Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả một số đặc điểm hình thái, thể lực của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên giai đoạn 2018 và 2019; Xác định đặc điểm đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN MINH TÙNG NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ ĐA HÌNH GEN TY THỂ CỦA NGƯỜI GIA RAI VÀ Ê ĐÊ ĐỊNH CƯ Ở TÂY NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI NĂM 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN MINH TÙNG NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ ĐA HÌNH GEN TY THỂ CỦA NGƯỜI GIA RAI VÀ Ê ĐÊ ĐỊNH CƯ Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 9 72 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Nguyễn Văn Ba 2. PGS. TS. Nguyễn Đăng Tôn HÀ NỘI NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đề tài “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- vùng biên giới Tây Nguyên và tạo sản phẩm hàng hóa từ nguồn dược liệu bản địa”. Các số liệu trong luận án được lấy từ thành quả lao động của các thành viên trong đề tài và số liệu luận án được lấy từ một phần trong số liệu nghiên cứu của đề tài. Ban chủ nhiệm đề tài đã cho phép tôi được sử dụng các số liệu này để phân tích và viết luận án để bảo vệ lấy bằng tiến sĩ. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Minh Tùng
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi xin đượ c gửi lòng biết ơn tới: Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân y, Phòng Sau đại học Học viện Quân y, Bộ môn Giải phẫu Học viện Quân y, Viện Nghiên cứu hệ gen Vi ện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện, Trạm y tế xã thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Tôi cũng xin đượ c gửi lời cảm ơn đến đồng bào các dân tộc Gia Rai và Ê Đê đã tham gia cộng tác cùng nghiên cứu này. Tôi xin đượ c gửi cảm ơn tới các thành viên trong đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước đã cho phép tôi đượ c sử dụng các thành quả lao động để phân tích và viết luận án. Đặc biệt tôi xin đượ c bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn gửi tới hai thầy hướng dẫn luận án: GS.TS. Nguy ễn Văn Ba, TS. Nguyễn Đăng Tôn đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ và tình cảm để giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Tôi xin đượ c bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và những ngườ i thân đã giúp tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này./. Hà Nội, ngày ........ tháng ........ năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tùng
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình ảnh
- DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. ATP Adenosine triphosphate 2. BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) 3. DNA Deoxyribonucleic Acid 4. FBM Fat Body Mass (Khối mỡ cơ thể) 5. LBM Lean Body Mass (Khối nạc cơ thể) 6. LMC Liên mào chậu 7. LMCV Liên mỏm cùng vai 8. PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi polymerase) 9. rCRS Revised Cambridge Reference Sequence (Trình tự 10. WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới).
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang
- ĐẶT VẤN ĐỀ Các chỉ tiêu nhân trắc là một bộ phận quan trọng trong các chỉ số sinh học của con người. Chúng được sử dụng không chỉ riêng trong công tác y tế để theo dõi, đánh giá hình thái, thể lực, dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật mà còn được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như xây dựng các tiêu chuẩn kích thước người để thiết kế máy móc, phương tiện sản xuất, sinh hoạt, và trong tuyển quân, tuyển sinh v.v...[1]. Trên thế giới, đánh giá nhân trắc học đã xuất hiện từ rất sớm, có thể nói là từ khi con người biết xác định chiều cao và cân nặng của mình [1]. Hiện nay dù có nhiều phương tiện thăm dò hiện đại, nhưng nhân trắc học vẫn là phương pháp không xâm lấn, đơn giản, ít tốn kém, được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới để đánh giá về tỷ lệ và thành phần cơ thể con người [2]. Tại Việt Nam, các chuẩn mẫu tham khảo đầu tiên đại diện cho thập kỷ 70 đã được tổng kết bởi Đỗ Xuân Hợp và Nguyễn Quang Quyền trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” [3]. Kể từ đó có nhiều nghiên cứu về chỉ số sinh học người Việt Nam nói chung và chỉ số hình thái, thể lực nói riêng đã được thực hiện [ 4], [5]. Ngoài các yếu tố mô trường sống và điều kiện kinh tế xã hội, các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền là yếu tố quyết định chính đến các kiểu hình hoạt động thể chất như khả năng hấp thụ oxy tối đa [6], [7] và sức mạnh cơ bắp [8], [9]. Vì vậy, nghiên cứu đại thể về hình thái, thể lực kết hợp nghiên cứu cấp độ phân tử xác định sự đa dạng di truyền quần thể là một trong những hướng đi quan trọng trong nghiên cứu y sinh. Nghiên cứu di truyền quần thể có thể sử dụng gen trong nhân, nhưng có một số nhược điểm như: tần số đột biến thấp, di truyền từ cả bố và mẹ, bị phân ly qua mỗi thế hệ nên việc xác định các mối quan hệ di truyền rất khó khăn. Ngày nay, nghiên cứu di truyền ty thể người với lợi thế tần số đột biến cao, số lượng lớn và di truyền theo dòng mẹ đang là các công cụ hữu hiệu trong các nghiên cứu di truyền quần thể. Ngoài ra, đột biến gen ty thể cũng gây ra một số bệnh lý di truyền, đặc biệt các rối loạn tổng hợp ATP và trao đổi chất tế bào từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ nói riêng hay thể lực nói chung [10]. Để có các nghiên cứu chuyên sâu về gen ty thể, việc xây dựng cơ sở dữ liệu biến dị di truyền người Việt Nam là điều cần thiết. Tuy nhiên, bộ gen ty thể người Việt Nam chưa được công bố đầy đủ, đặc biệt các dân tộc ít người. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chỉ tiêu nhân trắc ở người dân tộc thiểu số chưa được tiến hành định kỳ, thường xuyên để thấy sự thay đổi trong điều kiện sống của cộng đồng các dân tộc. Ở nước ta, Tây Nguyên từng là một vùng nghèo, kinh tế khó khăn, gần đây đã trở thành 1 trong 6 vùng kinh tế lớn của cả nước, là khu vực đa dạng nhất về thành phần dân tộc. Trong đó, người Gia Rai và Ê Đê là dân tộc thiểu số có dân số đông nhất, có ngôn ngữ riêng và nhiều nét văn hóa lâu đời [11].
- Nhằm phát huy nguồn lực “con người” dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Gia Rai, Ê Đê nói riêng. Đồng thời cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá sức khỏe thể chất và tinh thần của người Tây Nguyên, cung cấp một số chỉ số dùng cho công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe, phòng và chữa bệnh của ngành Y tế, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hình thái, thể lực và đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên” với các mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm hình thái, thể lực của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên giai đoạn 2018 và 2019. 2. Xác định đặc điểm đa hình gen ty thể của người Gia Rai và Ê Đê định cư ở Tây Nguyên.
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NHÂN TRẮC HỌC HÌNH THÁI VÀ THỂ LỰC 1.1.1. Tầm quan trọng của thể lực Thể lực là năng lực vận động của con người, nó phản ánh mức độ phát triển của các cơ quan trong một cơ thể hoàn chỉnh thống nhất, có thể nói cách khác, thể lực là sức mạnh của con người để khắc phục lực đối kháng bên ngoài [12]. Sự phát triển thể lực là quá trình thay đổi hình dáng chức năng của cơ thể con người trong đời sống cá thể. Bên cạnh đó, nó còn mang tính đặc thù về chủng tộc, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng để theo dõi đánh giá sự lớn lên là: cân nặng, chiều cao, vòng ngực... Các chỉ tiêu này phản ánh một cách trung thành đầy đủ và khách quan các yếu tố bên trong (di truyền) cũng như bên ngoài (điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng...) ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể [13]. Và ngành học nghiên cứu các chỉ số kích thước cơ thể gọi là nhân trắc học hình thái. Hiện nay dù có nhiều phương tiện thăm dò hiện đại, nhưng nhân trắc học vẫn là phương pháp không xâm lấn, đơn giản, ít tốn kém, được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới để đánh giá về tỷ lệ và thành phần cơ thể của con người [ 2]. Cụ thể, trong mối quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, các thông số hình thái thể lực được coi là thước đo sức khỏe và khả năng lao động của con người. Chính vì vậy chúng được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khám sức khỏe hay chẩn đoán lâm sàng một số bệnh liên quan đến thể lực. Tóm lại, hình thái thể lực là một trong những chỉ số quan trọng quyết định chất lượng dân số và sự phát triển xã hội. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã luôn quan tâm đến công tác dân số con người, coi đó là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 47/NQ/TW, ngày 22 tháng 5 năm 2005 đã đưa ra mục tiêu “Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [14]. Theo mục 6, điều 3, Pháp lệnh dân số Việt Nam: “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về
- thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số” [ 15]. Như vậy, một trong ba đặc trưng của chất lượng dân số là thể chất (thể chất gồm nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các số đo về chiều cao, cân nặng, sức mạnh, tốc độ, sức bền, sự khéo léo... dinh dưỡng, bệnh tật, tuổi thọ, các yếu tố giống nòi, gen di truyền của người dân). Chú trọng và nâng cao thể chất sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng dân số. 1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc học trên thế giới Nhân trắc học là khoa học nghiên cứu các kích thước cơ thể con người. Nhân trắc học ra đời từ rất lâu, có thể nói là từ khi con người biết đo chiều cao và cân nặng của mình [1], [16]. Theo Tanner T.M., công trình nghiên cứu đầu tiên về sự tăng trưởng con người là của Lampert C.F. với luận án “Nguyên nhân giới hạn của sự phát triển cơ thể động vật” bảo vệ ngày 5 tháng 11 năm 1754 tại Đại học Y khoa ở Halle. Trong luận án này, Lampert C.F. đã đưa ra lý thuyết cho rằng sự tăng trưởng là do áp lực của các chất dịch trong mạch máu lớn hơn sức cản của các tổ chức sợi của cơ thể, đặc biệt là tổ chức xương. Vì vậy, cơ thể tăng trưởng hay căng ra (theo mọi chiều) và sự tăng trưởng chỉ ngừng lại khi có sự cân bằng áp lực. Về mặt thực hành, ông đã mô tả một số kỹ thuật và mốc đo (như là chiều cao đứng, cân nặng, chiều dài của chi, vòng cánh tay, vòng ngực qua núm vú...) và sử dụng hệ đếm cơ số 12 thay vì hệ thập phân để cuối cùng tạo nên các bảng mô tả các kích thước nhân trắc theo tuổi và theo giới [17]. Tuy nhiên, công trình của Lampert C.F. không được biết đến trong một thời gian dài. Vào năm 1914, R. Martin được xem là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại với tác phẩm “Giáo trình về nhân học”, trong đó ông đã đề xuất và hoàn chỉnh một hệ thống dụng cụ đo đạc, các phương pháp nghiên cứu trong nhân trắc học, đặc biệt là sự ứng dụng toán thống kê sinh học [4]. Kể từ đây, các nghiên cứu nhân trắc ngày càng phong phú, phát triển song song với lịch sử phát triển nhân chủng học. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu người ta chia ra: nhân trắc nhân chủng học chuyên nghiên cứu hình thái các chủng tộc loài người; nhân trắc học đường nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra sức khoẻ học sinh; nhân trắc công nghiệp hay ergonomy phục vụ cho lĩnh vực thiết kế đồ dùng, dụng cụ và phương tiện sản xuất [ 1]. Trong đó, nhân trắc y học nghiên cứu sự phát triển cơ thể trẻ em theo từng lứa tuổi, phân loại tình trạng thể lực và dinh dưỡng, xác định các thay đổi hình thái do bệnh lý... Cụ thể, các chỉ số nhân trắc học có thể giúp xác định các nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch… hay theo dõi tình trạng dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai hoặc bệnh
- nhân béo phì [18], [19], [20]. Ngoài ra, phương pháp nhân trắc học có thể góp phần xác định sớm tình trạng suy giảm thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống [21]. 1.1.3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhân trắc học ở Việt Nam Ở Việt Nam, nhân trắc học được quan tâm khá sớm, từ những năm 30 của thế kỷ XX, tại Viện Giải phẫu học Hà Nội và ban Nhân học thuộc Viện Viễn đông Bác cổ với những công trình của Đỗ Xuân Hợp, Bigot A., Huard P. được công bố chủ yếu trong Nội san “Các công trình nghiên cứu của Viện Giải phẫu học, Đại học Y khoa Đông dương” từ 1936 đến 1944. Tuy nhiên, các công trình trong thời kỳ này vẫn còn ít nhiều hạn chế vì chưa vận dụng được toán học thống kê vào việc trình bày và nhận định kết quả, các dụng cụ nghiên cứu không được nói tới [22]. Nghiên cứu bị đứt đoạn qua 9 năm kháng chiến chống Pháp và bắt đầu khôi phục trở lại từ khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc năm 1954, do nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, các công tác điều tra cơ bản về y tế đã được đẩy mạnh, trong đó điều tra nhân trắc đã có những bước tiến đáng kể. Toán học thống kê đã được vận dụng để nhận định kết quả chính xác hơn. Nhiều nghiên cứu về hình thái thể lực trên nhiều đối tượng khác nhau đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể là: Hằng số hình thái nhân loại học của Đỗ Xuân Hợp và cộng sự (1967) [22]; Nghiên cứu một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ thông từ 7 đến 18 tuổi ở Thái Bình của Đinh Kỷ và cộng sự (1972) [23]; Nhận xét về chiều cao, vòng ngực, cân nặng của công nhân Hà nội của Lê Gia Khải và cộng sự (1969) [24]; Nghiên cứu về các chế độ đánh giá thể lực học sinh Việt Nam của Nguyễn Quang Quyền và cộng sự (1971) [25]... Các nghiên cứu thời kỳ này cho thấy người Việt Nam nói chung là thấp, bé, nhẹ cân và gầy hơn người nước ngoài, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo được sức chịu đựng và dẻo dai, biểu hiện ở các thăm dò chức năng hô hấp, tuần hoàn rất bình thường [26]. Hai hội nghị toàn miền Bắc về hằng số sinh học ở người Việt Nam bình thường đã được triệu tập (1967 và 1972). Qua đó, hàng chục công trình về nhân trắc học đã được tổng kết trong tập “Hằng số sinh học người Việt Nam” năm 1975 [3]. Những kết quả nghiên cứu này được xem như là chuẩn mẫu tham khảo đầu tiên của người Việt Nam ở hai thập kỷ 60 và 70. Các nghiên cứu này đã xây dựng được một số thang phân loại các kích thước cơ thể và các chỉ số thể lực người Việt Nam trong giai đoạn đó; giúp ích cho việc kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của học sinh trong quá trình học tập; đề ra tiêu chuẩn và kế hoạch tuyển quân;
- xây dựng chế độ sinh hoạt, luyện tập trong quân đội; trong thể dục thể thao các chỉ tiêu nhân trắc học là cơ sở lựa chọn các vận động viên thích hợp cho từng ngành để đạt thành tích tối đa [1], [25]. Sau ngày thống nhất đất nước, các nghiên cứu điều tra nhân trắc hình thái thể lực càng được tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện ở miền Bắc, bắt đầu mở rộng ra ở miền Trung và miền Nam. Phạm Văn Nguyện và cộng sự nghiên cứu trên các đối tượng sinh viên khu vực Huế (1985) đã nhận thấy so với hằng số sinh học người Việt Nam 1975, tầm vóc thể lực của nam sinh viên Huế tốt hơn, nhưng của nữ sinh viên Huế lại yếu hơn [27]. Từ cuối thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80, bên cạnh hướng nghiên cứu về hình thái, tầm vóc thể lực. Các nghiên cứu nhân trắc đã bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực nhân trắc dinh dưỡng, đặc biệt là những vấn đề về tỷ lệ các thành phần cấu tạo cơ thể (khối mỡ, khối nạc), bề dày các nếp da, diện tích da cơ thể... Đó là các công trình: Các chỉ số thể lực với khối mỡ và khối nạc của công nhân sửa chữa ô tô (1976) của Trần Minh Nhỡn [28]. Tỷ trọng da và mỡ dưới da ở người Việt Nam (1976) của Lê Gia Vinh và cộng sự [29]. Xây dựng công thức tính thể tích mỡ dưới da ở người Việt Nam (1978) của Nguyễn Quang Quyền và cộng sự [30]; Diện tích bề mặt cơ thể của người Việt Nam (1977) của Nguyễn Quang Quyền cộng sự [31]; Khối mỡ, khối nạc, huyết áp, bề dày lớp mỡ dưới da và sự tương quan giữa chúng ở công nhân Mộc Châu (1985) của Vũ Duy San và cộng sự [32]; Xác định khối mỡ từ đo bề dày nếp gấp da để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành (1985) của Hà Huy Khôi và cộng sự [33]; Bề dày lớp mỡ dưới da, khối mỡ cơ thể của người Mường Thanh Hoá (1985) của Trịnh Hữu Vách và cộng sự [34]; Một số chỉ tiêu nhân trắc dinh dưỡng của nhân dân ở một phường nội thành Hà Nội (1994) của Trần Đình Toán [35]. Các nghiên cứu này đã xây dựng được một số công thức tính khối mỡ, khối nạc cho người Việt Nam và đã đưa ra được các số liệu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng cũng như các thang phân loại độ béo gầy theo các tiêu chuẩn khác nhau trong giai đoạn này. Cũng trong thập kỷ 80, tập Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động của Viện nghiên cứu bảo hộ lao động ra đời, đây là một nghiên cứu có quy mô lớn trên nhiều đối tượng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và kết quả được xem như là chuẩn mẫu tham khảo thứ hai đại diện cho thập kỷ 80 và cũng đã nêu lên một nhận định là có quy luật
- gia tăng về tầm vóc cơ thể theo thời gian trong vòng hơn 10 năm qua [ 4]. Bước sang thập kỷ 90, một cuộc điều tra cơ bản về nhân trắc với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã triển khai và mở rộng trên phạm vi toàn quốc theo Dự án nhà nước “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90thế kỷ XX”. Số liệu nhân trắc thu thập được lên tới hàng vạn đối tượng nghiên cứu, đã được tổng kết và được xem là chuẩn mẫu tham khảo thứ ba đại diện cho thập kỷ 90 [5]. Thẩm Thị Hoàng Điệp (1992) nghiên cứu đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông cơ sở Hà Nội đã cung cấp thông tin thể lực học sinh sau 10 năm liên tục theo dõi từng cá thể bằng phương pháp dọc [36]. Bước sang những năm 2000, Nguyễn Trường An đã đánh giá về mặt nhân trắc học tình trạng thể lực, dinh dưỡng và phát triển người miền trung từ 15 tuổi trở lên [2]; Trần Sinh Vương đã nghiên cứu cải tiến chỉ số Pignet trong đánh giá thể lực người Việt Nam trưởng thành [37]... Trong những năm trở lại đây, nhiều tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu đánh giá thể lực của người Việt Nam trên cộng đồng các dân tộc và các vùng miền như Mai Văn Hưng (2015), (2017), Hoàng Quý Tỉnh (2000), Đỗ Hồng Cường và cộng sự (2017) [38], [39], [40], [41]... Qua việc điểm lại những công trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực của người Việt Nam trưởng thành trong thời gian qua, có thể nhận thấy người Việt Nam có vóc dáng nhỏ bé so với thang phân loại của thế giới nhưng thể lực vẫn đủ tốt để đảm bảo sinh hoạt và lao động. Trong thời kỳ trên dưới 15 năm trở lại đây, đa số các tác giả đã có một nhận định chung là có sự xuất hiện của quy luật gia tăng tầm vóc thể lực theo thời gian. Tuy vậy, việc nâng cao tầm vóc thể lực cũng như cân đối thành phần cấu tạo cơ thể thế nào để hợp lý cho người Việt Nam hiện nay vẫn luôn là những vấn đề rất quan trọng và cần thiết. 1.1.4. Đặc điểm hình thái, thể lực người Việt Nam Theo các công trình nghiên cứu về hình thái, thể lực của người Việt Nam ở miền Bắc được tập hợp trong cuốn “Hằng số sinh học người Việt Nam” do nhà xuất bản Y học ấn hành năm 1975 [3] thì người Việt Nam trước năm 1975 có chỉ số hình thái, thể lực như sau: Chiều cao của người Việt Nam thuộc loại trung bình thấp, chiều cao của nam trung bình là 158,0 ÷ 160,0 cm, cao hơn so với chiều cao của nữ, trung bình là 148,0 ÷ 150,0 cm. Sự chênh lệch về chiều cao giữa nam và nữ của người Việt Nam cũng nằm trong giới hạn phổ biết thường thấy trên thế giới (dao động trong khoảng trên dưới 10 cm).
- Cân nặng của cơ thể người Việt Nam tương đối nhẹ so với trọng lượng người nước ngoài: nam trung bình 45,0 ÷ 47,5 kg, nữ trung bình 41,0 ÷ 45,0 kg. Vòng ngực của nam trung bình là 75,0 ÷ 78,0 cm; nữ trung bình là 71,0 ÷74,0 cm. Vòng ngực nam lớn hơn nữ 4 ÷ 6 cm. Chỉ số Pignet của nam trung bình là 34,0 ÷ 37,0 kém hơn nữ, trung bình là 31,0 ÷ 36,0. Một nghiên cứu thực hiện trên 861 sinh viên (năm học 20192020) cho thấy số đo hình thể của nam sinh viên tốt hơn nhiều so với sinh viên nữ. Các chỉ số hình thể trong nghiên cứu tốt hơn so với các nghiên cứu trước đó. Cụ thể, nam sinh viên và nữ sinh viên có cân nặng trung bình là 60,9±9,6 kg và 48,7±6,5 kg, chiều cao nam và nữ sinh viên lần lượt là 168,4±5,7 và 155,9±5,6 cm. So với một nghiên cứu năm 2009, sinh viên nam nặng hơn 8,5 kg và sinh viên nữ nặng hơn 3,9 kg, chiều cao của sinh viên nam và nữ cũng tăng lần lượt là 4,2 cm và 3,3 cm. Chỉ số Pignet ở nam là 27,3±14,2 và nữ là 35,2±11,1 thấp hơn so với nghiên cứu năm 1975 đặc biệt ở nam sinh viên. Điều đó chứng tỏ học sinh nam ngày nay có thể lực tốt hơn các thời kỳ trước, tuy nhiên ở học sinh nữ thì thể lực không được cải thiện đáng kể [42]. Hiện nay, việc nghiên cứu riêng về hình thái học đã ít đi, thay vào đó các chỉ số nhân trắc quan trọng như cân nặng, chiều cao, vòng bụng, vòng mông… thường được tiến hành thu thập kết hợp với các nghiên cứu bệnh trạng hay các cuộc tổng điều tra toàn quốc. Cụ thể, kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2017 – 2020 cho thấy đã có sự thay đổi mạnh ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi năm 2020 đạt chiều cao trung bình 168,1cm (tăng 3,7cm so với năm 2010: 164,4cm), nữ năm 2020 đạt 156,2cm (năm 2010: 154,8cm). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và người trưởng thành giảm, nhưng rất đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020 [ 43]. Ở người trưởng thành tỷ lệ thừa cân/béo phì tăng 15,6% kèm theo đó tỷ lệ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu… cũng tăng theo [44], [45]. Người ta đã xác định rất nhiều mối liên quan giữa các chỉ số hình thái thể lực và bệnh tật, vì vậy việc đo lường các chỉ số này trong các nghiên cứu hiện nay là vô cùng cần thiết, tuy nhiên để có góc nhìn khái quát nhất các nghiên cứu hình thái học trên các đối tượng, quy mô khác nhau cần được tiến hành định kỳ thường xuyên. Một số công trình nghiên cứu về hình thái, thể lực người Tây Nguyên:
- Từ kết quả nghiên cứu của Đào Mai Luyến về chiều cao người Ê Đê và người Kinh định cư ở Đắk Lắk. Chiều cao: + Chiều cao người Ê Đê và người Kinh định cư ở Đắk Lắk cho thấy chiều cao của nam, nữ người Ê Đê không khác so với người Kinh. + So sánh chiều cao của nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau cho thấy ở độ tuổi 18 ÷ 25, chiều cao của nam người Ê Đê (163,9±6,07 cm) và chiều cao của nam người Kinh định cư ở Đắk Lắk (163,1±5,43 cm) cao hơn so với chiều cao của nữ người Ê Đê (152,8±5,51 cm) và của nữ người Kinh định cư ở Đắk Lắk (154,0±5,13 cm). Ở lứa tuổi từ 26 đến 40 chiều cao của nam người Ê Đê (162,9±5,96 cm) và chiều cao của nam người Kinh định cư ở Đắk Lắk (163,6±5,06 cm) cũng cao hơn so với chiều cao nữ người Ê Đê (153,0±5,51 cm) và của nữ người Kinh định cư ở Đắk Lắk (153,2±4,98 cm). Cũng theo tác giả Đào Mai Luyến thì chiều cao của người Kinh định cư ở Đắk Lắk tương tự như chiều cao của người Kinh sống ở các vùng khác nhau trên đất nước ta đã được nhiều tác giả nghiên cứu gần đây và cao hơn rõ so với các dẫn liệu về chiều cao người Việt Nam nêu trong cuốn “Hàng số sinh học người Việt Nam” xuất bản năm 1975. Các tác giả đều thống nhất rằng sự phát triển chiều cao của người Việt Nam nói chung là có liên quan đến sự phát triển điều kiện kinh tế xã hội của nước ta trong mấy chục năm gần đây [46]. Cân nặng: Cũng giống như người Kinh định cư ở Đắk Lắk, cân nặng của nam người Ê Đê ở các lứa tuổi đều nặng hơn so với cân nặng của nữ người Ê Đê. Ở nhóm tuổi 18 ÷ 25 cân nặng của nam người Ê Đê (55,97±6,63kg) không khác so với cân nặng của người Kinh định cư ở Đắk Lắk (53,45±6,59kg). Trong khi đó cân nặng của nữ người Ê Đê (47,51±5,59kg) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cân nặng của nữ người Kinh định cư ở Đắk Lắk (45,82±5,27kg). Vòng ngực: Ở lứa tuổi 18 ÷ 25, vòng ngực của nam người Ê Đê (79,95±4,71cm) lớn hơn so với vòng ngực của nam người Kinh định cư ở Đắk Lắk (76,97±5,34cm). Vòng ngực của nữ người Ê Đê và nữ người Kinh ở lứa tuổi này không có sự khác biệt. Chỉ số Pignet: Chỉ số Pignet của nam người Ê Đê và nam người Kinh đều tốt hơn so với nữ người Ê Đê và nữ người Kinh. BMI: Ở nhóm tuổi 18 ÷ 25 BMI của nam người Kinh (20,12±2,1) và nữ người Kinh (19,33±2,1) tương đương với nam người Ê Đê (20,86±1,7) và nữ người Ê Đê
- (20,33±2,0). 1.1.5. Một số chỉ tiêu và chỉ số hình thái thể lực Cân nặng: cân nặng là một trong những kích thước quan trọng nhất để đánh giá hình thái thể lực, nó liên quan trực tiếp với chế độ dinh dưỡng và hoạt động cơ bắp ở từng lứa tuổi. Cân nặng cũng có liên quan mật thiết với chiều cao và cùng phụ thuộc nhiều vào tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Cân nặng cơ thể của một người nói lên khả năng đồng hóa và dị hóa hay tỉ lệ giữa hấp thu và tiêu hao năng lượng. Khi số năng lượng lấy vào cơ thể do thức ăn bằng số năng lượng tiêu thụ thì trọng lượng cơ thể không đổi. Cân nặng của một người bao gồm: phần cố định: chiếm 1/3 tổng số cân nặng gồm: xương, da, các tạng và thần kinh; phần thay đổi: chiếm 2/3 tổng số cân nặng, gồm 3/4 là trọng lượng của cơ và 1/4 là mỡ và nước. Điều này cũng xác định thêm là tăng cân tức tăng phần thay đổi của cơ thể theo chiều tăng tiến, vì vậy tăng cân nói lên phần nào mức độ tăng thể lực của cơ thể [47]. Chiều cao đứng: chiều cao đứng là một đặc trưng điển hình nhất trong các đặc trưng hình thể. Thực tế cho thấy chiều cao có quan hệ mật thiết với hiệu quả của các hoạt động thể lực với các thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao [47]. Chiều cao ngồi: chiều cao ngồi cũng được nhiều tác giả chú ý trong các nghiên cứu các kích thước cơ thể [47]. Vòng đầu: chu vi vòng đầu phản ánh sự tăng trưởng của dung lượng não. Vòng ngực: vòng ngực là một chỉ tiêu đánh giá hình thái thể lực tốt, hay dùng trong nghiên cứu. Ngoài ra, vòng ngực còn gián tiếp đánh giá chức năng hô hấp của cơ thể, sự phát triển của cơ bắp. Các chỉ tiêu đánh giá vòng ngực trong nghiên cứu này là vòng ngực bình thường, vòng ngực hít hết sức, vòng ngực thở ra hết sức [47]. Vòng bụng trên mào chậu, vòng mông, tỷ lệ vòng bụng/vòng mông: tỷ lệ vòng bụng/vòng mông thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cộng đồng, đa số các tác giả sử dụng tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông như là một chỉ số đánh giá sự tập trung mỡ bụng hay là tình trạng béo phì trung tâm, có liên quan với các bệnh lý như đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, các bệnh lý tim mạch... WHO xếp loại nguy cơ béo phì trung tâm theo tỷ lệ vòng bụng/ vòng mông là >1,0 cho nam và >0,85 cho nữ. Vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co, vòng bắp chân trái: các số đo này có tương quan rất chặt với cân nặng và do đó có thể thay thế cân nặng trong việc đánh giá thể
- lực. Các vòng này có ưu điểm hơn cân nặng là có thể biểu hiện sức căng cơ nhiều hơn, dụng cụ để đo vòng lại đơn giản hơn. Đường kính liên mỏm cùng vai (LMCV), đường kính trước sau ngực, đường kính ngang ngực, và chỉ số ngực: cho phép đánh giá sự phát triển về chiều ngang của cơ thể. Chỉ số ngực = 100*Đường kính trước sau ngực/Đường kính ngang ngực Chỉ số ngực cho ta thấy hình dáng của lồng ngực. Chỉ số càng nhỏ thì ngực càng dẹt, nghĩa là đường kính trước sau ngực càng nhỏ so với đường kính ngang. Chỉ số này cho ta khái niệm về thể lực vì người yếu thường có ngực dẹt, còn người khỏe thường có ngực nở nang. Đường kính liên mào chậu (LMC): cho phép đánh giá sự phát triển về chiều ngang của cơ thể. Đối với sản khoa, đo các đường kính của chậu hông rất cần để biết độ lớn của khung chậu, để đánh giá một khung chậu hẹp hay rộng. Liên quan giữa đường kính LMCV và đường kính LMC có các chỉ số: Chỉ số Tanner = 3 x đường kính LMCV đường kính LMC Chỉ số LMC/LMCV = 100 x đường kính LMC / đường kính LMCV Bề dày nếp da: là các chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể. Từ bề dày các nếp da, người ta có thể tính được tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể thông qua tính tỷ trọng cơ thể. Có 3 điểm thường được sử dụng để tính bề dày nếp da là: sau cánh tay, dưới bả vai và trên mào chậu. Tổng bề dày 3 nếp da = Bề dày nếp da sau cánh tay + Bề dày nếp da dưới bả vai + Bề dày nếp da trên mào chậu. Chỉ số Skelie = 100* (Cao đứng Cao ngồi) / Cao ngồi. Chỉ số Skelie dùng để đánh giá chiều dài tương đối của chi dưới so với chiều cao ngồi. Chỉ số càng lớn thì chân càng dài. Chỉ số Pignet = Cao đứng (Cân nặng + Vòng ngực trung bình). Bảng 1.. Thang phân loại chỉ số Pignet Pignet
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
121 p | 237 | 57
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 211 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 199 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 165 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 36 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
26 p | 172 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện Quân y 354 và 105 và đánh giá kết quả một số biện pháp can thiệp cải thiện vệ sinh tay của Bệnh viện Quân y 354
168 p | 22 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 127 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 154 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 34 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hoạt động đảm bảo thuốc bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 105 từ năm 2015 - 2018
169 p | 21 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu biến đổi nồng độ Interleukin 6, Interleukin 10 huyết tương và mối liên quan với thời điểm phẫu thuật kết hợp xương ở bệnh nhân đa chấn thương có gãy xương lớn
175 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông bệnh lao ở nhân viên y tế
217 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nhu cầu, thực trạng và một số năng lực cốt lõi trong đào tạo thạc sĩ điều dưỡng ở nước ta hiện nay
209 p | 15 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
145 p | 11 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn