Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn
lượt xem 6
download
Mục đích của luận án nhằm đánh giá điều kiện lao động liên quan đến lao động thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn tại một số doanh nghiệp. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn và áp dụng giải pháp thư giãn mắt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG -----------------*------------------- TRẦN VĂN ĐẠI NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN CHỨC NĂNG THỊ GIÁC Ở CÔNG NHÂN LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ BÁN DẪN Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp Mã số: 62.72.01.59 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng HÀ NỘI - 2017
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn” là công trình nghiên cứu của một tập thể cán bộ nghiên cứu Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, trong đó tôi là người tham gia quá trình thực hiện đề tài. Các số liệu sử dụng trong luận án đều được sự đồng ý của toàn bộ cán bộ nghiên cứu tham gia đề tài. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn đầy đủ. Nghiên cứu sinh Trần Văn Đại
- 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến chức năng thị giác ở công nhân lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Lãnh đạo Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường; tập thể Ban Lãnh đạo, Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Đào tạo và Quản lý khoa học, giảng viên, cán bộ phòng, ban chức năng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình và PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - những người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã và đang công tác tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường, cùng với các Viện chuyên ngành khác nhau và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Trần Văn Đại
- 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 3 1.1. Sơ lược một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác 3 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu nhãn cầu 3 1.1.2. Các cơ vận nhãn 5 1.1.3. Thần kinh thị giác 5 1.1.4. Sinh lý con mắt về mặt quang học 6 1.1.5. Một số bất thường của khúc xạ 6 1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng thị giác trong lao động 10 1.2.1. Khái niệm chức năng thị giác và quá trình tiếp nhận thị giác 10 1.2.2. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm và tính chất công việc 10 1.2.3. Ảnh hưởng thị giác do đặc điểm kỹ thật chiếu sáng 12 1.2.4. Những yếu tố do đặc điểm thị giác của người lao động 17 1.2.5. Một số triệu chứng căng thẳng thị giác 19 1.3. Đặc điểm và thực trạng lao động sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử 21 1.3.1. Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử 21 1.3.2. Đặc điểm lao động sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử 23 1.4. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 25 1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 34 Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 37 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 38 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu 42
- 5 2.3. Xử lý số liệu 46 2.4. Đạo đức nghiên cứu khoa học 46 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ 48 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 48 3.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 51 3.2.1. Đặc điểm dây chuyền công nghệ sản xuất 51 3.2.2. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 52 3.2.3. Đặc điểm và tính chất công việc 55 3.2.4. Kết quả đo mức độ chiếu sáng 58 3.2.5. Đặc điểm chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 61 3.2.6. Kết quả đo vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 64 3.2.7. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 66 3.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 68 3.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 68 3.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 71 3.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 78 3.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 90 Chƣơng 4 - BÀN LUẬN 94 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 94 4.2. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử 95 4.2.1. Đặc điểm nhà xưởng, loại hình chiếu sáng 95 4.2.2. Đặc điểm và tính chất công việc 96 4.2.3. Đánh giá mức độ chiếu sáng 98 4.2.4. Đặc điểm của chiếu sáng liên quan đến lao động chính xác cao 102 4.2.5. Đặc điểm vi khí hậu, tiếng ồn và hơi khí độc 106 4.2.6. Đánh giá cảm nhận về điều kiện lao động 108 4.3. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác 109 4.3.1. Đánh giá căng thẳng thị giác và các triệu chứng kèm theo 109 4.3.2. Đánh giá biến đổi một số test chức năng thị giác 114
- 6 4.3.3. Đánh giá tỷ lệ tật khúc xạ và bệnh mắt 120 4.4. Đánh giá hiệu quả giảm căng thẳng thị giác qua bài tập thư giãn mắt 127 KẾT LUẬN 129 1. Điều kiện lao động sản xuất linh kiện điện tử có nhiều yếu tố ảnh hưởng 129 tới thị giác 2. Một số ảnh hưởng tới chức năng thị giác của công nhân sản xuất linh 130 kiện điện tử 3. Phương pháp thư giãn mắt là giải pháp tốt làm giảm căng thẳng thị giác 131 cho công nhân sản xuất linh kiện điện tử GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 132 KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- 7 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ: Bảo hộ lao động BT: Bình thường CFF: Tần số nhấp nháy tới hạn CN: Công nhân CS: Chiếu sáng D: Diop ĐH - CĐ: Đại học - cao đẳng ĐKLĐ: Điều kiện lao động HCNK: Hội chứng nhà kín KT: Kiểm tra MP: Mắt phải MT: Mắt trái MTLĐ: Môi trường lao động The National Health and Nutrition NHANES: Examination Survey PTTH: Phổ thông trung học SKNN & MT: Sức khỏe nghề nghiệp & Môi trường SKTH: Sức khỏe trường học SXLKĐT: Sản xuất linh kiện điện tử TB: Trung bình TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSCP: Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép TKTL: Thần kinh tâm lý TKTƯ: Thần kinh trung ương TKTV: Thần kinh thực vật TL: Thị lực TGPX: Thời gian phản xạ TKX: Tật khúc xạ TMH: Tai - Mũi - Họng TSL: Tâm sinh lý RHM: Răng - Hàm - Mặt VTLĐ: Vị trí lao động X ± SD: Trung bình ± độ lệch chuẩn
- 8 DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Trang 1. Bảng 1.1. Phân loại cận thị 7 2. Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu 41 3. Bảng 3.1. Các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 4. Bảng 3.2. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 55 5. Bảng 3.3. Một số chỉ số Ecgônômi tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 57 6. Bảng 3.4. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 58 7. Bảng 3.5. Mức độ chiếu sáng tại các VTLĐ của nhà máy Ruler 59 8. Bảng 3.6. Kết quả đo mức độ chiếu sáng chung tại các nhà máy 60 9. Bảng 3.7. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy 61 SXLKĐT 10. Bảng 3.8. Độ phản xạ và hệ số K tại một số VTLĐ của nhà máy Ruler 62 11. Bảng 3.9. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy SXLKĐT 63 12. Bảng 3.10. Kết quả góc nhìn mắt - đèn tại VTLĐ của nhà máy Ruler 64 13. Bảng 3.11. Kết quả đo vi khí hậu 64 14. Bảng 3.12. Kết quả đo tiếng ồn 65 15. Bảng 3.13. Kết quả đo hơi khí chì và thiếc 65 16. Bảng 3.14. Kết quả đo khí Formaldehyt và CO2 65 17. Bảng 3.15. Kết quả điều tra cảm nhận về MTLĐ của các nhóm công nhân 66 18. Bảng 3.16. Cảm nhận chủ quan về gánh nặng công việc của các nhóm 67 19. Bảng 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác 68 20. Bảng 3.18. Các triệu chứng kích thích da và niêm mạc 69 21. Bảng 3.19. Các triệu chứng căng thẳng thần kinh và đau mỏi cơ xương 70 khớp 22. Bảng 3.20. Kết quả TGPX thị vận động của các nhóm nghiên cứu 71 23. Bảng 3.21. Kết quả đo tần số CFF của các nhóm đối tượng nghiên cứu 72 24. Bảng 3.22. Đánh giá test nhìn màu 73 25. Bảng 3.23. Đánh giá test lác ngang 74
- 9 26. Bảng 3.24. Đánh giá test lác đứng 75 27. Bảng 3.25. Đánh giá test nhìn hình nổi 76 28. Bảng 3.26. Đánh giá test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ 77 29. Bảng 3.27. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 30. Bảng 3.28. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 tuổi 79 31. Bảng 3.29. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 tuổi 79 32. Bảng 3.30. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nam 80 33. Bảng 3.31. Tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm theo giới nữ 80 34. Bảng 3.32. Mức giảm thị lực theo thâm niên của nhóm công nhân 81 SXLKĐT 35. Bảng 3.33. Kết quả đo tật khúc xạ hình cầu bằng máy đo khúc xạ kế tự 82 động 36. Bảng 3.34. Kết quả đo tật khúc xạ hình trụ bằng máy đo khúc xạ kế tự 83 động 37. Bảng 3.35. Tật khúc xạ cận thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 84 38. Bảng 3.36. Tật khúc xạ viễn thị qua thử kính của các nhóm nghiên cứu 85 40. Bảng 3.37. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≤ 25 85 41. Bảng 3.38. TKX cận thị của hai nhóm theo tuổi ≥ 26 86 42. Bảng 3.39. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nam 86 43. Bảng 3.40. Kết quả TKX cận thị của các nhóm nghiên cứu theo giới nữ 87 44. Bảng 3.41. TKX cận thị theo thâm niên nghề của nhóm công nhân 88 SXLKĐT 45. Bảng 3.42. Kết quả khám bệnh mắt của các nhóm công nhân nghiên cứu 89 46. Bảng 3.43. Kết quả khám sức khỏe chung đối tượng nghiên cứu 89 47. Bảng 3.44. Kết quả các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập 91 thư giãn 48. Bảng 3.45. Kết quả các triệu chứng đau mỏi trước và sau tập thư giãn 91
- 10 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Hình, sơ đồ, biểu đồ Trang 1. Hình 1.1. Giải phẫu nhãn cầu 3 2. Sơ đồ 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 38 3. Sơ đồ 2.2. Thiết kế nghiên cứu 39 4. Sơ đồ 2.3. Các bước khám phát hiện TKX và bệnh mắt 45 5. Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới của đối tượng nghiên cứu 49 6. Biểu đồ 3.2. Đặc điểm tuổi đời và tuổi nghề của đối tượng nghiên cứu 50 7. Biểu đồ 3.3. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu 50 8. Biểu đồ 3.4. Đặc điểm trình độ nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 51 9. Biểu đồ 3.5. So sánh trung bình TGPX thị vận động của hai nhóm 71 10. Biểu đồ 3.6. So sánh trung bình CFF của hai nhóm 72 11. Biểu đồ 3.7. So sánh test nhìn màu giữa các nhóm 73 12. Biểu đồ 3.8. So sánh test lác ngang giữa các nhóm 74 13. Biểu đồ 3.9. So sánh test lác đứng giữa các nhóm 75 14. Biểu đồ 3.10. So sánh test nhìn hình nổi giữa các nhóm 76 15. Biểu đồ 3.11. Test nhìn chữ E ngã - hợp thị - cân bằng cơ giữa các 77 nhóm 16. Biểu đồ 3.12. So sánh tỷ lệ giảm thị lực của hai nhóm nghiên cứu 78 17. Biểu đồ 3.13. So sánh tỷ lệ giảm thị lực theo thâm niên của nhóm 82 SXLKĐT 18. Biểu đồ 3.14. So sánh tỷ lệ TKX hình cầu khi đo khúc xạ kế tự động 83 19. Biểu đồ 3.15. So sánh tỷ lệ TKX cận thị của các nhóm 84 20. Biểu đồ 3.16. So sánh tỷ lệ cận thị theo thâm niên của nhóm SXLKĐT 88 21. Biểu đồ 3.17. Các triệu chứng căng thẳng thị giác trước và sau tập thư 92 giãn mắt 22. Biểu đồ 3.18. So sánh tỷ lệ đau mỏi trước và sau tập thư giãn mắt 92
- 11 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ điện tử hiện đại hóa ở nước ta, ngành công nghiệp điện tử lần lượt đi từ dạng lắp ráp những thiết bị điện tử thô sơ cỡ lớn đến lắp ráp tinh vi cỡ nhỏ sau đó là sản xuất những thiết bị điện tử hiện đại. Cho đến nay, công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh, đi vào sản xuất, lắp ráp những thiết bị điện tử tân tiến, thông minh hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Qua quá trình phát triển trên, nhiều loại hình lao động mới cũng hình thành theo, từ lao động thô đến lao động tinh vi, từ lao động ít ảnh hưởng đến chức năng thị giác đến lao động ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác đó là sản xuất ra các sản phẩm điện tử ngày càng chi tiết nhỏ và phức tạp, đây được coi như một loại hình lao động thị giác rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài đã cho thấy lao động sản xuất linh kiện điện tử là dạng lao động đòi hỏi độ chính xác cao, gây căng thẳng cơ quan phân tích thị giác và ảnh hưởng nhiều tới chức năng thị giác người lao động. Đặc trưng của dạng lao động này là làm việc với linh kiện có kích thước rất nhỏ, đòi hỏi quan sát, thao tác với độ chính xác cao và như vậy điều kiện lao động đặc trưng đòi hỏi chiếu sáng đặc biệt, yêu cầu cao phải đảm bảo cả về cường độ chiếu sáng và kỹ thuật chiếu sáng. Ở nước ta cũng đã có những nghiên cứu về sức khoẻ người lao động trong các công ty lắp ráp điện tử. Người lao động làm việc trong các cơ sở được thiết kế tương đối hiện đại. Dây chuyền sản xuất là tự động hoặc bán tự động, làm việc trong nhà kín có điều hoà nhiệt độ. Điều kiện làm việc tưởng như rất thuận lợi, tuy nhiên bước đầu qua khảo sát sơ bộ điều kiện làm việc và sức khoẻ công nhân trong hai cơ sở lắp ráp điện tử liên doanh với nước ngoài, đã thấy có một số điều kiện làm việc bất lợi về môi trường và đặc điểm công việc, xuất hiện những ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là cơ quan thị giác.
- 12 Với những lý do trên, trong nghiên cứu này chúng tôi dự kiến tiến hành khảo sát điều kiện lao động đặc trưng nghề sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, trong đó đặc biệt chú ý đến đặc điểm của lao động thị giác như: kích thước chi tiết thao tác, khoảng cách từ mắt tới chi tiết, độ tương phản chi tiết/nền, độ phản xạ của nền, màu sắc…và các vấn đề về kỹ thuật chiếu sáng như chói loá, ánh sáng nhấp nháy… Ngoài các vấn đề liên quan đến căng thẳng thị giác ở người lao động, đề tài dự kiến đánh giá sâu về biến đổi thị lực và tật khúc xạ. Đánh giá rối loạn một số chức năng thị giác do lao động như: nhìn hình nổi, nhìn màu sắc, rối loạn năng động hình làm cho hình ảnh của hai mắt không hợp nhất (lác ngang, lác đứng), hợp thị hai mắt, các vấn đề về trường thị giác, cân bằng cơ mắt…, đồng thời khám phát hiện, đánh giá các bệnh của mắt và một số tác hại sức khoẻ ở người lao động. Trên cơ sở đó, phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu suất lao động thị giác và gây bệnh mắt, đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động nói chung và điều kiện kỹ thuật chiếu sáng nói riêng. Đề xuất chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý và thực hiện biện pháp luyện tập thư giãn mắt, nhằm giảm căng thẳng thị giác, dự phòng tổn thương và bệnh về mắt cho người lao động. Mục tiêu đề tài: 1. Đánh giá điều kiện lao động liên quan đến lao động thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn tại một số doanh nghiệp. 2. Xác định một số biến đổi chức năng thị giác của công nhân sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử bán dẫn và áp dụng giải pháp thư giãn mắt.
- 13 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1. Sơ lƣợc một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan thị giác Cơ quan thị giác cấu tạo bao gồm: + Nhãn cầu (cơ quan thụ cảm) và các cơ vận nhãn + Thần kinh thị giác: dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ( cơ quan nhận và phân tích thông tin) 1.1.1. Sơ lƣợc về giải phẫu nhãn cầu Nhãn cầu nằm trong hốc mắt, có các cơ bám vào xương sọ làm cho mắt cử động được. Nhãn cầu có hình cầu, trục nhãn cầu tạo với trục hốc mắt một góc khoảng 22,50. Trục trước sau nhãn cầu có thể dài từ 20,5-29,2mm, nhưng phần lớn vào khoảng từ 23,5-24,5mm. Thể thủy tinh Dịch kính Mống mắt Giác mạc Hoàng điểm Đồng tử Tiền phòng Gai thị Hậu phòng Cơ thể mi Dây chằng Zinn Hình 1.1. Giải phẫu nhãn cầu Nhãn cầu được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc gồm có: lớp giác - củng mạc, lớp màng mạch và lớp màng thần kinh (võng mạc) và nội dung bên trong của nhãn cầu bao gồm những môi trường trong suốt: thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính. - Giác mạc: chiếm 1/5 phần trước vỏ nhãn cầu, giác mạc có hình chỏm cầu, trong suốt, nhẵn bóng, không có mạch máu và phong phú về thần kinh. Trong quá trình phát triển của cơ thể thì giác mạc thay đổi rất ít, bán kính độ cong mặt trước của giác mạc lúc mới sinh là 6,6mm, khi 1 tuổi là 7,5mm và đến trên 6 tuổi đã ổn định ở mức 7,8mm. Công suất giác mạc chiếm 2/3 tổng số công suất của hệ quang học mắt và là yếu tố ít biến đổi trong quá trình chính thị hóa của mắt.
- 14 - Củng mạc: là một sợi mô xơ dai, màu trắng, chiếm 4/5 phần sau của nhãn cầu. Củng mạc được cấu tạo gồm nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vững chắc có nhiệm vụ bảo vệ cho các màng và các môi trường bên trong của mắt. - Màng mạch: hay còn gọi là màng bồ đào gồm 3 phần: mống mắt, thể mi và hắc mạc. Mống mắt là phần trước của màng bồ đào, mống mắt như một màng ngăn cách giữa tiền phòng và hậu phòng, điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong nhãn cầu qua lỗ đồng tử. Thể mi là phần nhô lên của màng mạch nằm giữa mống mắt ở phía trước và hắc mạc ở phía sau. Hắc mạc là phần sau của màng bồ đào chứa nhiều mạch máu để nuôi nhãn cầu và nhiều tế bào mang sắc tố đen tạo ra buồng tối để ảnh được in rõ trên võng mạc. - Võng mạc: là lớp màng thần kinh, nằm ở phía trong lòng của màng mạch. Võng mạc là nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ bên ngoài rồi truyền về vỏ não thị giác. - Thủy dịch: là chất lỏng trong suốt nằm ở tiền phòng và hậu phòng. Thủy dịch là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhãn áp và đảm bảo dinh dưỡng cho nhãn cầu. - Thể thủy tinh: là thấu kính hội tụ trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào vùng thể mi nhờ các dây chằng Zinn. Thể thủy tinh dày khoảng 4mm, đường kính xích đạo khoảng 8-10mm, bán kính độ cong của mặt trước là 10mm, mặt sau là 6mm. Thể thủy tinh biến đổi không ngừng kể từ khi trẻ ra đời đến tuổi già. Khi trẻ mới sinh, thể thủy tinh có hình cầu và công suất khúc xạ rất cao tới +42D, sau đó thể thủy tinh dẹt dần và khoảng dưới 15 tuổi công suất khúc xạ chỉ còn 16-24D. Vì vậy trẻ em thường có viễn thị sinh lý, sau đó sẽ giảm dần và đến trên 6 tuổi thì sẽ trở thành mắt chính thị. Ngoài ra, thể thủy tinh chịu tác động của lực điều tiết do cơ thể mi phối hợp, làm thể thủy tinh có thể co giãn, tăng hoặc giảm lực khuất triết để điều chỉnh nhìn xa và nhìn gần cho rõ. Khi điều tiết, lực khuất triết của thể thủy tinh có thể thay đổi từ 19-24D làm tăng tổng công suất khúc xạ của hệ quang học mắt. - Dịch kính: là một chất lỏng như lòng trắng trứng nằm sau thể thủy tinh, chiếm toàn bộ phần sau nhãn cầu, lớp ngoài cùng đặc lại thành màng hyaloid.
- 15 1.1.2. Các cơ vận nhãn Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn chính gồm: 4 cơ thẳng (cơ thẳng dưới, cơ thẳng trên, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài) và 2 cơ chéo (cơ chéo lớn và cơ chéo bé). Nhóm 4 cơ thẳng: cơ thẳng trong vận động nhãn cầu vào trong, do dây thần kinh số III chi phối; cơ thẳng ngoài vận động nhãn cầu ra ngoài, do dây thần kinh số IV chi phối; cơ thẳng trên vận động nhãn cầu lên trên và hướng vào trong, do dây thần kinh số III chi phối; cơ thẳng dưới vận động nhãn cầu xuống dưới và hướng vào trong, do dây thần kinh số III chi phối. Nhóm 2 cơ chéo: cơ chéo lớn vận động nhãn cầu vào trong và hướng xuống dưới ra ngoài, do dây thần kinh số IV chi phối; cơ chéo bé vận động nhãn cầu ra ngoài và hướng lên trên ra ngoài, do dây thần kinh số III chi phối. Ngoài ra, mỗi mắt còn có 2 cơ vận nhãn nội tại là cơ thể mi và cơ co thắt đồng tử cũng liên quan đến động tác vận nhãn trong động tác quy tụ và điều tiết. 1.1.3. Thần kinh thị giác Thần kinh thị giác bao gồm đường thần kinh và trung khu thị giác. Đây là cơ quan nhận và phân tích thông tin quan trọng nhất, giúp cho con người nhận biết và xác định sự vật. Đường thần kinh thị giác kết nối giữa những tế bào nhạy cảm với các tế bào nón, tế bào que (các tế bào nhạy cảm với ánh sáng) đến não, sợi trục của các tế bào tập trung đến gai thị, chui qua lá sàng tạo thành dây thần kinh thị giác (dây số II). Thần kinh thị giác đi đến đỉnh hố mắt rồi chui qua lỗ thị giác để vào trong hộp sọ. Đường thần kinh thị giác có sự bắt chéo thần kinh giữa hai bên mắt ngay trên hố yên gọi là giao thoa thị giác, cho phép thông tin giữa hai mắt nhận đồng thời và thống nhất với nhau. Các sợi thần kinh bên mắt trái sẽ đi đến phần bên trái của não và một số sợi khác (bó mũi) đi sang bên phải. Ngược lại, các sợi thần kinh bên mắt phải cũng đi đến phần não phải và các sợi khác đi sang bên trái. Từ đoạn giao thoa thị giác đến thể gối ngoài - là bộ phận trung chuyển các xung thần kinh tới vỏ bán cầu não, các sợi này có xu hướng toả rộng ra hơn đoạn trước nên còn gọi là dải thị
- 16 giác. Từ thể gối ngoài các sợi thị giác tiếp tục toả rộng ra như nan quạt nên gọi là tia thị đến dừng ở vỏ não thuỳ chẩm chính là trung khu thị giác. Trung khu thị giác ở vỏ não gồm các vùng vỏ não 17, 18 và 19 thuộc vỏ não thuỳ chẩm, xung quanh rãnh cựa và lấn một phần vào mặt ngoài của thuỳ chẩm. Vùng 17 còn được gọi là diện Brodmann - là phần của não có liên quan đến nhiều mặt của chức năng thị giác cơ bản. [26] 1.1.4. Sinh lý con mắt về mặt quang học Mắt có thể coi như một máy ảnh. Khi chụp ảnh, muốn được kiểu ảnh rõ ta phải điều chỉnh ống kính (đối với mắt là hệ thống khúc xạ và lực điều tiết) và tùy theo chụp ở chỗ sáng nhiều hay ít mà chỉnh cho thích hợp (giống như đồng tử của mắt). Nhưng mắt là một máy ảnh “sống” có tri giác, biết thích nghi với ngoại cảnh để nhìn được rõ nhất, với một số yếu tố của mắt như sau: - Sự điều tiết của mắt: là khả năng thay đổi công suất của quang hệ mắt làm các tia sáng phát ra từ vật nằm ở xa hoặc gần được hội tụ rõ nét trên võng mạc. - Đoạn và biên độ điều tiết: cự ly xa nhất của một vật mà mắt còn nhìn thấy rõ gọi là viễn điểm điều tiết. Cự ly gần nhất của một vật mà mắt còn nhìn rõ gọi là cận điểm điều tiết. Ở cự ly này lực điều tiết được huy động tối đa và khúc xạ mắt ở mức độ tối đa. Đoạn điều tiết là khoảng cách giữa viễn điểm và cận điểm điều tiết, nghĩa là khoảng cách trong đó điều tiết hoạt động hiệu quả. Sự chênh lệch độ khúc xạ của mắt giữa viễn điểm và cận điểm được gọi là biên độ điều tiết. - Thị lực: là khả năng của mắt đó nhận biết rõ các chi tiết, nói cách khác là khả năng của mắt phân biệt rõ hai điểm ở gần nhau. - Góc nhìn: về phương diện quang học, vật nào cũng được mắt ta nhìn dưới 1 góc gọi là góc nhìn. Góc nhìn được tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu mút của vật, hai tia này gặp nhau ở điểm mút của mắt, điểm này nằm ở mặt sau tại trung tâm cực sau của thể thủy tinh. [36] 1.1.5. Một số bất thƣờng của khúc xạ Muốn hiểu các tật khúc xạ thì trước hết phải biết khúc xạ của mắt bình thường - mắt chính thị: là mắt có chiều dài trục nhãn cầu khoảng 22,5- 23mm,
- 17 tương ứng với độ hội tụ của mắt khoảng 62D, lúc đó ảnh của vật ở vô cực sẽ hội tụ trên võng mạc và thị lực nhìn xa luôn ≥10/10. Khi ảnh không rơi vào võng mạc, đó là mắt không chính thị hay còn gọi là tật khúc xạ. Có 2 loại mắt không chính thị: thứ nhất là tật khúc xạ hình cầu bao gồm cận thị, viễn thị và thứ hai là tật khúc xạ không hình cầu - hình trụ bao gồm các loại loạn thị (loạn thị đơn, loạn thị kép và loạn thị hỗn hợp…). * Cận thị - Khái niệm mắt cận thị: là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc có công suất khúc xạ quá lớn, do đó các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ hội tụ ở trước võng mạc vì vậy mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa và thị lực nhìn xa bao giờ cũng dưới 10/10. - Phân loại cận thị: hiện nay có nhiều kiểu phân loại cận thị khác nhau dựa trên thực thể lâm sàng hay mức độ cận thị hoặc thời điểm xuất hiện cận thị. [32] Bảng 1.1. Phân loại cận thị Kiểu phân loại Các loại cận thị Cận thị đơn thuần Cận thị ban đêm Thực thể lâm sàng Giả cận thị (cận thị điều tiết) Cận thị thoái hóa Cận thị thứ phát Cận thị thấp (6D) Cận thị di truyền (xuất hiện ngay sau khi sinh và tồn tại suốt thời nhỏ) Tuổi mắc cận thị Cận thị ở lứa tuổi trẻ ( 40 tuổi) * Viễn thị - Định nghĩa: là sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
- 18 Viễn thị cũng là một giai đoạn phát triển của mắt trước khi thành chính thị vào khoảng dưới 15 tuổi. Ở một số người thì sự phát triển này ngừng lại, con mắt bị ngắn, đó là nguyên nhân chính của viễn thị, gọi là viễn thị do trục chiếm hơn 90% tổng số viễn thị. Ngoài ra viễn thị còn do những nguyên nhân khác như khi mổ lấy thể thủy tinh bị đục, giác mạc bị dẹt do sẹo, v.v… Do lực điều tiết tốt, ở người trẻ viễn thị không gây nên sự khó chịu nào. Khi tuổi lớn dần, lực điều tiết kém đi, nhìn mới thấy khó khăn. Hiện tượng này phụ thuộc vào mức độ viễn thị, viễn thị càng cao thì thị lực càng bị giảm sút nhanh chóng. Người viễn thị cảm thấy nhìn gần khó khăn, làm việc lâu bằng mắt sẽ rất mỏi, nghỉ ngơi sẽ hết. Viễn thị cũng hay gây ra cảm giác nặng ở trán, đau thái dương, nhức đầu, muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết, làm co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn tạo nên một dạng riêng gọi là “bộ mặt viễn thị”. Nếu khám đáy mắt, đa số không có tổn hại gì, riêng ở gai thị có khi có hình thái như bị viêm, nên được gọi là “viêm gai thị giả của viễn thị”. Viễn thị cũng có thể gây hậu quả rất thường gặp là lác trong, bệnh glôcôm. * Loạn thị - Định nghĩa của loạn thị: một hệ quang học loạn thị cho ảnh của một điểm không phải là một điểm, mà là hai đường thẳng gọi là tiêu tuyến. Khoảng cách của hai tiêu tuyến xác định độ loạn thị. Về lý thuyết, không có mắt nào hoàn toàn không loạn thị, nhưng trong thực tế người ta gọi là loạn thị khi có rối loạn về chức năng thị giác kiểu loạn thị mà bệnh nhân nhận thức được. Loạn thị hầu hết là do giác mạc. Giác mạc ở đây không còn là một chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyến đều có cùng một bán kính cong mà nó thay đổi tùy theo kinh tuyến. Thực ra giác mạc bình thường cũng không phải hoàn toàn là một phần của hình cầu, như vậy là có loạn thị giác mạc sinh lý. Độ loạn thị này được bù bằng độ loạn thị ngược lại của thể thủy tinh, nên có sự cân bằng khúc xạ và mắt được chính thị hóa. Người ta chia ra loạn thị đều và không đều. Những dấu hiệu thường thấy khiến người bệnh đi khám là: song thị và quáng mắt.
- 19 * Các phƣơng pháp chẩn đoán tật khúc xạ Để chẩn đoán tật khúc xạ hình cầu (viễn thị, cận thị) có 2 phương pháp: phương pháp chủ quan của Donders hay là phương pháp thử kính và phương pháp khách quan hay là phương pháp soi bóng đồng tử. + Phương pháp chủ quan * Thử thị lực: thử thị lực nhìn xa và thử thị lực nhìn gần. Tất cả các đối tượng đến khám mắt đều được thử thị lực nhìn xa cho từng mắt và hai mắt, thử thị lực không kính và thị lực có kính (nếu đã đeo kính). Sử dụng bảng thị lực vòng tròn hở Landolt để thử. * Thử kính lỗ: khi thị lực nhìn xa không kính dưới 7/10 cần phải cho thử kính lỗ. Thử kính lỗ là cách tốt nhất để xác định một người có thị lực kém do tật khúc xạ. Nếu thị lực với kính lỗ tăng nhiều khả năng là do một tật khúc xạ, tuy nhiên với các tật khúc xạ cao thì thị lực qua kính lỗ ít tăng. Nếu thị lực với kính lỗ không tăng có thể do mắt bị nhược thị hoặc có bệnh lý tại mắt. * Thử kính: đứng cách xa bảng thị lực 5m, cho đối tượng đeo kính phân kì - 0,5D nếu thị lực không tăng thì mắt có thể là viễn thị hoặc loạn thị và nếu thị lực tăng hơn thì mắt cận thị. Xác định độ cận thị bằng cách lần lượt cho đeo kính phân kỳ với số lớn dần và chọn số kính phân kỳ nhỏ nhất tương ứng với thị lực tối đa nhất. Tương tự để xác định độ viễn thị là: kính hội tụ có số lớn nhất, cho thị lực nhìn xa cao nhất. + Phương pháp khách quan * Máy đo khúc xạ kế tự động: máy đo khúc xạ tự động do sử dụng những tiến bộ mới của điện tử và vi tính, máy đo khúc xạ theo đường kinh tuyến rồi tự động tìm ra điểm trung hòa. Do sử dụng tia hồng ngoại nên không bị chói mắt, giảm điều tiết nhưng bản thân máy cũng có thể cho kết quả sai lệch do phối hợp không tốt từ bệnh nhân hay đồng tử nhỏ dưới 2mm. * Soi bóng đồng tử: soi bóng đồng tử là phương pháp ra đời sớm nhất cho phép đánh giá một cách khách quan tật khúc xạ hình cầu, loạn thị đều hay không đều, vẩn đục của môi trường quang học. Dụng cụ dùng để soi cũng ngày một hoàn thiện, ngày nay thường sử dụng máy Retinoscope. [5] [8] [14] [27] [28]
- 20 1.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến chức năng thị giác trong lao động 1.2.1. Khái niệm chức năng thị giác và quá trình tiếp nhận thị giác Thị giác là giác quan quan trọng trong các giác quan của con người, nhờ vào thị giác ta có thể cảm nhận chính xác về kích thước, hình dáng, vị trí, chiều sâu, khoảng cách xa gần, cử động nhanh chậm, khả năng cảm nhận ánh sáng và phân biệt được màu sắc của sự vật bên ngoài. Như vậy, chức năng thị giác chính là sự nhìn nhận được đúng hình ảnh của sự vật xung quanh. Chức năng thị giác hoạt động bởi quá trình tiếp nhận thị giác sau: các tia sáng của vật đi qua đồng tử và đến võng mạc, ở đấy năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng điện - sinh học và được truyền vào não nhờ thần kinh thị giác dưới dạng xung động thần kinh, điều khiển sự co giãn đồng tử, độ cong của thể thủy tinh và sự hoạt động của mống mắt. Những kích thích của các xung động thần kinh tiếp tục đi vào vỏ não thị giác vùng thùy chẩm, phân tích hình ảnh cùng cơ chế hợp thị của hai mắt, cuối cùng toàn bộ những kích thích của ánh sáng được cảm giác thu nhận giống như hình ảnh của sự vật xung quanh cho chúng ta nhìn được hình ảnh của sự vật xung quanh. [18] Trong lao động, chức năng thị giác bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: đặc điểm và tính chất công việc, đặc điểm về kỹ thuật chiếu sáng… Ngoài ra, sự ảnh hưởng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người lao động có sự đáp ứng và độ bền thị giác khác nhau. Những ảnh hưởng đến chức năng thị giác ban đầu có thể gây ra các triệu chứng căng thẳng thị giác sau đó là tật khác xạ, bệnh mắt và bệnh tật toàn thân. 1.2.2. Ảnh hƣởng thị giác do đặc điểm và tính chất công việc Đặc điểm và tính chất công việc là vấn đề quan trọng để thấy loại lao động đó làm công việc thô hay công việc chính xác, tinh vi, công việc căng thẳng hay không căng thẳng, thể hiện được mức độ yêu cầu về thị giác và ảnh hưởng tới thị giác là khác nhau với mỗi loại công việc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 197 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 125 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 34 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
27 p | 9 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các gene oipA, babA2, cagE và cagA của vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng
168 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn