Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi
lượt xem 4
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông; Đánh giá những thay đổi về lâm sàng và một số xét nghiệm miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông được điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông bằng phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y QUẢN THÀNH NAM NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y QUẢN THÀNH NAM NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG DO DỊ NGUYÊN BỤI BÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI MẪN CẢM ĐẶC HIỆU ĐƯỜNG DƯỚI LƯỠI Chuyên ngành: Khoa học y sinh Mã số: 9.72.01.01 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1. PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận 2. GS.TSKH. Vũ Minh Thục HÀ NỘI 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Quản Thành Nam, nghiên cứu sinh năm 2015 của Học viện Quân y, chuyên ngành Khoa học y sinh, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nghiêm Đức Thuận và GS.TSKH. Vũ Minh Thục. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà nội, ngày .... tháng 11 năm 2021 Tác giả Quản Thành Nam
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết Phần viết đầy đủ tắt 1 AE Adverse events (Biến cố bất lợi) 2 APC Antigen presenting cell (Tế bào trình diện kháng nguyên) 3 ARIA Allergic rhinitis and its impact on asthma (Viêm mũi dị ứng và tác động đối với bệnh hen) 4 CN Công nhân 5 CLCS Chất lượng cuộc sống 6 DC Dendritic cells (Tế bào đuôi gai) 7 DN Dị nguyên 8 DNBB Dị nguyên bụi bông 9 ELISA Enzymelinked Immunosorbent assay (Xét nghiệm miễn dịch kháng thể gắn enzyme) 10 FDA Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm) 11 FE Phycoerythrin (Chất gắn mầu) 12 GMCĐH Giải mẫn cảm đặc hiệu 13 HPQ Hen phế quản 14 HRQoL Healthrelated quality of life (Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe) 15 IgA Immunoglobuline A 16 IgE Immunoglobuline E 17 IgG Immunoglobuline G 18 IgM Immunoglobuline M 19 IFNϒ Interferon gamma 20 IL Interleukin 21 IR Index of reactivity (Chỉ số phản ứng) 22 KN Kháng nguyên 23 KT Kháng thể
- TT Phần viết Phần viết đầy đủ tắt 24 MDĐH Miễn dịch đặc hiệu 25 MSĐT Mã số điều trị 26 PNU Protein nitrogen units 27 RQLQ Rhinoconjunctivitis Quality of Life Questionnaire (Bảng câu hỏi chất lượng cuộc sống) 28 SCIT Subcutaneous immunotherapy (Miễn dịch đặc hiệu đường tiêm dưới da) 29 SIT Specific immunotherapy (Miễn dịch đặc hiệu) 30 SLIT Sublingual immunotherapy (Miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi) 31 VMDƯ Viêm mũi dị ứng 32 TFNα Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u) 33 TGFβ Yếu tố tăng trưởng β 34 Treg Tế bào điều tiết 35 TSDƯ Tiền sử dị ứng 36 WAO World Allergy Organization (Tổ chức dị ứng thế giới) DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
- DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang
- ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) là một trong những bệnh phổ biến, bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Bệnh ảnh hưởng từ 10% đến 40% ở người lớn, 2% đến 25% ở trẻ em trên toàn thế giới [1]. Trong tất cả các nguyên nhân gây viêm niêm mạc, VMDƯ là phổ biến nhất, cứ 6 người lại có 1 người bị ảnh hưởng của bệnh [2] . Tổng chi phí điều trị VMDƯ ở Hoa Kỳ năm 2005 ước tính khoảng 11,2 tỷ USD. Số tiền trực tiếp chi phí y tế của bệnh viêm mũi dị ứng ước tính khoảng 3,4 tỷ USD, phần lớn là do thuốc kê đơn (46,6%) và khám bệnh ngoại trú (51,9%) [3]. Có rất ít nghiên cứu quy mô lớn được tiêu chuẩn hóa về sự phổ biến của bệnh VMDƯ, theo một nghiên cứu, tỷ lệ VMDƯ tại 4 vùng địa lý: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi được báo cáo là 15% – 25%. Trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như người lớn trẻ tuổi, là những nhóm người bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi VMDƯ [4]. VMDƯ không chỉ tác động xấu đến cuộc sống cá nhân mà còn tác động đến đời sống xã hội, chất lượng cuộc sống (CLCS) bị ảnh hưởng nặng nề: nhức đầu, mất ngủ gây mất tập trung do đó làm giảm năng suất lao động, hắt hơi, chảy mũi làm cho giao tiếp xã hội bị hạn chế, khiến bệnh nhân mặc cảm, thay đổi hành vi, tính tình và tự cô lập, có trường hợp trở nên trầm cảm, từ đó dẫn đến thiệt hại to lớn về kinh tế [5]. Trong các nguyên nhân gây VMDƯ, bụi bông, bụi len từ lâu cũng đã được xác định có đặc tính dị nguyên (DN) và là nguyên nhân chủ yếu gây VMDƯ nghề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp hoá mạnh mẽ, kéo theo là sự ô nhiễm môi trường do bụi sản xuất ngày một tăng, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
- người lao động, đặc biệt là các ngành dệt, may với nguyên liệu là bông, len, sợi lanh... Tình trạng VMDƯ ở những ngành nghề này rất cao. Vì vậy, VMDƯ nghề nghiệp trong các nhà máy bông, len, vải sợi là đề tài đang được chú ý. Hiện nay trong các phương pháp điều trị VMDƯ, điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu (GMCĐH) là phương pháp điều trị theo cơ chế bệnh sinh mang lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp điều trị khác: tiến triển lâm sàng tốt hơn, đặc biệt giảm được chi phí trong điều trị. Trước đây DN chủ yếu được sử dụng theo đường tiêm dưới da và đã được khẳng định về hiệu quả điều trị, hiện nay DN sử dụng đường dưới lưỡi cũng đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Phương pháp này có ưu điểm đó là cách sử dụng đơn giản, hiệu quả và an toàn, đặc biệt có thể sử dụng đối với cả người lớn và trẻ em [6]. Tại Việt Nam, điều trị GMCĐH bệnh VMDƯ đường dưới lưỡi đã được áp dụng cho các DN khác nhau. Tuy nhiên, đối với VMDƯ do dị nguyên bụi bông (DNBB), chưa có nghiên cứu về hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi một cách toàn diện. Chính vì những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông. 2. Đánh giá những thay đổi về lâm sàng và một số xét nghiệm miễn dịch ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông được điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu đường dưới lưỡi.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG 1.1.1. Khái niệm và phân loại viêm mũi dị ứng VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi với vai trò của kháng thể (KT) immunoglobulin E (IgE), thường x ảy ra do ti ếp xúc với DN đường hô hấp, với các biểu hiện bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng: ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi và tắc hoặc ngạt mũi. VMDƯ thường kèm theo viêm kết mạc dị ứng [7]. VMDƯ nghề nghiệp là một bệnh viêm tại mũi, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục hoặc dai dẳng các triệu chứng (như ng ạt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi) và/hoặc giới hạn thông khí tại mũi và/hoặc sự tăng tiết quá mức mà nguyên nhân của các tình trạng đó liên quan đến môi trường làm việc [8]. Trung tâm của định nghĩa này là nhân quả của mối quan hệ giữa: các yếu tố phơi nhiễm trong công việc dẫn tới sự phát triển của bệnh VMDƯ. Nhiều bằng chứng cho rằng môi trường làm việc có thể gây ra hoặc kích hoạt một loạt các phản ứng viêm dị ứng/không dị ứng, tình trạng này nên được gọi là bệnh VMDƯ do nghề nghiệp và cần phân biệt với VMDƯ cộng đồng nhằm đề ra biện pháp dự phòng thích hợp.
- * Phân loại viêm mũi dị ứng Phân loại theo các yếu tố tiếp xúc VMDƯ theo mùa (seasonal allergic rhinitis) ho ặc (hay fever): liên quan tới nhiều DN ngoài trời như các phấn hoa hoặc các bào tử nấm… VMDƯ quanh năm (perennial allergic rhinitis): th ường xuyên gây nên bởi các DN trong nhà: mạt bụi, các loại côn trùng (con gián), lông da động vật… VMDƯ nghề nghiệp (occupational allergic rhinitis): VMDƯ do tiếp xúc với một chất hoặc nhiều tác nhân tại nơi làm việc ví dụ như công nhân (CN) nhà máy dệt len, sản xuất sợi bông, bụi gỗ, hóa chất công nghiệp… [9]. Phân loại theo Allergic Rhinitis and its Impact on Asthma (ARIA) 2008 Theo báo cáo của ARIA năm 2008 đã phân loại VMDƯ, sự thay đổi quan trọng nhất trong việc phân loại VMDƯ theo ARIA là sử dụng thuật ngữ intermittent allergic rhinitis” VMDƯ gián đoạn và “persistent allergic rhinitis” VMDƯ dai dẳng [7]. Viêm mũi gián đoạn “intermittent allergic rhinitis” 4 tuần. Bảng 1.1. Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng theo ARIA 2008
- *Nguồn: Theo ARIA (2008) [7]. 1.1.2. Tình hình viêm mũi dị ứng trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1. Thế giới Theo các tài liệu thống kê dịch tễ học gần đây ở trong và ngoài nước, cho thấy trong 2 – 3 thập kỷ qua bệnh dị ứng đường hô hấp chủ yếu là hen phế quản (HPQ) và VMDƯ là rất phổ biến và không ngừng gia tăng. Đặc biệt là VMDƯ, chiếm tỷ lệ khá cao. Bảng 1.2. Tỷ lệ dân số mắc bệnh viêm mũi dị ứng Nước VMDƯ(%) Đài Loan 50,1 Singapore 25,6 Lào 21,0 Malaysia 18,8 *Nguồn: Theo Chong S. N. và cộng sự (2018) [10]. Các nước Châu Á như Hàn Quốc tỷ lệ mắc VMDƯ chiếm 27% dân số, Trung Quốc năm 2014 (6,24%), năm 2015 (9,8%), năm 2016 tăng lên 17,67% [10]. Trong khi đó tỷ lệ mắc là 32 % tại các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với đối tượng trên 13 tuổi [11].
- Tác giả Kim B. K. và cộng sự (2014) phân tích dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của Bảo hiểm Y tế Quốc gia Hàn Quốc, dữ liệu chẩn đoán toàn quốc từ năm 2009 đến năm 2014 cho thấy tỷ lệ mắc VMDƯ trên 1000 người dân năm 2014 là 13,31% [12]. Đặc biệt, dữ liệu về tỷ lệ hiện mắc theo độ tuổi ở Nhật Bản năm 2020 cho thấy bệnh VMDƯ quanh năm thường gặp trong số những người trẻ tuổi và bệnh dị ứng phấn hoa là phổ biến ở nhóm tuổi trung niên [13]. Tại Châu Âu, theo một khảo sát cho thấy tỷ lệ VMDƯ tại khoảng từ 17% đến 29%, trung bình 23%. Bảng 1.3. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tại Châu Âu Nước VMDƯ(%) Pháp 24,5 Tây Ban Nha 21,5 Đức 20,6 Ý 16,9 Anh 26,0 Bỉ 28,5 *Nguồn: Theo Bauchau V. và cộng sự (2004) [14]. 1.1.2.2. Việt Nam Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉ lệ bệnh nhân bị VMDƯ quanh năm là khá cao, Trong nghiên cứu của Phan Quang Đoàn và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệ VMDƯ trong cộng đồng dân cư tại Hà Nội là 5% [15]. Trong khi đó, nghiên cứu tại Cần Thơ của Nguyễn Thanh Hải và cộng sự (2009) tỷ lệ VMDƯ là 5,7% [16]. Theo một nghiên
- cứu khác của Nguyễn Ngọc Chức và cộng sự năm 2008, trong lứa tuổi học sinh phổ thông trung học, tỷ lệ VMDƯ là 19,3% [17]. Năm 2011, trong nghiên cứu của Ngô Thanh Bình, tỷ lệ VMDƯ do dị DN lông vũ là 26,51% [18]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Trung Kiên (2013) cho thấy tỷ lệ học sinh VMDƯ tại Hải Phòng và Thái Bình 24% và 23% [19]. Tác giả Tăng Xuân Hải (2019) ghi nhận tỷ lệ mắc VMDƯ ở học sinh Trung học cơ sở thành phố Vinh là 15,3% [20]. 1.1.3. Dị nguyên bụi bông và tình hình viêm mũi dị ứng do bụi bông 1.1.3.1. Dị nguyên bụi bông Bụi bông là tác nhân quan trọng và hàng đầu gây VMDƯ trong các nhà máy dệt may. Hiện nay không chỉ giới hạn trong khu vực sinh hoạt (nhà ở) mà còn bao hàm khái niệm khu vực lao động (nhà xưởng). Tác nhân bụi không chỉ gây nên các bệnh liên quan tới bụi bông nghề nghiệp (1 trong 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế hiện nay chi trả viện phí) mà gần gũi và trực tiếp hơn, gây nên VMDƯ [21]. DNBB là loại hình của các DN vô nhiễm, có đặc điểm là có hoạt tính mẫn cảm cao, vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Trong các DN gây VMDƯ, ngoài DN mạt bụi nhà là DN chính gây VMDƯ, mày đay... trong cộng đồng thì bụi bông cũng là DN quan trọng và là nguyên nhân chính gây bệnh dị ứng ở CN ngành dệt may. Ở một số nước, ngành dệt may vẫn là một nguồn quan trọng của các tác nhân tiềm ẩn gây ra bệnh HPQ nghề nghiệp. Trong dệt may trong ngành, một số tác nhân như bụi bông và thuốc nhuộm có thể gây ra bệnh HPQ nghề nghiệp [22], [23]. VMDƯ do DNBB là một đề tài đáng được chú ý ở Việt Nam cũng như trên thế giới do sự phát triển của ngành dệt may, số lượng CN dệt may
- ngày một tăng, sợi bông lại là nguyên liệu chủ yếu. Sợi bông ở dạng nguyên liệu thô, là những chất liệu nhỏ như sợi tơ, được hình thành trong quá trình phát triển của quả bông trên cây bông. Bản chất của sợi bông này chỉ đơn thuần là cellulose, nhưng trong quá trình phát triển, môi trường sinh học tổng hợp trong quả bông và môi trường ô nhiễm ở bên ngoài mà quả bông tiếp xúc khi mở ra đã làm tính chất sợi bông không còn thuần khiết như vậy. Trong quá trình sản xuất, bụi bông được sinh ra với một lượng khá lớn, là nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp cho những CN phải tiếp xúc hàng ngày với chúng [24], [25]. Bụi bông là hỗn hợp phức tạp của các sợi bông, bụi khoáng chất và một số chất khác. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong bụi bông có 65 – 95% là chất hữu cơ, thành phần còn lại là chất khoáng và nước. Chất hữu cơ bao gồm: cellulose (49 – 85%) protein nguồn gốc thực vật (8 – 17%), lisin (20%), lipit (2%), các loại vi khuẩn và bào tử nấm mốc [26]. Chất lượng bông càng cao, hàm lượng protein càng nhiều, thành phần chất khoáng còn phụ thuộc vào đất trồng. Ngoài ra trong bụi bông còn có các men proteaza và các tạp chất khác. 1.1.3.2. Tình hình viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông * Thế giới VMDƯ nghề nghiệp gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng tỷ lệ mới mắc bệnh VMDƯ do DNBB rất khó xác định vì điều tra phức tạp và cũng chỉ có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Chaari N. và cộng sự (2009) đã tiến hành nghiên cứu trên 600 CN học việc trong ngành dệt may tại khu vực Monastir, Pháp năm 2009 đã cho thấy 120 CN học việc (20%) có phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với bông trong thời gian học nghề. Các biểu hiện thường gặp nhất là viêm kết mạc (14,3%), và VMDƯ (8,5%). Ngoài ra, có 28 người (4,6%) có các triệu chứng
- của bệnh hen. Có tới 45% các học viên mắc HPQ có VMDƯ. Chaari N. và cộng sự cũng thấy rằng các triệu chứng dị ứng phát triển dần theo thời gian học nghề, cường độ tiếp xúc với bụi bông [27]. Năm 2013, Dantas P. và cộng sự đã công bố nghiên cứu tỷ lệ các triệu chứng viêm mũi ở CN nhà máy Nova Esperança, Sao Paulo, Brazil tiếp xúc với bụi bông cho kết quả sau đánh giá tổng cộng 124 CN có 63,7 % phàn nàn ngạt tắc mũi, 57,2 % có ngứa mũi, chảy nước mũi 46,7% và 66,1% xuất hiện hắt hơi. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng rất nghiêm trọng: 9,0% có ngạt tắc mũi; 9,0% ngứa mũi; 4,0% chảy nước mũi và 6,4% là hắt hơi. Các tác giả nhận định các DN đường khí trong môi trường làm việc làm nặng thêm rõ ràng và thậm chí khởi phát viêm mũi. Từ góc độ của bệnh, cơ chế VMDƯ với sự tham gia của tế bào mast, IgE, histamin, bạch cầu ái toan và tế bào lympho chịu trách nhiệm cho sự phát triển của viêm mũi sau khi tiếp xúc với DN trọng lượng phân tử cao như cellulose, protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật bao gồm bụi bông và lông động vật. Nghiên cứu này cho thấy một mối quan hệ chặt chẽ giữa các tiếp xúc nghề nghiệp liên quan đến công việc dệt may và bệnh VMDƯ [28]. Một nghiên cứu ở Slovakia (2014), đã ghi nhận trong số các chất gây dị ứng tương đối phổ biến là vải sợi tổng hợp, len, bông và các loại nấm mốc khác nhau [29]. Tarbox J. (2017), nghiên cứu vai trò của bụi bông trong các triệu chứng hô hấp vào mùa thu ở phía tây Texas, mùa thu hoạch bông. Nghiên cứu này cho thấy bụi bông là nguyên nhân chính gây ra các biểu hiện ở mũi và phổi và bụi bông là nguyên nhân phổ biên gây tình trạng viêm mũi ở CN các nhà máy dệt [30]. Maoua M. và cộng sự năm 2018 khi nghiên cứu bệnh viêm mũi và hen nghề nghiệp trong ngành dệt may miền Trung của vùng Tunisi từ năm 2008 đến năm 2012 cho thấy tỷ lệ VMDƯ nghề nghiệp lên đến 34,10% [31].
- * Việt Nam Từ năm 1969, VMDƯ đã được đề cập đến trong chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên tại thời điểm đó, chủ yếu dừng ở mức độ chẩn đoán lâm sàng và điều trị triệu chứng. Từ những năm 1980, hàng loạt các công trình nghiên cứu về VMDƯ của các tác giả Vũ Minh Thục, Phan Quang Đoàn, Phạm Văn Thức... góp phần làm rõ thêm về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, đưa ra các phương pháp chẩn đoán và trị liệu miễn dịch. Năm 2002, Vũ Văn Sản nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng của bệnh VMDƯ nghề nghiệp do bụi bônglen ở công ty dệt thảm Hải Phòng, cho thấy tỷ lệ viêm mũi nghề nghiệp là 32,5%. Sau 09 tháng GMCĐH đường tiêm dưới da đối với 62 bệnh nhân VMDƯ do DNBB thấy sự cải thiện rõ rệt về triệu chứng cơ năng và thay đổi có ý nghĩa thống kê với test lẩy da và xét nghiệm miễn dịch [32]. Trong báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế năm 2006 của Vũ Minh Thục và cộng sự, các số liệu nghiên cứu cho thấy trong số 2047 CN tại công ty dệt Nha Trang thì tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng lên tới hơn 35%, trong đó tỷ lệ VMDƯ là 22% [26]. Nguyễn Trọng Tài (2013) nghiên cứu hiệu quả điều trị miễn dịch đặc hiệu (MDĐH) đường tiêm ở 43 bệnh nhân VMDƯ do DNBB thời gian 02 năm qua test invitro cho thấy: nồng độ IgE toàn phần và đặc hiệu giảm, IgG tăng so với trước điều trị có ý nghĩa thống kê. Tác giả khẳng định MDĐH đường tiêm đối với DNBB làm thay đổi cơ chế bệnh sinh đối với bệnh VMDƯ do DNBB [33]. Năm 2015, Hoàng Thúy Hà nghiên cứu CN một số xí nghiệp may tại địa bàn Thái Nguyên thấy tỷ lệ CN mắc các bệnh về mũi xoang liên quan đến nghề nghiệp trung bình 34,0% [34].
- Nghiên cứu của Nguyễn Giang Long (2018) trên 1082 CN nhà máy sợi Nam Định và công ty cổ phần may Sông Hồng cho thấy có 502 CN có triệu chứng VMDƯ trong đó test lẩy da dương tính với DNBB là 236 CN (47%). Ngoài ra tác giả chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ bụi bông tại nơi làm việc và VMDƯ do DNBB, cụ thể là những CN làm việc tại vị trí có nồng độ bụi bông không đạt tiêu chuẩn cho phép có khả năng mắc VMDƯ do DNBB cao gấp 2,46 lần so v ới các CN làm việc ở những vị trí khác [35]. Đinh Viết Tuyên (2018), nghiên cứu về Thực trạng VMDƯ của CN may công nghiệp Halotex và nhà máy sợi Hoàng Thị Loan tỉnh Nghệ An thấy tỷ lệ VMDƯ là 30,5% [36]. Hiện nay, cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp nói chung và nhà máy chế biến các sản phẩm bông nói riêng đã có ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của người lao động nhất là CN ngành dệt may nói chung và CN của các xí nghiệp may Quốc phòng nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu về DNBB là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 1.1.4. Cơ chế viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông Các triệu chứng của VMDƯ là do tình trạng viêm gây ra bởi các đáp ứng miễn dịch qua trung gian IgE đối với DN đường khí. Đáp ứng miễn dịch phức tạp liên quan đến sự giải phóng các chất trung gian gây viêm, hoạt hóa và tập trung các tế bào viêm tới niêm mạc mũi [37]. VMDƯ do DNBB cũng giống như cơ chế VMDƯ do nguyên nhân khác, bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn mẫn cảm: DN lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể, được trình diện tới các tế bào lympho T bởi các tế bào trình diện kháng nguyên
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 239 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 206 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 150 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 178 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 26 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 133 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 44 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 20 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn