intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu gen của Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:189

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu gen của Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021)" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021); Xác định kiểu gen của C. trachomatis phân lập được từ đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kiểu gen của Chlamydia trachomatis ở phụ nữ vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG -----------------o0o----------------- NGUYỄN HÒA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KIỂU GEN CỦA Chlamydia trachomatis Ở PHỤ NỮ VÔ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG (2020-2021) Chuyên ngành: Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới Mã số: 972 01 09 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Du 2. PGS.TS. Đỗ Ngọc Ánh HÀ NỘI, 2023
  2. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tiên tôi xin chân thành cảm ơn Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương và Phòng Khoa học và Đào tạo của Viện đã tạo điều kiện và đào tạo tôi để tôi có được luận án này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn: PGS.TS. Vũ Văn Du, PGS.TS. Đỗ Ngọc Ánh là những người thầy đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học, phương pháp nghiên cứu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và đã luôn quan tâm giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong quá trình tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: - Đảng ủy, Ban Giám Đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Phòng khám bệnh Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Khoa vi sinh và các phòng chức năng đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thu thập số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Các đồng nghiệp Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Khoa vi sinh đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu nghiên cứu. - Những bệnh nhân nữ đến khám và điều trị vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và người nhà của họ đã đồng ý tham gia nghiên cứu và cung cấp cho tôi những số liệu quý giá để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới vợ, bố mẹ và các anh chị em trong gia đình đã tạo điều kiện vật chất, tinh thần, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập để tôi hoàn thành tốt luận án. Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Hòa
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Hòa, nghiên cứu sinh Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, chuyên ngành Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Văn Du, PGS.TS. Đỗ Ngọc Ánh. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Hòa
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3 1.1. Đặc điểm sinh học của Chlamydia trachomatis............................................... 3 1.1.1. Đặc điểm hình thái và vòng đời ........................................................ 3 1.1.2. Đặc điểm hóa sinh và sức đề kháng.................................................. 6 1.1.3. Cấu trúc kháng nguyên của Chlamydia ............................................ 7 1.2. Nhiễm trùng sinh dục tiết niệu do C. trachomatis ........................................... 8 1.2.1. Các loại nhiễm trùng sinh dục tiết niệu do C. trachomatis .............. 8 1.2.2. Tình hình nhiễm C. trachomatis đường sinh dục – tiết niệu và các yếu tố liên quan ......................................................................................... 11 1.2.3. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt nhiễm C. trachomatis đường sinh dục – tiết niệu ......................................................................... 17 1.3. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm C. trachomatis ................................................19 1.3.1. Các kỹ thuật chẩn đoán vi sinh vật học .......................................... 19 1.3.2. Chẩn đoán miễn dịch học................................................................ 20 1.3.3. Chẩn đoán bằng sinh học phân tử ................................................... 22 1.4. Các kiểu gen của C. trachomatis...................................................................24 1.5. Vô sinh và mối liên quan với nhiễm C. trachomatis .....................................27 1.5.1. Một số vấn đề chung về vô sinh ..................................................... 27 1.5.2. Tình hình mắc vô sinh .................................................................... 29 1.5.3. Liên quan giữa nhiễm C. trachomatis và vô sinh ........................... 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 34 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021). ..........................................................................34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 34
  5. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 34 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 35 2.1.4. Thiết kế và cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................... 35 2.1.5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 36 2.1.6. Các biến số trong nghiên cứu ......................................................... 37 2.1.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 43 2.1.8. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 49 2.2. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2: Xác định kiểu gen của C. trachomatis phân lập được từ đối tượng nghiên cứu. .......50 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 50 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 50 2.2.3. Thời gian thực hiện ......................................................................... 50 2.2.4. Thiết kế và cỡ mẫu nghiên cứu ....................................................... 51 2.2.5. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 51 2.2.6. Các biến số trong nghiên cứu ......................................................... 52 2.2.7. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 53 2.2.8. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 58 2.3. Nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu thống kê...........................................58 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................60 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 62 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021). ........................................................................................62 3.1.1. Đặc điểm chung của 761 phụ nữ vô sinh được sàng lọc nhiễm Chlamydia trachomatis ............................................................................. 62 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan nhiễm C. trachomatis đường sinh dục phụ nữ vô sinh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương .......................................................................... 66 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis 73
  6. 3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm C. trachomatis đường sinh dục phụ nữ vô sinh ........................................................................................... 75 3.2. Kiểu gen của C. trachomatis phân lập được ở đối tượng nghiên cứu..........84 3.2.1. Kết quả xác định các kiểu gen và phân tích đa hình gen ompA ..... 84 3.3.2. Mối liên quan giữa các kiểu gen và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 90 Chương 4. BÀN LUẬN ......................................................................................... 96 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................96 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh .................................................................97 4.2.1. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................. 97 4.2.2. Đặc điểm lâm sàng nhiễm C. trachomatis .................................... 101 4.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng nhiễm C. trachomatis ............................. 109 4.2.4. Một số yếu tố liên quan nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh . 111 4.3. Các kiểu gen của C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh......................................119 4.3.1. Các kiểu gen và đa hình gen ompA của C. trachomatis ............... 119 4.3.2. Mối liên quan giữa kiểu gen của C. trachomatis với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu .............................................................. 123 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 128 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 133 PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐIỀU TRA NHIỄM KHUẨN SINH DỤC DO CHLAMYDIA ............................................................................ 152 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN VÔ SINH .................................... 155 PHỤ LỤC 3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÁT HIỆN NHIỄM C. TRACHOMATIS Ở DỊCH PHẾT CỔ TỬ CUNG BẰNG ................................. 156
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tần suất nhiễm C. trachomatis trong các năm 2012 và 2016 ở các châu lục khác nhau .................................................................................................. 13 Bảng 1.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở đường sinh dục tiết niệu phụ nữ trong một số nghiên cứu ................................................................................................... 14 Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu mục tiêu 1 ............................................. 37 Bảng 2.2. Các biến số trong nghiên cứu mục tiêu 2 ............................................. 52 Bảng 2.3. Thành phần phản ứng PCR1 ................................................................. 55 Bảng 2.4. Thông tin các mồi sử dụng trong nghiên cứu ...................................... 57 Bảng 2.5. Danh sách trình tự tham chiếu lấy từ ngân hàng gen .......................... 59 Bảng 3.1. Phân bố tuổi của của 761 phụ nữ vô sinh được sàng lọc nhiễm Chlamydia trachomatis .......................................................................................... 62 Bảng 3.2. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ........................... 63 Bảng 3.3. Đặc điểm tiền sử sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu.................. 64 Bảng 3.4. Một số đặc điểm về quan hệ tình dục và tuổi kết hôn của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................... 65 Bảng 3.5. Loại vô sinh, thời gian vô sinh của đối tượng nghiên cứu .................. 66 Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi và dân tộc của đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 67 Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp và học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 67 Bảng 3.8. Phân bố tỷ lệ nhiễm theo một số yếu tố tiền sử sản phụ khoa của đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 68 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ nhiễm theo loại vô sinh và thời gian phát hiện vô sinh của đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 69 Bảng 3.10. Một số triệu chứng lâm sàng ở cơ quan sinh dục phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis.............................................................................................. 69
  8. Bảng 3.11. Đặc điểm màu sắc khí hư ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis . 70 Bảng 3.12. Sự xuất hiện một số triệu chứng toàn thân ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis .............................................................................................................. 72 Bảng 3.13. Sự khác biệt về tần suất xuất hiện một số triệu chứng giữa phụ nữ vô sinh nhiễm và không nhiễm C. trachomatis.......................................................... 72 Bảng 3.14. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis...................................................................................... 73 Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm 1 số nhóm vi khuẩn gây bệnh ở âm đạo phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis ............................................................................................. 73 Bảng 3.16. Kết quả một số xét nghiệm khác về dịch âm đạo ............................ 74 Bảng 3.17. Liên quan giữa tuổi với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ........................................................................................................................... 75 Bảng 3.18. Liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ............................................................................ 76 Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền sử viêm âm đạo với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................................. 77 Bảng 3.20. Liên quan giữa tiền sử bạn đời/bạn tình đã từng mắc STDs với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ....................................................... 78 Bảng 3.21. Liên quan giữa tuổi quan hệ tình dục lần đầu với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................................. 78 Bảng 3.22. Liên quan giữa thời điểm quan hệ tình dục lần đầu với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................ 79 Bảng 3.23. Liên quan giữa số người quan hệ tình dục với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................................. 79 Bảng 3.24. Liên quan tuổi kết hôn với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh...................................................................................................................... 80 Bảng 3.25. Liên quan giữa loại vô sinh với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ......................................................................................................... 80
  9. Bảng 3.26. Liên quan giữa thời gian vô sinh với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ...................................................................................................... 81 Bảng 3.27. Liên quan giữa viêm âm đạo, cổ tử cung với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................................. 81 Bảng 3.28. Liên quan giữa đau bụng dưới với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ......................................................................................................... 82 Bảng 3.29. Liên quan giữa tắc vòi tử cung với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ......................................................................................................... 82 Bảng 3.30. Kết quả phân tích đa biến liên quan giữa một số yếu tố với tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh ................................................................ 83 Bảng 3.31. Tỷ lệ tương đồng nucleotide gen ompA ở 9 kiểu gen của 22 chủng C. trachomatis phân lập ở đối tượng nghiên cứu....................................................... 86 Bảng 3.32. Thay đổi nucleotide ở 22 trình tự gen ompA của 9 kiểu gen của C. trachomatis .............................................................................................................. 89 Bảng 3.33. Phân bố các kiểu gen của C. trachomatis theo nhóm tuổi ................ 90 Bảng 3.34. Phân bố các kiểu gen C. trachomatis theo tuổi bắt đầu quan hệ tình dục ............................................................................................................................ 92 Bảng 3.35. Phân bố các kiểu gen C. trachomatis theo loại vô sinh..................... 93 Bảng 3.36. Phân bố các kiểu gen C. trachomatis theo sự xuất hiện triệu chứng viêm âm đạo, cổ tử cung......................................................................................... 93
  10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của Chlamydia ............................................................ 4 Hình 1.2. Hình ảnh C. trachomatis dưới kính hiển vi điện tử................................ 5 Hình 1.3. Viêm tiểu khung do C. trachomatis ở bệnh nhân vô sinh ................... 11 Hình 1.4. Các kiểu gen của C. trachomatis và bệnh gây ra ................................. 26 Hình 2.1. Hệ thống xét nghiệm Cobas® 4800 ...................................................... 46 Hình 2.2. Sơ đồ thiết kết nghiên cứu ..................................................................... 61 Hình 3.1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu ........................................... 62 Hình 3.2. Đặc điểm tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, tuổi QHTD lần đầu và tuổi kết hôn lần đầu .............................................................................................................. 65 Hình 3.3. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở đối tượng nghiên cứu ........................... 66 Hình 3.4. Thay đổi mùi khí hư ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis .............. 70 Hình 3.5. Tính chất khí hư ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis ................... 71 Hình 3.6. Tỷ lệ viêm âm đạo và cổ tử cung ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis .............................................................................................................. 71 Hình 3.7. Tần suất tắc VTC ở phụ nữ vô sinh nhiễm C. trachomatis ................. 74 Hình 3.8. Kết quả siêu âm tử cung, phần phụ ....................................................... 75 Hình 3.9. Sản phẩm vòng 2 phản ứng PCR lồng khuếch đại gen ompA của C. trachomatis từ mẫu dịch phết cổ tử cung .............................................................. 84 Hình 3.10. Sản phẩm vòng 2 phản ứng PCR lồng khuếch đại gen ompA của C. trachomatis từ mẫu dịch phết cổ tử cung .............................................................. 84 Hình 3.11. Tần suất các kiểu gen của C. trachomatis .......................................... 85 Hình 3.12. Cây phát sinh loài xác định mối quan hệ về loài giữa các chủng C. trachomatis phân lập tại Việt Nam và thế giới dựa trên trình tự gen ompA xây dựng bằng chương trình MEGA7.0.9, sử dụng phương pháp kết nối liền kề NJ với hệ số tin cậy bootstrap là 1.000 lần lặp lại. ..................................................... 87
  11. Hình 3.13. Minh họa các vị trí nucleotide có sai khác tren gen ompA của kiểu gen B/Ba so với trình tự tham chiếu trên ngân hàng gen. .................................... 88 Hình 3.14. Phân bố các kiểu gen C. trachomatis theo tiền sử viêm âm đạo ....... 91 Hình 3.15. Phân bố các kiểu gen C. trachomatis theo tiền sử sảy thai................ 91 Hình 3.16. Phân bố kiểu gen C. trachomatis theo thời điểm QHTD .................. 92 Hình 3.17. Phân bố kiểu gen C. trachomatis theo triệu chứng đau bụng dưới ... 94 Hình 3.18. Phân bố các kiểu gen của C. trachomatis theo tình trạng tắc vòi tử cung .......................................................................................................................... 94
  12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Nghĩa/Tên tiếng Việt Acquired immune deficiency Hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS syndrome mắc phải Phân tử mang năng lượng của ATP Adenosine triphosphate tế bào BV - Bệnh viện Bệnh lây truyền qua đường BLTQĐTD tình dục CS Cộng sự Direct immunofluorescence Kỹ thuật miễn dịch huỳnh DFAs assays quang trực tiếp EB Elementary body Thể cơ bản EIA Enzyme Immunoassay Kỹ thuật miễn dịch enzyme Enzyme linked immunosorbent ELISA Kỹ thuật miễn dịch gắn men assay US Food and Drug Cục quản lý thực phẩm và US-FDA Administration dược phẩm Hoa kỳ Vi rút gây suy giảm miễn dịch HIV Human immunodeficiency virus ở người Là một yếu tố độc lực, kháng LPS Lipopolysaccharide nguyên của vi khuẩn LGV Lymphogranuloma venereum Bệnh hột xoài LCR Ligase chain reaction Phản ứng chuỗi ligase Protein chính ở màng ngoài MOMP Major outer membrane protein của tế bào vi khuẩn Coenzyme đóng vai trò quan Nicotinamide adenine NADPH trọng chủ yếu trong các quá dinucleotide phosphate trình dị hóa
  13. Chữ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Nghĩa/Tên tiếng Việt Xét nghiệm khuếch đại acid NAATs Nucleic acid amplification tests nucleic NPT Nạo phá thai omp Outer membrane protein Protein màng ngoài tế bào PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng khuếch đại gen QHTD Quan hệ tình dục Random Amplification of Kỹ thuật đa hình ADN khuếch RAPD Polymorphic DNA đại ngẫu nhiên RB Reticulate body Thể lưới Restriction fragment length Kỹ thuật xác định tính đa hình RFLP polymorphism độ dài đoạn cắt giới hạn SL Số lượng Các bệnh lây truyền qua đường STDs Sexually transmitted diseases tình dục Các nhiễm khuẩn lây truyền STI Sexually transmitted infections qua đường tình dục THPT Trung học phổ thông US centers for disease control Trung tâm kiểm soát và phòng US-CDC and prevention chống dịch bệnh Hoa Kỳ UV Ultraviolet Tia cực tím VTC Vòi tử cung WHO World Health Organization Tổ chức y tế Thế giới
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) là vi khuẩn ký sinh nội bào, bắt màu gram âm [1]. C. trachomatis ngoài khả năng gây bệnh ở đường tiết niệu, đường sinh dục như viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung và bệnh hột xoài [2], vi khuẩn này còn có thể gây bệnh đau mắt hột, viêm phổi ở trẻ em và người lớn bị suy giảm miễn dịch [3], [4]. Ở phụ nữ, nhiễm C. trachomatis thường không có triệu chứng nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến sảy thai, viêm tiểu khung chậu và vô sinh [5]. Nhiễm C. trachomatis còn làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và nhiễm HIV [6], [7], [8]. Do vậy, ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm tác nhân này là rất cần thiết [9], [10]. C. trachomatis là căn nguyên gây bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở người [1]. Ước tính có hơn 1 triệu ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mỗi ngày [9]. Năm 2012, trên toàn thế giới có khoảng 357 triệu ca nhiễm mới các bệnh lậu, Chlamydia, giang mai và trùng roi âm đạo ở phụ nữ tuổi sinh đẻ 18 - 49, riêng nhiễm C. trachomatis là 131 triệu trường hợp [9]. Năm 2019, tại Hòa Kỳ, có 1.808.703 ca nhiễm C. trachomatis mới đã được thông báo, tương đương khoảng 552,8 ca nhiễm trên 100.000 người mỗi năm [11]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến năm 2020, trên thế giới có khoảng 129 triệu ca mắc C. trachomatis, con số này đang có xu hướng ngày càng tăng lên [12]. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis đường sinh dục rất thay đổi, phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu, khu vực địa lý, phương pháp phát hiện và thường dao động từ 3 đến 30% [7], [13]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu trước đã công bố cho thấy, tỷ lệ nhiễm Chlamydia ở phụ nữ tuổi sinh đẻ dao động trong khoảng từ 3,7% đến 48% [14], [15]. Ở phụ nữ, do nhiễm C. trachomatis đường sinh dục thường không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng thường nhẹ, không đặc hiệu nên vấn đề chẩn đoán, điều trị thường không được quan tâm [2], [11], [16]. Đối với người có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng thường gặp là viêm cổ tử cung -
  15. 2 nguyên nhân gây ra tăng tiết dịch âm đạo, đau vùng bụng dưới, chảy máu và đái khó [2], [16]. Vi khuẩn C. trachomatis cũng có thể gây viêm tiểu khung [11], [16] viêm vòi tử cung (VTC), tắc VTC dẫn đến vô sinh, chửa ngoài tử cung [2], [17]. Điều này xảy ra ở khoảng 10-15% phụ nữ nhiễm C. trachomatis [18]. Hiện tại, dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc kháng nguyên màng tế bào mã hóa bởi gen ompA, C. trachomatis được phân loại thành 19 kiểu gen gồm đặt tên là A, B/Ba, C, D/Da, E, F, G/Ga, H, I/Ia, J, K, L1, L2, L2a và L3 [19]. Các kiểu gen A-C chiếm ưu thế trong bệnh đau mắt hột, D-K chiếm ưu thế trong nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục và L1-L3 chiếm ưu thế trong bệnh hột xoài [19], [20]. Tần suất của các kiểu gen thay đổi theo giới tính, chủng tộc, hành vi tình dục và khu vực địa lý khác nhau [7], [21], [22]. Theo một số nghiên cứu, sự khác biệt về độc lực của các kiểu gen có thể là nguyên nhân dẫn đến biểu hiện đa dạng các triệu chứng lâm sàng trong nhiễm Chlamydia [23]. Do vậy, các thông tin về tần suất nhiễm, đặc điểm lâm sàng, phân bố kiểu gen là rất cần thiết để cung cấp thông tin làm căn cứ khoa học cho việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả các bệnh do C. trachomatis gây ra [24]. Ở Việt Nam, chẩn đoán nhiễm C. trachomatis ở người không được thực hiện thường xuyên và rất ít nghiên cứu phân tích kiểu gen của tác nhân này, nhất là trên đối tượng vô sinh. Ở đối tượng phụ nữ vô sinh, các yếu tố liên quan cũng chưa được nghiên cứu, mô tả một cách có hệ thống. Ngoài ra, dữ liệu về kiểu gen của C. trachomatis còn khá nghèo nàn. Xuất phát từ các lý do trên, nghiên cứu này thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm C. trachomatis ở phụ nữ vô sinh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2020-2021). 2. Xác định kiểu gen của C. trachomatis phân lập được từ đối tượng nghiên cứu.
  16. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học của Chlamydia trachomatis 1.1.1. Đặc điểm hình thái và vòng đời Chlamydia trachomatis là vi khuẩn gram âm, ký sinh nội bào bắt buộc, thuộc bộ Chlamydiales, họ Chlamydiaceae. Đây tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually transmitted infections - STI) phổ biến nhất trên toàn thế giới [25], [26]. Chlamydia trachomatis là những vi khuẩn rất đặc biệt, có những đặc điểm tương tự như virus, phải ký sinh nội bào bắt buộc, không có khả năng phát triển bên ngoài tế bào sống do không có khả năng tổng hợp các hợp chất phân tử có năng lượng cao như ATP, NADPH [26], [27]. Chlamydia là những vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, không di động, hình cầu hoặc hình bầu dục tùy các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sao chép. Cấu tạo cơ thể gồm ba lớp: lớp vỏ, lớp bào tương và nhân [26], [28]. Vỏ vi khuẩn gồm màng trong và màng ngoài. Màng ngoài chứa lipopolysaccharide (LPS) chứa kháng nguyên chung cho giống và các protein màng chứa các kháng nguyên đặc hiệu loài và dưới loài. Giữa 2 màng không có lớp peptidoglycan như những vi khuẩn Gram âm điển hình, mà chủ yếu là chất cơ bản tetrapeptid. Mặc dù Chlamydia chứa cả ADN, ARN và ribosome nhưng chúng không tự tổng hợp được các hợp chất photphate năng lượng cao mà phải lấy từ tế bào của vật chủ [26], [27]. Để quan sát hình thái Chlamydia có thể nhuộm tế bào bằng xanh methylen hoặc Macchiavello và quan sát dưới kính hiển vi điện tử [29]. Trên kính hiển vi điện tử, chúng là những vật thể có nhân đặc với một vùng hội tụ bên trong gắn liền với màng bọc đặc trưng của vách tế bào (Hình 1.2) [27]. Chu kỳ phát triển của Chlamydia qua 2 thể khác nhau: thể cơ bản (EB: elementary body) và thể lưới (RB: reticulate body) [27], [29]. Thể EB là thể lây nhiễm, thể RB là thể sinh sản của vi khuẩn [26], [27], [29].
  17. 4 Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của Chlamydia [30] - Thể cơ bản (EB): là những tế bào hình tròn, kích thước 0,3 m, màng ngoài bền vững với nhiều cầu nối disulfide giúp vi khuẩn đề kháng với môi trường khi nó ra khỏi tế bào ký chủ [28]. Thể này là dạng gây nhiễm, chúng gắn vào tế bào chủ thông qua sự tương tác giữa các protein màng ngoài của vi khuẩn (MOMP) với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào chủ như heparan sulfate proteoglycans, thụ thể manose – 6 – photphate glycan, thụ thể yếu tố tăng trưởng (growth – factor) [28], sau đó xâm nhập vào tế bào theo kiểu thực bào vào một không bào tạo thành từ màng tế bào vật chủ. Tế bào vật chủ của Chlamydia thường là tế bào biểu mô ở kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp, đường tiết niệu sinh dục và trực tràng [29]. Sau khi xâm nhập vào tế bào, Chlamydia chuyển hóa nhờ tế bào, phát triển to dần lên, di chuyển dọc theo hệ thống vi ống của lysosome đến các trung tâm tổ chức vi ống (microtuble organizing center – MTOC), nơi chúng tái tổ chức thành thể lưới [26]. Mỗi chu kỳ của C. trachomatis khoảng từ 48-72 giờ và mỗi lần giải phóng 100- 1000 thể cơ bản [28].
  18. 5 - Thể lưới (RB): là dạng sinh sản nội bào, có kích thước lớn hơn khoảng 1m, kém đậm đặc hơn, màng ngoài mỏng hơn vì số lượng cầu nối disulfide ít hơn. Chúng sử dụng năng lượng từ các quá trình sinh tổng hợp của tế bào vật chủ để sinh sản và sinh sản theo hình thức phân đôi trong không bào. Những thể mới phát triển chiếm thể tích lớn trong bào tương tạo thành các thể vùi (inclusion body), tạo nên hình ảnh đặc trưng khi nhiễm Chlamydia. Sau khoảng 24 giờ, thể lưới tái tổ chức và đậm đặc lại thành thể cơ bản. Sau 30 giờ quá trình phân đôi kết thúc. Tế bào chủ vỡ ra và chết, phóng thích các thể cơ bản mới có khả năng nhiễm vào các tế bào khác và tiếp tục chu kỳ phát triển mới. Trong quá trình này, C.trachomatis tổng hợp lượng lớn glycogen, bao quanh thể lưới. Thời gian Chlamydia hoàn thành một chu kỳ phát triển này từ 48-72 giờ [28]. Hình 1.2. Hình ảnh C. trachomatis dưới kính hiển vi điện tử [29]
  19. 6 1.1.2. Đặc điểm hóa sinh và sức đề kháng Giống như các vi khuẩn khác, Chlamydia bao gồm một phức hợp hóa học gồm glucid, lipid và protid và có mặt đồng thời cả 2 loại acid nucleic (ADN và ARN) [28]. Chlamydia không có khả năng tổng hợp ATP hoặc tái oxy hóa NADPH nên chúng phải lệ thuộc vào tế bào ký chủ để sinh năng lượng. Vì lẽ đó, Chlamydia phải ký sinh bắt buộc trong tế bào sống cảm thụ, nên không thể nuôi cấy chúng trên các môi trường nhân tạo thông thường [28]. Chlamydia có thể nhân lên trong trứng gà ấp ở màng đệm hay nhất là trong túi noãn hoàng và cũng có khả năng phát triển tốt trên các tế bào nuôi như dòng tế bào chuột McCoy hay tế bào lấy từ tổ chức như tế bào thận khỉ [26]. Trước khi nuôi cấy Chlamydia, tế bào nuôi thường được xử lý bằng bức xạ hoặc chất chống chuyển hóa để ngăn cản sự sao chép của tế bào, như vậy C. trachomatis có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng tốt hơn và sẽ mọc tốt hơn. Một số tế bào nuôi có thể ứng dụng nuôi cấy phân lập Chlamydia như tế bào McCoy, Hela… [26], [28]. Chlamydia có sức chịu đựng kém, chúng dễ dàng bị tiêu diệt bởi sức nóng, tia cực tím và các chất sát khuẩn thông thường [28]. Đa số vi khuẩn sẽ chết ở 60oC trong thời gian khoảng 10 phút. Các dung dịch như phenol, ether có dễ dàng bất hoạt được vi khuẩn Chlamydia. Vi khuẩn này không bảo tồn được trong các chất bảo quản thông thường ở nhiệt độ -200C mà phải bảo quản ở nhiệt độ âm sâu (-500C đến -700C). Ở nhiệt độ này vi khuẩn có thể sống được nhiều năm [28]. Chlamydia còn nhạy cảm với nhiều nhóm kháng sinh như nhóm kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào (penicillin, cephalosporin), kháng sinh ức chế tổng hợp protein (tetracyclin, erythromycin), kháng sinh ức chế tổng hợp folate (sulfonamid) và kháng sinh nhóm cyclin (doxycycline)… Tuy nhiên, một số nhóm kháng sinh như kháng sinh loại aminoglycosid thường không có tác dụng trên vi khuẩn Chlamydia [27].
  20. 7 1.1.3. Cấu trúc kháng nguyên của Chlamydia Chlamydia có nhiều loại kháng nguyên, bao gồm các kháng nguyên giống, kháng nguyên loài và kháng nguyên của từng tuýp (kiểu). Kháng nguyên giống (genus) có bản chất là lipopolysaccharide (LPS), gắn liền với thân, ổn định với nhiệt, là kháng nguyên chung của nhiều Chlamydia khác nhau. Kháng nguyên loài là các protein của màng ngoài, có bản chất là protein, không chịu được nhiệt. Các kháng nguyên riêng của từng tuýp có bản chất là protein, dựa vào đó chia ra được nhiều tuýp huyết thanh khác nhau [27], [28]. C. trachomatis có khả năng mã hóa một loại dị biệt kháng nguyên được gọi là protein chủ yếu của màng ngoài (major outer membrane protein hay MOMP, do gen OmpA mã hóa), đây là kháng nguyên ở trên bề mặt của vi khuẩn, chiếm đến 50% cấu tạo màng và là một yếu tố quyết định chính trong việc phân loại huyết thanh học. MOMP là một protein xuyên màng chứa các quyết định kháng nguyên đặc hiệu loài và đặc hiệu tuýp [26]. Những hội chứng do nhiễm Chlamydia có liên quan chặt chẽ với các tuýp huyết thanh khác nhau [19], [22]. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng kháng thể đặc hiệu tuýp có tính bảo vệ ở động vật thực nghiệm [31], [32]. Chlamydia thuộc họ Chlamydiaceae, họ này có 1 chi duy nhất là Chlamydia [33]. Chi Chlamydia có 12 loài, nhưng chỉ có một số loài gây bệnh ở người [28], [33]. Các loài Chlamydia khác nhau gây ra các bệnh khác nhau cho người, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, chúng có thể gây các nhiễm trùng lâu dài, và cũng có thể nhiễm mà không có triệu chứng lâm sàng [33]. Căn cứ vào đặc điểm kháng nguyên, hạt vùi trong bào tương, tình trạng nhạy cảm với sulfonamid và bệnh gây nên, Chlamydia được chia thành 3 loại [33]: - Chlamydia trachomatis gây bệnh mắt hột, bệnh viêm tiết niệu sinh dục, bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu (bệnh hột xoài). - Chlamydia pneumoniae gây bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới. - Chlamydia psittaci gây bệnh sốt vẹt (Psittacosis hay Ornithose – psittacose).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2