Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ
lượt xem 2
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ" trình bày các nội dung chính sau: Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành với ác tính và phân biệt các nhóm u ác tính ở trung thất trước; Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tính chất dính hoặc xâm lấn cấu trúc xung quanh của tổn thương choán chỗ trung thất trước khi đối chiếu với phẫu thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MAI THÙY NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG CHOÁN CHỖ TRUNG THẤT TRƯỚC CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ MAI THÙY NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN TỔN THƯƠNG CHOÁN CHỖ TRUNG THẤT TRƯỚC CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ NGÀNH: NGOẠI KHOA MÃ SỐ: 9720104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VÕ TẤN ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nghiên cứu sinh ngành/chuyên ngành Ngoại khoa, khóa 2020-2023, xin cam đoan: (1) Luận án là do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn; (2) Các tài liệu tham khảo được tôi xem xét, chọn lọc kỹ lưỡng, trích dẫn và liệt kê tài liệu tham khảo đầy đủ; (3) Kết quả trình bày trong luận án được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ đề tài cùng cấp nào khác. Tác giả luận án TRẦN THỊ MAI THÙY
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt tiếng Việt......................................................................................... i Danh mục từ viết tắt tiếng Anh và nghĩa tiếng Việt.......................................................... ii Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh ...............................................................................iv Danh mục bảng ................................................................................................................ v Danh mục biểu đồ ......................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................ viii Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3 1.1. Giải phẫu trung thất trước.......................................................................................... 3 1.2. Tổn thương choán chỗ trung thất trước ...................................................................... 5 1.3. Triệu chứng lâm sàng của u trung thất trước ............................................................ 10 1.4. Các kỹ thuật chẩn đoán tổn thương trung thất trước................................................. 10 1.5. Sơ lược về điều trị tổn thương trung thất trước ........................................................ 27 1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................................. 31 1.7. Những vấn đề tồn tại cần giải quyết......................................................................... 35 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 37 2.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 37 2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 37 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................................ 38 2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ........................................................................................... 38 2.5. Xác định các biến số độc lập, phụ thuộc và định nghĩa biến số ................................ 39 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ................................................. 57 2.7. Quy trình nghiên cứu (sơ đồ nghiên cứu)................................................................. 60 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................ 61 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ....................................................................................... 62 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .............................................................................................. 63 3.1. Đặc điểm chung và đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ............................................. 63
- 3.2. Chẩn đoán phân biệt tổn thương choán chỗ trung thất trước .................................... 72 3.3. Tính chất dính/xâm lấn cấu trúc xung quanh ........................................................... 83 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN............................................................................................ 96 4.1. Đặc điểm chung ...................................................................................................... 96 4.2. Chẩn đoán phân biệt tổn thương choán chỗ trung thất trước .................................... 99 4.3. Đánh giá tính chất dính hoặc xâm lấn cấu trúc xung quanh.................................... 119 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 128 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 129 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Viết đầy đủ BV Bệnh viện ĐHYD Đại học Y dược TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH VÀ NGHĨA TIẾNG VIỆT Viết tắt Viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ACR The American College of Hội Điện quang Hoa Radiology Kỳ ADC Apparent diffusion coefficient AFP Alpha-fetoprotein beta-HCG Beta Human Chorionic Gonadotropin CSR Chemical Shift Ratio Chỉ số độ chênh hóa học CSTR The Canadian Society of Hội Điện quang ngực Thoracic Radiology Canada DWI Diffusion-weighted imaging ESMO The European Society for Hội Ung thư nội khoa Medical Oncology Châu Âu 18 FDG-PET/CT F- fluodeoxyglucose - Positron Emission Tomography and Computed Tomography HASTE Half fourier Single-shot Turbo spin-Echo HASTIRM Half-Fourier acquired single-shot turbo spin-echo inversion recovery magnitude HU Hounsfield unit
- iii ISMRM International Society for Hội Cộng hưởng từ y Magnetic Resonance in khoa Quốc tế Medicine ITMIG The International Thymic Hội Quan tâm ung thư Malignancy Interest Group tuyến ức Quốc tế JSMRM Japanese Society for Magnetic Hội Cộng hưởng từ y Resonance in Medicine khoa Nhật Bản LDH Lactate Dehydrogenase MALT Mucosa-Assisted Lymphoid Tissue NCCN The National Comprehensive Mạng lưới Ung thư Cancer Network Toàn diện Quốc gia PET-CT Positron Emission Tomography and Computed Tomography ROI Region Of Interest RSNA The Radiological Society of Hội Điện quang Bắc North America Mỹ SII Signal Intensity Index Chỉ số cường độ tín hiệu SUV Standardized uptake value T1W T1 weighted T2W T2 weighted TE Time to Echo TR Repetition time TNM Tumour Node Metastasis WHO The World Health Organization Tổ chức Y tế Thế Giới
- iv BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH Tiếng Việt Tiếng Anh Adenôm* Adenoma Lymphôm* Lymphoma Sarcôm* Sarcoma Týp Type * thuật ngữ được sử dụng theo sách “Giải phẫu bệnh học” dùng cho Đào tạo bác sĩ đa khoa, chủ biên: PGS. BS CKII. Trần Phương Hạnh, NXB Giáo Dục Việt Nam.
- v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của u đặc trung thất trước .................. 8 Bảng 1.2. Hệ thống đánh giá giai đoạn theo Masaoka-Koga và tiên lượng ............ 28 Bảng 2.1. Đặc điểm chung ......................................................................................... 39 Bảng 2.2. Giải phẫu bệnh ........................................................................................... 39 Bảng 2.3. Tính chất dính hoặc xâm lấn trên phẫu thuật ........................................... 40 Bảng 2.4. Đặc điểm trên cộng hưởng từ thường qui ................................................ 41 Bảng 2.5. Đặc điểm trên cộng hưởng từ khuếch tán và tưới máu ........................... 42 Bảng 2.6. Đặc điểm trên cộng hưởng từ động CINE ............................................... 42 Bảng 2.7. Tóm tắt phân loại u trung thất theo WHO 2015 ...................................... 42 Bảng 2.8. Đặc điểm vi thể của các týp u tuyến ức .................................................... 43 Bảng 2.9. Thông số các chuỗi xung cộng hưởng từ trung thất ................................ 59 Bảng 2.10. Bảng 2x2 tính các giá trị chẩn đoán ....................................................... 62 Bảng 3.1. Giải phẫu bệnh ........................................................................................... 63 Bảng 3.2. Tuổi............................................................................................................. 64 Bảng 3.3. Phân bố giải phẫu bệnh theo giới ............................................................. 65 Bảng 3.4. Đường kính lớn nhất.................................................................................. 66 Bảng 3.5. Thành phần mỡ trong tổn thương ............................................................. 67 Bảng 3.6. Phân loại tổn thương trên cộng hưởng từ ................................................. 68 Bảng 3.7. Hệ số ADC trên cộng hưởng từ khuếch tán ............................................. 69 Bảng 3.8. Thời gian bắt thuốc đỉnh ........................................................................... 70 Bảng 3.9. Đường cong bắt thuốc ............................................................................... 71 Bảng 3.10. So sánh nang lành tính và u quái trưởng thành ...................................... 72 Bảng 3.11. So sánh u dạng nang lành tính với ác tính.............................................. 74 Bảng 3.12. So sánh u đặc lành tính và ác tính .......................................................... 76 Bảng 3.13. So sánh nhóm 1 với nhóm 2-3-4............................................................. 77
- vi Bảng 3.14. So sánh nhóm 2 với nhóm 3-4 ................................................................ 78 Bảng 3.15. So sánh nhóm 3 với nhóm 4 ................................................................... 79 Bảng 3.16. Kết quả chẩn đoán của sơ đồ tiếp cận .................................................... 81 Bảng 3.17. Giá trị chẩn đoán các nhóm u đặc của sơ đồ tiếp cận ............................ 82 Bảng 3.18. So sánh đặc điểm cộng hưởng từ giữa hai nhóm có và không dính/xâm lấn trên phẫu thuật .................................................................................................................... 84 Bảng 3.19. Giá trị của các đặc điểm trên cộng hưởng từ trong chẩn đoán dính/xâm lấn cấu trúc xung quanh............................................................................. 93 Bảng 3.20. Kết quả các trường hợp dính/xâm lấn tim-mạch máu lớn trên hình CINE và trong phẫu thuật ......................................................................... 94 Bảng 3.21. Giá trị của chuỗi xung CINE trong chẩn đoán dính/xâm lấn cấu trúc tim-mạch máu lớn ........................................................................................ 95 Bảng 4.1. So sánh giá trị ADC theo nhóm giải phẫu bệnh giữa các nghiên cứu . 106
- vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để phân biệt nang lành tính với u quái trưởng thành ................................................ 73 Biểu đồ 3.2. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của bề dày thành nang để phân biệt u dạng nang lành và ác tính ................................................................................ 75 Biểu đồ 3.3. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để chẩn đoán dính/xâm lấn thành ngực .......................................................................... 85 Biểu đồ 3.4. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của kích thước vùng mất mỡ phân cách để chẩn đoán dính/xâm lấn thành ngực ................................................... 86 Biểu đồ 3.5. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để chẩn đoán dính/xâm lấn màng phổi ........................................................................... 87 Biểu đồ 3.6. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của kích thước vùng mất mỡ phân cách để chẩn đoán dính/xâm lấn màng phổi .................................................... 88 Biểu đồ 3.7. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để chẩn đoán dính/xâm lấn màng tim ............................................................................. 89 Biểu đồ 3.8. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của kích thước vùng mất mỡ phân cách để chẩn đoán dính/xâm lấn màng tim ...................................................... 90 Biểu đồ 3.9. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để chẩn đoán dính/xâm lấn động mạch chủ ngực .......................................................... 91 Biểu đồ 3.10. Đường cong ROC xác định ngưỡng cắt của đường kính lớn nhất để chẩn đoán dính/xâm lấn tĩnh mạch chủ trên ............................................................. 92
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân chia ba ngăn trung thất theo ITMIG .................................................. 4 Hình 1.2. Giải phẫu trung thất trên hình cộng hưởng từ T2W ................................... 4 Hình 1.3. Nang tuyến ức ở bệnh nhân nam 72 tuổi ................................................. 13 Hình 1.4: U tuyến ức dạng nang ở bệnh nhân nam 67 tuổi ...................................... 14 Hình 1.5: Tăng sản tuyến ức ở bệnh nhân nữ 32 tuổi .............................................. 15 Hình 1.6. U tuyến ức týp B1 xâm lấn nhu mô phổi .................................................. 30 Hình 2.1. Tổn thương được phân loại là nang .......................................................... 46 Hình 2.2. Tổn thương được phân loại là u dạng nang .............................................. 47 Hình 2.3. Cách đo kích thước vùng mất mỡ phân cách ........................................... 50 Hình 2.4. Đánh giá lớp mỡ phân cách giữa u với màng phổi ................................. 51 Hình 2.5. Minh họa cách đặt ROI trên bản đồ ADC ................................................ 52 Hình 2.6. Cách vẽ đường cong bắt thuốc .................................................................. 54 Hình 2.7. Các loại đường cong bắt thuốc .................................................................. 55 Hình 2.8. Đánh giá lớp mỡ phân cách trên hình CINE ............................................ 57 Hình 4.1. U dạng nang lành tính (u quái trưởng thành không chứa mỡ) ............. 101 Hình 4.2. U quái trưởng thành dạng nang có chứa mỡ .......................................... 102 Hình 4.3. U tuyến ức nguy cơ thấp (týp A) ..............................................................111 Hình 4.4. U tuyến ức nguy cơ cao (týp B2) ............................................................ 112 Hình 4.5. U dạng nang ác tính trung thất trước (carcinôm tuyến ức) .................... 113
- ix Hình 4.6. Lymphôm tuyến ức .................................................................................. 117 Hình 4.7. U tế bào mầm ác tính (loại u tinh bào) ................................................... 118 Hình 4.8: Phẫu thuật nội soi cắt u trung thất trước lệch phải ................................. 124 Hình 4.9: Phẫu thuật mở cắt u trung thất trước lệch trái ........................................ 125
- x DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...................................................................... 60 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán u đặc trung thất trước ..................................... 80
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trung thất là một khoang trong lồng ngực, nằm giữa hai lá phổi, chứa các cấu trúc quan trọng như tim, mạch máu lớn, khí quản, phế quản gốc, thực quản, tuyến ức, bạch mạch và thần kinh.1 Theo cách phân chia của Hội Quan tâm ung thư tuyến ức Quốc tế (ITMIG), trung thất trước có giới hạn trước là bờ sau xương ức, phía sau là mặt trước màng ngoài tim bao quanh tim, hai bên là màng phổi thành, phía trên là lỗ vào lồng ngực, phía dưới là cơ hoành.2 Tổn thương choán chỗ trung thất trước trong dân số rất hiếm (chỉ chiếm khoảng 1%) nhưng chiếm đến 50% tất cả các tổn thương của trung thất,2 thường được chia thành hai nhóm lành tính và ác tính.3 Trong đó, nhóm ác tính chiếm 55,9%-69,3% với đa số là u biểu mô tuyến ức.4 Các tổn thương ở trung thất trước có cách tiếp cận chẩn đoán, phương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính đối với u biểu mô tuyến ức, trong khi đó tăng sản tuyến ức, lymphôm hay u tế bào mầm ác tính có hướng xử trí khác.5 Chẩn đoán hình ảnh có vai trò quan trọng trong lựa chọn phương pháp điều trị cũng như trong lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Theo Hội Ung thư nội khoa Châu Âu (ESMO), đối với các trường hợp có chỉ định phẫu thuật, các yếu tố trên hình ảnh học còn giúp tiên lượng khó khăn và thuận lợi khi thực hiện phẫu thuật xâm lấn tối thiểu.5 Kinh điển, cắt lớp vi tính là lựa chọn đầu tiên khi đánh giá tổn thương trung thất trước.6-8 Tuy nhiên, phương tiện này có các nhược điểm là nhiễm tia xạ, không thực hiện được ở bệnh nhân dị ứng thuốc cản quang, khả năng phát hiện mô đặc, phân biệt tăng sản với u đặc, phát hiện mỡ phân cách giữa u với cấu trúc xung quanh kém hơn cộng hưởng từ.8,9 Do đó, các nhà chẩn đoán hình ảnh đặt ra vấn đề nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ so với cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tổn thương trung thất trước. Nghiên cứu của Carter10 năm 2017 cho thấy độ nhạy trong chẩn đoán phân biệt các khối choán chỗ trung thất trước
- 2 trên cộng hưởng từ là 56%, cắt lớp vi tính là 61% và độ nhạy tăng đáng kể (86%) khi kết hợp cả hai phương tiện. Nghiên cứu của Li6 năm 2019 cho thấy so với cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ có độ nhạy tương đương (100%), độ đặc hiệu cao hơn (80% so với 75%) và đặc biệt có ưu thế hơn khi chẩn đoán u tuyến ức, nang tuyến ức và tăng sản tuyến ức. Ngoài ra, nhờ có các chuỗi xung đặc biệt như khuếch tán, tưới máu, CINE, nhiều tác giả trên thế giới có khuynh hướng nghiên cứu sâu hơn về khả năng phân tầng nguy cơ ác tính đối với u biểu mô tuyến ức, phân biệt u biểu mô tuyến ức với các u ác tính khác cũng như đánh giá xâm lấn tim, mạch máu lớn trên cộng hưởng từ.6,11-20 Nhờ đó, vai trò của cộng hưởng từ ngày càng được chú ý, điều này thể hiện qua các khuyến cáo về chỉ định cộng hưởng từ lồng ngực của các Hiệp hội điện quang lớn trên thế giới.21-23 Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại các xu hướng khác nhau về giá trị của cộng hưởng từ cũng như chưa có nhiều nghiên cứu kết hợp đa thông số trên cộng hưởng từ trong phân biệt các loại tổn thương trong trung thất trước.11,12,24-33 Trước tình hình đó, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là “Cộng hưởng từ có giá trị như thế nào trong chẩn đoán bản chất và tính chất dính hoặc xâm lấn cấu trúc xung quanh của tổn thương choán chỗ trung thất trước?” Nhằm cung cấp thêm thông tin và thêm cơ sở cho sự lựa chọn cộng hưởng từ thay thế trong các trường hợp có chống chỉ định hoặc chẩn đoán chưa rõ ràng trên cắt lớp vi tính, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tổn thương choán chỗ trung thất trước của cộng hưởng từ” với hai mục tiêu sau: 1. Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán phân biệt tổn thương lành với ác tính và phân biệt các nhóm u ác tính ở trung thất trước. 2. Xác định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán tính chất dính hoặc xâm lấn cấu trúc xung quanh của tổn thương choán chỗ trung thất trước khi đối chiếu với phẫu thuật.
- 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu trung thất trước Trung thất chứa các cấu trúc mạch máu và các cơ quan quan trọng. Sự phân chia trung thất thành các khoang chuyên biệt có giá trị trong xác định bản chất của các bất thường khác nhau trong trung thất. 33 Nhiều hệ thống phân loại khác nhau của các nhà giải phẫu học, phẫu thuật viên và các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đã được đưa ra. Cách phân chia theo Shields thường được các phẫu thuật viên sử dụng nhất. Trong khi đó, các nhà hình ảnh học lại sử dụng cách phân chia của Fraser và Paré, Felson, Heitzman, Zylak, Whitten, chủ yếu dựa trên hình X quang ngực tư thế nghiêng.34 Chính sự khác biệt về thuật ngữ, phương pháp định khu của các hệ thống phân chia khác nhau đã gây nhiều nhầm lẫn cho bác sĩ ngoại khoa lẫn bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Mỗi cách phân chia có những giới hạn riêng làm cho các bác sĩ khó xác định hệ thống phân loại nào đáng tin cậy hơn. Do đó, vào năm 2014, các chuyên gia trong lĩnh vực bệnh lý tuyến ức của ITMIG bao gồm các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật viên lồng ngực đã thống nhất đưa ra hệ thống phân chia dựa trên hình ảnh cắt lớp theo mặt phẳng ngang.34 Theo cách phân chia này, trung thất bao gồm ba khoang: trung thất trước còn gọi là khoang trước mạch máu, trung thất giữa còn gọi là khoang tạng và trung thất sau còn gọi là khoang cạnh sống.34 Khoang trung thất trước có giới hạn trên là lỗ vào lồng ngực, giới hạn dưới là cơ hoành, phía trước là bờ sau xương ức, hai bên là màng phổi thành và phía sau là mặt trước của màng ngoài tim, bao quanh tim. 34 Bất thường trong trung thất trước thường bao gồm tổn thương của tuyến ức (bao gồm tổn thương lành tính như nang tuyến ức, tăng sản tuyến ức và u ác tính như u tuyến ức, carcinôm tuyến ức, u thần kinh nội tiết), u tế bào mầm, lymphôm, hạch di căn và bướu giáp thòng.35
- 4 Hình 1.1. Phân chia ba khoang trung thất theo ITMIG “Nguồn: Carter, 2017”34 Khoang trước mạch máu (màu tím), khoang tạng (màu xanh dương), khoang cạnh sống (màu vàng). Hình 1.2. Giải phẫu trung thất trên hình cộng hưởng từ T2W “Nguồn: Schottstaedt, 2023”36
- 5 1.2. Tổn thương choán chỗ trung thất trước 1.2.1. Phân loại tổn thương choán chỗ trung thất trước ❖ Phân loại về mặt giải phẫu bệnh ▪ Tổn thương lành tính Nang tuyến ức có thể là nang bẩm sinh hoặc mắc phải. Nang bẩm sinh là sự tồn tại của ống ức-hầu, do đó có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào dọc theo chiều dài của tuyến ức nhưng thường gặp ở trung thất trước và thường lành tính. Nang mắc phải thường gặp hơn bẩm sinh, có dạng đa thùy, phức tạp, có thể lành tính sau xạ trị, trong hội chứng Sjogren, bệnh lupus, nhược cơ, sau phẫu thuật hoặc có thể ác tính trong các trường hợp u hoại tử (u tuyến ức, lymphôm, u tế bào mầm).37 Tăng sản tuyến ức được chia thành hai loại về mặt bệnh học là tăng sản thật sự và tăng sản dạng lympho tuyến ức. Tăng sản tuyến ức thật sự hay còn gọi là tăng sản “phục hồi”, thường gặp sau tình trạng nhiễm trùng, sau phẫu thuật, phỏng, hóa trị, xạ trị, điều trị bằng corticoid. Tăng sản dạng lympho còn gọi là tăng sản nang lympho tuyến ức hoặc viêm tuyến ức tự miễn, thường đi kèm tình trạng nhược cơ, bệnh lupus hệ thống, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, bệnh Graves. Hai loại có biểu hiện giống nhau trên hình ảnh như tuyến ức lớn lan toả, cân xứng, bờ trơn láng nhưng đôi khi có dạng nốt hoặc kích thước rất lớn gây nhầm lẫn với u ác tính.37 U mỡ tuyến ức là một loại u lành tính, thường có kích thước lớn, phát triển chậm, thành phần chủ yếu là mỡ xen kẽ rất ít mô mềm và mô tuyến ức. Thành phần mô đặc càng nhiều thì càng gợi ý sarcôm mỡ.37 U quái trưởng thành lành tính là một trong ba loại u tế bào mầm trung thất, thường không đáp ứng hóa trị và cần được điều trị bằng phẫu thuật.37
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 23 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
28 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 17 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
217 p | 6 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật Cox-Maze IV bằng sóng tần số radio trên bệnh nhân phẫu thuật van tim qua đường tiếp cận ít xâm lấn
163 p | 4 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng, một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ và hiệu quả giải pháp can thiệp tại Bệnh viện 19-8
28 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn