
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang
lượt xem 4
download

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang" trình bày các nội dung chính sau: Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020; Đánh giá thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI NHẬT QUANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG KINH TẠI TỈNH AN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI NHẬT QUANG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH ĐỘNG KINH TẠI TỈNH AN GIANG Chuyên ngành: THẦN KINH Mã số: 62720147 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ANH NHỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả Mai Nhật Quang
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT ..... iv DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4 1.1 Lịch sử bệnh động kinh ............................................................................... 4 1.2 Sinh lý bệnh động kinh ............................................................................... 5 1.3 Cơ chế các thuốc điều trị động kinh............................................................ 9 1.4 Một số phương pháp nghiên cứu động kinh trên thế giới ......................... 12 1.5. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 14 1.6. Các nghiên cứu ngoài nước ...................................................................... 16 1.7 Thực trạng quản lý động kinh và điều trị động kinh ................................. 19 1.8 Phân loại động kinh và hội chứng động kinh năm 2017........................... 23 1.9 Đặc điểm tỉnh An Giang ........................................................................... 29 1.10. Các thuốc điều trị động kinh thường gặp ở tỉnh An Giang.................... 31 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 36 2.1. Thiết kế nghiên cứu:................................................................................. 36 2.2 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 36 2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 37 2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................... 37 2.5 Các biến số trong nghiên cứu .................................................................... 40
- iii 2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ................................. 50 2.7 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 52 2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................. 54 2.9 Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 55 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 57 3.1 Tỷ lệ hiện mắc động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020 ............................ 58 3.2 Đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang ..................................................... 60 3.3 Phân loại động kinh theo bảng phân loại năm 2017 ................................. 66 3.4. Thực trạng điều trị động kinh tại tỉnh An Giang ..................................... 67 3.5 Kết quả điều trị và các yếu tố liên quan .................................................... 73 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN ............................................................................. 78 4.1 Tỷ lệ mắc động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang ....................... 78 4.2 Một số đặc điểm động kinh tại cộng đồng dân cư tỉnh An Giang ............ 90 4.3 Phân loại cơn động kinh theo bảng phân loại động kinh 2017 ............... 107 4.4 Thực trạng điều trị động kinh tại tỉnh An Giang .................................... 109 KẾT LUẬN .................................................................................................. 117 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 119 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 120 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu thu thập số liệu Phụ lục 2. Bộ câu hỏi sàng lọc động kinh Phụ lục 3. Bộ câu hỏi tuân thủ điều trị động kinh Phụ lục 4. Các hình ảnh minh họa
- iv DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH - VIỆT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CBZ Carbamazepine CT Computed Tomography Chụp cắt lớp vi tính ĐK Động kinh EEG Electroencephalogram Điện não đồ GBP Gabapentin HIC High Income Countries Các nước thu nhập cao HR Hazard Ratio Tỷ số hazard KTC Khoảng tin cậy LEV Levetiracetam LMIC Lower-middle Income Countries Các nước thu nhập trung bình thấp LTG Lamotrigine MEG Magnetoencephalography Ghi từ não MRI Magnetic Resonance Imaging Hình ảnh cộng hưởng từ OR Odds Ratio Tỷ số chênh OXC Oxcarbazepine PB Phenobarbital PET Positron Emission Tomography Chụp cắt lớp phát xạ positron PHT Phenytoin SCN Sau Công Nguyên SPECT Single Photon Emission Computed Chụp cắt lớp phát xạ photon Tomography đơn
- v Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TBI Traumatic Brain Injury Chấn thương sọ não TCN Trước Công Nguyên TPM Topiramate VPA Valproic acid ZNS Zonisamide
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng khu vực điều tra dân số trong nghiên cứu .............................. 39 Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc động kinh theo giới, nhóm tuổi, kinh tế gia đình bệnh nhân động kinh, khu vực cư trú .............................................................. 58 Bảng 3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm dân số và tỷ lệ hiện mắc động kinh .. 59 Bảng 3.4 Loại cơn động kinh theo nhóm tuổi ................................................. 61 Bảng 3.5 Các nguyên nhân gây động kinh ..................................................... 62 Bảng 3.6 Các nguyên nhân động kinh theo nhóm tuổi ................................... 62 Bảng 3.7 Nguyên nhân động kinh và loại cơn động kinh ............................... 64 Bảng 3.8 Kết quả điện não đồ với loại cơn động kinh .................................... 65 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và phương cách điều trị thuốc 69 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và giới .................................. 69 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và nơi cư trú ......................... 70 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa tính tuân thủ và kinh tế ................................... 70 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tính tuân thủ điều trị và cơn động kinh .......... 71 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa học vấn và tuân thủ điều trị ............................ 71 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và thời gian mắc bệnh .......... 72 Bảng 3.16 Các lý do ngưng điều trị (n=344) .................................................. 72 Bảng 3.17 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và giới ................................... 73 Bảng 3.18 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và nhóm tuổi ......................... 74 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và tính tuân thủ điều trị ......... 74 Bảng 3.20 Mối liên quan kết quả điều trị và nghề nghiệp .............................. 75 Bảng 3.21 Mối quan hệ giữa kết quả điều trị và nơi cư trú ............................ 75 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và loại cơn động kinh ............ 76
- vii Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và các thuốc sử dụng ............. 76 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa kết quả điều trị với tình trạng kinh tế ............. 77 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa kết quả điều trị và thời gian mắc bệnh ........... 77
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Thời gian mắc động kinh ............................................................. 59 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc động kinh theo nghề nghiệp ............................... 60 Biểu đồ 3.3 Loại cơn động kinh ...................................................................... 61 Biểu đồ 3.4 Trình độ học vấn bệnh nhân động kinh ....................................... 63 Biểu đồ 3.5 Tình trạng kinh tế gia đình bệnh nhân động kinh ....................... 64 Biểu đồ 3.6 Điện não ở bệnh nhân động kinh ................................................. 65 Biểu đồ 3.7 Loại cơn động kinh cục bộ .......................................................... 66 Biểu đồ 3.8 Loại cơn động kinh toàn thể ........................................................ 67 Biểu đồ 3.9 Đơn trị liệu và đa trị liệu trong điều trị động kinh ...................... 67 Biểu đồ 3.10 Các thuốc sử dụng trong điều trị động kinh tại An Giang ........ 68 Biểu đồ 3.11 Tuân thủ điều trị động kinh ....................................................... 68 Biểu đồ 3.12 Kết quả điều trị động kinh tại tỉnh An Giang ............................ 73
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Lưu đồ quy trình nghiên cứu ......................................................... 55 Sơ đồ 3.1. Lưu đồ nghiên cứu ......................................................................... 57
- x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ địa chính tỉnh An Giang....................................................... 30 Hình 2.2 Bảng phân loại ILAE 2017 .............................................................. 45
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Động kinh là một trong những rối loạn thần kinh mãn tính và phổ biến trong các bệnh lý thần kinh, động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi cá nhân ở mọi lứa tuổi1,2,3. Trên thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người mắc bệnh động kinh vào năm 20161. Theo báo cáo gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010 của WHO xếp động kinh vào rối loạn thần kinh nặng thứ hai về số năm sống được điều chỉnh theo tình trạng khuyết tật1,3. Động kinh ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân vì sự hiện diện của những chấn thương thể chất liên quan đến người mắc động kinh. Bên cạnh đó, thời gian mắc động kinh kéo dài đã ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc học tập, ngoài ra còn tác dụng không mong muốn của các thuốc điều trị động kinh, các bệnh lý đi kèm. Các vấn đề trên đã ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của người bệnh, động kinh có thể phát triển thành động kinh kháng thuốc và tử vong sớm1,3,4,5,6. Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 5 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh động kinh mỗi năm. Ở các quốc gia có thu nhập cao, ước tính có khoảng 0,49/1.000 người được chẩn đoán mắc động kinh mỗi năm7. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, con số này có thể lên tới khoảng 13,9/1.000 người. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có gần 80% người bị động kinh sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình7. Chi phí kinh tế hàng năm đối với những người mắc động kinh ước tính khoảng 12,5 tỷ đô la, trong đó 1,7 tỷ đô la chi phí y tế trực tiếp và 10,8 tỷ đô la liên quan đến việc làm và khả năng tạo thêm thu nhập1,4,5. Ước khoảng 25% những người động kinh thất nghiệp vì tình trạng bệnh của họ. Chi phí điều trị trung bình hàng năm cho mỗi người bị động kinh năm 2019 dao động từ 204 đô la ở các quốc gia có thu nhập thấp đến 11.432 đô la ở các quốc gia có thu nhập cao8. Nếu tính tổng chi phí điều trị cho những người động kinh, áp dụng cho khoảng 52,51 triệu người hiện đang mắc động kinh trên toàn thế giới vào
- 2 khoảng 119,27 tỷ USD8. Những số liệu trên cho thấy rằng động kinh thật sự là gánh nặng to lớn đối với gia đình và xã hội. Ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, với dân số ước tính khoảng 655 triệu người, tương đương 8,5% tổng dân số toàn thế giới và động kinh ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trong khu vực9. Chỉ có khoảng 10 - 20% tổng số người mắc bệnh động kinh được điều trị thích hợp9. Trong số các trường hợp động kinh ước khoảng 50% các trường hợp động kinh khởi phát ở trẻ em hoặc lứa tuổi thanh thiếu niên và khoảng 60%-70% người bị động kinh có thể sinh hoạt bình thường nếu được điều trị đúng cách với thuốc chống động kinh phù hợp9. Trước đây, các nghiên cứu về tỷ lệ mắc động kinh trong dân số đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhưng kết quả tỷ lệ mắc động kinh khác nhau giữa các khu vực trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới. Ở Việt nam, các nghiên cứu về tỷ lệ mắc động kinh trong cộng đồng dân cư chưa nhiều, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện cách nay khá lâu và chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc. Ở nước ta, tỷ lệ mắc động kinh trong dân số khác biệt giữa các nghiên cứu dao động từ 4,4/1.000 dân đến 8,4/1.000 dân10,11. An Giang là tỉnh nằm ở vùng Tây Nam tổ quốc với dân số khoảng 1.907.401 người, mật độ dân số 608 người/km² theo thống kê dân số năm 201912. Đây là tỉnh có mật độ dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long12. Người mắc động kinh là gánh nặng cho gia đình và xã hội do chi phí điều trị và các vấn đề liên quan đến bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm, có chiến lược theo dõi và điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh sớm hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, để có bức tranh về động kinh ở An Giang giúp các nhà quản lý có chiến lược hoạch định kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta cần có số liệu về động kinh, các yếu tố ảnh hưởng đến động kinh
- 3 trong cộng đồng dân cư là nhu cầu cấp thiết. Vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm bệnh động kinh tại tỉnh An Giang” với các mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Xác định tỷ lệ hiện mắc, một số đặc điểm động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020. 2. Đánh giá thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan điều trị động kinh tại tỉnh An Giang năm 2020.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử bệnh động kinh Bệnh động kinh là một trong số rất ít bệnh có liên quan đến sự chú ý, tranh luận và hiểu lầm của y tế và xã hội. Những người bệnh mắc động kinh, không giống như những người mắc các bệnh lý khác, họ đã bị loại bỏ một cách bất công khỏi y học, tôn giáo và xã hội, thậm chí họ bị truy tố và bị phân biệt đối xử vì bị cho rằng động kinh là do ảnh hưởng bởi ma thuật, ma quỷ hoặc các nguyên nhân siêu nhiên gây ra13. Bằng chứng đầu tiên ghi nhận về động kinh được tìm thấy trong Y học Ấn Độ cổ vào thời kỳ Vệ Đà khoảng 4.500-1.500 trước Công Nguyên, nhưng các mô tả chính về căn bệnh này chủ yếu có niên đại từ năm 2.000 trước Công Nguyên được ghi lại trong giấy cói Y tế Edwin Smith, một loại giấy phẫu thuật từ thời Ai Cập cổ đại vào khoảng 1.700 trước Công Nguyên. Các mô tả về bệnh động kinh cũng được tìm thấy trên tấm bia ở Babylon khoảng 1.050 TCN trong Y văn Ayurvedic cổ Ấn Độ và các tác phẩm Hippocrate ở Hy Lạp13. Trong 22 thế kỷ tiếp theo, những người mắc bệnh động kinh vẫn tiếp tục là nạn nhân của những ý tưởng sai lầm, mê tín dị đoan, sự thiếu hiểu biết hoặc sự tàn ác từ chính xã hội, tôn giáo, các tổ chức y tế và luật pháp đương thời13. Trong vài thập kỷ gần đây, người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống và các vấn đề tâm lý xã hội đối với những người bị động kinh, mặc dù những tiến độ còn chậm và các dịch vụ vẫn còn kém ở hầu hết các nơi trên thế giới14. Năm 1997, Liên đoàn Quốc tế Chống Động kinh và Văn phòng Quốc tế về Động kinh đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới để thành lập Chiến dịch Toàn cầu Chống Động kinh để giải quyết các vấn đề
- 5 này15. Mục đích của Chiến dịch toàn cầu là giúp cải thiện việc phòng ngừa, điều trị, chăm sóc và các dịch vụ cho người bị động kinh. Nó cũng nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về động kinh. Các quyền xã hội và công việc hợp pháp của những người bị động kinh hiện nay phần lớn đã được công nhận ở các quốc gia trên giới trong đó có Việt Nam. 1.2 Sinh lý bệnh động kinh Glutamate và axit γ-aminobutyric (GABA) là hai chất dẫn truyền thần kinh đã được nghiên cứu nhiều về liên quan đến chứng động kinh. Cả hệ thống glutamatergic và GABAergic đều đóng vai trò quan trọng trong động kinh. Người ta đã đưa ra giả thuyết khả năng hưng phấn của tế bào thần kinh trong bệnh động kinh là do sự mất cân bằng giữa kích thích qua trung gian glutamate và ức chế qua trung gian GABA16. Glutamate là một chất điều hòa dẫn truyền thần kinh kích thích chính trong não chịu trách nhiệm tạo ra các điện thế hậu synap kích thích bằng cách khử cực các tế bào thần kinh17,18. GABA là chất dẫn truyền thần kinh ức chế chính, tạo ra các điện thế ức chế trước synap bằng cách siêu phân cực các tế bào thần kinh. Hệ thống GABAergic có vai trò quan trọng trong việc cân bằng ngược lại sự kích thích của tế bào thần kinh và do đó ngăn chặn sự phóng điện dạng động kinh. Có hai loại thụ thể GABA liên quan đến bệnh sinh của bệnh động kinh, đó là thụ thể GABA A và GABA B. Các thụ thể GABA A (kênh ion cổng chất gắn) làm trung gian cho các điện thế ức chế nhanh chóng trước synap bằng cách tăng dòng clorua, và các thụ thể GABA B là thụ thể kết hợp với protein G làm trung gian cho các điện thế ức chế chậm trước synap bằng cách tăng độ dẫn điện của kali và giảm sự xâm nhập của canxi19. Các chất dẫn truyền thần kinh khác như serotonin, noradrenaline và dopamine cũng có vai trò trong cơ chế động kinh. Các thụ thể có trên tế bào thần kinh vỏ não hoặc hồi hải mã20.
- 6 Noradrenaline là một catecholamine được sản xuất từ dopamine, được giải phóng dưới dạng hormone từ tủy thượng thận hoặc như một chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương và giao cảm từ các tế bào thần kinh noradrenergic21. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng noradrenaline nội sinh có vai trò chống co giật trong bệnh động kinh. Chúng bao gồm suy giảm noradrenaline làm tăng nhạy cảm với cảm ứng co giật 22 và mất noradrenaline làm tăng tổn thương tế bào thần kinh ở các vùng limbic khác nhau của chuột sau khi cảm ứng co giật23. Tác dụng bảo vệ của noradrenaline được cho là chống lại sự hình thành và sửa đổi mạch động kinh trong việc thay đổi tế bào thần kinh do động kinh gây ra23. Một chất dẫn truyền thần kinh catecholamine khác dopamine tạo ra một con đường không rõ ràng và phức tạp trong cơ chế bệnh sinh của bệnh động kinh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con đường dopaminergic có liên quan đến sinh lý bệnh của hai loại động kinh vô căn, tức là động kinh thùy trán ưu thế về đêm với giảm đáng kể liên kết thụ thể dopamine D1 24 và động kinh myoclonic ở tuổi vị thành niên với giảm khả năng liên kết với chất vận chuyển dopamine. Tuy nhiên, sự hoạt hóa của các họ thụ thể dopamine khác nhau (D1 và D2) có thể tạo ra các hiệu ứng khác nhau đối với sự hưng phấn của tế bào thần kinh, trong đó thụ thể D1 và thụ thể D2 có tác dụng chống co giật25. Những bằng chứng này cho thấy dopamine có thể đóng một vai trò cụ thể trong việc điều chỉnh các cơn co giật. 1.2.1 Cơ chế phân tử và di truyền, kênh ion và thụ thể Những tiến bộ gần đây trong di truyền học và sinh học phân tử đã chứng minh rằng một số hội chứng động kinh được cho là do đột biến gen mã hóa protein kênh ion dẫn đến tính dễ kích thích của tế bào thần kinh. Bệnh lý kênh là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả rối loạn chức năng hoặc khiếm khuyết kênh ion26. Kênh ion là các protein tạo lỗ dọc theo màng lipid của tế
- 7 bào cho phép di chuyển các ion đã chọn qua màng tế bào để duy trì điện thế màng nghỉ âm bên trong tế bào26. Có hai loại kênh ion, đó là kênh tạo điện thế được kiểm soát bởi sự thay đổi điện thế màng và kênh tạo phối tử được kích hoạt bằng liên kết phối tử như chất dẫn truyền thần kinh GABA và Acetylcholine26. Các kênh ion liên quan đến việc tạo ra dòng điện thông qua các điện tích ion. Nhìn chung, các kênh cation chủ yếu tạo ra điện thế hoạt động và góp phần kích thích tế bào thần kinh, ngược lại, kênh anion tham gia vào cơ chế ức chế quá trình hưng phấn tế bào thần kinh27. Các bệnh lý về kênh là yếu tố chính của bệnh sinh ở người bệnh động kinh, chủ yếu ở bệnh động kinh vô căn. Các đột biến trong gen biểu hiện các kênh kali, natri, clorua, canxi và các thụ thể của Acetylcholine và GABA đã được báo cáo trong bệnh động kinh vô căn. Ngoài ra, bệnh lý kênh cũng có thể là cơ chế bệnh sinh ở bệnh nhân động kinh mắc phải do những thay đổi thứ phát trong kênh ion thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã28. Mặt khác, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng bệnh lý kênh liên quan đến các kênh kích hoạt nucleotide chu kỳ siêu phân cực được kích hoạt có thể góp phần vào động kinh thùy thái dương và động kinh vắng ý thức29. Kênh kích hoạt nucleotide chu kỳ là các kênh ion cổng điện thế dẫn dòng cation kích hoạt siêu phân cực, điều chỉnh điện thế nghỉ của màng tế bào thần kinh30. Các kênh kích hoạt nucleotide chu kỳ được kích hoạt bởi sự tăng phân cực màng và dẫn đến tác dụng ức chế đối với sự hưng phấn của tế bào thần kinh30. 1.2.2 Những thay đổi về cấu trúc, hóa thần kinh và tế bào Nhiều thay đổi cấu trúc trong hồi hải mã có thể xảy ra sau cơn động kinh cấp tính, bao gồm thoái hóa tế bào hình răng và tế bào thần kinh hình chóp CA1 - CA3, sự nảy mầm bất thường, sự hình thành synap của các sợi
- 8 rêu và mất đi các tế bào thần kinh đệm GABAergic ức chế. Sự mọc sợi trục của sợi rêu liên quan đến sự tái tổ chức lại synap của các sợi rêu, là những sợi trục của tế bào nhân răng để hình thành synap mới kết nối ở một vị trí bất thường, lớp phân tử thứ ba bên trong của hồi răng hoặc vùng siêu hạt 31. Sự tái cấu trúc này có thể là do sự loại bỏ synap do chết tế bào sợi rêu là những tế bào thần kinh kích thích chính ở rôn răng thường chiếu đến vùng siêu hạt32. Là kết quả của sự nảy mầm sợi trục và hình thành synap ở con đường sợi rêu, mạch tế bào thần kinh mới hình thành một mạch kích thích lặp đi lặp lại ở các tế bào nhân răng sẽ tăng cường kích thích và cuối cùng thúc đẩy quá trình tạo động kinh32. 1.2.3 Con đường miễn dịch và viêm Các Cytokine gây viêm có những tác động có hại lên tế bào thần kinh thông qua việc thay đổi tính kích thích của tế bào thần kinh, sản xuất chất trung gian độc hại và tăng tính không thấm của hàng rào máu não 33,. IL-1β có thể gây ra sự hoạt hóa của thụ thể NMDA, do đó tăng cường dòng canxi ion qua trung gian NMDA vào tế bào thần kinh và cuối cùng thúc đẩy khả năng hưng phấn của tế bào thần kinh34. Tương tự như IL-1β, yếu tố hoại tử u α cũng có thể gây ra sự hưng phấn tế bào thần kinh thông qua việc điều hòa lên các thụ thể AMPA, hỗ trợ dòng canxi ion vào tế bào thần kinh và giảm điều hòa các thụ thể GABA trong đó cường độ synap ức chế giảm 35. Ngoài tác dụng gây kích thích, các cytokine gây viêm có thể góp phần gây chết tế bào thần kinh apoptotic, có thể do sản xuất chất trung gian gây độc thần kinh và gây kích thích glutamatergic qua trung gian NMDA và AMPA 34. Bên cạnh các phản ứng viêm có thể làm thay đổi tính thẩm thấu của hàng rào máu não. Sự phá vỡ hàng rào máu não có thể gây ra sự hình thành động kinh bằng cách hấp thu albumin huyết thanh vào tế bào hình sao thông qua liên kết với thụ thể yếu tố tăng trưởng biến đổi β và gây ra các biến đổi tiếp theo góp phần

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p |
260 |
57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p |
248 |
41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p |
239 |
32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p |
198 |
30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p |
68 |
14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p |
41 |
12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p |
198 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p |
72 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p |
165 |
9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p |
181 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p |
39 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p |
32 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p |
64 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p |
21 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p |
31 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p |
42 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p |
35 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
