................................................................. 87 Bảng 3.27. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường khói thuốc xung quanh với kết quả cai thuốc ................................................................... 87 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa sự hỗ trợ của gia đình với kết quả cai thuốc lá.... 88 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa tình trạng bệnh lý với kết quả cai thuốc ....... 89 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa các triệu chứng khó chịu khi cai thuốc với kết quả cai thuốc lá ........................................................................... 91 Bảng 3.31. Phân tích đa biến mối liên quan giữa 1 số yếu tố với kết quả cai thuốc lá ở thời điểm 6 tháng ........................................................ 93
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska .................. 17 Hình 1.2. Hệ thống tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá trên toàn thế giới..... 30 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 43 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình tư vấn ngắn cai nghiện thuốc lá ........................... 44 Hình 2.3. Chu trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska .................. 45 Hình 2.4. Tư vấn trực tiếp khi nằm điều trị nội trú ....................................... 48 Hình 2.5. Tư vấn cai thuốc lá qua tổng đài điện thoại 18006608 .................. 49 Hình 2.6. Máy đo Micro Co của hãng CareFusion ....................................... 52 Hình 3.1. Sơ đồ đối tượng tham gia nghiên cứu ........................................... 60
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hút thuốc lá gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe dẫn đến phải nhập viện. Việc phải nhập viện, đặc biệt là vì các bệnh lý liên quan đết hút thuốc (hô hấp,tim mạch, ung thư,…), là hoàn cảnh để người hút thuốc có thể dễ dàng tiếp nhận các thông điệp về cai thuốc lá cũng như dễ dàng tiếp cận các dịch vụ về cai nghiện thuốc lá từ nhân viên y tế. Nhiều bệnh viện cũng hạn chế hoặc cấm bệnh nhân hút thuốc trong bệnh viện để bảo vệ bệnh nhân và những người khác khỏi nguy cơ phơi nhiễm khói thuốc. Chính môi trường không khói thuốc này cũng có thể đem đến cơ hội tốt cho những người hút thuốc cố gắng cai thuốc. Vì những lý do này mà việc cung cấp điều trị cai thuốc ở bệnh viện có thể là một chiến lược dự phòng sức khỏe hiệu quả. Hầu hết người hút thuốc bỏ thuốc khi nhập viện, tuy nhiên, phần lớn họ lại hút thuốc lại ngay sau khi ra viện1 2 3. Những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc sau khi ra viện có nhiều khả năng tái nhập viện hơn so với những người tiếp tục duy trì cai thuốc4 5. Do đó việc giúp những người hút thuốc phải nhập viện cai thuốc và tiếp tục duy trì cai thuốc sau khi ra viện sẽ giúp cứu sống họ và giảm các chi phí chăm sóc y tế6 7 8 9 10. Các nghiên cứu đã cho thấy vai trò của các nhân viên y tế mang lại tỷ lệ thành công khá cao trong các chương trình tư vấn cai thuốc lá. Nhân viên y tế có thể là bác sỹ, điều dưỡng, dược sỹ, chuyên viên tâm lý y học. Ngay cả tư vấn ngắn cũng làm tăng tỷ lệ bỏ thuốc thành công thêm 5-10%, và nếu thời gian tư vấn càng dài, số lần tư vấn càng nhiều lần sẽ càng làm tăng hiệu quả cai thuốc11. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tư vấn ngắn cai thuốc lá cho những đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá khi họ nhập viện có hiệu quả hạn chế trên tỷ lệ cai thuốc kéo dài6. Một phân tích tổng quan các nghiên cứu ở những bệnh nhân hút thuốc nhập viện trên
  12. 2 Cochrane năm 2012 cho thấy các can thiệp cần kéo dài ít nhất 1 tháng sau khi ra viện mới có thể đạt được hiệu quả cai thuốc có ý nghĩa thống kê12. Điều này cho thấy cần có các can thiệp tích cực hơn để giảm tái hút thuốc sau khi ra viện. Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y tế di động mang lại nhiều cơ hội cải thiện các dịch vụ y tế và tiếp cận được nhiều người. Dịch vụ tư vấn qua điện thoại có thể cung cấp sự hỗ trợ cai thuốc lá cho người dân tại cộng đồng và hiệu quả của các chương trình tư vấn qua điện thoại đã được báo cáo ở các nước khác trên thế giới giúp tăng tỷ lệ cai thuốc từ 7-10% theo kết quả từ các phân tích tổng quan trên Cochrane gồm trên dưới 100 13 14 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với các nhóm dân số khác nhau , trong đó có cả các đối tượng là bệnh nhân nhập viện vì các bệnh lý liên quan đến thuốc lá12. Tại Việt Nam, hoạt động hỗ trợ cai nghiện thuốc lá bắt đầu được triển khai từ năm 2015 với sự chỉ đạo và hỗ trợ của Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá – Bộ Y Tế. Tuy nhiên, các dịch vụ tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá mới chỉ được triển khai ở một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh với sự thành lập các phòng tư vấn cai thuốc lá trực tiếp và một số tổng đài tư vấn hỗ trợ cai thuốc qua điện thoại15, việc tư vấn và điều trị cai nghiện thuốc lá chưa được lồng ghép vào hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Với vai trò quan trọng của nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sỹ trong tư vấn điều trị cai thuốc lá và lợi ích tiềm năng của chương trình tư vấn hỗ trợ cai thuốc lá qua điện thoại như có thể sử dụng ở mọi nơi mọi lúc, ít tốn kém, có khả năng mở rộng đến các quần thể lớn, tư vấn cá thể hoá tuỳ theo tình trạng người hút thuốc; đồng thời tính cấp thiết của việc cai thuốc lá ở những người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của các can thiệp tư vấn trực tiếp cai
  13. 3 thuốc lá của nhân viên y tế kết hợp với tư vấn qua điện thoại cho đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến hút thuốc nhập viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 2. Đánh giá hiệu quả cai thuốc lá bằng phương pháp tư vấn trực tiếp khi điều trị nội trú kết hợp với tư vấn qua điện thoại sau khi ra viện ở nam bệnh nhân mắc một số bệnh phổi điều trị tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai. 3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cai thuốc lá trên nhóm đối tượng này.
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về thuốc lá và cai nghiện thuốc lá 1.1.1. Một số khái niệm về thuốc lá • Luật phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam 2012, Điều 2 đưa ra khái niệm: “Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác”16. • Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá16. 1.1.2. Ảnh hưởng của thuốc lá trên các bệnh lý phổi 1.1.2.1. Thành phần hóa học của khói thuốc lá Phân tích hóa học cho thấy trong khói thuốc lá tồn tại trên 7000 loại hóa chất dưới 2 dạng: dạng hạt nhỏ và dạng khí17. Dạng hạt nhỏ: bao gồm các chất gây nghiện, điển hình là nicotin và hắc ín. Tính chất gây nghiện của thuốc lá được cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp loại tương tự như các chất ma túy, heroin và cocain. Các hỗn hợp màu nâu trong đó có chứa các chất như benzen, benzopyren... Nhiều thực nghiệm trên súc vật đã chứng minh thành phần hạt của khói thuốc lá là chất gây ung thư ở đường hô hấp và các tổ chức khác. Dạng khí: Có chứa các chất độc: Monoxytcacbon (CO), những khí độc khác tương tự như khí thải xe ô tô, xe máy khi chúng đốt nhiên liệu như amoniac, dimethylnitrosamin, formandehyt, hydrogen, cyanide, acrolein... Trong hơn 7000 loại hóa chất, có ít nhất 250 loại có hại cho sức khỏe, 69 chất đã được chứng minh là nguyên nhân gây ung thư chủ yếu là các chất thơm có vòng như Benzopyren, nitrosamin, arsenic, nickel, chrom các đồng vị phóng xạ... Các chất này tác động lên niêm mạc đường hô hấp gây nên tình
  15. 5 trạng viêm mạn tính, phá hủy tổ chức và biến đổi tế bào dẫn đến ác tính hóa. Nhiều chất gây ung thư trong khói thuốc lá đã được mô tả trong đó có polyciclic aromatic hydrocacbon (PHA), 4methylnitro samino-1-(3-pyridyl)- 1-butanone(NNK) và N-nitro-sonomicotine(NNN) trong khói thuốc là nguyên nhân quan trọng gây ung thư phổi. Trong khói thuốc lá còn có các chất khác gây ung thư khi chúng kết hợp với nhau. Một số chất trong khói thuốc lá là tác nhân kích thích khối ung thư gây bệnh tiến triển nhanh hơn. 1.1.2.2. Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con người Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến gần như tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây nhiều bệnh đặc biệt các bệnh lý về hô hấp, tim mạch và ung thư,… và gây suy giảm sức khỏe của người hút thuốc lá nói chung17 18. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thế kỉ 20 trên thế giới đã có 100 triệu người chết do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Mỗi năm thuốc lá gây ra gần 8 triệu ca tử vong, trên 7 triệu ca tử vong này là liên quan đến hút thuốc lá chủ động và khoảng 1,2 triệu ca là do hút thuốc lá thụ động. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá không được thực hiện thì trong thế kỉ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người19 20. 1.1.2.3. Hút thuốc lá và các bệnh lý hô hấp Có đủ bằng chứng cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với các triệu chứng và bệnh lý hô hấp dưới đây: 17 18 - Các bệnh lý hô hấp cấp tính, bao gồm viêm phổi - Làm giảm sự tăng trưởng phổi ở trẻ em và thanh thiếu niên - Khởi phát sớm sự suy giảm chức năng phổi - Khởi phát sớm các triệu chứng hô hấp liên quan đến suy giảm chức năng phổi ở trẻ em, thanh thiếu niên (ho, khạc đờm, khò khè, khó thở) - Các triệu chứng liên quan tới hen (khò khè, …) ở trẻ em, thanh thiếu niên
  16. 6 - Các triệu chứng hô hấp chính ở người lớn (ho, khạc đờm, khò khè, khó thở) - Kiểm soát hen kém - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) và tử vong do BPTNMT - Ung thư phổi và tử vong do ung thư phổi - Suy giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai • Ung thư phổi Ung thư phổi là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Phần lớn dữ liệu điều tra dịch tễ học ung thư phổi là từ các nước phát triển, nơi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chủ yếu. Một số nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi và tử vong vì ung thư7. Các bằng chứng khoa học cho thấy mối liên quan đáng kể giữa hút thuốc lá chủ động và ung thư phổi18 21 . Nguy cơ phát triển ung thư phổi gia tăng với thời gian hút thuốc lá và số lượng thuốc lá hút hàng ngày21. Không có ngưỡng hút thuốc mà việc phơi nhiễm không có rủi do1. Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ung thư phổi ở người hút thuốc lá bao gồm tuổi bắt đầu hút thuốc, mức độ hít khói thuốc, hàm lượng nicotine và nhựa thuốc lá (tar) và việc sử dụng thuốc lá không đầu lọc22. Tỷ lệ nguy cơ tương đối xuất hiện ung thư phổi giữa người hút thuốc và không hút thuốc là 15 nói chung và là 25 đối với người nghiện thuốc lá nặng23. Nguy cơ tích luỹ ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá nặng có thể tới 30% khi so sánh với nguy cơ 1% hoặc thấp hơn ở những người không hút thuốc bao giờ24 25 . Nhiều nghiên cứu dịch tễ học ở Châu Âu cũng cho thấy xu hướng gia tăng nguy cơ ung thư phổi với tăng số lượng thuốc hút tính theo bao năm26.
  17. 7 Việc cai thuốc lá giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi so với tiếp tục hút thuốc, nguy cơ ngày càng giảm hơn khi thời gian duy trì cai thuốc càng dài. Tuy nhiên, thậm chí sau một thời gian cai thuốc dài, nguy cơ ung thư phổi ở những người đã từng hút thuốc vẫn cao hơn so với những người không bao giờ hút thuốc18 27. Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy việc cai thuốc lá sau khi chẩn đoán ung thư phổi có liên quan với việc cải thiện sức khỏe28, giúp giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ung thư phổi29. Cai thuốc lá cũng giúp cải thiện đáp ứng của bệnh nhân ung thư phổi với điều trị hóa chất và xạ trị30. Mặc dù việc cai thuốc đóng vai trò rất quan trọng đối với những người hút thuốc mắc ung thư phổi, tuy nhiên có khoảng 10-13% bệnh nhân vẫn tiếp tục hút thuốc ở thời điểm 6 tháng sau khi chẩn đoán ung thư phổi31 32 33. Tuổi trẻ, trầm cảm và có thành viên khác trong gia đình hút thuốc là những yếu tố có liên quan đến việc khó cai thuốc34. Điều trị cai nghiện thuốc lá cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi tương tự như đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và theo dõi thường được kết hợp với các lần khám điều trị khác, thiết kế sự tư vấn cụ thể để tăng cường sự tự tin, giảm trầm cảm và ý định tự sát. • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh lý viêm hệ thống, tiến triển, được đặc trưng bởi sự giới hạn luồng khí thở. Đây là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến nhất với tỷ lệ mắc bệnh từ 8-13% ở người trưởng thành Châu Âu và Bắc Mỹ với nhiều trường hợp bệnh vẫn còn bị bỏ sót chẩn đoán35. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng và tăng dần theo tuổi35. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung tần suất BPTNMT trên người > 40 tuổi tại Việt Nam là 4,2% (nam 7,1% và nữ 1,9%)36.
  18. 8 Có một mối liên quan mạnh mẽ giữa hút thuốc và sự phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 40% bệnh nhân mắc BPTNMT ở những nước phát triển là những người hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy hút thuốc liên quan đến sự suy giảm chức năng phổi37. Hút thuốc trong thời kỳ thanh thiếu niên ức chế sự phát triển bình thường của chức năng phổi trong quá trình tăng trưởng và giảm thể tích tối đa giây đầu tiên (FEV1) trong giai đoạn sau của cuộc đời38. Hút thuốc lá làm giảm tuổi bắt đầu suy giảm FEV1,38 và cũng làm tăng nhanh tốc độ suy giảm FEV1 ở giai đoạn sau thời kỳ trưởng thành39 40 41. Cai thuốc lá vẫn là phương pháp can thiệp hiệu quả nhất giúp giảm sự suy giảm chức năng phổi ở bệnh nhân BPTNMT,42 làm chậm tốc độ suy giảm FEV1 hàng năm về mức tương đương những người không hút thuốc37. FEV1 ban đầu tăng lên sau khi cai thuốc lá43 44 và những người cai thuốc đáp ứng tốt hơn với các thuốc giãn phế quản41 và corticoid đường hít45. Trong một nghiên cứu can thiệp đa trung tâm gần đây về điều trị giãn phế quản ở bệnh nhân BPTNMT, 40% bệnh nhân BPTNMT mức độ vừa đến nặng vẫn còn hút thuốc46. Số liệu tương tự cũng được báo cáo từ các nghiên cứu dịch tễ học47. Những người hút thuốc lá mắc BPTNMT có những đặc điểm đặc biệt có thể làm cho họ khó khăn hơn khi cai thuốc lá47 48 49. Các nghiên cứu đã cho thấy những người hút thuốc mắc BPTNMT có mức độ phụ thuộc nicotine cao hơn và số điếu thuốc hút hằng ngày nhiều hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người hút thuốc không mắc BPTNMT47 48. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy cứ thêm 1 điểm Fagerstrom về mức độ phụ thuộc nicotine sẽ làm tăng 11% khả năng phát triển BPTNMT49. Một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về động cơ cai thuốc giữa những người hút thuốc mắc BPTNMT và những người hút thuốc khác, nhưng những người hút thuốc mắc BPTNMT có mức độ tự tin cai thuốc thấp hơn làm giảm khả năng cai thuốc
  19. 9 của họ50. Trầm cảm phối hợp cũng gặp ở khoảng 44% bệnh nhân BPTNMT nhập viện và trầm cảm phổ biến hơn ở những người hút thuốc mắc BPTNMT so với những người hút thuốc không mắc BPTNMT51. Một số phân tích gộp các thử nghiệm lâm sàng đã khẳng định sự kết hợp tư vấn thay đổi hành vi với thuốc điều trị hỗ trợ cai là điều trị cai thuốc hiệu quả nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính52 53 54 55. • Hen phế quản Mặc dù vai trò của hút thuốc lá chủ động như là một yếu tố nguy cơ đối với hen phế quản vẫn còn cần được làm sáng tỏ, các triệu chứng hen thường nặng hơn và tần suất xuất hiện đợt cấp cũng nhiều hơn và nặng hơn ở những bệnh nhân hen có hút thuốc lá so với những bệnh nhân hen không hút thuốc lá56 57 58. Hút thuốc lá chủ động có liên quan đến tình trạng tăng tính phản ứng phế quản và tăng nồng độ IgE toàn phần56. Chúng ta biết rõ rằng những bệnh nhân hen có sự suy giảm FEV1 nhiều hơn những người không mắc hen phế quản; sự suy giảm này dường như nhiều hơn ở những người hút thuốc57. Hút thuốc lá chủ động có thể thay đổi đáp ứng với corticoide, do đó giảm hiệu quả điều trị của các thuốc này58. Hút thuốc lá chủ động cũng làm tăng các nguy cơ nhập viện liên quan đến hen và tử vong do hen59. Ở những bệnh nhân hen phế quản, cai thuốc lá, so với không thay đổi tình trạng hút thuốc, giúp cải thiện phản ứng histamine ở đường hô hấp và cải thiện triệu chứng hô hấp sau 4 tháng60. • Viêm phổi mắc phải cộng đồng Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ đối với viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn, làm tăng gấp đôi nguy cơ viêm phổi mắc phải cộng đồng 61 62. Nghiên cứu của Nuorti và cộng sự đã cho thấy hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ độc lập và mạnh mẽ với bệnh phế cầu xâm lấn, thậm chí ở những
  20. 10 người không có suy giảm miễn dị, người hút thuốc trẻ tuổi63 với nguy cơ tương đối (RR) lần lượt là 4,1 và 2,5 đối với người hút thuốc chủ động và thụ động63. Quan trọng hơn, có mối liên quan giữa hút thuốc và viêm phổi do phế cầu kháng penicillin64. Hút thuốc lá cũng được báo cáo là yếu tố nguy cơ chủ yếu và độc lập mạnh mẽ nhất đối với viêm phổi do Legionnaires, với nguy cơ gia tăng liên quan đến cả tiền sử hút thuốc và nghiện cần sa65 66. Viêm phổi liên quan với các chủng H. influenzae không thể định typ cũng dường như phổ biến hơn ở những người hút thuốc lá67. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ bị cảm lạnh và cúm vài lần, với sự gia tăng mức độ nặng và tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở người già68 69. Vì vậy mà việc tiêm phòng cúm và phế cầu được khuyến cáo cho những người hiện đang hút thuốc70. Sự gia tăng nguy cơ viêm phổi mắc phải cộng đồng được thấy tăng lên khi thời gian hút thuốc dài hơn, số điếu thuốc lá hút hàng ngày nhiều hơn và tiêu thụ thuốc lá tích lũy nhiều hơn71. Thêm vào đó, tỷ lệ tử vong do viêm phổi mắc phải cộng đồng cũng có tương quan với tiêu thụ thuốc lá theo đáp ứng liều59. Đang hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đối với bệnh phế cầu xâm lấn ở người trưởng thành khỏe mạnh, với nguy cơ quy thuộc cộng đồng là 51%. Mối liên quan đáp ứng – liều cũng được tìm thấy ở bệnh này với số lượng điếu thuốc lá hút hàng ngày và số bao-năm63 68. • Lao Hút thuốc lá chủ động được phát hiện có thể thúc đẩy sự khởi phát bệnh lao phổi, chủ yếu ở các nước đang phát triển,68 72 và cũng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh lao59. Mặc dù các nghiên cứu cho kết quả khác nhau, một cuộc khảo sát nhiều tổng quan hệ thống và phân tích gộp cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ cao gấp đôi nhiễm lao (phát hiện bằng test da với tuberculin) và tiến triển thành bệnh lao và tử vong vì bệnh lao73. Mối liên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2