YOMEDIA
ADSENSE
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen của Pneumocystis Jirovecii gây viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS
37
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Luận án tìm hiểu tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam; các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS; các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS; đặc điểm di truyền học của Pneumocystis jirovecii.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen của Pneumocystis Jirovecii gây viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KIỂU GEN CỦA PNEUMOCYSTIS JIROVECII GÂY VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
- HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KIỂU GEN CỦA PNEUMOCYSTIS JIROVECII GÂY VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Quyết 2. PGS.TS. Thái Khắc Châu HÀ NỘI 2020 LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Anh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến GS.TS. Đỗ Quyết, PGS.TS Thái Khắc Châu, hai người Thầy hướng dẫn đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong việc lựa chọn đề tài, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiêm khắc góp ý kiến, chỉnh lý trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Huy Lực, PGS.TS. Mai Xuân Khẩn, PGS.TS. Tạ Bá Thắng, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý kiến và chỉnh sửa để luận án được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Kính, TS. Phạm Ngọc Thạch, PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung, đã tạo mọi điều kiện, quan tâm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Văn Duyệt người đã tham giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Xin được trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn – Khoa Nội Hô hấp – Học viện Quân y, Ban Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ và chương trình học tập. Xin cảm ơn Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa vi rút Ký sinh trùng, Khoa Sinh học phân tử, Khoa Xét nghiệm – Phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm kiếm tài liệu, thu thập số liệu nghiên cứu và thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành với những tình cảm và sự giúp đỡ tốt đẹp đó. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, yêu thương và kính trọng sâu sắc tới các bậc sinh thành đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi trong suốt những năm qua; Cảm ơn vợ và các con – luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu.
- Và, cho phép tôi được coi luận án này như một món quà tinh thần tặng những người thân yêu của gia đình, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè vô cùng quý mến của tôi. Nguyễn Tuấn Anh
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết Từ gốc tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt tắt Acquired Immunodeficiency Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc AIDS Syndrome phải Acid fast bacilli AFB Antiretroviral Trực khuẩn kháng cồn kháng toan ARV Adenosine triphosphate Thuốc kháng vi rút sao chép ngược ATP Blood agar Adenosine triphosphate BA Bronchoaveolar lavage Thạch máu BAL Dịch rủa phế quản phế nang BCLP Bạch cầu lympho BCTT Cutaneous B cell lymphoma Bạch cầu trung tính CBCL Chemokine Coreceptor 5 U lympho tế bào B ở da CCR5 Colonyforming unit Đồng phụ thể chemokine 5 CFU Cyto megalo virus Đơn vị đo số lượng một chủng vi CMV Crohn’s disease khuẩn CrD Creactive protein Vi rút cự bào CRP Computed tomography Bệnh Crohn CT CXChemokine receptor type 4 Phản ứng protein C CXCR4 Chụp cắt lớp vi tính ĐLC Deoxyribonucleic acid Đồng thụ thể chemokine XC kiểu 4 DNA Epstein bar virus Độ lệch chuẩn EBV Gutassociated lymphoid tissue Axit deoxyribonucleic GALT Glycoprotein 120 Vi rút Epstein barr Gp 120 Mô lympho ở ruột Glycoprotein 41 Glycoprotein trọng lượng phân tử 120 Gp41 Kilodanton Highn active antiretroviral Glycoprotein trọng lượng phân tử 41
- HAART therapy Kilodanton Hepatitis B virus Điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoạt HBV Hepatitis C virus tính cao HCV Human immunodeficiency virus Vi rút viêm gan B HIV Human papilloma virus Vi rút viêm gan C HPV Hazard ratio Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HR Immuno fluorescence antibody test Vi rút gây u nhú ở người IFAT Tỷ suất rủi ro Lactate dehydrogenase Xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh LDH Mycobacterium avium complex quang MAC Multidrug resistance tuberculosis Lactate dehydrogenase MDRTB Men who have sex with men Trực khuẩn lao không điển hình Mycobacterium tuberculosis lao đa kháng thuốc MsM Nonnucleoside reverse MTB transcriptase inhibitor Tình dục đồn giới nam NNRTI Trực khuẩn lao Non typhoidal salmonella Thuốc ức chế enzyme sao chép ngược NTS Nevirapine không phải nicleoside NVP Oleic acid, dextrose, bovine Samonella không gây bệnh thương hàn OADC albumin, catalase Nevirapine Oral hairy leukoplakia Oleic acid, dextrose, bovine albumin, OR Polymycin, Amphotericin, catalase PANTA Nalidixic acid, Trimethoprim, Bạch sản dạng lông Azlocillin Polymycin, Amphotericin, Nalidixic Polymerase Chain Reaction acid, Trimethoprim, Azlocillin PCR Acid deoxyribonucleic ADN Penicillium marneffei Phản ứng chuỗi polymerase PM Progiessive multifocal Axit deoxyribonucleic PML leucoencephalopathy Nấm penicillium marneffei
- Pneumocystis jirovecii Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển PJ pneumonia Pneumocystis carinii pneumonia Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii PcP Palpulo prusitic eruption PPE Ribonucleic acid Viêm phôi do carinii RNA Reverse transcriptase Sẩn ngứa dạng cục RT Simian immunodeficiency virus Axit ribonucleic SIV Enzyme sao chép ngược Sexually transmitted diseases Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở khỉ STDs xanh Châu Phi TB Các bệnh lây truyền qua đường tình dục TC Tế bào TSTBLP Ulcerative colitis Tiểu cầu UC United Nations Programme on Tổng số tế bào lympho UNAIDS HIV/AIDSWorld health Viêm loét đại tràng Oganization Chương trình HIV/AIDS của Liên hiệp quốc VK World Health Organization WHO Vi khuẩn Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
- DANH MỤC HÌNH Hình Tên Hình Trang
- ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm HIV/AIDS thường kéo theo các bệnh nhiễm trùng cơ hội do suy giảm hệ thống miễn dịch. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội hay gặp thường là nhiễm trùng phổi, hệ thống thần kinh, tiêu hóa, da và niêm mạc. Phổi là cơ quan dễ tổn thương nhất ở bệnh nhân HIV/AIDS, trong đó viêm phổi do Pneumocytis jirovecii là một trong nhưng căn nguyên hàng đầu gây viêm phổi ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Pneumocystis jirovecii là sinh vật gây bệnh cơ hội bất thường và là căn nguyên gây viêm phổi nặng với tỷ lệ tử vong cao ở những người bị suy giảm miễn dịch. Triệu chứng lâm sàng của viêm phổi do Pneumocystis jirovecii là khởi phát từ từ, âm ỉ kèm với ho khan, có sốt, mệt, sút cân, khó thở tăng dần, phổi có ran khô, hình ảnh Xquang phổi và cắt lớp vi tính có hình ảnh thâm nhiễm không thuần nhất, lấm tấm khắp hai phế trường, các trường hợp viêm phổi nặng có thể thấy thâm nhiễm từng ổ, xét nghiệm thấy giảm cả hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, tế bào CD4 giảm nặng (
- phép chẩn đoán chính xác căn nguyên Pneumocystis jirovecii trong các mẫu bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân và đặc điểm di truyền của chúng mà không cần sử dụng các kỹ thuật xâm lấn. Do đó việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán và nghiên cứu về Pneumocystis jirovecii sẽ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và kiến thức về dịch tễ học phân tử của loài vi sinh vật này. ̣ ̣ Tai Viêt Nam, tr ước đây đã có một số nghiên cứu về bệnh HIV/AIDS cũng như các bệnh nhiễm trùng cơ hội có liên quan, trong đó một số nghiên cứu đã mô tả nhiễm trùng do Pneumocystis jirovecii trên bệnh nhân HIV/AIDS. Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cũng như các yếu tố tiên lượng và điều trị mà chưa đề cập đến đặc điểm sinh học phân tử của Pneumocystis jirovecii và mối liên quan giữa đặc điểm sinh học phân tử với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng. Do đó, để góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị, cũng như làm sáng tỏ các đặc điểm sinh học phân tử của Pneumocystis jirovecii gây bệnh tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cưu đ ́ ặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kiểu gen của Pneumocystis jirovecii gây viêm phổi trên bệnh nhân HIV/AIDS” vơi hai muc tiêu ́ ̣ : 1. ̉ ̣ ̉ ̣ ̀ ủa viêm phôi do Pneumocystis jirovecii Mô ta đăc điêm lâm sang, cân lâm sang c ̀ ̉ ở bênh nhân HIV/AIDS. ̣ 2. Xác định kiểu gen cua Pneumocystis jirovecii và m ̉ ối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi do Pneumocystis jirovecii ở bênh ̣ nhân HIV/AIDS. CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN ̉ 1. Tổng quan về HIV Căn nguyên gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (Human Inmmunodeficiency Virus HIV) là một vi rút thuộc chi Lentivirus, họ Retroviridae [6]. Tương tự như một số loài vi rút khác, HIV có cấu tạo genome là ARN, tuy nhiên điểm khác biệt mà HIV có được đó là chúng phiên mã ngược sợi ARN thành ADN sợi đôi ở ngoài tế bào chất dưới sự xúc tác của enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase), sau đó di chuyển vào trong nhân để gắn xen vào trong hệ genome của người. Nhờ sở
- hữu đặc tính này mà HIV có thể nhân lên với tốc độ rất nhanh và rất khó tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của con người. Ngoài ra, do việc phải trải qua giai đoạn phiên mã ngược để tổng hợp sợi đôi ADN, sau đó sử dụng hệ thống sinh học của tế bào chủ lại phiên mã ra sợi ARN để tạo ra hạt vi rút mới, vì vậy mà HIV thường xảy ra đột biến và có tính đa dạng di truyền cao. Đã xác định được hai loại HIV gây bệnh chính ở người bao gồm HIV1 và HIV2 [7], tỷ lệ gây bệnh của hai loại HIV này có nhiều sự khác biệt, HIV1 là căn nguyên gây bệnh chủ yếu và thường gặp nhất trên thế giới và cũng là loại có độc tính rất cao [7]. Trong khi đó HIV2 chủ yếu gây bệnh ở một số khu vực của lục địa Châu Phi, rất hiếm khi gặp những ca bệnh mà do HIV2 là căn nguyên và thường chúng có độc lực thấp hơn, do đó thời gian ủ bệnh dài hơn tuy nhiên chúng vẫn gây ra các triệu chứng lâm sàng điển hình khi chuyển sang giai đoạn AIDS như HIV1 [7]. Cả hai loại HIV1 và HIV2 đều có cấu tạo tương tự nhau, bao gồm lớp vỏ ngoài là lớp màng lipid kép gắn glycoprotein bao bọc bên trong lõi là hai phân tử ARN đơn dương, trong lõi chứa 2 phân tử ARN đơn là bộ gen di truyền của HIV (genome), có khả năng tích hợp vào DNA của tế bào vật chủ [8]. Điều này gây khó khăn lớn cho vật chủ để có thể quét sạch vi rút, vì genome tiền vi rút có thể tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể m à không hề bị hệ thống miễn dịch phát hiện, hơn thế nữa chúng còn tránh được tác động của các loại thuốc kháng vi rút. Vòng đời của HIV: Xâm nhập tế bào: HIV chỉ có thể nhân lên ở bên trong tế bào người. Sau khi nhiễm vào cơ thể và nhâm nhập vào đường máu, hạt vi rút có tính ái lực cao với tế bào CD4, các kháng nguyên trên bề mặt của hạt vi rút gắn vào thụ thể của tế bào CD4, cùng với sự cộng hợp của các đồng thụ thể CXCR4 v à CCR5, quá trình này giúp cho vỏ của hạt vi rút hòa vào màng tế bào và giải phóng các sợi ARN genome vào tế bào chất của tế bào vật chủ [9]. Sao chép ngược và tích hợp: Sau khi truyền ARN genome vào tế bào chất, enzyme sao chép ngược của HIV được kích hoạt và thực hiện chuyển sợi ARN genome của vi rút thành sợi ADN, sợi này sau đó di chuyển vào trong nhân con và tích hợp với bộ gen người. Khi đã ghép vào bộ gen của người, phần ADN của HIV được coi là vật liệu di truyền tiền vi rút [9]. . Sao chép và dịch mã: Vật liệu di truyền tiền vi rút của HIV có thể tồn tại trong tế bào vật chủ một thời gian dài. Khi được hoạt hoá phần vật liệu ADN tiền vi rút
- được phiên mã thành sợi ARN, sau đó di chuyển ra ngoài tế bào chất và tiến hành dịch mã thành các protein và enzyme phục vụ cho việc lắp ghép thành các hạt vi rút mới [9]. Lắp ráp, nảy chồi và trưởng thành. Các chuỗi ARN của HIV được phiên mã trong nhân của tế bào vật chủ vừa đóng vai trò là vật liệu di truyền của vi rút vừa là khuôn để dịch mã thành các protein và enzyme. Sau khi lắp ghép thành các hạt vi rút hoàn chỉnh, hạt này sẽ hòa vào màng tế bào vật chủ, nảy chồi và giải phóng ra ngoài môi trường và tiếp tục lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh khác [9]. 2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 2.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên thế giới Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hiện vẫn là một vấn đề y tế lớn của toàn cầu. Tính từ khi phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ, trong gần 40 năm qua, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên toàn thế giới [10]. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017 có khoảng 36,7 triệu người đang phải sống chung với HIV [ 11]. Chỉ tính riêng trong năm 2017, đã có hơn 940 nghìn người tử vong trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới [11]. Trong khi đó, 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (Antiretralviral ARV) suốt đời [ 11]. Ghi nhận những tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS, theo số liệu của Liên hiệp quốc (LHQ) về HIV/AIDS (UNAIDS), cuộc chiến này đang ở thời điểm gian nan vì hàng năm vẫn có bệnh nhân nhiễm mới. UNAIDS cảnh báo cuộc chiến này đang chững lại trong khi những cam kết đối với các đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV nhất chưa được giải quyết triệt để. Ngoài ra sự thiếu hụt ngân sách cho cuộc chiến chống HIV/AIDS đang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh này trên toàn cầu. Khu vực Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ 79% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi chưa tới 32% số người nhiễm bệnh được điều trị, các khu vực này hiện cũng đang chiếm tới hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV/AIDS mới trên toàn cầu [12]. Để duy trì sự tiến bộ và đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân
- HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV vào năm 2020, mỗi năm, tổ chức này cần thêm 7 tỷ USD cho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân. Dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền về vấn đề kỳ thị người nhiễm HIV, tuy nhiên vẫn có nhiều người tiếp tục mất việc làm vì nhiễm căn bệnh này. Nghiên cứu mới nhất vừa được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Mạng lưới Toàn cầu của Người sống với HIV cho thấy mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị, cho phép người có HIV có thể làm việc, song họ vẫn tiếp tục phải chịu phân biệt đối xử khi tìm kiếm và giữ việc làm. Báo cáo dựa trên các cuộc điều tra do 13 nhóm quốc gia trên toàn thế giới tiến hành với hơn 100 nghìn người sống chung với HIV. Tỷ lệ những người đã làm việc nhưng bị mất việc làm hoặc mất nguồn thu nhập do sự phân biệt đối xử của chủ hoặc đồng nghiệp dao động từ 13% ở Fiji đến 100% ở Đông Timor. Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng cho biết, nhiều người không muốn tiết lộ tình trạng HIV của họ với chủ sử dụng lao động hoặc thậm chí là đồng nghiệp [13]. Theo các dữ liệu mới nhất về HIV và tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc cung cấp trong báo cáo, những người sống chung với HIV đang thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, từ khoảng 7% số người được phỏng vấn ở Uganda cho đến 61% ở Honduras. Có tới 10 trong số 13 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp từ 30% trở lên trong số những người bị nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, những người trẻ sống chung với HIV có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều, phụ nữ sống chung với HIV cũng ít có khả năng được tuyển dụng hơn nam giới có HIV do công việc nội trợ và việc gia đình không được trả lương [14]. 2.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam
- Số liệu từ Bộ Y tế ghi nhận 9 tháng năm 2017, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiêm HIV, s ̃ ố bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3.484, số bệnh nhân tử vong 1.260 trương h ̀ ợp. Số người nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 2029 (30%) và 3039 (40%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (58%) và qua đường máu (32%) [15]. So sánh với số trường hợp nhiễm HIV mới năm 2016 cho thấy năm 2017 đã giảm 1,1%, số bệnh nhân chuyển sang AIDS và số bệnh nhân HIV tử vong đã giảm lần lượt là 39% và 15% so với năm 2016. Kết quả giám sát năm 2016 ghi nhận tỷ trọng nhiễm HIV bao gồm 9,53% ở nhóm nghiện chích ma túy, 2,39 ở nhóm phụ nữ bán dâm, và nhóm đồng giới nam (MSM) là 7,36%, trong đó tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM tăng từ 5,1% trong năm 2015 lên 7,36 vào năm 2016 [15]. Theo số liệu từ cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, chiếm 35% số người nhiễm HIV của cả nước; tiếp đến là các tỉnh, thành Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, An Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai, mỗi tỉnh chiếm khoảng 3% số người nhiễm HIV cả nước [16]. Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 14%, nhóm tình dục đồng giới nam là 12,2% và phụ nữ bán dâm là 3,7%. Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy thay đổi không đáng kể, tuy nhiên tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam có xu hướng tăng nhanh từ 5,1% năm 2015, lên 7,4% năm 2016 và 12,2% năm 2017 [16]. Dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng. Sự gia tăng tỉ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam [17]. Một số địa bàn có nguy cơ
- lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng do người dân không có đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa được xét nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS. Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 người nhiễm HIV hiện còn sống, song chỉ có khoảng gần 200.000 người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình. Với khoảng 50.000 người nhiễm HIV chưa biết tình trạng nhiễm HIV, họ sẽ có thể vô tình là nguồn lây nhiễm HIV cho cộng đồng do không được tư vấn và tiếp cận các dịch vụ dự phòng, họ cũng không được tiếp cận các dịch vụ điều trị thuốc kháng virus ARV sớm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân họ và làm giảm lây truyền HIV ra cộng đồng [18]. 3. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân HIV/AIDS 3.1. Khái nhiệm nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân HIV/AIDS Nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân mắc HIV là loại nhiễm trùng do các căn nguyên vốn thường không gây bệnh ở các vật chủ có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bình thường mà chỉ gây bệnh khi hệ miễn dịch của vật chủ bị suy yếu. Mức độ khỏe mạnh của hệ miễn dịch người được đánh giá qua số lượng tế bào CD4, khi số lượng tế bào này càng thấp thì nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội càng cao, các bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể xảy ra vào cùng một thời điểm phụ thuộc vào mức độ suy yếu của hệ miễn dịch vật chủ và số lượng tế bào CD4 giảm ở mức độ nào sẽ quyết định nguy cơ mắc loại nhiễm trùng cơ hội đó. Khi số lượng tế bào CD4 ở mức > 500/mm 3 thường bị viêm âm đạo do nấm Candida, hạch to toàn thân dai dẳng và viêm màng não vô khuẩn [19]. Với số lượng CD4 trong khoảng 200500/mm 3 thường hay mắc viêm phổi do phế cầu và các vi khuẩn khác, lao phổi, Herpes zoster, bệnh do Candida miệng họng (tưa miệng), bạch sản dạng long ở miệng, ung thư Kaposi, U lympho tế bào B và ung thư liên quan đến HPV [19]. Với CD4 < 200/mm3 thường mắc viêm phổi do Pneumocystis jirovecii (PJ), lao kê, lao ngoài phổi, histoplasma lan tỏa và bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển [19]. Khi CD4 ở mức
- Herpes simplex lan tỏa, bệnh do Cryptosporidium mạn tính, bệnh do Microspora, Isospora và Cyclospora, bệnh Leishmania nội tạng [19]. Với CD4
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn