Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
lượt xem 1
download
Luận án "Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2; Khảo sát mối liên quan giữa các thông số biến dạng tâm thu thất trái với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN NGUYÊN TRANG NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ, NĂM 2024
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN NGUYÊN TRANG NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 Ngành: NỘI KHOA Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. NGUYỄN ANH VŨ 2. TS.BS. LÊ VĂN CHI HUẾ, NĂM 2024
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế; Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế; Ban Giám Hiệu Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng; Ban Giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế; Phòng Đào tạo Sau Đại học; Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế; Khoa Y Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới thầy GS.TS. Trần Văn Huy cùng tất cả các thầy cô của Bộ môn Nội, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện, đôn đốc, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Tập thể Cán bộ nhân viên của Phòng Siêu âm tim, Khoa Nội Tổng hợp - Nội tiết - Cơ xương khớp, Khoa Nội Tim mạch, Phòng khám Nội, Khoa Xét nghiệm Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Huỳnh Văn Minh, GS.TS. Nguyễn Hải Thủy, PGS.TS. Lê Thị Bích Thuận, PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, PGS.TS. Hoàng Anh Tiến, TS.BS. Phù Thị Hoa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn sửa chữa rất nhiều cho các chuyên đề và luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Nguyễn Anh Vũ và thầy TS.BS. Lê Văn Chi, là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bệnh nhân và những người tình nguyện đã tham gia vào nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành được công trình này. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt gia đình đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Tác giả luận án Nguyễn Nguyên Trang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Nguyên Trang
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................5 1.1. Tổng quan về đái tháo đường típ 2 ...................................................................5 1.2. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2...........7 1.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 .....................................................................................................13 1.4. Một số phương pháp đánh giá chức năng tâm thu thất trái ............................16 1.5. Biến dạng cơ tim và vai trò của siêu âm đánh dấu mô cơ tim trong đánh giá chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ..............................23 1.6. Tình hình nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ...............................................................34 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................38 2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................38 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................41 2.3. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................67 Chương 3. KẾT QUẢ .............................................................................................69 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................................69 3.2. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 .............................................................................74 3.3. Liên quan giữa các thông số biến dạng tâm thu thất trái với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2..................................................................84
- Chương 4. BÀN LUẬN .........................................................................................100 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ..................................................100 4.2. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 ...........................................................................108 4.3. Liên quan giữa các thông số biến dạng tâm thu thất trái với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2................................................................119 KẾT LUẬN ............................................................................................................134 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................136 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .....................................................................137 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ ..........................................................................................139 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 2D Two-dimensional Hai chiều ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ASE American Society of Echocardiography Hội siêu âm tim Hoa Kỳ AUC Area under the curve Diện tích dưới đường cong BCTĐTĐ Bệnh cơ tim đái tháo đường BMI Body mass index Chỉ số khối cơ thể BMV Bệnh mạch vành CNTT Chức năng tâm thu CNTTr Chức năng tâm trương CS Circumferential strain Biến dạng theo chiều chu vi CSR Circumferential strain rate Tốc độ biến dạng theo chiều chu vi ĐTĐ Đái tháo đường EACVI European Association of Hiệp hội Hình ảnh Tim mạch Cardiovascular Imaging Châu Âu EASD European Association for the Study Hiệp hội Nghiên cứu Đái tháo of Diabetes đường Châu Âu EF Ejection Fraction Phân suất tống máu ESC European Society of Cardiology Hội Tim mạch Châu Âu FS Fractional shortening Phân suất co rút G0 Glucose máu đói GCS Global circumferential strain Biến dạng toàn bộ theo chiều chu vi GCSR Global circumferential strain rate Tốc độ biến dạng toàn bộ theo chiều chu vi
- GLS Global longitudinal strain Biến dạng toàn bộ theo trục dọc GLSR Global longitudinal strain rate Tốc độ biến dạng toàn bộ theo trục dọc GRS Global radial strain Biến dạng toàn bộ theo trục ngang HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HbA1c Glycated Hemoglobin Hemoglobin gắn glucose HDL-C High Density Lipoprotein - Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng cao HFpEF Heart Failure with preserved Suy tim phân suất tống máu Ejection Fraction bảo tồn IVSd Interventricular septum end-diastolic Vách liên thất cuối tâm trương IVSs Interventricular septum end-systolic Vách liên thất cuối tâm thu LA Left atrial Nhĩ trái LDL-C Low Density Lipoprotein - Cholesterol Lipoprotein tỷ trọng thấp LS Longitudinal strain Biến dạng theo trục dọc LS2 Longitudinal strain at 2-chamber Biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 2 buồng LS3 Longitudinal strain at 3-chamber Biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 3 buồng LS4 Longitudinal strain at 4-chamber Biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 4 buồng LSR2 Longitudinal strain rate at 2-chamber Tốc độ biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 2 buồng LSR3 Longitudinal strain rate at 3-chamber Tốc độ biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 3 buồng LSR4 Longitudinal strain rate at 4-chamber Tốc độ biến dạng theo trục dọc ở mặt cắt 4 buồng LVIDd Left ventricular internal dimension Đường kính thất trái cuối tâm end-diastolic trương LVIDs Left ventricular interal dimension end- Đường kính thất trái cuối tâm systolic thu LVEF Left Ventricular Ejection Fraction Phân suất tống máu thất trái
- LVM Left Ventricular Mass Khối cơ thất trái LVMI Left Ventricular Mass Index Chỉ số khối cơ thất trái LVPWd Left Ventricular Posterior Wall end- Thành sau thất trái cuối tâm diastolic trương LVPWs Left Ventricular Posterior Wall end- Thành sau thất trái cuối tâm thu systolic NT-proBNP N-terminal pro-B-type natriuretic peptide PĐTT Phì đại thất trái RLLM Rối loạn lipid máu ROC Receiver Operating characteristic Curve RS Radial strain Biến dạng theo trục ngang RWT Relative wall thickness Độ dày thành tương đối SR Strain rate Tốc độ biến dạng STE Speckle tracking echocardiography Siêu âm đánh dấu mô cơ tim TC Total cholesterol Cholesterol toàn phần TG Triglycerid Triglycerid TGPHĐTĐ Thời gian phát hiện đái tháo đường THA Tăng huyết áp TRVmax Tricuspid regurgitation velocity Vận tốc tối đa dòng chảy hở maximum van ba lá YTNC Yếu tố nguy cơ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Giá trị bình thường của các thông số .......................................................30 Bảng 1.2. Vai trò đánh giá BCTĐTĐ của các kỹ thuật siêu âm tim ........................32 Bảng 2.1. Phân biệt ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2 ...........................................................39 Bảng 2.2. Đánh giá huyết áp theo Hội Tăng huyết áp quốc tế 2020 ........................45 Bảng 2.3. Khuyến cáo kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân ĐTĐ không mang thai (ADA 2020) ..............................................................................................................49 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán PĐTT....................................................................52 Bảng 2.5. Chẩn đoán kiểu hình phì đại thất trái ......................................................54 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu .....................................69 Bảng 3.2. Một số đặc điểm nhân trắc của đối tượng nghiên cứu .............................69 Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ..........70 Bảng 3.4. Các thông số hình thái và chức năng thất trái trên siêu âm Doppler tim quy ước và Doppler mô của đối tượng nghiên cứu ...................................................71 Bảng 3.5. Phân loại chức năng thất trái của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ..........................72 Bảng 3.6. Tình trạng kiểm soát glucose máu của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ..................73 Bảng 3.7. Đặc điểm lipid máu và NT-proBNP của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ...............74 Bảng 3.8. Giá trị các thông số tốc độ biến dạng dọc thất trái ở các mặt cắt 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng và GLSR của mẫu nghiên cứu .....................................................75 Bảng 3.9. Giá trị các thông số tốc độ biến dạng chu vi ở 3 mặt cắt ngang đáy, giữa, đỉnh và GCSR của mẫu nghiên cứu ..........................................................................76 Bảng 3.10. Ngưỡng cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của một số thông số liên quan đến CNTT giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và nhóm chứng .........................................77 Bảng 3.11. Tỷ lệ rối loạn các thông số biến dạng tâm thu thất trái ở nhóm bệnh nhân có CNTTr bình thường trên siêu âm Doppler ..................................................78 Bảng 3.12. Đặc điểm GLS của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với các yếu tố liên quan .......79 Bảng 3.13. Đặc điểm GLSR của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với các yếu tố liên quan ....80 Bảng 3.14. Đặc điểm GCS của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với các yếu tố liên quan .......81 Bảng 3.15. Đặc điểm GCSR của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với các yếu tố liên quan ....82 Bảng 3.16. Đặc điểm chỉ số dọc - chu vi của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 với các yếu tố liên quan ....................................................................................................................83
- Bảng 3.17. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng THA ..........................................................................................................85 Bảng 3.18. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng BMV .........................................................................................................85 Bảng 3.19. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo TGPHĐTĐ ................................................................................................................86 Bảng 3.20. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo vòng bụng ..................................................................................................................87 Bảng 3.21. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng kiểm soát HbA1c ......................................................................................88 Bảng 3.22. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng rối loạn TG ................................................................................................88 Bảng 3.23. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng hút thuốc lá ...............................................................................................89 Bảng 3.24. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng LVMI ........................................................................................................91 Bảng 3.25. Hệ số tương quan giữa GLS, GLSR với một số yếu tố liên quan ..........92 Bảng 3.26. Hệ số tương quan giữa GCS, GCSR với một số yếu tố liên quan .........93 Bảng 3.27. Hệ số tương quan giữa chỉ số dọc - chu vi với một số yếu tố liên quan .....94 Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính (đơn biến và đa biến) giữa các yếu tố liên quan đến ĐTĐ típ 2 và thông số GLS (%) ................................................................95 Bảng 3.29. Mô hình hồi quy tuyến tính (đơn biến và đa biến) giữa các yếu tố liên quan đến ĐTĐ típ 2 và thông số GLSR (1/s) ............................................................96 Bảng 3.30. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến ĐTĐ típ 2 và thông số GCS (%) ........................................................................................97 Bảng 3.31. Mô hình hồi quy tuyến tính (đơn biến và đa biến) giữa các yếu tố liên quan đến ĐTĐ típ 2 và thông số GCSR (1/s) ...........................................................98 Bảng 3.32. Mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến ĐTĐ típ 2 và thông số chỉ số dọc-chu vi (%)....................................................................99 Bảng 4.1. So sánh giá trị các thông số GLS, GCS trên STE 2D ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong một số nghiên cứu .................................................................................112 Bảng 4.2. So sánh tỷ lệ rối loạn GLS của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 qua các nghiên cứu .114
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sự gia tăng số người bị mắc đái tháo đường trên toàn thế giới..................6 Hình 1.2. Các kỹ thuật và thông số đánh giá CNTT thất trái trên siêu âm tim ........17 Hình 1.3. Đo lường chỉ số Tei ..................................................................................18 Hình 1.4. Đánh giá CNTT thất trái bằng Doppler mô ..............................................19 Hình 1.5. Đo biến dạng thất trái bằng cộng hưởng từ tim .......................................20 Hình 1.6. Chiều chuyển động và sự biến dạng cơ tim ............................................24 Hình 1.7. Các hướng biến dạng của cơ tim ..............................................................25 Hình 1.8. Sơ đồ minh họa cho biến dạng của một sợi cơ tim theo trục dọc và theo trục ngang ..................................................................................................................25 Hình 1.9. Nguyên lý của kỹ thuật đánh dấu mô .......................................................26 Hình 1.10. Kết quả biến dạng cơ tim .......................................................................27 Hình 1.11. Biến dạng cơ tim theo trục dọc...............................................................27 Hình 1.12. Biến dạng cơ tim theo trục ngang ..........................................................28 Hình 1.13. Biến dạng cơ tim theo chu vi ..................................................................28 Hình 1.14. Góc xoay của đáy tim, mỏm tim (A) và hiện tượng xoắn (B) ...............29 Hình 1.15. Bệnh nhân ĐTĐ (hình B) có đỉnh xoắn (tâm thu) cao hơn và nhả xoắn (tâm trương) thấp hơn người không ĐTĐ (hình A) .................................................31 Hình 1.16. Xoay dọc đỉnh thất trái tâm thu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 (hình A) và người bình thường (hình B) ......................................................................................33 Hình 2.1. Đo các chiều dày và đường kính thất trái bằng M-mode .........................53 Hình 2.2. Đo EF bằng phương pháp Simpson ..........................................................55 Hình 2.3. Đo thể tích nhĩ trái theo phương pháp chiều dài - diện tích .....................56 Hình 2.4. Sóng E và sóng A ....................................................................................57 Hình 2.5. Đo vận tốc sóng S, e’ và a’ trên Doppler mô ..........................................58 Hình 2.6. Đo vận tốc dòng hở ba lá ..........................................................................59 Hình 2.7. Đánh dấu nội mạc và kết quả biến dạng cơ tim trên mặt cắt dọc 4 buồng mỏm................................................................................................................62 Hình 2.8. Đánh dấu nội mạc và kết quả biến dạng cơ tim trên mặt cắt dọc 2 và 3 buồng mỏm................................................................................................................63 Hình 2.9. Kết quả GLS được hiển thị bằng bằng biểu đồ hình mắt bò ....................64
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ típ 2 theo TGPHĐTĐ ..................................70 Biểu đồ 3.2. Phân loại hình thái thất trái của bệnh nhân ĐTĐ típ 2.........................72 Biểu đồ 3.3. Đặc điểm điện tâm đồ của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 .................................73 Biểu đồ 3.4. Giá trị các thông số biến dạng dọc thất ở các mặt cắt 2 buồng, 3 buồng, 4 buồng và GLS của mẫu nghiên cứu .......................................................................74 Biểu đồ 3.5. Giá trị các thông số biến dạng chu vi ở mặt cắt ngang đỉnh, ngang giữa, ngang đáy và GCS của mẫu nghiên cứu ..........................................................75 Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC của các thông số (GLS, GLSR, GCS, GCSR, chỉ số dọc - chu vi) liên quan đến CNTT trong đánh giá khả năng phân loại giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và nhóm chứng .......................................................................76 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ rối loạn các thông số biến dạng tâm thu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ....77 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ rối loạn các thông số biến dạng tâm thu thất trái ở nhóm bệnh nhân không có HFpEF ..............................................................................................78 Biểu đồ 3.9. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng bệnh ĐTĐ đơn thuần/không đơn thuần với nhóm chứng .........................84 Biểu đồ 3.10. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo BMI ...................................................................................................................86 Biểu đồ 3.11. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng kiểm soát G0 .....................................................................................87 Biểu đồ 3.12. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng rối loạn LDL-C .................................................................................89 Biểu đồ 3.13. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo lối sống ít hoạt động thể lực ..............................................................................90 Biểu đồ 3.14. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo tình trạng điều trị ...............................................................................................90 Biểu đồ 3.15. So sánh giá trị trung bình các thông số biến dạng tâm thu thất trái theo nồng độ NT-proBNP .........................................................................................91
- DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Rối loạn chuyển hóa tế bào cơ tim trong ĐTĐ típ 2 .................................9 Sơ đồ 1.2. Rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ..............................11 Sơ đồ 1.3. Các YTNC tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 .........................................14 Sơ đồ 2.1. Chẩn đoán rối loạn CNTTr thất trái ở bệnh nhân có EF bình thường........60 Sơ đồ 2.2. Phân độ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân có EF giảm và bệnh nhân có bệnh cơ tim và EF bình thường sau khi xem xét các dữ kiện lâm sàng và siêu âm 2D ..................................................................................................60 Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nghiên cứu .....................................................................................68
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Với tốc độ gia tăng nhanh chóng, đái tháo đường đã trở thành vấn đề sức khỏe khẩn cấp trên toàn cầu. Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2021 có 537 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 trên toàn thế giới đang bị tác động bởi đái tháo đường, trong đó đái tháo đường típ 2 chiếm trên 90% trường hợp. Theo dự tính, đến năm 2045, số người bị đái tháo đường sẽ gia tăng thêm 46% [80]. Tình trạng tăng glucose máu mạn tính của đái tháo đường sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trọng yếu của cơ thể như tim, não, thận, mắt, mạch máu [155]. Các nghiên cứu gần đây đã ghi nhận, hậu quả tim mạch, nhập viện, tử vong và tiên lượng ở bệnh nhân đái tháo đường xấu hơn so với những người không bị đái tháo đường [45], [86], [100]. Trên thực tế lâm sàng, cũng đã có quan điểm cho rằng “Đái tháo đường cũng là bệnh lý tim mạch” [70]. Đặc biệt, đái tháo đường típ 2 được xem là yếu tố nguy cơ lớn của các bệnh lý tim mạch và các bệnh lý tim mạch cũng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở người bệnh đái tháo đường típ 2 [57], [97]. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang bị tác động bởi các biến cố tim mạch dao động từ 32,2 - 38,8% [57], [106], [128]. Trong đó, suy tim, hậu quả tất yếu của các biến cố tim mạch, xuất hiện với tần suất cao gấp 2,5 lần ở bệnh nhân đái tháo đường khi so sánh với những người không bị đái tháo đường [113]. Tình trạng suy tim ở bệnh nhân đái tháo đường, ngoài nguyên nhân mạch máu lớn là tăng huyết áp và bệnh lý động mạch do xơ vữa, thì nguyên nhân vi mạch là bệnh cơ tim đái tháo đường cũng góp phần không nhỏ dẫn đến các bất thường chức năng tim [51], [59], [158]. Tình trạng tăng glucose máu, tăng insulin máu và kháng insulin làm tăng quá trình oxy hóa axit béo tự do, tăng các cytokine tiền viêm, tăng quá trình tích tụ các sản phẩm glycation hóa bậc cao. Những bất thường này dẫn đến thay đổi sự trao đổi chất, tái cấu trúc tế bào, stress oxy hóa và viêm. Cuối cùng, bệnh cơ tim đái tháo đường xuất hiện là hậu quả của những rối loạn chuyển hóa này [28], [39]. Ở
- 2 giai đoạn ban đầu, bệnh cơ tim đái tháo đường đặc trưng bởi tình trạng xơ hóa cơ tim, tái cấu trúc và rối loạn chức năng tâm trương kèm theo, sau đó là rối loạn chức năng tâm thu và cuối cùng là suy tim lâm sàng [81]. Để đánh giá chức năng thất trái, có thể sử dụng nhiều phương tiện như điện tâm đồ, siêu âm tim, thông tim, chụp mạch, cộng hưởng từ, y học hạt nhân [50], [74], [88], [157]. Cộng hưởng từ tim hiện được xem là một kỹ thuật không xâm lấn giúp đánh giá chính xác cấu trúc và chức năng tim. Tuy nhiên, với chi phí cao, tốn nhiều thời gian thực hiện và không sẵn có nên ứng dụng của cộng hưởng từ tim vẫn còn hạn chế trên thực hành lâm sàng [7], [26]. Do vậy, cho đến hiện nay, để phát hiện sớm những bất thường chức năng thất trái, siêu âm tim vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu [7], [17], [51]. Gia tăng khối lượng cơ thất trái, rối loạn chức năng tâm trương, giảm biến dạng thất trái là những rối loạn sớm xuất hiện ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, có thể phát hiện được trên siêu âm tim ngay cả khi bệnh nhân chưa có triệu chứng lâm sàng [51], [61], [65], [111]. Trong những năm gần đây, siêu âm đánh dấu mô cơ tim ra đời. Đây là một kỹ thuật mới, không phụ thuộc vào góc và chuyển động tịnh tiến của tim [17], [62]. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy thông số biến dạng toàn bộ theo trục dọc trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim nhạy hơn phân suất tống máu để đánh giá rối loạn chức năng thất trái, đồng thời cung cấp thêm thông tin để tiên lượng [56], [99], [116], [138]. Đồng thời, nhờ vào nguyên lý đánh dấu và theo dõi mô cơ tim trong suốt chu chuyển của cơ tim, siêu âm đánh dấu mô cơ tim giúp phát hiện sự biến dạng cơ tim. Đây cũng là một trong những rối loạn xuất hiện ở giai đoạn sớm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 [51], [99]. Trên thế giới, đã có những nghiên cứu sử dụng siêu âm đánh dấu mô cơ tim để phát hiện sớm rối loạn chức năng tâm thu thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 như nghiên cứu của Naika H. [109], Ernande L. [60], Abd El Moneum [19], Ng A. C. T. [112], Li Z. [92]. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào thông số biến dạng dọc toàn bộ và thực hiện trên từng phân nhóm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 với yếu tố liên quan riêng lẻ mà chưa có một nghiên cứu tổng thể trên tất cả bệnh nhân đái tháo đường có nhiều yếu tố liên quan [61], [92], [109], [140].
- 3 Tại Việt Nam, sử dụng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim để phát hiện sớm các bất thường chức năng thất trái đã được các tác giả thực hiện nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh van tim, bệnh mạch vành, vận động viên [3], [4], [12], [15], [18]. Tuy nhiên, sử dụng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim để phát hiện sớm các bất thường chức năng thất trái trên đối tượng bệnh nhân đái tháo đường típ 2 hiện vẫn chưa được chú trọng. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chức năng tâm thu thất trái bằng kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Đánh giá chức năng tâm thu thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 2.2. Khảo sát mối liên quan giữa các thông số biến dạng tâm thu thất trái với các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Siêu âm đánh dấu mô cơ tim là một kỹ thuật tương đối mới, không xâm lấn cho phép đánh giá khách quan và định lượng chức năng cơ tim từng vùng cũng như chức năng cơ tim toàn bộ [17], [62]. Việc đánh giá biến dạng toàn bộ theo trục dọc từ việc phân tích theo dõi đốm của siêu âm tim 2 chiều đã trở thành phương pháp khả thi về mặt lâm sàng để khắc phục những hạn chế của thông số phân suất tống máu [99], [121]. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim có thể giúp phát hiện sớm các rối loạn chức năng tâm thu thất trái tiền lâm sàng, xác định sự suy giảm chức năng tim kín đáo, ngay cả khi phân suất tống máu còn trong giới hạn bình thường [99], [121]. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Siêu âm tim là kỹ thuật hình ảnh không xâm nhập, có thể thực hiện nhiều lần, giá thành không quá cao, có giá trị trong phát hiện sớm các rối loạn chức năng tim [17], [99]. Đồng thời, các kết quả biến dạng thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cũng có sự tương đồng với kết quả của cộng hưởng từ, một phương tiện từ lâu nay được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá biến dạng cơ tim [26]. Trong điều kiện thực tiễn
- 4 của nước ta hiện nay, những kỹ thuật cao như cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt, hoặc y học hạt nhân không phải là những kỹ thuật có thể áp dụng rộng rãi. Vì vậy, việc sử dụng các thông số biến dạng thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim có thể giúp phát hiện sớm các rối loạn chức năng thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Điều này sẽ giúp các nhà lâm sàng vạch ra chiến lược điều trị tối ưu, nhờ đó làm giảm biến cố suy tim cũng như tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường và đái tháo đường típ 2 Theo Tổ chức Y tế thế giới: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc do tác dụng của insulin không hiệu quả, gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh [155]. ĐTĐ típ 2 là típ ĐTĐ với đặc trưng bởi tình trạng giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin. Đa số bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có béo phì hoặc thừa cân và/hoặc béo bụng. Do tình trạng đề kháng insulin, ở giai đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu, nếu tình trạng đề kháng insulin kéo dài hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và ĐTĐ típ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện. Tình trạng đề kháng insulin có thể cải thiện khi giảm cân, hoặc dùng một số thuốc nhưng không bao giờ hoàn toàn trở lại bình thường [2], [58], [117]. 1.1.2. Dịch tễ học đái tháo đường Theo số liệu thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế, năm 2021 toàn thế giới có 537 triệu người (trong độ tuổi 20 - 79) bị bệnh ĐTĐ. Theo dự kiến, số người mắc ĐTĐ sẽ đạt đến con số 643 triệu người vào năm 2030, 783 triệu người vào năm 2045. Điều đặc biệt quan trọng là có đến gần một nửa số bệnh nhân (45%) bị ĐTĐ mà không được chẩn đoán [80]. ĐTĐ típ 2 chiếm tỷ lệ trên 90% trong tổng số các trường hợp ĐTĐ và tỷ lệ này đang gia tăng ở tất cả các khu vực trên toàn cầu. Sự gia tăng tỷ lệ ĐTĐ típ 2 là hậu quả của sự già hóa dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày càng tăng, dẫn đến lối sống ít vận động và tiêu thụ nhiều thực phẩm không lành mạnh có liên quan đến béo phì [30], [80].
- 6 Hình 1.1. Sự gia tăng số người bị mắc đái tháo đường trên toàn thế giới [80] 1.1.3. Tác động của đái tháo đường típ 2 lên sức khỏe và đời sống kinh tế - xã hội Với số người mắc ĐTĐ ngày càng gia tăng, hậu quả của ĐTĐ lên sức khỏe con người cũng ngày càng nặng nề. Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh mạch vành (BMV) cao gấp 2 lần, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao gấp 2,27 lần, nguy cơ đột quỵ do xuất huyết cao gấp 1,84 lần, nguy cơ tử vong do bệnh mạch máu cao gấp 1,73 lần so với những người không bị ĐTĐ [145]. Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có nguy cơ nhập viện cao hơn so với những người không có ĐTĐ típ 2. Qua theo dõi trong vòng 4 năm, có khoảng 60% bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có ít nhất một lần nhập viện. Tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 là 33,9% [84]. Bên cạnh những nguy cơ về bệnh tật, tuổi thọ của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cũng bị giảm hơn so với những người không bị ĐTĐ [156]. Đồng thời, nguy cơ tử vong của bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cũng cao hơn gấp 2 lần so với những người không bị ĐTĐ típ 2 [123]. Ngoài những tác động lên sức khỏe con người, ĐTĐ cũng đã để lại những tác động nặng nề lên đời sống kinh tế - xã hội. Theo ước tính của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), trong năm 2017, với 24,7 triệu người mắc ĐTĐ tại Mỹ thì chi phí sử dụng cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe là 327 tỷ đô la. Đồng thời, trong các chi phí phục vụ cho chăm sóc biến chứng mạn tính của ĐTĐ, phần trăm chi phí cho các biến chứng tim mạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao [23].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 214 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 200 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 37 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 24 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 37 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 129 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 15 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn