Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi; Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi điều trị cho bệnh nhân béo phì.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi trong điều trị bệnh béo phì
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y-DƯỢC LÂM SÀNG 108 ---------------------------- NGUYỄN NGỌC THÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BÓNG DẠ DÀY QUA NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BÉO PHÌ LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI -2024
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y-DƯỢC LÂM SÀNG 108 --------------------------- NGUYỄN NGỌC THÀNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BÓNG DẠ DÀY QUA NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ NGÀNH\CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA\NỘI TIÊU HÓA MÃ SỐ: 9 72 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Vũ Văn Khiên 2. TS.BS. Lưu Ngân Tâm HÀ NỘI -2024
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Thành
- iv LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám đốc Viện nghiên cứu khoa học Y-Dược lâm sàng 108, Phòng Sau Đại học và Bộ môn - Khoa Nội tiêu hóa- Bệnh viện TWQĐ 108, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian tôi học tập, lấy số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám đốc, khoa Nội tiêu hóa- Bệnh viện Đa khoa Triều An-Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ rất nhiều trong thời gian tôi học tập, lấy số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Văn Khiên và TS.BS. Lưu Ngân Tâm là những người Thầy đã trực tiếp định hướng, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn các Thầy/Cô trong Hội đồng đánh giá luận án các cấp đã đóng góp những ý kiến quý báu để tôi chỉnh sửa, hoàn thiện luận án. Tôi chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và người bệnh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện tốt nhất để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.,. Ngày tháng năm 2024 Nguyễn Ngọc Thành
- v MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Lịch sử và khái niệm về thừa cân và béo phì ............................................. 3 1.2. Dịch tễ học béo phì .................................................................................... 4 1.2.1. Thống kê chung trên toàn cầu ................................................................. 4 1.2.2. Dịch tễ học về béo phì ở châu Á ............................................................. 6 1.3. Các phương pháp đánh giá thừa cân, béo phì ............................................ 8 1.4. Các yếu tố nguy cơ gây béo phì ............................................................... 11 1.4.1. Ngủ ít ..................................................................................................... 11 1.4.2 Yếu tố gia đình và di truyền ................................................................... 12 1.4.3. Chế độ ăn uống...................................................................................... 13 1.4.4. Hoạt động thể lực kém .......................................................................... 15 1.5. Đánh giá yếu tố nguy cơ: ........................................................................ 15 1.6. Biến chứng của béo phì ............................................................................ 16 1.6.1. Rối loạn lipid máu ................................................................................ 16 1.6.2. Bệnh đái tháo đường ............................................................................ 18 1.6.3. Bệnh sỏi mật. ......................................................................................... 18 1.6.4. Béo phì với ung thư ............................................................................... 19 1.6.5. Rối loạn nội tiết do béo phì. .................................................................. 19 1.6.6.Viêm khớp xương mạn tính và bệnh gout.............................................. 20 1.6.7. Bệnh phổi .............................................................................................. 20 1.7. Chẩn đoán béo phì .................................................................................... 20 1.7.1. Điều tra về tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ gây béo phì ........... 21 1.7.2. Cách tính về chỉ số khối cơ thể ............................................................. 21 1.7.3. Phân loại chỉ số khối cơ thể và nguy cơ mắc bệnh ............................... 21
- vi 1.7.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho bệnh nhân béo phì .......................... 23 1.8. Điều trị dự phòng và điều trị thừa cân và béo phì.................................... 23 1.8.1. Chiến lược dự phòng thừa cân và béo phì trong cộng đồng ................. 23 1.8.2. Nguyên tắc của giảm cân trong điều trị béo phì ................................... 24 1.8.3. Điều trị béo phì bằng chế độ ăn ............................................................ 24 1.8.4. Điều trị béo phì bằng luyện tập ............................................................. 25 1.8.5. Điều trị béo phì bằng thuốc giảm béo .................................................. 25 1.8.6. Điều trị béo phì bằng phẫu thuật .......................................................... 27 1.9. Điều trị qua nội soi ................................................................................... 29 1.9.1. Lịch sử về kỹ thuật đặt bóng trong dạ dày ............................................ 29 1.9.2. Các loại bóng đặt trong dạ dày điều trị béo phì .................................... 30 1.9.3. Hiệu quả của bóng Orbera trong điều trị béo phì.................................. 31 1.9.4. Biến chứng sau đặt bóng qua nội soi. ................................................... 36 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................ 38 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 38 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ............................................................. 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 38 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................... 39 2.2.3. Phương tiện, vật liệu và sinh phẩm nghiên cứu .................................... 39 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................. 43 2.2.5. Các thông số cần theo dõi. .................................................................... 50 2.2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 56 2.2.7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu ....................................................... 56 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ................................................................................... 58 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 59 3.1.2. Giới tính của bệnh nhân béo phì ........................................................... 60 3.1.3. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính .......................................................... 60
- vii 3.1.4. Phân bố bệnh theo địa dư ...................................................................... 61 3.1.5. Phân bố theo nghề nghiệp ..................................................................... 61 3.1.6. Bệnh phối hợp ....................................................................................... 62 3.1.7. Cân nặng và chiều cao trung bình trước đặt bóng ................................ 62 3.1.8. Chỉ số khối cơ thể trước đặt bóng ......................................................... 63 3.1.9. Triệu chứng cơ năng và thực thể ở bệnh nhân béo phì ......................... 63 3.2. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng trước đặt bóng .................................... 64 3.2.1. Kết quả siêu âm ổ bụng ......................................................................... 64 3.2.2. Kết quả một số xét nghiệm huyết học và sinh hóa ............................... 64 3.3. Đặt bóng dạ dày qua nội soi điều trị béo phì ........................................... 66 3.3.1. Chỉ số khối cơ thể và bệnh phối hợp..................................................... 66 3.3.2. Đánh giá thành công về kỹ thuật của 2 nhóm ....................................... 66 3.3.3. Thời gian lưu bóng trong dạ dày của 2 nhóm ....................................... 66 3.3.4. Kết quả giảm cân nặng sau đặt bóng..................................................... 67 3.3.5. Kết quả giảm chỉ số BMI ...................................................................... 70 3.3.6. Trọng lượng cơ thể thừa mất đi (EWL) sau điều trị đặt bóng .............. 72 3.3.7. Hiệu quả cải thiện xét nghiệm và bệnh lý kèm theo ............................. 76 3.4. Mối liên quan giữa phần trăm trọng lượng cơ thể thừa mất đi và một số đặc điểm của bệnh nhân .................................................................................. 78 3.4.1. Mối liên quan giữa EWL và tuổi .......................................................... 78 3.4.2. Mối liên quan giữa EWL và giới .......................................................... 78 3.4.3. Mối liên quan giữa EWL và BMI ......................................................... 79 3.5. Chất lượng cuộc sống sau đặt bóng ......................................................... 79 3.5.1. Sự thay đổi trong tự nhận thức .............................................................. 80 3.5.2. Sự thay đổi trong hoạt động thể lực ...................................................... 81 3.5.3. Sự thay đổi trong hoạt động xã hội ....................................................... 82 3.5.4. Sự thay đổi trong công việc .................................................................. 83 3.6. Đặc tính về kỹ thuật và biến chứng.......................................................... 83
- viii 3.6.1. Thời gian trung bình thủ thuật đặt bóng ............................................... 83 3.6.2. Các tác dụng phụ và biến chứng sau thủ thuật..................................... 84 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 88 4.1. Đặc điểm chung về bệnh nhân béo phì …………………………………88 4.1.1. Tuổi của bệnh nhân béo phì…………………………………………..88 4.1.2. Giới tính ở bệnh nhân béo phì ............................................................... 89 4.1.3. Nghề nghiệp với béo phì ....................................................................... 90 4.1.4. Các bệnh phối hợp ở bệnh nhân béo phì ............................................... 91 4.1.5. Cân nặng, chỉ số khối cơ thể của bệnh nhân béo phì ............................ 94 4.1.6. Triệu chứng cơ năng và thực thể béo phì. ............................................. 96 4.2. Gan nhiễm mỡ trên siêu âm ở bệnh nhân béo phì.................................... 98 4.3. Kết quả điều trị béo phì bằng đặt bóng qua nội soi ................................. 99 4.3.1. Đánh giá thành công về kỹ thuật........................................................... 99 4.3.2. Đánh giá thành công về lâm sàng ....................................................... 100 4.3.2.1. Theo dõi kết quả giảm cân trung bình ở bệnh nhân béo phì ............ 101 4.3.2.2. Giảm chỉ số BMI trung bình sau điều trị ......................................... 103 4.3.2.3. Trọng lượng cơ thể thừa mất đi........................................................ 104 4.3.2.4. Tái phát cân nặng sau rút bóng ........................................................ 106 4.4. Cải thiện bệnh lý đi kèm ở bệnh nhân béo phì sau đặt bóng ................. 107 4.4.1. Rối loạn mỡ máu ................................................................................. 107 4.4.2. Đái tháo đường .................................................................................... 109 4.4.3. Tăng huyết áp ...................................................................................... 110 4.5. Tìm hiểu các mối liên quan .................................................................... 111 4.5.1. Mối liên quan giữa EWL với tuổi bệnh nhân béo phì ........................ 111 4.5.2. Mối liên quan giữa EWL với giới ở bệnh nhân béo phì ..................... 112 4.5.3. Mối liên quan giữa EWL với BMI sau điều trị béo phì ...................... 113 4.6. Chất lượng cuộc sống - Điểm MooreHead Ardelt ................................. 114 4.7. Đặc tính kỹ thuật, biến chứng và tác dụng không mong muốn ............. 116
- ix 4.7.1. Thời gian thực hiện thủ thuật .............................................................. 116 4.7.2. Tác dụng phụ không mong muốn ....................................................... 116 4.7.3. Các biến chứng sau đặt bóng .............................................................. 117 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 122 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ............................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ DANNH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .............................................
- x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BPD : BilioPancreatic Diversion (Phân lưu mật tụy) BV : Bệnh viện CDC : Center for disease control and prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật) CLCS : Chất lượng cuộc sống Cm : Centimeter – đơn vị đo độ dài CO2 : Carbondioxide CT : Computer Tomography (Chụp cắt lớp vi tính) DIT : Diet Induced Thermogenesis (năng lượng cho tiêu hóa bữa ăn) dL : Decilitre (đơn vị đo thể tích) DNA : Deoxy-Nucleotide Acid EWL : Excess Weight Loss (Tỉ lệ cân nặng dư thừa mất đi) FDA : U.S. Food and Drug Administration (Cục an toàn dược & thực phẩm Mỹ) FPG Fasting Plasma Glucose G : Gram (đơn vị đo khối lượng) GABA : Gamma Amino-Butyric Acid GGT : Gamma Glutamyl Transaminase GH : Growth Hormone (Hocmôn tăng trưởng) GLP-1 : Glucagon Like Peptide 1 HbA1c : Glycate Hemoglobin – Hemoglobin A1c HDL : High Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng phân tử cao) HƯ : Hiệu ứng : International Agency for Research on Cancer IARC ( Hiệp hội nghiên cứu ung thư Quốc tế) Kcal : Kilo Calo (đơn vị đo năng lượng) Kg : Kilogram (đơn vị đo khối lượng) kg/m2 : Kilogam trên mét vuông (đơn vị của chỉ số khối cơ thể) L : Litre (đơn vị đo thể tích)
- xi LDL : Low Density Lipoprotein (Lipoprotein tỉ trọng phân tử thấp) M : Meter (đơn vị đo chiều dài) MA : Moore Head – Ardelt Mm : Millimeter (đơn vị đo chiều dài) MmHg : Millimeter Thủy ngân (đơn vị đo áp suất) Mmol : Milimol (đơn vị hóa học đến số lượng nguyên tử-phân tử) SAGB : Swedish adjustable gastric band (Vòng thắt dạ dày của Thụy Điển) TĐC Trao đổi chất WHO : World Health Orgnization (Tổ chức Y tế Thế giới) WL : Weight Loss (Cân nặng mất đi)
- xii DANG MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ béo phì trên Thế giới năm 1975 với 2016 (WHO 2016) ........ 4 Bảng 1.2. Cách tính thừa cân và béo phì ở trẻ em và người lớn....................... 9 Bảng 1.3. Phân loại thừa cân và béo phì của WHO (1998) và của IDI & WPRO (2000) cho các nước châu Á .............................................................. 10 Bảng 1.4. Các loại gen gây béo phì trên các chủng tộc người ........................ 13 Bảng 1.5. Những yếu tố nguy cơ được xem xét sự cần thiết phải giảm cân .. 16 Bảng 1.6. Phân loại béo phì người lớn tại châu Âu [74]-WHO (2000) ......... 22 Bảng 1.7. Phân loại béo phì người lớn tại châu Á [74]-WHO (2000) ........... 22 Bảng 1.8. Đối chiếu BMI, chu vi vòng eo và tiên lượng béo phì .................. 22 Bảng 1.9. Ưu nhược điểm của phẫu thuật giảm béo ...................................... 28 Bảng 1.10. Các loại bóng điều trị béo phì ...................................................... 30 Bảng 2.1. Phân loại BMI ................................................................................. 52 Bảng 2.2. Cách tính điểm về trọng lượng cơ thể thừa mất đi ........................ 53 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính ................................................... 60 Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ...................................................... 61 Bảng 3.3. Bệnh phối hợp................................................................................. 62 Bảng 3.4. Cân nặng và chiều cao của bệnh nhân ............................................ 62 Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI ............................................... 63 Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng và thực thể .................................................... 63 Bảng 3.7. Hình ảnh gan trên siêu âm ổ bụng .................................................. 64 Bảng 3.8. Chỉ định đặt bóng dựa trên BMI và bệnh phối hợp ........................ 66 Bảng 3.9. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật đặt bóng dạ dày ................................ 66 Bảng 3.10. Thời gian lưu bóng dạ dày ............................................................ 67 Bảng 3.11. Giảm cân nặng sau 01 tuần ........................................................... 67 Bảng 3.12. Giảm cân nặng sau đặt bóng 01 tháng .......................................... 68
- xiii Bảng 3.13. Giảm cân nặng sau đặt bóng 03 tháng .......................................... 68 Bảng 3.14. Giảm cân nặng sau đặt bóng 06 tháng .......................................... 69 Bảng 3.15. Giảm chỉ số BMI sau 01 tuần ....................................................... 70 Bảng 3.16. Giảm chỉ số BMI sau đặt bóng 01 tháng ...................................... 70 Bảng 3.17. Giảm chỉ số BMI sau đặt bóng 03 tháng ...................................... 71 Bảng 3.18. Giảm chỉ số BMI sau đặt bóng 06 tháng ...................................... 71 Bảng 3.19. %Trọng lượng cơ thể thừa mất đi sau 01 tuần ............................ 72 Bảng 3.20. %Trọng lượng cơ thể thừa mất đi sau 01 tháng ........................... 73 Bảng 3.21. %Trọng lượng cơ thể thừa mất đi sau 03 tháng ........................... 73 Bảng 3.22. %Trọng lượng cơ thể thừa mất đi sau 06 tháng ........................... 74 Bảng 3.23. Kết quả đặt bóng Spatz sau 12 tháng............................................ 75 Bảng 3.24. Theo dõi cân nặng sau rút bóng .................................................... 75 Bảng 3.25. Giảm mỡ máu và đường máu sau 6 tháng đặt bóng ..................... 76 Bảng 3.26. Giảm mỡ máu và đường sau 12 tháng đặt bóng ........................... 77 Bảng 3.27. Kết quả điều trị cao HA sau 6 tháng đặt bóng.............................. 77 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa EWL với tuổi................................................. 78 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa EWL với giới ................................................ 78 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa EWL với BMI ............................................... 79 Bảng 3.31. Thời gian trung bình thủ thuật cho cả 2 loại bóng ....................... 84 Bảng 3.32. Các tác dụng phụ không mong muốn sau thủ thuật ..................... 84 Bảng 3.33. Tỷ lệ biến chứng của thủ thuật ..................................................... 85
- xiv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tần suất béo phì ở nam giới trên thế giới (WHO-2016) .................. 5 Hình 1.2. Tần suất béo phì ở nữ giới trên thế giới (WHO-2016) .................... 5 Hình 1.3. Tần suất thừa cân và béo phì ở châu Á . ........................................... 7 Hình 1.4. Rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân béo phì ............................. 17 Hình 1.5. Ba phương pháp phẫu thuật giảm béo ........................................... 27 Hình 2.1. Hệ thống máy nội soi Fuji 530WR (Nhật Bản) .............................. 39 Hình 2.2. Kìm răng chuột (Nhật Bản)............................................................. 40 Hình 2.3. Catheter kim hút nước trong bóng (Nhật Bản) ............................... 40 Hình 2.4. Dụng cụ lôi bóng (Nhật Bản) .......................................................... 41 Hình 2.5. Bóng Orbera (hay bóng BIB) ......................................................... 41 Hình 2.6. Hệ thống bóng SPATZ (Mỹ) .......................................................... 42 Hình 2.7. Cân và thước đo chiều cao, vòng bụng… ....................................... 43 Hình 2.8. Quy trình đặt bóng qua nội soi điều trị béo phì ............................. 47 Hình 2.9. Chọc thủng bóng qua Catheter ....................................................... 49 Hình 2.10. Hút dịch trong bóng qua Catheter ................................................. 49
- xv DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...................................................... 59 Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 60 Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo địa chỉ .................................................. 61 Biểu đồ 3.4. Xét nghiệm Glucose máu ở bệnh nhân béo phì.......................... 64 Biểu đồ 3.5. Kết quả xét nghiệm Cholesterol toàn phần ................................ 65 Biểu đồ 3.6. Kết quả xét nghiệm triglycerid máu ........................................... 65 Biểu đồ 3.7. Thay đổi cân nặng (kg) theo thời gian........................................ 69 Biểu đồ 3.8. Thay đổi BMI theo thời gian ...................................................... 72 Biểu đồ 3.9. Thay đổi EWL (%) theo thời gian .............................................. 74 Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi trong sự nhận thức ................................................. 80 Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi trong hoạt động thể lực ......................................... 81 Biểu đồ 3.12. Sự thay đổi trong hoạt động xã hội .......................................... 82 Biểu đồ 3.13. Sự thay đổi trong công việc ...................................................... 83
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa cân (overweight) và béo phì (obesity) hiện đang được xem là một “đại dịch” mới của thế kỷ 21. Tần suất thừa cân và béo phì đang gia tăng nhanh chóng và để lại những hệ quả nghiêm trọng về sức khỏe và gánh nặng cho ngành y tế của các nước trên toàn cầu [1;2;3]. Tại Việt Nam, dựa theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo đây là tình trạng “báo động đỏ” cần phải ngăn chặn [4]. Người bị thừa cân hay béo phì phải có trọng lượng cơ thể cao hơn mức bình thường trọng lượng chuẩn của một người khỏe mạnh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thừa cân béo phì nghĩa là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ra nhiều nguy hại tới sức khỏe [5]. Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người trưởng thành, trừ người có thai nếu có chỉ số khối cơ thể (body mass index: BMI) trong khoảng 25-29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI ≥ 30 được xem là béo phì [6]. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lao động, sinh hoạt, gây trạng thái tâm lý chán nản, tự ty, mà còn gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. Các biến chứng bao gồm: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, chứng ngừng thở khi ngủ, các bệnh lý xương khớp, vô sinh.... Ngoài ra, thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư túi mật... [7;8;9]. Do vậy, ngày nay nhiều hiệp hội điều trị béo phì trên thế giới đã đưa ra các khuyến cáo điều trị dự phòng và khuyến cáo điều trị cụ thể tùy theo mức độ béo phì khác nhau. Theo hướng dẫn của Hiệp hội béo phì châu Âu, chiến lược điều trị béo phì phải tuân thủ đi từ nhẹ tới nặng. Các biện pháp giảm cân lành mạnh phụ thuộc rất nhiều vào bản thân bệnh nhân, bao gồm: điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, tăng cường vận động, tránh tác nhân có hại (hút thuốc, uống
- 2 rượu..) và tránh ngủ ít [10;11;12;13;14]. Các biện pháp điều trị có can thiệp bao gồm: thuốc giảm béo [15;16], can thiệp qua nội soi tiêu hóa [18] và phẫu thuật giảm béo [17]. Hiện nay, phẫu thuật giảm béo đã được áp dụng ở nước trên thế giới, cho hiệu quả cao giảm cân nặng và giảm BMI sau phẫu thuật. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ là biện pháp cuối cùng dành cho những bệnh nhân đã thất bại điều trị can thiệp qua nội soi, hoặc béo phì ở độ III. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sau mổ cũng khá phức tạp và nhiều bệnh nhân còn e ngại không muốn mổ Trong những năm gần đây, nội soi can thiệp điều trị béo phì (bariatric endoscopy) đã có những bước tiến vượt bậc và đã được ứng dụng nhiều ở các nước châu Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...). Các kỹ thuật này tỏ ra ưu việt do có ít biến chứng, an toàn và giá thành thấp, nên đã được nhiều bệnh nhân chấp nhận. Các kỹ thuật can thiệp qua nội soi để điều trị béo phì bao gồm: Sử dụng thiết bị chiếm khoảng không trong dạ dày như đặt bóng trong dạ dày (intragastric balloon: IGB), đặt bóng qua lỗ môn vị (transpyloric shuttle) hoặc các kỹ thuật tạo hình làm hẹp dạ dày qua nội soi (gastric restrictive methods)…. Hiện nay, kỹ thuật đặt bóng dạ dày thực hiện theo 2 cơ chế: bơm dịch hoặc bơm khí vào bóng. Các loại bóng bơm dịch bao gồm bóng Orbera và bóng Spatz là được sử dụng nhiều [18]. Tại Việt Nam, việc điều trị béo phì vẫn còn mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều [18]. Ứng dụng bóng dạ dày (bóng Orbera hoặc Spatz) để điều trị cho bệnh nhân béo phì. Đề tài nghiên cứu này nhằm 2 mục tiêu sau: * Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân béo phì có chỉ định đặt bóng dạ dày qua nội soi * Đánh giá kết quả và tính an toàn của phương pháp đặt bóng dạ dày qua nội soi điều trị cho bệnh nhân béo phì
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử và khái niệm về thừa cân và béo phì Béo phì đã được quan sát thấy trong suốt lịch sử loài người. Nhiều mô tả ban đầu về hình dạng con người trong nghệ thuật và điêu khắc có hình ảnh minh họa về tình trạng béo phì [20]. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 20, bệnh béo phì mới trở nên phổ biến và đến năm 1997, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công nhận béo phì là một đại dịch toàn cầu [21]. Cho đến nay, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba lần so với tỷ lệ béo phì trước năm 1975 và WHO đã đưa ra nhiều chương trình hành động toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng thừa cân-béo phì. Tháng 06/2013, Hiệp hội Y khoa Mỹ đã xếp béo phì vào một loại bệnh lý cần quan tâm đặc biệt, vì béo phì đã trở thành gánh nặng cho quốc gia này Có nhiều khái niệm về thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra định nghĩa thừa cân và béo phì như sau: “Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng "nên có'' so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ”. Do vậy khi đánh giá “béo phì” thì không chỉ tính đến cân nặng mà phải quan tâm đến tỷ lệ mỡ của cơ thể [22]. Thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể (body mass index: BMI), dựa trên 2 thông số: chiều cao và trọng lượng cơ thể. Chỉ số cơ thể được tính theo công thức: trọng lượng cơ thể người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét). Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành, trừ người có thai, nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25-29,9 được xem là thừa cân, và một người trưởng thành có chỉ số BMI ≥ 30 được xem là béo phì. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của thừa cân béo phì là gia tăng trọng lượng cơ thể và khối lượng mỡ tích tụ tại một số vùng
- 4 đặc biệt của cơ thể như: bụng, đùi, eo và ngực. 1.2. Dịch tễ học béo phì 1.2.1. Thống kê chung trên toàn cầu Các thống kê gần đây đã cho thấy tần suất của thừa cân và béo phì không ngừng gia tăng. Thống kê năm 2016 trên toàn thế giới có hơn 1,9 tỷ người lớn (tuổi từ 18 tuổi trở lên) bị thừa cân, béo phì và trong số này có 650 triệu (34,2%) người lớn bị béo phì. Nếu tính theo dân số toàn cầu (năm 2016) thì có khoảng 13% dân số trưởng thành trên thế giới (11% nam giới và 15% phụ nữ) bị béo phì. Các số liệu thống kê cũng cho biết tỷ lệ béo phì trên toàn cầu (năm 2016) đã tăng gấp ba lần so với tỷ lệ béo phì trong năm 1975 [23;24]. Các thông tin này được trình bày cụ thể trong bảng 1.1 Bảng 1.1. Tỷ lệ béo phì trên Thế giới năm 1975 với 2016 (WHO 2016) [22] Khu vực Năm 1975 Năm 2016 Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%) Toàn cầu 20 (17,6-22,7) 22,7 (20,3-25,4) 38,5 (36,5-40,6) 39,2 (37,3-41,1) Châu Phi 7,9 (4,9-12,3) 15,0 (11,3-19,3) 22,8 (20,1-25,7) 38,8 (36,2-41,7) Châu Mỹ 37 (32-42,2) 36,1 (31,5-40,9) 64,1 (61,3-66,9) 60,9 (58,1-63,8) Đông Nam Á 4,7 (2,7-7,2) 7 (4,8-9,8) 19,7 (16,5-23,1) 24,1 (21,0-27,4) Châu Âu 39,1 (34,7-44,0) 38,8 (34,5-43,5) 63,1 (60,7-65,6) 54,3 (51,7-56,9) Trung Đông 19,3 (14,7-24,5) 27,6 (22-33,5) 45,4 (42,2-48,7) 52,6 (49,6-55,7) Tây Thái Bình Dương 10,1 (7,2-13,9) 11,9 (8,9-15,4) 33,7 (29,3-38,3) 29,6 (25,8-33,4) Đối với trẻ dưới 18 tuổi, thừa cân và béo phì đang trở thành một vấn nạn trên toàn cầu. Tỷ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên 5-19 tuổi đã tăng đáng kể từ 4% (năm 1975) lên 18% (năm 2016). Tỷ lệ này cũng xảy ra tương tự ở cả trẻ em trai và trẻ em gái: năm 2016 là 18% ở trẻ em gái và 19 % trẻ em trai bị thừa cân. Thống kê năm 2019, ước tính có khoảng 38,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì [23].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 211 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 199 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 127 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 15 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn