Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ
lượt xem 8
download
Luận án "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh XQ quy ước, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ gẫy cột sống cổ kiểu giọt lệ do chấn thương được điều trị bằng phẫu thuật; Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGÔ QUANG HÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY CỘT SỐNG CỔ KIỂU GIỌT LỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGÔ QUANG HÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY CỘT SỐNG CỔ KIỂU GIỌT LỆ Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: 9720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1.PGS. TS VŨ VĂN HÒE 2.PGS. TS HÀ KIM TRUNG Hà Nội - 2023
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng sau đại học, Bộ môn - Khoa Phẫu thuật Thần kinh và các thầy cô của Học viện Quân y đã giành cho tôi sự giúp đỡ tận tình trong thời gian nghiên cứu và học tập tại Học viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Hòe, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn - Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Quân y 103; là người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Kim Trung, Nguyên Phó giám đốc bệnh viện E, Nguyên phó chủ nhiệm bộ môn Ngoại trường đại học Y Hà Nội là người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành biết ơn đến các nhà khoa học, các thầy cô đã đóng góp những ý kiến sâu sắc và quí báu cho luận án. Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp Khoa Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Khoa Phẫu thuật Cột Sống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bạn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể những người bệnh đã tham gia vào nghiên cứu, cho tôi những dữ liệu quý báu để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự động viên và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài. Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2023 Tác giả luận án Ngô Quang Hùng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và đã từng được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Toàn bộ kết quả của luận án chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2023 Tác giả luận án Ngô Quang Hùng
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................ 3 1.1. Sơ lược về quá trình nghiên cứu ........................................................... 3 1.2. Giải phẫu ứng dụng và chức năng của cột sống cổ ............................... 5 1.2.1. Đặc điểm chung các đốt sống ......................................................... 5 1.2.2. Khớp, các dây chằng và đĩa đệm .................................................... 7 1.2.3. Mạch máu....................................................................................... 9 1.2.4. Giải phẫu vùng cổ trước và ứng dụng ........................................... 10 1.2.5. Giải phẫu vùng cổ sau và ứng dụng .............................................. 12 1.3. Cơ sinh học của đoạn cột sống cổ ....................................................... 13 1.3.1. Khái niệm về cơ sinh học và giải phẫu cột sống cơ bản ................ 13 1.3.2. Cơ sinh học và sự vững của cột sống cổ thấp................................ 14 1.4. Cơ chế vỡ đốt sống kiểu giọt lệ .......................................................... 15 1.4.1. Cơ chế chấn thương do cột sống quá gập ...................................... 15 1.4.2. Cơ chế chấn thương do cột sống quá ưỡn ..................................... 16 1.4.3. Phân loại chấn thương cột sống cổ kiểu giọt lệ, cơ chế quá gập .... 17 1.5. Đặc điểm lâm sàng ............................................................................. 18 1.5.1. Các hội chứng của tổn thương tủy không hoàn toàn ..................... 18 1.5.2. Phân loại tổn thương tủy trên lâm sàng ......................................... 19
- 1.6. Thăm khám cận lâm sàng ................................................................... 22 1.6.1. XQ quy ước .................................................................................. 22 1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính ...................................................................... 25 1.6.3. Chụp cộng hưởng từ ..................................................................... 30 1.7. ĐIỀU TRỊ........................................................................................... 31 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 37 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 37 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..................................................................... 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................... 37 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 38 2.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................... 38 2.2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 39 2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................... 60 2.2.5. Phân tích và xử lý dữ liệu ............................................................. 60 2.2.6. Sơ đồ nghiên cứu .......................................................................... 61 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .................................................. 62 Chương 3: KẾT QUẢ ................................................................................ 63 3.1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của nhóm nghiên cứu ....... 63 3.1.1. Phân bố theo độ tuổi ..................................................................... 63 3.1.2. Giới .............................................................................................. 64 3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp ............................................................. 64 3.1.4. Nguyên nhân chấn thương ............................................................ 65 3.1.5. Sơ cứu ban đầu và thời gian từ khi tai nhận đến lúc nhập viện ..... 65 3.1.6. Triệu chứng cơ năng ..................................................................... 66 3.1.7. Rối loạn cảm giác ......................................................................... 67 3.1.8. Đánh giá lâm sàng theo thang điểm ASIA .................................... 67 3.1.9. Phân loại hội chứng tủy cổ dựa vào mJOA ................................... 68
- 3.1.10. Thương tổn phối hợp .................................................................. 68 3.1.11. Đặc điểm trên XQ và cắt lớp vi tính ........................................... 69 3.1.12. Đặc điểm tổn thương trên cộng hưởng từ của nhóm nghiên cứu . 73 3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ............................................... 74 3.2.1. Kết quả trong phẫu thuật .............................................................. 74 3.2.2. Kết quả gần .................................................................................. 75 3.2.3. Kết quả tại thời điểm khám lại sau 6 tháng, các yếu tố liên quan ........ 80 3.2.4. Kết quả sau 18 tháng và các yếu tố liên quan. ............................... 83 3.2.5. Liền xương và các yếu tố ảnh hưởng ............................................ 87 3.2.6. Thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ................................. 88 3.2.7. Biến chứng .................................................................................. 89 3.2.8. Đặc điểm, kết quả điều trị nhóm vỡ C2 Teardrop ......................... 90 3.2.9. Kết quả nhóm bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật .......................... 90 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 91 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU ............................................................................. 91 4.1.1. Đặc điểm về tuổi - giới - nghề nghiệp - hoàn cảnh chấn thương ... 91 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ................................... 93 4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ....................................................................... 106 KẾT LUẬN ............................................................................................... 120 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ 1 BN Bệnh nhân 2 CĐCS Cố định cột sống 3 CHT Cộng hưởng từ 4 CLVT Cắt lớp vi tính 5 CSC Cột sống cổ 6 HC Hội chứng 7 NKQ Nội khí quản 8 TB Trung bình 9 TNGT Tai nạn giao thông 10 TNLĐ Tai nạn lao động 11 TNSH Tai nạn sinh hoạt 12 XQ Xquang 13 ASIA American Spinal Injury Association (Hội chấn thương cột sống Mỹ) 14 ACCF Anterior Cervical Corpectomy and Fusion (Cắt thân đốt sống, đặt lồng titan, ghép xương, cố định cột sống cổ lối trước) 15 ACDF Anterior Cervical Discectomy and Fusion (Lấy đĩa đệm, ghép xương, cố định cột sống cổ lối trước) 16 ALL Anterior longitudinal ligament (Dây chằng dọc trước) 17 CL Capsular ligament (Dây chằng bao khớp)
- TT Tên viết tắt Tên viết đầy đủ 18 CTF Cervical teardrop fracture (Vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ) 19 IAR Instantaneous Axis of Rotation (Trục quay tức thời) 20 JOA Japanese Orthopaedic Association (Hiệp hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản) 21 NDI Neck Disability Index (Chỉ số giảm chức năng cột sống cổ) 22 PLC Posterior ligamentous complex (Phức hợp dây chằng phía sau) 23 PLL Posterior longitudinal ligament (Dây chằng dọc sau) 24 RR Recovery Rate (Tỷ lệ hồi phục của hội chứng tủy cổ) 25 SLIC Sub-axial Cervical Spine Injury Classification (Phân loại chấn thương cột sống cổ thấp) 26 VAS Visual Analogue Scale (Thang điểm đánh giá mức độ đau) 27 MIN Giá trị nhỏ nhất 28 MAX Giá trị lớn nhất 29 LF Ligamentum flavum (Dây chằng vàng)
- DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Đặc điểm trên CLVT phân biệt vỡ đốt sống kiểu giọt lệ theo cơ chế quá gập và quá ưỡn. .......................................................................... 29 2.1. Đánh giá cơ lực theo Hiệp hội tổn thương tủy sống Mỹ ..................... 40 2.2. 10 nhóm cơ chính .............................................................................. 41 2.3. Thang điểm ASIA.............................................................................. 41 2.4. Thang điểm SLIC .............................................................................. 46 3.1. Phân bố nghề nghiệp.......................................................................... 64 3.2. Nguyên nhân chấn thương ................................................................. 65 3.3. Các triệu chứng cơ năng .................................................................... 66 3.4. Phân loại cảm giác ............................................................................. 67 3.5. Phân loại lâm sàng theo thang điểm ASIA ......................................... 67 3.6. Phân loại hội chứng tủy cổ theo điểm mJOA trước mổ ...................... 68 3.7. Thương tổn phối hợp ......................................................................... 68 3.8. Vị trí đốt sống bị tổn thương .............................................................. 69 3.9. Cơ chế tổn thương ............................................................................. 69 3.10. Liên quan giữa cơ chế tổn thương với mức độ tổn thương thần kinh theo ASIA ......................................................................................... 70 3.11. Phân loại Korres 1994 ....................................................................... 70 3.12. Liên quan giữa tổn thương thần kinh theo ASIA và tổn thương giải phẫu theo phân độ Korres .................................................................. 71 3.13. So sánh giá trị Cobb C2C7 trước mổ ở nhóm có tổn thương tủy và không có tổn thương tủy .................................................................... 71 3.14. Đặc điểm tổn thương cột sông cổ trên CLVT và liên quan với lâm sàng.. 72 3.15. Tổn thương trên cộng hưởng từ và liên quan với lâm sàng của nhóm nghiên cứu ........................................................................................ 73
- Bảng Tên bảng Trang 3.16. Đặc điểm đường mổ và phương pháp phẫu thuật của nhóm nghiên cứu .. 74 3.17. Phương pháp ghép xương .................................................................. 74 3.18. Hiệu quả nắn chỉnh tổn thương sau phẫu thuật................................... 75 3.19. Mối liên quan giữa hiệu quả nắn chỉnh với phân loại Korres ............. 75 3.20. So sánh giá trị Cobb trước, sau phẫu thuật giữa đường mổ cổ trước và cổ sau ................................................................................................ 76 3.21. Phân loại lâm sàng theo ASIA thời điểm ra viện................................ 77 3.22. Phân loại kết quả phẫu thuật khi ra viện ............................................ 77 3.23. Mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật với phân loại thần kinh theo ASIA . 78 3.24. Mối liên quan giữa kết quả với phân loại Korres ............................... 79 3.25. Phân loại lâm sàng theo ASIA sau 6 tháng ......................................... 80 3.26. Mức độ ảnh hưởng chức năng theo chỉ số NDI .................................. 80 3.27. Phân loại hôi chứng tủy cổ theo mJOA sau sáu tháng ........................ 81 3.28. Liên quan giữa mJOA, tỉ lệ hồi phục RR với đường mổ .................... 81 3.29. Kết quả sau khi ra viện 6 tháng .......................................................... 82 3.30. Kết quả sau 6 tháng liên quan với phân loại ASIA............................. 82 3.31. Mối liên quan giữa kết quả sau 6 tháng với phân loại Korres ................ 83 3.32. Phân loại lâm sàng theo ASIA sau 18 tháng ....................................... 83 3.33. Phân loại hôi chứng tủy cổ theo mJOA .............................................. 84 3.34. Ảnh hưởng đến cột sống cổ theo NDI ................................................ 84 3.35. Liên quan giữa chỉ số mJOA, tỉ lệ hồi phục RR với đường mổ .......... 85 3.36. Kết quả sau 18 tháng liên quan với phân loại ASIA ........................... 85 3.37. Kết quả sau khi ra viện 18 tháng ........................................................ 86 3.38. So sánh kết quả điều trị giữa các lần khám lại ................................... 86 3.39. Liền xương sau 6 và 18 tháng ............................................................ 87 3.40. So sánh giá trị Cobb C2C7, liền xương 6 tháng và 18 tháng .............. 87
- Bảng Tên bảng Trang 3.41. Liên quan giữa hiệu quả nắn chỉnh với liền xương 6th , 18th ............... 87 3.42. Ghép xương và tỉ lệ liền xương.......................................................... 88 3.43. Đau theo VAS tại các thời điểm ........................................................ 88 3.44. Tỷ lệ biến chứng ................................................................................ 89 3.45. Đặc điểm và kết quả điều trị của nhóm bệnh nhân vỡ C2 .................. 90 3.46. Đặc điểm của nhóm tử vong .............................................................. 90 4.1. So sánh phân loại Korres 1994 trước mổ giữa các nghiên cứu ........... 97
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình Tên hình Trang 1.1. Cột sống cổ nhìn nghiêng .................................................................... 5 1.2. Các đường kính bình thường của cột sống cổ ...................................... 6 1.3. Dây chằng dọc sau ............................................................................... 8 1.4. Động mạch đốt sống .......................................................................... 10 1.5. Đường mổ cổ trước............................................................................ 12 1.6. Cơ chế tổn thương đốt sống cổ kiểu giọt lệ do cột sống quá gập ........ 16 1.7. Cơ chế tổn thương đốt sống cổ kiểu giọt lệ do cơ chế quá ưỡn .......... 17 1.8. Phân loại Korres 1994. ...................................................................... 17 1.9. Vỡ giọt lệ C5 ..................................................................................... 24 1.10. Tổn thương của lực kéo giãn do quá gập tạo thành vector lực với tâm quay (vòng tròn xanh) nằm ở phía trước dẫn tới các thành phần ở cột sau bị kéo giãn gây nên tổn thương. .................................................. 27 1.11. Hướng di lệch của các mảnh vỡ thân đốt sống ................................... 29 1.12. (A, B) Hình ảnh vỡ đốt sống C5 kiểu giọt lệ do cơ chế quá gập với hình ảnh rộng khoảng gian gai sau và trật diện khớp (mũi tên trắng). (C) Hỉnh ảnh vỡ C3 và C5 kiểu giọt lệ theo cơ chế quá ưỡn. ............. 30 1.13. Hình ảnh vỡ C5 kiểu giọt lệ trên phim cộng hưởng từ (A, B lần lượt là lát cắt đứng dọc và lát cắt ngang ở xung T2; C lát cắt đứng dọc xung STIRS) 31 2.1. Phương pháp Cobb để đo độ cong cột sống cổ................................... 43 2.2. Hình ảnh vỡ giọt lệ C5 với góc Cobb C2C7: 2.35 độ ......................... 43 2.3. Hình ảnh vỡ giọt lệ C5 do cơ chế quá gập độ IIIb theo Korres........... 44 2.4. Hình ảnh vỡ giọt lệ C5 trên CHT (tổn thương phức hợp dây chằng phía sau; đụng dập tủy lan tỏa; tổn thương, thoát vị đĩa đệm trên và dưới đốt vỡ; tụ máu trước cột sống lan tỏa) ....................................... 45
- Hình Tên hình Trang 2.5. Máy C-arm trong phẫu thuật .............................................................. 48 2.6. Khoan mài sử dụng trong phẫu thuật ................................................. 48 2.7. Hệ thống dụng cụ phẫu thuật, nẹp vít cổ trướ,c xương nhân tạo, miếng ghép, lồng titan. ...................................................................... 49 2.8. Dụng cụ phẫu thuật, hệ thống nẹp vít cột sống cổ lối sau ................... 50 2.9. Tư thế và đường mổ .......................................................................... 51 2.10. Đặt hệ thống vén, bộc lộ đĩa đệm tổn thương..................................... 51 2.11. Tư thế người bệnh mổ đường cổ sau .................................................. 54 2.12. Tổn thương đụng dập, tụ máu phần mềm phía sau ............................. 54 2.13. Bộc lộ các đốt sống can thiệp tới bờ ngoài diện khớp hai bên và tổn thương đứt hoàn toàn dây chằng liên gai sau C4C5 ........................... 55 2.14. Tủy sống sau khi giải ép .................................................................... 55 2.15. Kĩ thuật bắt vít khối bên theo Magerl (a-c) và Roy- Camille (d-f) ..... 56 2.16. Thang điểm đánh giá mức độ đau ...................................................... 57
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố theo tuổi ............................................................................... 63 3.2. Phân bố về giới .................................................................................. 64 3.3. Tỷ lệ người bệnh được sơ cứu ........................................................... 65 3.4. Thay đổi điểm VAS trung bình trước và sau phẫu thuật .................... 89
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ (cervical teardrop fracture) là một tổn thương không hiếm gặp, được mô tả lần đầu tiên bởi Schneider và Kahn (năm 1956). Tổn thương vỡ mặt trước dưới của thân đốt sống cổ, có mảnh rời như hình giọt nước (gọi là hình giọt lệ bởi tiên lượng nặng của nó trên lâm sàng cho dù tổn thương xương không nặng) [1]. Bản chất của vỡ kiểu giọt lệ là sự không tương xứng giữa tổn thương xương (nhẹ) và tổn thương cấu trúc dây chằng và thần kinh (nặng), nên dễ bị bỏ qua, chỉ khi có cộng hưởng từ mới phát hiện được các tổn thương. Theo y văn, tỷ lệ gặp khoảng 23% các trường hợp chấn thương cột sống cổ [2]. Năm 2005, Hà Kim Trung nhận xét thương tổn kiểu giọt lệ chiếm khoảng 8,1% chấn thương cột sống cổ có tổn thương thần kinh. Theo Đặng Việt Sơn là 9,1% [3], [4]. Vỡ đốt sống kiểu giọt lệ là một tổn thương nặng, phức tạp không chỉ tại chỗ mà nguy cơ tổn thương đến nhiều chức phận. Tổn thương tủy sống hoàn toàn có thể gặp từ 38-91% các trường hợp [5]. Phần lớn các tổn thương tủy sống không hoàn toàn. Hội chứng tủy trung tâm chiếm 80% các tổn thương tủy sống không hoàn toàn [6]. Sự tổn thương thần kinh trong vỡ đốt sống kiểu giọt lệ không phụ thuộc vào thương tổn xương (mặt trước thân sống) mà chủ yếu do tổn thương dây chằng, rất mất vững tới mức thân đốt sống trên gập xuống tì vào đốt sống dưới liền kề làm vỡ góc trước dưới của thân sống trên. Rất cần thiết phải mô tả đầy đủ tổn thương dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ. Cơ chế tổn thương thường do tai nạn ngãy từ trên cao, cổ quá gập hoặc quá ưỡn. Năm 1994, theo phân loại của Koress, vỡ đốt sống kiểu giọt lệ cơ chế quá gập giúp đánh giá, tiên lượng và lên phương án phẫu thuật cho cho người bệnh. Tác giả đã chia tổn thương thành bốn loại, dựa vào đấy có thể đưa ra kế hoạch điều trị bảo tồn hay chỉ định phẫu thuật, vào cột sống theo đường trước hay đường sau hoặc phối hợp cả hai [7].
- 2 Cho đến nay đã có nhiều mô tả về hình thái tổn thương và đặc điểm lâm sàng của kiểu gãy này. Các tác giả đều nhận định rằng cơ chế chấn thương, hình thái đốt sống tổn thương, mức độ tổn thương thần kinh là những yếu tố cơ bản để tiên lượng [8]. Tuy nhiên, chỉ định điều trị còn chưa thống nhất và chưa có một phác đồ cụ thể đối với mọi trường hợp. Với những trường hợp cơ chế chấn thương do quá ưỡn, chỉ định chủ yếu là bảo tổn còn với các trường hợp do quá gập thì chỉ định phẫu thuật thường được đặt ra. Nhưng tất cả đều thống nhất về chỉ định mổ do tổn thương mất vững. Một số tác giả nhận định phẫu thuật lối trước là phương pháp được ưa thích hơn vì đây là tổn thương gập góc. Phẫu thuật lối sau được ưu tiên trong các trường hợp bệnh nhân có hẹp ống sống nhiều tầng kèm theo, phù tủy dài. Các trường hợp tổn thương gây mất vững cột sống nặng và chèn ép nhiều thường được chỉ định mổ kết hợp hai đường [9], [10], [11], [12], [13]. Tìm hiểu y văn tại Việt Nam những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về chấn thương cột sống cổ kiểu giọt lệ. Tuy nhiên, các tác giả chưa tìm hiểu kỹ về các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chưa có sự thống nhất về chỉ định, lựa chọn đường vào cho những tổn thương loại này [14], [15]. Hy vọng có được cái nhìn khách quan và toàn diện, cố gắng tìm phương án tối ưu cho việc chẩn đoán sớm, chỉ định phẫu thuật, thời điểm tiến hành và lựa chọn đường vào phù hợp… chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ”. Đề tài này được triển khại tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Saint Paul với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh XQ quy ước, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ gẫy cột sống cổ kiểu giọt lệ do chấn thương được điều trị bằng phẫu thuật. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về quá trình nghiên cứu Năm 1956, Schneider và Kahn là hai tác giả lần đầu tiên mô tả chấn thương gây vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ. Các tác giả cho biết mảnh vỡ từ phía trước dưới thân đốt sống. Trong phần lớn các trường hợp, mảnh vỡ có hình gần giống như “giọt nước mắt”, tách rời khỏi thân đốt sống, tổn thương xương có vẻ không trầm trọng vì không liên qua ống tủy, nhưng là hình ảnh gián tiếp của tổn thương dây chằng nặng và nó thường có mối liên quan với những trường hợp liệt nghiêm trọng” [1]. Thuật ngữ này đã bị sử dụng một cách khá bừa bãi khi dùng để mô tả vào hình dạng mảnh vỡ hoặc các gãy xương cột sống cổ với nhiều cơ chế khác nhau, làm giảm đi tính chính xác so với mô tả ban đầu của các tác giả [16]. Theo Argenson, tỉ lệ gặp CTF khoảng 23% trong số các chấn thương cột sống cổ, tác giả cũng nhận định tổn thương này là sự kết hợp của cả lực nén gây ra tổn thương ở thân đốt sống và do gập gây đứt hệ thống đĩa đệm và các dây chằng [2]. Năm 1983, Fuentes J.M. mô tả bốn loại CTF dựa vào độ di lệch của thân đốt sống ra phía sau gồm cơ chế quá gập bao gồm dạng ẩn (chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên CLVT), CTF không di lệch, CTF có di lệch vừa phải, CTF có trật thân đốt sống ra sau và biến dạng kyphosis lớn hơn 20 độ. Tổn thương tủy sống tương ứng với di lệch của hai nửa thân đốt sống vỡ và sự di lệch ra sau của mảnh vỡ phía sau. Trong trường hợp thân đốt sống trật ra phía sau và cổ có góc gù trên 20 độ, thường có biểu hiện liệt tứ chi hoàn toàn hoặc tổn thương tủy sống phía trước. Đối với những tường hợp thân sống di lệch không cân đối ra phía sau của một nửa thân đốt sống có thể dẫn đến hội chứng Brown Sequard. Tác giả nhận định CTF là tổn thương mất vững cột sống, quan điểm cần thiết phải phẫu thuật để cố định, làm vững đoạn cột sống [17].
- 4 Năm 1994, Koress D.S. đã báo cáo kết quả điều trị 38 trường hợp CTF trong hai mươi năm, nhận xét CTF chiếm 8.3% trong tất cả các chấn thương cột sống cổ. Tác giả đưa ra phân loại CTF dựa vào kích thước của mảnh vỡ hình giọt lệ và di lệch của thành phần phía sau vào trong ống sống. Phân loại này giúp tiên lượng và lập kế hoạch điều trị tốt hơn [7]. Nhiều tác giả khác như Argenson, Lee, Fuentes cũng đã mô tả các tổn thương tương tự để làm rõ hơn loại tổn thương này [2], [16], [17]. Năm 2002, Fisher so sánh kết quả điều trị gãy cột sống kiểu giọt lệ mất vững giữa hai phương pháp bất động bằng khung Halo với phẫu thuật cắt thân và hàn xương liên thân đốt cột sống cổ lối trước bằng hệ thống nẹp vít. Tác giả kết luận phẫu thuật cắt thân và hàn xương liên thân đốt cột sống cổ lối trước bằng hệ thống nẹp vít là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và có nhiều ưu điểm hơn so với bất động bằng khung Halo trên phương diện nắn chỉnh trục cột sống [18]. Năm 1994, Korres D.S. đã đưa ra phân loại gãy thành bốn nhóm. Năm 2007, với tổng thời gian theo dõi trung bình lên đến trên hai mươi năm, tác giả khẳng định tính chính xác của phân loại trong việc tiên lượng và điều trị tổn thương này [9]. Năm 2009, Hyeon Jun Kim đánh giá 25 trường hợp gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ, 21 trường hợp gãy theo cơ chế quá gập và 4 trường hợp có cơ chế quá ưỡn. Tác giả nhận xét cơ chế quá gập có tỉ lệ tổn thương thần kinh lên tới 47,6%, không có trường hợp nào tổn thương theo cơ chế quá ưỡn có tổn thương thần kinh [8]. Năm 2016, Yong Hu nghiên cứu kết quả điều trị bảo tồn và phẫu thuật các trường hợp gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ đốt trục theo cơ chế quá ưỡn, nhận xét hầu hết các trường hợp này có thể điều trị bảo tồn hiệu quả. Phẫu thuật chỉ đặt ra khi có mảnh rời lớn, di lệch, gập góc, tổn thương đĩa đệm, tổn thương thần kinh phối hợp hoặc có dấu hiệu mất vững cột sống [19]. Năm 2002, Hà Kim Trung đã thông báo bốn trường hợp được điều trị bằng phẫu thuật phía trước bên, sau đó cũng được mô tả trong các nghiên cứu
- 5 về chấn thương cột sống cổ vào năm 2005, với tỉ lệ khoảng 8,1% chấn thương có tổn thương thần kinh [3], [20]. Năm 2009, Đặng Việt Sơn nhận xét CTF chiếm 9,1% trong tổng số chấn thương cột sống cổ [4]. Năm 2012, Phạm Thanh Hào báo cáo 39 trường hợp CTF được phẫu thuật, tỉ lệ tử vong là 15,38% [21]. Trong nghiên cứu này tác giả mô tả một số đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng, cũng như kết quả điểu trị ngắn hạn của CTF nhưng chưa nêu được rõ các vấn đề như chỉ định phẫu thuật, lựa chọn đường vào cũng như các yếu tố tiên lượng và theo dõi. 1.2. Giải phẫu ứng dụng và chức năng của cột sống cổ 1.2.1. Đặc điểm chung các đốt sống Đoạn cột sống cổ có 7 đốt từ C-C7, được chia làm hai phần chính là CSC cao từ C0 (lồi cầu chẩm), C1, C2 và CSC thấp từ C3 đến C7. Hình 1.1. Cột sống cổ nhìn nghiêng * Nguồn: Netter F.H., (2013) [22]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 239 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 151 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 178 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 20 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn