Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả đặt nội khí quản có video hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hiệu quả đặt nội khí quản có video hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ" trình bày việc so sánh hiệu quả kiểm soát đường thở bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ (Uescope) và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ; Đánh giá sự an toàn, tác dụng không mong muốn đặt nội khí quản bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả đặt nội khí quản có video hỗ trợ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI DƢƠNG ANH KHOA NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CÓ VIDEO HỖ TRỢ CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CỘT SỐNG CỔ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI- 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI DƢƠNG ANH KHOA NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CÓ VIDEO HỖ TRỢ CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CỘT SỐNG CỔ Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Mã số: 9720102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Quốc Kính HÀ NỘI- 2022
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy giáo, Cô giáo, các anh chị và bạn đồng nghiệp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Bộ môn Gây mê Hồi sức Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Xin kính trọng và biết ơn sâu sắc Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Quốc Kính, người Thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ này. Xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc, các Y bác sĩ và các đồng nghiệp Trung tâm Gây mê và hồi sức ngoại khoa, Khoa Phẫu thuật cột sống, khoa Gây mê hai, phòng mổ cột sống Bệnh viện Việt Đức đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận án này. Chân thành biết ơn các bệnh nhân và gia đình đã hợp tác. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các Anh Chị trong lớp Nghiên cứu sinh Khóa 33 Trường đại Y Hà Nội. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tất cả những người thân yêu trong gia đình đã động viên và giúp đỡ, bên cạnh tôi những lúc gặp khó khăn nhất trong quá trình dài học tập và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Dƣơng Anh Khoa
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Dương Anh Khoa, học viên lớp Nghiên cứu sinh Khóa 33, chuyên ngành Gây mê hồi sức - Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Quốc Kính. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022 Học viên Dƣơng Anh Khoa
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASA : Hội gây mê hồi sức Hoa Kỳ (American Scociety of Anaesthesiologists) BMI : Chỉ số khối cơ thể Body mass index (kg/m2) BN : Bệnh nhân CK : Chu kỳ CSC : Cột sống cổ CTCS : Chấn thương cột sống DL : Đèn soi thanh quản trực tiếp (Direct laryngoscope) ECG. : Điện tâm đồ FiO2 : Nồng độ oxy trong khí thở vào FOB : Ống mềm soi phế quản (fiberoptic bronchospy) GMHS : Gây mê hồi sức HA : Huyết áp HATB : Huyết áp trung bình HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương M : Macintosh MAC : Nồng độ phế nang tối thiểu MILS : Cố định đầu cột sống cổ trên một đường thẳng (Manual in-line stabilization) NKQ : Nội khí quản EtCO2 : Áp lực riêng phần khí CO2 cuối kỳ thở ra Pmax : Áp lực tối đa đường thở Pmean : Áp lực trung bình đường thở POGO : Tỷ lệ mở thanh môn (Percentage of glottis open score)
- SD : Độ lệch chuẩn SpO2 : Độ bão hòa oxy trong máu động mạch TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm TVĐĐCS : Thoát vị đĩa đệm cột sống VL : Video hỗ trợ (Video Laryngoscope) Vt : Thể tích khí lưu thông
- MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3 1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt ống NKQ và phẫu thuật vùng cổ ............... 3 1.1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt NKQ .................................................... 3 1.1.2. Giải phẫu cột sống cổ liên quan đến phẫu thuật. .......................... 11 1.2. Các bệnh lý chính cột sống cần phẫu thuật .......................................... 13 1.2.1. Chấn thương cột sống cổ ................................................................ 13 1.2.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. ........................................................ 16 1.3. Đặc điểm về kiểm soát đường thở trong phẫu thuật cột sống cổ. ........ 19 1.3.1. Gây mê cho bệnh nhân chấn thương tủy ........................................ 19 1.3.2. Di động cột sống cổ hạn chế do cố định cột sống cổ và mang vòng cổ. .................................................................................................... 22 1.3.3. Các tai biến có thể xẩy ra trong và sau khi đặt NKQ. .................... 25 1.4. Các yếu tố và bảng điểm tiên lượng đặt NKQ khó .............................. 26 1.4.1. Các yếu tố tiên lượng đặt NKQ khó............................................... 26 1.4.2. Các bảng điểm tiên lượng đặt NKQ khó ........................................ 28 1.5. Kỹ thuật đặt nội khí quản cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ ........ 31 1.5.1. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản trực tiếp Macintosh ................ 31 1.5.2. Đặt NKQ bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ ....................... 32 1.6. Đèn soi thanh quản có video hỗ trợ ...................................................... 33 1.6.1. Đặc điểm cấu tạo chung đèn soi thanh quản có video hỗ trợ......... 33 1.6.2. Các loại đèn soi thanh quản có video hỗ trợ .................................. 33 1.6.3. Vai trò của đèn soi thanh quản có video hỗ trợ trong kiểm soát đường thở trong thực hành gây mê hồi sức: ................................... 35 1.6.4. Các bước đặt nội khí quản bằng đèn soi có video hỗ trợ ............... 35
- 1.7. Các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam và trên thế giới....................... 35 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 38 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 38 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ...................................................... 38 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.......................................................................... 38 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 38 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................. 38 2.2.3. Cỡ mẫu ........................................................................................... 38 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá ...................................................................... 39 2.2.5. Cách tiến hành ................................................................................ 43 2.2.6. Một số tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu .......... 49 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu............................................................... 55 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 56 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 58 3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu .......................................................... 58 3.1.1. Phân bố giới, tuổi, trọng lượng cơ thể, chiều cao, BMI, nghề nghiệp. ............................................................................................. 58 3.1.2. Đặc điểm phẫu thuật....................................................................... 61 3.1.3. Phân bố các đặc điểm liên quan đến đặt NKQ khó........................ 61 3.1.4. Đặc điểm liên quan đến phẫu thuật và gây mê. ............................. 65 3.2. Hiệu quả của đặt NKQ có video hỗ trợ cho phẫu thuật cột sống cổ .... 66 3.3. An toàn và tác dụng không mong muốn khi đặt NKQ. ........................ 71 3.3.1. An toàn của phương pháp đặt NKQ dùng đèn soi có video hỗ trợ so với lưỡi đèn Macintosh. .................................................................. 71 3.3.2. Tác dụng không mong muốn của hai phương pháp đặt NKQ. ...... 74
- CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 82 4.1. Đặc điểm bệnh nhân tham gia nghiên cứu ........................................... 82 4.1.1. Phân bố về tuổi, cân nặng, chiều cao, BMI, giới và nghề nghiệp.. 82 4.1.2. Đặc điểm phẫu thuật....................................................................... 85 4.1.3. Đặc điểm liên quan đến đặt nội khí quản khó: ............................... 85 4.1.4. Đặc điểm liên quan đến phẫu thuật và gây mê phẫu thuật............. 89 4.2. Hiệu quả của đặt NKQ có video hỗ trợ với lưỡi đèn Macintosh cho phẫu thuật cột sống cổ............................................................................. 89 4.2.1. Mức độ khó và các can thiệp khi đặt NKQ giữa hai nhóm............ 89 4.2.2. Tỷ lệ đặt NKQ thành công của hai nhóm..................................... 101 4.3. Đánh giá an toàn, tác dụng không mong muốn đặt NKQ có video hỗ trợ so với lưỡi đèn Macintosh................................................................... 105 4.3.1. Đánh giá an toàn của video hỗ trợ và đèn soi thanh quản Macintosh dùng đặt NKQ ............................................................................... 105 4.3.2. Tác dụng không mong muốn đặt NKQ có video hỗ trợ so với lưỡi đèn Macintosh. .............................................................................. 111 4.4. Hạn chế của nghiên cứu:..................................................................... 119 KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Những tiêu chuẩn của Wilson và cộng sự ................................ 28 Bảng 1.2. Thang điểm Arné ...................................................................... 29 Bảng 1.3. Thang điểm El-Ganzouri .......................................................... 30 Bảng 3.1. Phân bố tuổi, chiều cao và trọng lượng cơ thể ......................... 58 Bảng 3.2. Phân bố về chỉ số khối cơ thể trung bình và theo nhóm........... 59 Bảng 3.3. Phân bố giới tính giữa hai nhóm ............................................... 60 Bảng 3.4. Phân bố nghề nghiệp của hai nhóm ......................................... 60 Bảng 3.5. Phân bố bệnh lý cần phẫu thuật giữa hai nhóm ........................ 61 Bảng 3.6. Phân loại sức khỏe theo ASA của hai nhóm ............................. 61 Bảng 3.7. Phân bố tình trạng răng ............................................................. 62 Bảng 3.8. Phân bố các yếu tố cổ ngắn, lưỡi to, miệng bé, cằm lẹm, vận động đầu cổ khó ........................................................................ 62 Bảng 3.9. Phân loại Mallampati của hai nhóm ......................................... 63 Bảng 3.10. So sánh khoảng cách cằm giáp giữa 2 nhóm ............................ 64 Bảng 3.11. Khoảng liên răng cửa (độ mở miệng) của hai nhóm ................ 64 Bảng 3.12. So sánh lượng thuốc sử dụng khởi mê...................................... 65 Bảng 3.13. Thời gian phẫu thuật của hai nhóm .......................................... 65 Bảng 3.14. Tỉ lệ BN cần ấn sụn nhẫn khi đặt NKQ của 2 nhóm ................ 66 Bảng 3.15. Tỷ lệ BN cần ngửa cổ khi đặt NKQ ......................................... 66 Bảng 3.16. Thời gian đặt ống NKQ lần đầu................................................ 67 Bảng 3.17. Phân bố độ Cormack - Lehane giữa hai nhóm ......................... 67 Bảng 3.18. Tỉ lệ sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi đặt NKQ ............................... 68 Bảng 3.19. Độ khó đặt NKQ (IDS) giữa hai nhóm..................................... 69 Bảng 3.20. Tỷ lệ đặt NKQ thành công ở lần đầu, lần hai, lần ba .............. 70 Bảng 3.21. So sánh mức độ mở thanh môn của hai nhóm theo POGO ...... 71
- Bảng 3.22. Thay đổi SpO2 ở các thời điểm trước và sau đặtNKQ ............. 73 Bảng 3.23. EtCO2 ngay sau đặt NKQ 1 phút của hai nhóm ....................... 73 Bảng 3.24. Thay đổi về SpO2 sau 10 phút, 20 phút, 30 phút đặt nội khí quản .75 Bảng 3.25. Thay đổi về EtCO2 sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút, 30 phút .... 76 Bảng 3.26. Thay đổi > 20% của tần số tim, HATB, SpO2 < 95% sau đặt nội khí quản 1 phút ......................................................................... 76 Bảng 3.27. Thay đổi > 20% của tần số tim, HATB, SpO2 < 95% sau đặt nội khí quản 5 phút ......................................................................... 77 Bảng 3.28. Số lần phải bóp bóng O2 qua mặt nạ trong quá trình đặt nội khí quản ........................................................................................... 78 Bảng 3.29. Theo dõi tổn thương thần kinh tủy cổ thứ phát theo JOA ........ 78 Bảng 3.30. Đau họng trong 1 giờ, 6 giờ và 24 giờ đầu sau rút NKQ ......... 79 Bảng 3.31. Tỷ lệ khàn tiếng sau rút NKQ 24 giờ đầu................................ 80 Bảng 3.32. Tỷ lệ tổn thương răng lợi, niêm mạc miệng, hầu họng ............ 81 Bảng 3.33. Tỷ lệ tai biến ............................................................................. 81
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi .......................................................... 59 Biểu đồ 3.2. Thay đổi tần số tim trước và sau đặt NKQ ............................ 71 Biểu đồ 3.3. Thay đổi huyết áp trước và sau đặt NKQ .............................. 72 Biểu đồ 3.4. Thay đổi tần số tim sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút, 30 phút. . 74 Biểu đồ 3.5. Thay đổi huyết áp sau đặt NKQ 10 phút, 20 phút 30 phút. .... 75
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vách trong của mũi ....................................................................... 4 Hình 1.2. Hình thể ngoài của ổ miệng .......................................................... 5 Hình 1.3. Cấu trúc của hầu ........................................................................... 7 Hình 1.4. Cấu trúc khí quản ........................................................................ 10 Hình 1.5. Vị trí ảnh hưởng của cột sống cổ ................................................ 22 Hình 1.6. a: đầu tư thế trung gian, b: gối đầu, c: ưỡn cổ, d: gối mỏng....... 23 Hình 1.7. Tư thế trung gian và tư thế gối đầu mỏng .................................. 24 Hình 1.8. Đường cong thứ nhất và đường cong thứ 2 ................................ 24 Hình 1.9. Cột trụ trước (tam giác màu xanh dương), cột trụ giữa (màu xanh lá), cột trụ sau màu đỏ................................................................. 25 Hình 1.10. Ảnh soi thanh quản theo Cormack-Lehane ................................ 31 Hình 1.11. Hình (1a) dùng đèn Macintosh đặt NKQ, (1b) dùng đèn video hỗ trợ đặt NKQ cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ ................... 33 Hình 1.12. GlideScope Video hỗ trợ có màn hình di động........................... 34 Hình 1.13. Đèn soi thanh quản UESCOPE MODEL VL 300 ...................... 34 Hình 2.1. Hình đèn soi thanh quản video hỗ trợ loại Usecope...................... 43 Hình 2.2. Hình ảnh lưỡi đèn Macintosh ..................................................... 44 Hình 2.3. Đồng hồ đo áp lực cuff ............................................................... 45 Hình 2.4. Phân loại Mallampati sửa đổi ..................................................... 49 Hình 2.5. Đánh giá POGO .......................................................................... 51 Hình 2.6. Thước đánh giá đau nhìn hình đồng dạng VAS, Astra – Zeneca 55
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm soát đường thở ở bệnh nhân có cột sống cổ mất vững là một thách thức trong thực hành gây mê hồi sức. Thông thường trong gây mê toàn thân, kỹ thuật đặt NKQ thường được sử dụng với lưỡi đèn Macintosh. Đây là một kỹ thuật cơ bản và rất quen thuộc trong kiểm soát đường thở. Để quan sát được thanh môn dưới đèn soi thanh quản trực tiếp thì phải ưỡn cột sống cổ sao cho trục miệng, hầu và khí quản phải thẳng hàng với nhau. Tuy nhiên, ở bệnh nhân có cột sống cổ mất vững do chấn thương hoặc bệnh lý thì việc ưỡn cổ có thể gây di lệch cột sống cổ và dẫn đến các tổn thương thứ phát [1],[2]. Ngửa cổ và ấn sụn nhẫn được chứng minh là làm tăng di động cột sống cổ, có thể tổn thương thứ phát tủy sống cổ, một số bệnh nhân có cố định cột sống cổ tạm thời bằng nẹp vòng cổ nên cũng gây khó khăn cho đặt NKQ [3],[4]. Mặt khác, sử dụng đèn soi thanh quản trực tiếp trên thực tế có tới 1,5 - 8,5% trường hợp khó quan sát thấy thanh môn và dẫn đến đặt NKQ khó [5],[6]. Trên các bệnh nhân có hạn chế vận động cột sống cổ thì việc soi thanh quản và đặt NKQ với đèn soi thanh quản trực tiếp càng khó hơn. Soi thanh quản trực tiếp có thể làm gia tăng một số biến chứng như mạch nhanh, huyết áp tăng, đau họng, khàn tiếng và có thể gây nguy hại cho người bệnh [7],[8], [9]. Do đó, sử dụng đèn soi thanh quản trực tiếp là ít hiệu quả và an toàn trên người bệnh có phẫu thuật cột sống cổ nói chung. Đặt NKQ bằng ống soi mềm trên bệnh nhân tỉnh là kỹ thuật ít hoặc không gây di lệch cột sống cổ và có thể áp dụng cho các bệnh nhân có cột sống cổ mất vững cần phẫu thuật [10]. Tuy nhiên, kỹ thuật này cần có sự hợp tác của bệnh nhân, đặc biệt phải có trang bị phương tiện và được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. Trên các bệnh nhân không hợp tác, có chảy máu, nhiều dịch tiết trong họng hoặc bị nôn nhiều cũng gây hạn chế trong thực hiện kỹ thuật này [10],[11]. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều công cụ
- 2 hỗ trợ đặt NKQ khác nhau được giới thiệu nhằm tăng hiệu quả của kỹ thuật và an toàn cho người bệnh [12],[13],[14],[15]. Đèn soi thanh quản có video hỗ trợ là một bước tiến đáng kể so với đèn soi thanh quản trực tiếp. Đèn soi thanh quản này có camera ở đầu xa lưỡi đèn cho phép dễ dàng quan sát thanh môn ngay từ bên trong hầu họng, do đó không cần phải ưỡn cổ tối đa như khi sử dụng đèn soi thanh quản trực tiếp. Nhờ đó, sử dụng video hỗ trợ có thể áp dụng được trên các bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ nói chung và phẫu thuật chấn thương cột sống cổ mất vững nói riêng. Mặt khác, việc quan sát được thanh môn dễ dàng cũng giúp đặt NKQ chính xác và nhanh chóng hơn, từ đó cũng giảm thiểu các biến chứng liên quan đến đặt NKQ [16],[17],[18],[19]. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới đã chứng minh đặt NKQ bằng đèn soi có video hỗ trợ có nhiều ưu điểm hơn so với đèn soi thanh quản trực tiếp như làm giảm di động cột sống cổ do giảm góc α (hợp bởi đường nền và đường mỏm chũm với điểm giữa trên gốc mũi) và giảm độ ngửa cổ tối đa [20],[21],[22], [23]. Đặc biệt, nhờ có hình ảnh từ màn hình camera, người thực hiện đặt NKQ không phải cúi nhìn trực tiếp vào họng bệnh nhận, từ đó giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ đường hô hấp của bệnh nhân [24],[25],[26]. Trong nước cũng đã có nhiều cơ sở y tế áp dụng đèn soi thanh quản có video trong đặt NKQ, nhất là NKQ khó, nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá tính hiệu quản và an toàn trên bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu: 1. So sánh hiệu quả kiểm soát đường thở bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ (Uescope) và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ. 2. Đánh giá sự an toàn, tác dụng không mong muốn đặt nội khí quản bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật cột sống cổ.
- 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt ống NKQ và phẫu thuật vùng cổ 1.1.1. Giải phẫu liên quan đến đặt NKQ 1.1.1.1 Mũi Ngoài việc là cơ quan khứu giác ra, mũi còn là đường tự nhiên, nhờ đó không khí đi vào cơ thể bình thường trong lúc thở. Hơn nữa, mũi có tác dụng như một thiết bị bảo vệ chống lại những chất kích thích như bụi, chúng thường được tống ra bằng sự hắt hơi và vì vậy không có cơ hội gây tổn hại cho phổi [27],[28],[29]. Mũi bao gồm có một xương và một phần sụn. Hai xương mũi, mỗi bên một xương, nhô xuống và cũng tạo thành sống mũi giữa hai mí mắt. Bên dưới chúng, các sụn mũi và các sụn của lỗ mũi tạo cho mũi sự vững chắc, hình dáng và tính mềm dẻo [30],[31],[32]. Bên trong, mũi được chia thành hai xoang hẹp bằng một vách ngăn chạy từ trước ra sau. Vách ngăn này được tạo nên bằng xương và sụn. Nó được bao phủ bằng một màng mềm, mỏng manh được gọi là màng nhầy (hay niêm mạc), màng này tiếp tục với lớp lót lỗ mũi. Bản thân hai lỗ mũi được lót bằng những sợi lông cứng mọc trở xuống và bảo vệ lối vào. Chúng rất dễ nhìn thấy ở một số người, đặc biệt là đàn ông [33]. Hai xoang được tạo ra bằng vách ngăn được gọi là hố mũi. Chúng rất hẹp, rộng chưa tới 6 mm. Ở phía trên các hố là các đĩa xương mỏng với vô số thụ thể nhỏ từ dây thần kinh khứu giác. Khi chúng ta bị cảm, các thụ thể này bị bao phủ trong dịch nhầy sền sệt, làm giảm bớt cảm giác mũi cũng như cảm giác vị.
- 4 Hình 1.1. Vách trong của mũi (Nguồn từ tham khảo [29]) 1.1.1.2. Các ngách mũi Xoang ở phía sau mũi được chia thành các phần do ba gợn xương được gọi là các xoăn mũi [34]. Chúng dài, mảnh và chạy theo chiều dài, dốc xuống ở phía sau. Lối đi giữa mỗi xoăn mũi được gọi là một ngách. Nó được lót bằng niêm mạc, được cung cấp rất nhiều máu và chính nơi đây làm ẩm và ấm không khí được hít vào [35]. 1.1.1.3. Miệng Miệng là một khoang được giới hạn ở trước là hai môi, ở hai bên là má, ở trên là vòm miệng và dưới là nền miệng. Cung răng lợi chia miệng thành hai phần chính: phía trước cung là tiền đình miệng, phía sau là ổ miệng chính [29], [32],[35]. Tiền đình miệng: Là một khe hình móng ngựa, nằm giữa môi, má và cung răng lợi. Trong đó hai hàm răng gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 16 răng hàm. Khi răng khấp khểnh, nhiều răng, răng lung lay, hoặc mất răng làm cho việc thao tác đèn soi thanh quản khó khăn hơn [36],[37].
- 5 ổ miệng chính: được giới hạn ở hai bên và trước bởi cung răng và lợi. Phía sau thông với hầu qua eo họng. Ở trên là vòm miệng hay khẩu cái cứng và mềm, ở dưới là nền miệng và lưỡi. + Vòm miệng cứng: Được tạo nên bởi mỏm khẩu cái của hai xương hàm trên (XHT) và mảnh ngang của 2 xương khẩu cái, được giới hạn ở phía trước và 2 bên bởi cung răng lợi, phía sau liên tiếp với vòm miệng mềm. Hình 1.2. Hình thể ngoài của ổ miệng (Nguồn từ tham khảo [29]) + Vòm miệng mềm: Còn gọi là màn khẩu cái, là một nếp cân cơ di động bám vào sau vòm miệng cứng và tỏa xuống dưới, ra sau, ngăn cách giữa phần hầu mũi và hầu miệng. Bờ trên đính vào bờ sau của vòm miệng cứng, bờ dưới tự do, ở chính giữa rủ xuống một mẩu gọi là lưỡi gà khẩu cái. Từ mỗi bên vòm miệng mềm có hai nếp chạy xuống dưới: nếp trước gọi là cung khẩu cái lưỡi, còn nếp sau gần đường giữa hơn gọi là cung khẩu cái hầu. Giữa hai cung có hố hạnh nhân, trong hố có tuyến hạnh nhân khẩu cái.
- 6 Trong miệng (phía trên nền miệng) là lưỡi, một cơ quan vị giác, đóng vai trò quan trọng trong động tác nhai, nuốt và nói. Lưỡi được tạo bởi một trụ sợi xương và 17 cơ vân, gồm các cơ đi từ xương móng, xương hàm dưới, mỏm trâm và hầu, được phủ bởi niêm mạc. Lưỡi gồm một đỉnh, một rễ, một bờ và hai mặt. Đáy lưỡi dính vào mặt trên sụn nắp thanh quản. Khi kích thước lưỡi to không cân xứng với kích thước khoang miệng, đặt NKQ có thể sẽ khó khăn [31]. Ngoài ra, há miệng hạn chế (thường là do hạn chế vận động khớp thái dương hàm) cũng gây khó khăn đặt NKQ [37],[38]. Một số đặc điểm lâm sàng: Lưỡi gà, các nếp cơ của màn hầu, vòm miệng là những mốc quan trọng để Mallampati và Young đưa ra phân loại dự kiến NKQ khó trên lâm sàng [37],[39]. Ngăn cản chính đường thở qua hầu mũi là cấu trúc hạch hạnh nhân to (Amidan) [40]. Lưỡi là nguyên nhân chính gây tắc hầu miệng, thường là do giảm trương lực cơ móng lưỡi. Cơ này co làm vận động lưỡi ra trước, có tác dụng làm giãn hầu [39],[41]. 1.1.1.4. Họng Họng là một thuật ngữ phổ biến dùng để mô tả khu vực dùng để dẫn vào các đường hô hấp và tiêu hóa. Nó thường được xem xét để mở rộng từ các khoang miệng và mũi đến thực quản và khí quản. Về mặt giải phẫu học, khu vực này được mô tả như hai phần riêng biệt, hầu và thanh quản. Ở đây, nó sẽ được xem xét như thanh quản, hầu và khí quản, ba phần này cùng với mũi và miệng tạo thành các đường hô hấp trên [32],[35],[36]. 1.1.1.5. Hầu Hầu là khu vực ở phía sau miệng, kéo dài một đoạn ngắn xuống bên trong cổ. Được lót bằng các cơ rất sâu, nó có hình dáng rất gồ ghề giống như một hình nón lộn ngược, kéo dài trong khoảng 12 cm đằng sau hình cung ở phía sau miệng đến nơi mà nó nối liền với thực quản [31],[32].
- 7 Phần trên và rộng hơn của hầu được cho là cứng nhắc do các xương của sọ, trong khi ở đầu dưới và hẹp các cơ của nó được nối với các sụn đàn hồi của thanh quản. Lớp mô ngoài cùng của hầu, liên tiếp với lớp lót của miệng, chứa đựng nhiều tuyến sản xuất dịch nhầy, các tuyến này giúp giữ cho miệng và họng trơn tốt trong khi ăn và nói. Về mặt giải phẫu học, hầu được chia thành ba phần theo vị trí và nhiệm vụ của chúng. Phần trên cùng, mũi hầu, đặt tên từ thực tế là nó nằm ở trên mức của vòm mềm (khẩu cái mềm) và tạo thành mặt sau của mũi. Phía dưới, mũi hầu tiếp giáp với chính vòm mềm, sự chuyển động hướng lên của vòm miệng này đóng kín mũi hầu khi bạn nuốt để ngăn ngừa thức ăn bị ép lên và ra ngoài mũi. Kết quả khó chịu về sự thiếu phối hợp của cơ cấu này thỉnh thoảng có thể cảm thấy khi bạn hắt hơi [31]. Hình 1.3. Cấu trúc của hầu (Nguồn từ tham khảo [29])
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 211 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 197 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 164 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 171 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 21 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 124 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 34 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 14 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn