intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm mật độ xương, X-quang, cộng hưởng từ và kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:186

17
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm mật độ xương, X-quang, cộng hưởng từ và kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống" trình bày các nội dung chính sau: Khảo sát đặc điểm mật độ xương, hình ảnh X-quang và cộng hưởng từ của xẹp thân đốt sống; Đánh giá kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm mật độ xương, X-quang, cộng hưởng từ và kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MẬT ĐỘ XƢƠNG, X-QUANG, CỘNG HƢỞNG TỪ VÀ KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI, NĂM 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TRẦN TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MẬT ĐỘ XƢƠNG, X-QUANG, CỘNG HƢỞNG TỪ VÀ KẾT QUẢ BƠM XI MĂNG ĐIỀU TRỊ XẸP THÂN ĐỐT SỐNG Ng nh : Ngoại Khoa M số : 9720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Tiến Bình 2. PGS.TS. Đặng Ho ng Anh HÀ NỘI, NĂM 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây l công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án l trung thực v chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình n o khác. Tác giả Trần Trung Kiên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để ho n th nh luận án n y tôi xin trân th nh cảm ơn: - Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Quân y - Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang Đ cho phép v tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng kính trọng v biết ơn sâu sắc, tôi xin trân th nh cảm ơn GS.TS Nguyễn Tiến Bình, ngƣời thầy đ tận tình dìu dắt, giúp đỡ v dạy bảo tôi trong suốt quá trình l m luận án. Tôi cũng xin chân th nh cảm ơn PGS.TS. Đặng Ho ng Anh, với tƣ cách l ngƣời thầy hƣớng dẫn đ có những ý kiến sâu sắc trong quá trình ho n th nh luận án. Tôi cũng xin b y tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Các giáo sƣ, Phó giáo sƣ, Tiến sĩ trong chuyên ng nh Chấn Thƣơng Chỉnh Hình - Cột Sống v các chuyên ng nh liên quan – những ngƣời thầy đáng kính đ tận tình chỉ bảo, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học tập v thực hiện đề t i n y - Tập thể cán bộ nhân viên Phòng sau đại học, Bộ môn – Khoa Chấn Thƣơng Chỉnh Hình – Học viện Quân y. Khoa Chấn Thƣơng Chỉnh Hình Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang đ tận tình giúp đỡ tôi ho n th nh luận án n y. Tôi xin trân th nh cảm ơn các bệnh nhân v gia đình bệnh nhân đ nhiệt tình hợp tác để tôi ho n th nh luận án n y. Tôi xin tặng bố mẹ, vợ con, anh chị v những ngƣời thân trong gia đình đ hết lòng vì tôi trên con đƣờng học tập để có th nh quả ng y hôm nay. Tôi cũng xin chân th nh cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp đ động viên giúp đỡ v chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập.
  5. iii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục từ viết tắt ......................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục biểu đồ ............................................................................................ ix Danh mục hình .................................................................................................. x ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1.1. Giải phẫu cột sống v ứng dụng............................................................. 3 1.2. Lo ng xƣơng, bệnh lý xẹp thân đốt sống do lo ng xƣơng ..................... 6 1.2.1. Khái niệm v phân loại xẹp thân đốt sống do lo ng xƣơng ........... 9 1.2.2. Các hậu quả của bệnh xẹp thân đốt sống ...................................... 14 1.3. Chẩn đoán xẹp thân đốt sống do loãng xƣơng ..................................... 15 1.3.1. Lâm sàng ....................................................................................... 15 1.3.2. Đo mật độ xƣơng .......................................................................... 16 1.3.3. Chụp X-quang quy ƣớc ................................................................. 17 1.3.4. Chụp cộng hƣởng từ cột sống ....................................................... 20 1.3.5. Chụp cắt lớp điện toán .................................................................. 20 1.4. Các phƣơng pháp điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xƣơng ............. 21 1.4.1 Điều trị nội khoa ............................................................................ 21 1.4.2. Điều trị ngoại khoa........................................................................ 25 1.4.3. Bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống do lo ng xƣơng ............ 27 1.5. Điểm lƣợc các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về kỹ thuật bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống...................................................... 30 1.5.1. Các nghiên cứu trên thế giới. ........................................................ 30 1.5.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 33
  6. iv CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 35 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 35 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn cho nghiên cứu mục tiêu 1 ........................... 35 2.1.2.Tiêu chuẩn lựa chọn cho nghiên cứu mục tiêu 2 ........................... 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 36 2.2.1. Phƣơng tiện sử dụng trong nghiên cứu ......................................... 36 2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 38 2.2.3. Bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống do lo ng xƣơng ............ 44 2.2.4. Kỹ thuật bơm xi măng .................................................................. 47 2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá kết quả ...................................................... 55 2.2.6. Biến cố, biến chứng ...................................................................... 56 2.2.7. Thang điểm QUALEFFO-41 ........................................................ 58 2.2.8. Đánh giá chất lƣợng cuộc sống theo thang điểm EQ-5D ............. 59 2.2.9. Xử lí số liệu ................................................................................... 60 2.2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .................................................. 60 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 61 3.1. Mật độ xƣơng, hình ảnh X-Quang, MRI.............................................. 61 3.1.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu .......................................................... 61 3.1.2.Kết quả khảo sát mật độ xƣơng, hình ảnh Xquang, MRI .............. 63 3.2. Kết quả bơm xi măng tạo hình thân đốt sống ...................................... 69 3.2.1. Đặc điểm nhóm BN điều trị bơm xi măng .................................... 69 3.2.2. Kỹ thuật bơm xi măng điều trị XTĐS .......................................... 73 3.2.3. Kết quả khôi phục chiều cao đốt sống trên phim X-quang........... 76 3.2.4. Kết quả chỉnh hình cột sống.......................................................... 82 3.2.5. Kết quả giảm đau đo lƣờng bằng thang đo VAS .......................... 84 3.2.6. Cải thiện chức năng đo bằng thang ODI ....................................... 86 3.2.7. Chất lƣợng cuộc sống đo bằng thang đo EQ-5D theo thời gian ... 88 3.2.8. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống đo bằng thang QUALEFFO-41.. 91
  7. v CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 93 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................ 93 4.2. Mật độ xƣơng, hình ảnh X-Quang, MRI.............................................. 96 4.3. Kết quả bơm xi măng ........................................................................... 99 4.3.1. Khôi phục chiều cao đốt sống ..................................................... 105 4.3.2. Kết quả chỉnh hình cột sống........................................................ 108 4.3.3. Kết quả giảm đau ........................................................................ 110 4.3.4. Kết quả cải thiện chức năng ........................................................ 112 4.3.5. Cải thiện chất lƣợng sống ........................................................... 113 4.3.6. Kỹ thuật v phƣơng pháp tác động đến kết quả.......................... 116 4.4. Ƣu điểm v hạn chế của nghiên cứu .................................................. 125 4.4.1. Ƣu điểm....................................................................................... 125 4.4.2. Hạn chế........................................................................................ 126 KẾT LUẬN ................................................................................................... 127 KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. BMI Chỉ số khối cơ thể 2. CLCS Chất lƣợng cuộc sống 3. FDA Cục Quản lý Thực phẩm v Dƣợc phẩm Mỹ 4. MRI Chụp cộng hƣởng từ 5. NSAID Thuốc kháng viêm không steroid 6. ODI Chỉ số Oswestry 7. VAS Visual Analog Scale, Thang đo trực quan 8. XTĐS Xẹp thân đốt sống 9. EQ-5D Bộ câu hỏi đo lƣờng chất lƣợng cuộc sống 5 lĩnh vực (EuroQol-5D) 10. BHYT Bảo hiểm y tế 11. CS Cộng sự
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Chẩn đoán lo ng xƣơng theo tiêu chuẩn của WHO ............................. 6 2.1. Thang điểm QALEFFO-41 ................................................................. 59 3.1. Đặc điểm về tuổi v giới .................................................................... 61 3.2. Đặc điểm về chiều cao, cân nặng, BMI ............................................. 62 3.3. Mật độ xƣơng trƣớc điều trị ............................................................... 63 3.4. Vị trí, số lƣợng đốt sống bị xẹp. ........................................................ 64 3.5. Chiều cao đốt sống v độ gù trên X-quang. ....................................... 67 3.6. Đặc điểm đốt sống bị tổn thƣơng trên MRI ........................................ 68 3.7. Đặc điểm về tuổi v giới .................................................................... 69 3.8. Chiều cao, cân nặng ........................................................................... 70 3.9. Một số yếu tố nguy cơ. ....................................................................... 71 3.10: Đặc điểm quá trình điều trị ................................................................. 71 3.11. Thời gian theo dõi. .............................................................................. 72 3.12. Đặc điểm kỹ thuật bơm xi măng. ....................................................... 73 3.13. Các biến chứng sau khi bơm xi măng. ............................................... 74 3.14. Vị trí rò xi măng ................................................................................. 75 3.15. Tỷ lệ rò xi măng theo phƣơng pháp bơm xi măng. ............................ 75 3.16. Chiều cao đốt sống bị xẹp tại các thời điểm khác nhau ...................... 76 3.17. Chiều cao đốt sống bị xẹp theo phân loại xẹp đốt sống ..................... 77 3.18. Thay đổi chiều cao đốt sống bị xẹp theo phân loại Genant ................ 78 3.19. Thay đổi chiều cao đốt sống bị xẹp theo vị trí đốt sống ..................... 78 3.20. Thay đổi chiều cao đốt sống theo phƣơng pháp bơm xi măng ........... 79 3.21. Tỷ lệ, phân loại hiệu quả khôi phục chiều cao đốt sống ..................... 80 3.22. Liên quan giữa kết quả khôi phục chiều cao đốt sống v một số yếu tố. .................................................................................................. 81
  10. viii Bảng Tên bảng Trang 3.23: Trung bình góc xẹp thân đốt sống, góc Cobb, góc gù tại các thời điểm khác nhau ................................................................................... 82 3.24. Kết quả phục hồi góc xẹp, góc Cobb v góc gù cột sống ................... 83 3.25. Liên quan giũa chênh lệch điểm VAS v 1 số yếu tố. ........................ 85 3.26. Mức độ giảm chức năng...................................................................... 86 3.27. So sánh tỷ lệ mất chức năng đo bằng thang đo ODI .......................... 87 3.28. Cải thiện chất lƣợng cuộc sống trƣớc, ngay sau bơm xi măng ........... 88 3.29. Chất lƣợng cuộc sống đo bằng thang EQ-5D trƣớc, sau bơm xi măng 6 tháng. ...................................................................................... 89 3.30. Chất lƣợng cuộc sống đo bằng thang đo QUALEFFO-41 ................. 91
  11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Tƣơng quan giữa mật độ xƣơng (T-Score) v tuổi ............................. 64 3.2. Phân bố đốt sống bị xẹp theo vị trí ..................................................... 66 3.3. Mức độ đau đo bằng thang đo VAS ................................................... 84 3.4. Điểm trọng số CLCS tại các thời điểm ............................................... 90 3.5. Điểm chất lƣợng cuộc sống tại các thời điểm ..................................... 92
  12. x DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Đốt sống ngực ....................................................................................... 3 1.2. Hình ảnh cắt đứng dọc của thân đốt sống ............................................. 4 1.3. Cấu trúc bè xƣơng của đốt sống............................................................ 5 1.4. Vai trò chịu lực của các bè xƣơng trong thân đốt sống ...................... 10 1.5. Phân loại theo dạng đốt sống xẹp. ..................................................... 11 1.6. Phân loại xẹp đốt sống theo DGOU.................................................... 12 1.7. Phân loại xẹp thân đốt sống theo mức độ trầm trọng. ........................ 13 1.8. Đo các góc của cột sống ..................................................................... 19 1.9. Đo các tƣờng của đốt sống ................................................................. 19 2.1. Chụp X-quang cột sống thẳng nghiêng bẳng máy Xquang kỹ thuật số DR1F-1000 ..................................................................................... 37 2.2. Đo mật độ xƣơng bằng máy Central DEXA ....................................... 37 2.3. Chụp MRI cột sống bằng máy Magnetom Essenza 1.5 Tesla, ........... 38 2.4. a. Đo góc xẹp (A1), b. Góc gù (A2). C. Góc Cobb (A3) trên phần mềm EFILM ........................................................................................ 41 2.5. Đo chiều cao các tƣờng của đốt sống ................................................ 42 2.6. Hình ảnh phù nề thân đốt sống trên phim MRI .................................. 43 2.7. Đƣờng nứt g y ở thân đốt sống trên MRI ........................................... 43 2.8. Vị trí v hƣớng chọc kim v o thân đốt sống. ...................................... 50 2.9. Quá trình bơm xi măng ....................................................................... 51 2.10. Vị trí, hƣớng chọc kim. ....................................................................... 52 2.11. Đƣa Troca v o thân đốt sống dƣới sự dẫn đƣờng của kim ................. 52 2.12. Hình ảnh bơm bóng nong trên C-arm v bơm xi măng. ..................... 53 2.13. Quá trình bơm xi măng v o thân đốt sống.......................................... 54 2.14. Thang điểm VAS ................................................................................ 57
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lý xẹp thân đốt sống (XTĐS) hay gặp do nhiều nguyên nhân. Hay gặp nhất là do tình trạng lo ng xƣơng ng y tăng, thân đốt sống mất độ vững chắc, yếu dần, khô và bị nén xẹp lại, làm gãy các bè sụn, thân đốt sống giảm dần độ cao, lâu dần có thể bị nứt hoặc vỡ do mất nƣớc, độ bền vững giảm dần. khiến cột sống bị biến dạng. Biến dạng thân đốt sống l một đặc trƣng, đƣợc xác định dựa trên hình ảnh chụp X quang v đƣợc phân loại dựa vào hình thái xẹp. Xẹp thân đốt sống do lo ng xƣơng thƣờng gặp ở các đốt sống ngực, thắt lƣng [1]. Ngoài ra XTĐS còn do các nguyên nhân khác nhƣ do chấn thƣơng, do các bệnh lý tại thân đốt sống (u máu, nang xƣơng) hoặc do di căn ung thƣ… Bệnh lý XTĐS tiến triển dần dần, mức độ đau ng y c ng tăng lên, có thể thấy biến dạng cong vẹo, gù và các biến chứng thần kinh. Năm 2008, điều tra dịch tễ của Tromso trên 2.887 trƣờng hợp nam và nữ từ 38-87 tuổi cho thấy tỷ lệ ở nam và nữ lần lƣợt lên đến 13,8% và 11,8% [2]. Để chẩn đoán XTĐS, ngƣời bệnh cần đƣợc thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi diến biến lâm s ng để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh nhƣ tình trạng đau, mức độ biến dạng cột sống. Chụp X-quang, cộng hƣởng từ hạt nhân, đo các góc biến dạng và mật độ xƣơng l những phƣơng pháp cần thiết có giá trị để chẩn đoán v tiên lƣợng. Thời kỳ đầu của bệnh có thể điều trị bằng tập vật lý phục hồi, thay đổi chế độ lao động và sinh hoạt, mang nẹp chỉnh hình, bổ sung các thuốc giảm đau chống viêm, chống lo ng xƣơng… Khi tình trạng thoái hóa thân đốt sống đ ở mức độ nặng, không đáp ứng với các thuốc thì phải phẫu thuật để làm vững cột sống. Một trong những kỹ thuật đƣợc ứng dụng phổ biến hiện nay để điều trị xẹp thân đốt sống là bơm xi măng xƣơng qua da v o thân đốt sống bị xẹp. Năm 1987, Hervé D. lần đầu tiên báo cáo kết quả ứng dụng bơm xi măng điều trị u máu ở thân đốt sống ngực [3]. Tiếp theo đó, nhiều tác giả khác nhƣ Jensen M.F. (1998), Kallmes D.F. (2009), DePalma M.J. (2011), Hong
  14. 2 D.L. (2015) đ nhanh chóng ứng dụng kỹ thuật này [4], [5], [6], [7]. Các tác giả đều nhận xét rằng đây l kỹ thuật ít xâm lấn, an toàn, giảm đau hiệu quả ngay sau khi bơm v cảỉ thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời bệnh nhanh chóng hơn so với điều trị bảo tồn…Mặc dầu vậy, các tác giả cũng khuyến cáo về một số biến cố, biến chứng có thể gặp nhƣ tr n xi măng ra ngo i đốt sống, xẹp thân đốt sống thứ phát ở các đốt kế cận… Ở Việt Nam, một số tác giả nhƣ Nguyễn Văn Thạch (năm 2010), Trịnh Văn Cƣờng (2017), Phạm Minh Thông (2008), Đỗ Mạnh Hùng (2018), Hà Văn Lĩnh (2021), Đo n Anh Tuấn (2022), Trịnh Bá Thắng (2021) và Hoàng Gia Du (2022) đ có những báo cáo kết quả ứng dụng kỹ thuật bơm xi măng v o điều trị lo ng xƣơng v 1 số bệnh lý khác [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15]. Tuy nhiên, những nghiên cứu ban đầu này chỉ đơn thuần là chuyển giao ứng dụng kỹ thuật mới, cỡ mẫu nghiên cứu còn khiêm tốn, thời gian theo dõi chƣa d i nên kết quả thu đƣợc chƣa cho thấy một số vấn đề quan trọng cần lƣu ý. Bệnh viện đa khoa Đức Giang đ triển khai kỹ thuật bơm xi măng có bóng v không bóng trong điều trị xẹp đốt sống do loãng xƣơng từ 10/2012 nhƣng chƣa có những báo cáo phân tích kỹ lƣỡng về mối liên quan giữa các yếu tố nhƣ mật độ xƣơng, đặc điểm tổn thƣơng trên X-quang, MRI. Hiệu quả điều trị giữa hai nhóm có bóng và không bóng, những biến cố, biến chứng có thể xảy ra. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm mật độ xƣơng, X-quang, cộng hƣởng từ của xẹp thân đốt sống và kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống" đƣợc thực hiện với hai mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm mật độ xương, hình ảnh X-quang và cộng hưởng từ của xẹp thân đốt sống. 2. Đánh giá kết quả bơm xi măng điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang.
  15. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu cột sống và ứng dụng 1.1.1. Sơ lược về giải phẫu cột sống Cột sống đƣợc liên kết bởi các đốt sống cổ, đốt sống ngực, thắt lƣng v các đốt cùng cụt. Các đốt sống tiếp nối với nhau từ hộp sọ đến khung chậu, tạo th nh cột trụ cong hình chữ S làm giá đỡ cho toàn bộ cơ thể. Cột sống bảo vệ tủy sống nằm trong ống sống. Mỗi đốt sống bao gồm ba phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm đốt sống và một lỗ đốt sống. Thân đốt sống hình trụ dẹt, có hai mặt gian đốt sống, một vành chung quanh, ở phía sau có nhiều lỗ cho mạch máu v o nuôi xƣơng [16]. Hình 1.1. Đốt sống ngực *Nguồn: Frank H. N (2016) [17] Thân đốt sống là phần lớn nhất nằm ở phía trƣớc với kích thƣớc thay đổi tùy từng phân đoạn. Các thân nhỏ nhất ở vùng cổ và lớn dần về phía vùng thắt lƣng. Thân đốt sống có cấu tạo, đảm nhận chức năng chịu trọng lực của
  16. 4 cơ thể. Bề mặt trên v dƣới của đốt sống phẳng, tác dụng hỗ trợ tải trọng theo chiều dọc, ngay cả khi không có sự can thiệp của các cấu trúc khác thì thân đốt sống có thể duy trì ổn định khi chịu tải trọng rất lớn. Chịu lực của thân đốt sống đƣợc thể hiện ở cấu trúc bên trong do không phải là một khối xƣơng đặc mà là lớp vỏ xƣơng bao quanh khoang xốp đƣợc cấu tạo bởi các bè xƣơng sắp xếp thành trụ dọc và bè ngang. Cấu trúc này giúp hấp thụ và triệt tiêu lực tác động đột ngột lên đốt sống. Hình 1.2. Hình ảnh cắt đứng dọc của thân đốt sống *Nguồn: Bogduk N. (2005) [18] Các bè xƣơng sắp xếp theo chiều dọc v ngang, đốt sống còn đƣợc tăng cƣờng sức mạnh từ các bè xƣơng chạy xiên chéo theo hình nan quạt từ mỏm ngang, cung sau chạy qua cuống v o thân đốt sống. Các bè xƣơng n y có tác dụng truyền lực từ các thành phần phía sau v o thân đốt sống v tăng khả năng chịu lực dồn ép theo chiều dọc đốt sống.
  17. 5 Hình 1.3. Cấu trúc bè xƣơng của đốt sống * Nguồn: Bogduk N. (2005) [18] Phần thân đốt sống ngực khá dày, phía hai bên có bốn diện khớp để tiếp nối với đầu sau của xƣơng sƣờn nên vùng cột sống ngực khá ít di động. Các mỏm khớp đƣợc kết nối theo mặt phẳng ngang, hoạt động chính của cột sống đoạn ngực là theo chiều ngang nhƣ nghiêng thân mình, các động tác nhƣ gập duỗi, tịnh tiến, xoay khá hạn chế. Nhóm đốt sống thắt lƣng có phần thân đốt to, mỏm khớp đƣợc theo chiều dọc cho phép các hoạt động gập duỗi. Vùng cột sống từ T10-L2 dễ bị tổn thƣơng nhất khi gặp chấn thƣơng. Đây là khu vực chuyển tiếp từ vùng cứng v ít di động (cột sống ngực) với vùng cột sống thắt lƣng khá linh hoạt [18].
  18. 6 Kích thƣớc của thân v cuống sống tăng dần từ trên xuống dƣới, khi bơm xi măng qua cuống thƣờng dùng kim nhỏ (13G) cho các đốt sống ngực cao từ T10 trở lên, v kim 11G cho các đốt sống từ T10 trở xuống. Các rễ thần kinh, mạch máu nằm sát bờ dƣới của cuống sống, do đó khi chọc kim thƣờng tránh l m tổn thƣơng bờ dƣới của cuống sống. Điểm chọc của kim ƣu tiên ở nửa trên của cuống sống. Bơm xi măng có bóng, phải dùng Troca có đƣờng kính lớn (khoảng 4.5mm) cho các đốt sống ngực cao, đƣờng v o ngo i cuống để tránh l m vỡ cuống sống. Cuống sống D12 có hƣớng đi thẳng từ trƣớc ra sau, c ng lên cao, cuống đốt sống ngực có xu hƣớng chếch ra ngo i. Khi chọc kim không nên hƣớng mũi kim v o trung tâm dễ gây thủng cuống sống, chọc kim cả hai bên để xi măng trám đều trong thân đốt sống. 1.2. Loãng xƣơng, bệnh lý xẹp thân đốt sống do loãng xƣơng Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đ đƣa ra định nghĩa thống nhất về lo ng xƣơng nhƣ sau: lo ng xƣơng l một bệnh lý của xƣơng với đặc điểm khối lƣợng xƣơng suy giảm, vi cấu trúc của xƣơng bị hƣ hỏng, dẫn đến tình trạng xƣơng bị yếu v hậu quả l tăng nguy cơ g y xƣơng [19]. Năm 2001, định nghĩa trên đƣợc chỉnh sửa th nh “tình trạng bệnh lý của hệ thống xƣơng với đặc điểm độ vững chắc của xƣơng bị suy giảm, gia tăng nguy cơ g y xƣơng. Độ vững chắc của xƣơng phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng v chất lƣợng xƣơng [19]. Bảng 1.1. Chẩn đoán lo ng xƣơng theo tiêu chuẩn của WHO Bình thƣờng –Normal T-score ≥ -1 Thƣa xƣơng- Osteopenia -2,5 < T-score < -1 Lo ng xƣơng- Osteoporosis T-score ≤ -2,5 Lo ng xƣơng nặng –Severe osteoporosis T-score ≤ -2,5 v kèm theo g y xƣơng * Nguồn: theo WHO (2004) [19]
  19. 7 Lo ng xƣơng đặc trƣng tình trạng mất chất khoáng xƣơng từ từ, kín đáo, thay đổi dần cấu trúc xƣơng. G y xƣơng do lo ng xƣơng l một biến chứng, giảm chất lƣợng cuộc sống v nguy cơ gây tử vong. Trong những năm gần đây, một số mô hình tiên lƣợng giúp cho thầy thuốc v ngƣời bệnh có thể đánh giá nguy cơ g y xƣơng nhƣ mô hình của FRAX và Garvan. Cả hai mô hình này dựa trên mật độ xƣơng v các yếu tố nguy cơ nhƣ tiền sử g y xƣơng, độ tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, trọng lƣợng cơ thể thấp, hút thuốc lá, sử dụng Corticoid để phân tích v đƣa ra yếu tố nguy cơ g y xƣơng trong vòng 5 năm, 10 năm. Hai mô hình n y cho thấy hiệu quả tiên lƣợng g y xƣơng ở quần thể ngƣời da trắng, hiệu quả ở quần thể các nƣớc châu Á chƣa rõ r ng [20]. Theo Tổ chức lo ng xƣơng thế giới, với khoảng 100 triệu ngƣời mắc bệnh lo ng xƣơng thì có khoảng ba triệu ngƣời bị XTĐS. Có khoảng 25% ngƣời bệnh nữ trên 50 tuổi và 40% ở ngƣời bệnh nam từ 80-85 tuổi [19]. Ở những ngƣời bị lo ng xƣơng nặng, các hoạt động đơn giản h ng ng y nhƣ bƣớc ra khỏi bồn tắm, hắt hơi mạnh, nâng vật nhẹ cũng có thể gây XTĐS. Lo ng xƣơng mức độ trung bình, g y XTĐS thƣờng do ngã hoặc cố gắng nâng vật nặng. Lo ng xƣơng tiến triển sẽ l m thay đổi độ vững chắc của xƣơng, mật độ xƣơng v chất lƣợng của xƣơng kém dần [19]. Đánh giá chất lƣợng xƣơng thông qua hình ảnh cấu trúc của xƣơng, chu chuyển xƣơng (turnover rate), độ khoáng, tổn thƣơng tích lũy (damage accumulation), tính chất của các chất cơ bản. Chu chuyển xƣơng có vai trò quan trọng. Trong cơ thể, quá trình hủy và tạo xƣơng luôn diễn ra song song, quá trình này cân bằng thì mật độ xƣơng giữ đƣợc ở trạng thái bình thƣờng. Quá trình hủy xƣơng lớn hơn sẽ làm cho lo ng xƣơng tăng nhanh. Hủy xƣơng và tạo xƣơng cân bằng nhƣng quá nhanh, chu chuyển xƣơng nhanh cũng l m giảm sức mạnh của xƣơng. Sức mạnh của xƣơng rất quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả mật độ
  20. 8 xƣơng. Sức mạnh của xƣơng hiện đang đƣợc nghiên cứu để tìm ra các chỉ số có thể ứng dụng trên lâm sàng. Mật độ xƣơng l tiêu chuẩn để đánh giá sớm nhất tình trạng lo ng xƣơng. Lo ng xƣơng đƣợc chia th nh lo ng xƣơng nguyên phát v lo ng xƣơng thứ phát. Lo ng xƣơng nguyên phát lại đƣợc chia ra thành hai nhóm, lo ng xƣơng sau m n kinh (nhóm một) v lo ng xƣơng tuổi già (nhóm hai). Lo ng xƣơng sau m n kinh thƣờng gặp ở phụ nữ sau mãn kinh hoặc sau cắt bỏ buồng trứng khoảng 5-10 năm, do sự thiếu hụt oestrogen. Lo ng xƣơng tuổi già xuất hiện cả ở nam và nữ trên 70 tuổi. Loãng xƣơng nguyên phát Lo ng xƣơng không tìm thấy căn nguyên n o khác ngo i tuổi tác hoặc mãn kinh. Do quá trình lão hóa của tạo cốt bào, xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy và tạo xƣơng, gây nên thiểu sản xƣơng. Lo ng xƣơng nguyên phát nhóm một (hay lo ng xƣơng sau m n kinh) l do thiếu hụt oestrogen. Loại lo ng xƣơng n y thƣờng gặp ở phụ nữ 50-60 tuổi. Ngoài thiếu hụt oestrogen, loại lo ng xƣơng n y còn có sự giảm tiết hormon cận giáp trạng, tăng thải calci qua nƣớc tiểu. Lo ng xƣơng nguyên phát nhóm hai (hay lo ng xƣơng tuổi già). Tình trạng lo ng xƣơng liên quan tới tuổi, mất cân bằng tạo xƣơng, xuất hiện cả ở cả nam và nữ cao tuổi, hai yếu tố quan trọng nhất là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cƣờng cận giáp thứ phát. Loãng xƣơng thứ phát Lo ng xƣơng do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên. Thƣờng gặp triệu chứng lo ng xƣơng trong các bệnh suy sinh dục, cƣờng vỏ thƣợng thận, dùng nội tiết tố vỏ thƣợng thận kéo d i, cƣờng cận giáp, cƣờng giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, dùng heparin kéo dài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0