Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được trước điều trị hóa xạ trị đồng thời; Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời với phác đồ hóa chất Paclitaxel/Carboplatin, có sử dụng PET/CT để lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng PET/CT trong lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được
- 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ------------ THI THỊ DUYÊN THI THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI SỬ DỤNG PET/CT TRONG LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN III KHÔNG PHẪU THUẬT ĐƯỢC Ngành: Nội khoa Mã số: 9.72.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Đình Tiến 2. PGS.TS. Tạ Bá Thắng 1. PGS. TS. Nguyễn Đình Tiến 2. PGS. TS. Tạ Bá Thắng HÀ NỘI - 2023
- 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người cam đoan Thi Thị Duyên Thi Thị Duyên
- 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy – Ban Giám đốc Học viện Quân Y đã cho phép và tạo điều kiện cho tôi được thực hiện chương trìnhnghiên cứu sinh này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, PGS.TS. Tạ Bá Thắng, những người Thầy hướng dẫn đã luôn tận tình chỉ bảo tôi, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, kiên trì giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiêm khắc góp ý kiến, chỉnh lý trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Tôi xin được trân trọng cảm ơn Bộ môn – Khoa Bệnh phổi (AM3), Phòng Đào tạo Sau đại học - Học viện Quân y đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ và chương trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy– Ban Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng Chính trị Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chỉ huy Khoa Hô hấp - Bệnh viện TWQĐ 108 đã tạo mọi điều kiện, quan tâm và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, tôi cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp. Xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành với những tình cảm và sự giúp đỡ tốt đẹp đó. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, yêu thương và kính trọng sâu sắc tới các bậc sinh thành đã nuôi dưỡng và dạy dỗ tôi trong suốt những năm qua. Cảm ơn chồng và các con luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Để thực hiện được luận văn này tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến bệnh nhân, người đã tình nguyện tham gia vào nghiên cứu của tôi, tôi luôn cầu chúc bình an và hạnh phúc cho họ.
- 4 Và cho phép tôi được coi luận án này như một món quà tinh thần tặng những người thân yêu của gia đình, các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè vô cùng quý mến của tôi. Thi Thị Duyên
- 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bản Tên bảng Trang g Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn T theo phiên bản lần thứ 8 Bảng 1.2. Phân loại giai đoạn hạch vùng theo phiên bản 8 Bảng 1.3. Phân loại di căn xa theo phiên bản 8 Bảng 1.4. Giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ phiên bản TNM 8 Bảng 2.1. Đánh giá đáp ứng điều trị theo tiêu chuẩn RECIST Bảng 2.2. Đánh giá đáp ứng điều trị theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 Bảng 2.3. Phân độ tác dụng phụ trên hệ thống tạo máu Bảng 2.4. Phân độ tác dụng phụ của thuốc với gan, thận Bảng 2.5. Phân độ tác dụng phụ khác Bảng 2.6. Phân độ tác dụng phụ ngoài hệ thống tạo máu khác Bảng 3.1. Phân bố BN nghiên cứu theo nhóm tuổi Bảng 3.2. Tiền sử hút thuốc lá và bệnh kèm theo Bảng 3.3. Triệu chứng lâm sàng ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.4. Nồng độ một số dấu ấn ung thư trong huyết thanh Bảng 3.5. Vị trí khối u trên phim CT ngực Bảng 3.6. Giai đoạn khối u (T) và hạch di căn (N) trên phim CT. Bảng 3.7. Kích thước và giá trị SUVmax khối u Bảng 3.8. Giá trị SUVmax theo kích thước khối u Bảng 3.9. Kích thước và giá trị SUVmax hạch di căn lớn nhất Bảng 3.10. Kết quả phát hiện hạch di căn trên PET/CT so với CT ngực .
- 6 Bảng 3.11. Đặc điểm giai đoạn khối u (T) trên PET/CT so với CT Bảng 3.12. Đặc điểm giai đoạn hạch di căn (N) trên PET/CT Bảng 3.13. Kết quả đánh giá giai đoạn bệnh theo PET/CT Bảng 3.14. Liều bức xạ tại các cơ quan lành Bảng 3.15. Giá trị các thể tích điều trị trên CT và PET/CT Bảng 3.16. Liều xạ trị Bảng 3.17. Liều xạ trị theo điểm toàn trạng của bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.18. Liều xạ trị theo týp mô bệnh học Bảng 3.19. Liều xạ trị theo giai đoạn bệnh Bảng 3.20. Liều xạ trị theo kích thước khối u Bảng 3.21. Số chu kì hóa chất đã điều trị ở bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.22. Số chu kì hóa chất theo một số đặc điểm bệnh nhân và liều xạ Bảng 3.23.Kết quả HXTĐT theo tiêu chuẩn PERCIST 1.0 và RECIST 1.1 Bảng 3.24. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo nhóm tuổi. Bảng 3.25. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0. theo giới Bảng 3.26. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0.theo giai đoạn khối u........ Bảng 3.27. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo giai đoạn hạch .... Bảng 3.28. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST 1.0 theo liều xạ Bảng 3.29. Kết quả HXTĐT bằng tiêu chuẩn PERCIST theo số chu kì hóa chất và liều xạ Bảng 3.30. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo điểm toàn trạng và giai đoạn bệnh Bảng 3.31.Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ đáp ứng điều trị Bảng 3.32. Thời gian sống thêm toàn bộ theo theo điểm toàn trạng và giai đoạn bệnh Bảng 3.33. Phân bố mức độ tác dụng phụ trên nhóm bệnh nhân
- 7 Bảng 3.34. Tác dụng phụ trên hệ tạo máu Bảng 3.35. Các tác dụng phụ ngoài hệ tạo máu Bảng 4.1. Tóm tắt kết quả HXTĐT trong các nghiên cứu Bảng 4.2. Thời gian sống thêm trong các nghiên cứu HXTĐT
- 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 1.1. Tổn thương trên nội soi phế quản bệnh nhân ung thư phổi Hình 1.2. Bản đồ hạch vùng rốn phổi và trung thất Hình 1.3. PET/CT (c và d) xác định hạch di căn chính xác hơn CT (a và b) Hình 1.4. PET/CT xác định chính xác khối u và vùng xẹp phổi Hình 1.5. Sử dụng kết quả PET/CT lập kế hoạch xạ trị điều biến liều IMRT ở bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn III không thể phẫu thuật. Hình 1.6. Các thể tích xạ trị Hình 2.1. Hệ thống máy PET/CT 710 tại Khoa học hạt nhân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hình 2.2. Hệ thống máy CT mô phỏng chuyên dụng CT 580RT tại Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108. Hình 2.3. Hệ thống máy xạ trị TrueBeam STx tại Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
- 9 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu Tên biểu đồ, sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1. Quy trình xạ trị Sơ đồ 2.2. Phác đồ hóa xạ trị đồng thời Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới tính Biểu đồ 3.2. Tình trạng gầy sút cân ở nhóm BN nghiên cứu Biểu đồ 3.3. Toàn trạng bệnh nhân lúc vào viện Biểu đồ 3.4. Kết quả mô bệnh của bệnh nhân nghiên cứu Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đột biến gen EGFR nhóm bệnh nhân nghiên cứu Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển (OS) và thời gian sống thêm toàn bộ (PFS) ở bệnh nhân nghiên cứu
- 10 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi (UTP) là một trong các bệnh ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam. Tại Hoa Kì năm 2022 có 236.740 ca UTP mới được chẩn đoán và có 130.180 ca tử vong do UTP. Ở nước ta, theo Globocan năm 2020 có 26.262 ca UTP mới được chẩn đoán trong cả 2 giới, chiếm 14,4% các loại ung thư và có 23.797 ca tử vong do UTP, chiếm 19,4% tổng số các ca tử vong do ung thư [1][2], [3]. Trong UTP có 2 nhóm týp mô bệnh: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), trong đó UTPKTBN chiếm đa số với khoảng 80 - 85%. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nên đã cải thiện rõ rệt tiên lượng ở bệnh nhân UTP, đặc biệt là UTPKTBN. Cơ sở chính để lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân UTPKTBN dựa trên: phân loại giai đoạn theo TNM, típ mô bệnh, tình trạng đột biến gen, mức độ biểu lộ miễn dịch, toàn trạng của bệnh nhân và bệnh đồng mắc. Bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến triển tại vùng (giai đoạn III), chiếm tỷ lệ khoảng một phần ba tổng số các bệnh nhân ở thời điểm chẩn đoán. Ở phân nhóm này có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau liên quan chỉ định và cho thấy có sự khác nhau về kết quả điều trị cũng như tiên lượng sống còn đối với bệnh nhân. Theo các khuyến cáo hiện hành, nhóm bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn III không phẫu thuật được thì hóa xạ đồng thời (HXĐT) triệt căn nên được ưu tiên lựa chọn hàng đầu bởi các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy phương pháp này cho kết quả điều trị tốt hơn hóa xạ trị tuần tự hay xạ trị đơn thuần. Cùng với sự tiến bộ của các kỹ thuật xạ trị, xạ điều biến liều (IMRT) đã chứng minh được ưu điểm là xạ chính xác khối u, và quan trong nhất là hạn chế tối đa tia xạ vào tổ chức lành xung quanh, do đó nâng
- 11 cao hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn hơn trong HXĐT [4]. Bên cạnh đó, hiện nay kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh PET/CT không chỉ là một công cụ hữu ích thể hiện được trong chẩn đoán giai đoạn UTPKTBN, mà còn giúp lập kế hoạch điều trị chính xác vượt trội hơn so kỹ thuật chụp cắt lớp (CT) đơn thuần. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khuyến nghị PET/CT với ưu điểm xác định chính xác hạch di căn trung thất cũng như phân biệt khối u với tổ chức xẹp phổi và hoại tử, do đó khi lập kế hoạch xạ trị có thể đạt được mức tăng liều kiểm soát khối u có ý nghĩa lâm sàng, trong khi hạn chế liều cho các cơ quan lành có nguy cơ [5]. Trong vài năm trở lại đây, trên thế giới đã có các nghiên cứu về hiệu quả của hóa xạ trị đồng thời có sử dụng PET/CT để lập kế hoạch xạ trị, tuy nhiên phác đồ hóa chất và kỹ thuật xạ trị khác nhau theo từng nghiên cứu . Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về kết quả HXĐT trong điều trị UTPKTBN nhưng chủ yếu sử dụng CT mô phỏng, lập kế hoạch xạ trị, chưa sử dụng PET/CT mô phỏng, lập kế hoạch xạ trị và phác đồ hóa chất, cũng như kỹ thuật xạ trị, giai đoạn bệnh khác nhau theo từng nghiên cứu. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu kết quả hóa xạ trị đồng thời sử dụng PET/CT lập kế hoạch xạ trị điều biến ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh PET/CT ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được trước điều trị hóa xạ trị đồng thời. 2. Đánh giá kết quả hóa xạ trị đồng thời với phác đồ hóa chất Paclitaxel/Carboplatin, có sử dụng PET/CT để lập kế hoạch xạ trị điều biến liều ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn III không phẫu thuật được.
- 12 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ 1. 1.1.1. Dịch tễ - Trên thế giới: Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong hàng đầu trên thế giới và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2012, theo báo cáo dịc tễ toàn cầu, có 1,8 triệu trường hợp mắc mới UTP trên toàn cầu, chiếm 12,9% tổng các ca bệnh ung thư mới mắc, trong đó ước tính có 1.242.000 ca UTP mới là nam giới, chiếm 17%, và 583.000 ca UTP mới là nữ giới, tương ứng 9%. Theo thống kê dịch tễ gần đây nhất (Globocan năm 2020), trên toàn cầu ước tính có khoảng 2,2 triệu ca mắc ung thư mới - chiếm khoảng 1/10 (11,4%) tổng số bệnh ung thư được chẩn đoán và 1,8 triệu ca tử vong - chiếm 1/5 (18,0%) tổng số bệnh nhân tử vong do ung thư. UTP là loại ung thư phổ biến thứ 2 trên toàn thế giới, với tỷ lệ đứng đầu ở nam giới và đứng thứ 2 ở phụ nữ trong các bệnh ung thư [1]. Như vậy tỷ lệ mắc UTP tăng đáng kể trong những năm gần đây. Có khoảng 58% các trường hợp mắc UTP xảy ra ở các nước đang phát triển, có liên quan với sự gia tăng tiêu thụ thuốc lá, kể cả những người hút thuốc lá thụ động. Khoảng 85-90% bệnh nhân UTP có liên quan tới hút thuốc lá, nguy cơ tăng khả năng bị UTP cao hơn từ 10 đến 20 lần ở người hút thuốc lá so với người không hút. Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi ở hầu hết các quần thể dân cư và các vùng địa lý, nó phản ánh việc gia tăng tiêu thụ thuốc lá trong những thập kỷ trước ở nhiều nước và khu vực như Trung Quốc, Châu Phi,…. Do đó, phòng ngừa ban đầu thông qua kiểm soát thuốc lá vẫn là cách tiếp cận chính trong cuộc chiến chống UTP, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, hút thuốc còn là nguyên nhân có
- 13 liên quan đến các loại ung thư khác, biến chứng khi điều trị và vì vậy làm giảm khả năng sống sót của BN [2]. Bên cạnh hút thuốc lá, các yếu tố khác như ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí và chất radon, tính nhạy cảm di truyền, các bệnh phổi mạn tính, các sắc tộc khác nhau cũng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc UTP. Kiểm soát việc tiếp xúc với các chất gây UTP khác ngoài thuốc lá, trong cả môi trường nói chung và môi trường nghề nghiệp, đã có một tác động đáng kể trong một số quần thể có nguy cơ cao. Ở các quốc gia có dân đa sắc tộc đã cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ UTP giữa các sắc tộc, tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc UTP trong nhóm nam giới da đen cao hơn nhiều so với các sắc tộc khác [2]. Những người có các yếu tố nguy cơ cao mắc UTP là người trong độ tuổi từ 55-75 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá từ 30 bao-năm trở lên và hiện vẫn hút hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm [4] - Tại Việt Nam: Ở nước ta trong một thời gian dài, UTP vẫn được xếp là một trong năm loại ung thư hàng đầu tại Việt Nam ở cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Xu hướng mắc bệnh ngày càng gia tăng cùng những phơi nhiễm yếu tố nguy cơ, và đang ngày càng trở thành những thách thức lớn cho chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Theo số liệu thống kê năm 2018, tổng số ca mắc ung thư mới nói chung lên đến 164671 ca, trong đó UTP chiếm hàng thứ hai (14,4%) chỉ đứng sau ung thư gan (15,4%) tính theo cả hai giới. Nếu tính theo giới thì tỷ lệ mắc mới này đứng đầu ở năm giới (21,5%). Và trong số 114871 ca tử vong do ung thư năm 2018 có đến 18% do UTP (xếp thứ hai sau ung thư gan). Theo Globocan năm 2020, nước ta có 26.262 ca UTP mới được chẩn đoán trong cả 2 giới, chiếm 14,4% các loại ung thư và có 23.797 ca tử vong do UTP, chiếm 19,4% tổng số các ca tử vong do ung thư [3]. 1.1.2. Đặc điểm lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ Triệu chứng lâm sàng của UTP tại thời điểm được chẩn đoán phụ thuộc vào vị trí của khối u nguyên phát, mức độ xâm lấn và vị trí di căn xa. Biểu
- 14 hiện lâm sàng trên 3 nhóm triệu chứng: triệu chứng hô hấp, triệu chứng toàn thân và triệu chứng của di căn xa. Mặc dù hai phần ba bệnh nhân UTPKTBN lúc chẩn đoán là giai đoạn III - IV, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng lúc chẩn đoán có thể gặp 5-15%. Trong số bệnh nhân có triệu chứng, thì triệu chứng hô hấp chỉ gặp khoảng 27%, triệu chứng di căn xa gặp 32%, triệu chứng toàn thân và hội chứng cận u gặp khoảng 34% [6]. 2. 1.1.2.1. Nhóm triệu chứng hô hấp 3. Các triệu chứng cơ năng hô hấp có thể gặp trong UTPKTBN bao gồm: - Ho khan hoặc ho khạc đờm: là triệu chứng hay gặp nhất, từ 62% - 88%. Đây là những triệu chứng đầu tiên và thường bị bỏ sót do lẫn nhiều với các bệnh hô hấp khác. Ho trong UTP có thể liên quan đến nhiều yếu tố như khối u ở trung tâm, viêm phổi tắc nghẽn, di căn nhu mô nhiều và tràn dịch màng phổi - Ho ra máu thường gặp với tỷ lệ 20 - 40% với nhiều mức độ khác nhau. Trong UTP thường gặp ho máu với số lượng ít, sẫm màu, lẫn đờm vào buổi sáng. Ho ra máu hay gặp ở UTP thể trung tâm. - Đau ngực: đây cũng triệu chứng hay gặp, có nghiên cứu thấy tỷ lệ này gặp tỷ lệ rất cao tới 90%. Thường gặp đau ngực nhẹ hoặc vừa ở giai đoạn sớm của bệnh. Đau ngực nhiều thường xảy ra ở UTP ngoại vi, đau ngực là dấu hiệu ung thư xâm lấn vào màng phổi, thành ngực hoặc do tràn dịch màng phổi. - Khó thở: gặp vào khoảng 30 - 60%, là triệu chứng không đặc hiệu. Khó thở do nhiều cơ chế khác nhau như khối u ở phế quản lớn gây chít hẹp hoặc phế quản bị u chèn ép, tràn dịch màng phổi, hoặc do bệnh phổi mạn tính kết hợp, liệt hoành… [6]. Triệu chứng thực thể hô hấp thường không phong phú như triệu chứng cơ năng và hình ảnh tổn thương trên X quang ngực. Triệu chứng thực thể phong phú thường gặp ở bệnh nhân UTP đã ở giai đoạn muộn. Ở vùng phổi có khối u có thể khám thấy tiếng gõ đục, rì rào phế nang giảm, rung thanh
- 15 giảm, ít khi nghe thấy tiếng ran nổ, ran ẩm, tiếng thở rít (Wheezing). Trong những trường hợp khối u to chèn ép các tổ chức xung quanh có thể gặp các hội chứng như: - Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên: Phù ở mặt, cổ (phù áo khoác), lồng ngực, tĩnh mạch cổ nổi, tĩnh mạch bàng hệ phát triển, tím nửa mặt. - Chèn ép vào thực quản: Gây khó nuốt hoặc nuốt nghẹn. - Chèn ép thần kinh: Chèn ép dây quặt ngược trái gây nói khàn, mất giọng, giọng đôi; chèn ép thần kinh giao cảm cổ làm đồng tử co lại, khe mắt hẹp, giãn mạch bên tổn thương (hội chứng Claude Bernard - Horner). - Triệu chứng di căn trong lồng ngực: Chủ yếu biểu hiện bằng hội chứng trung thất như khàn tiếng, nuốt nghẹn; hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên; liệt vòm hoành, nấc. Ở giai đoạn cuối có thể gặp tràn dịch màng phổi, di căn viêm bạch mạch ung thư có thể làm cho khó thở nặng lên [7]. 4. 1.1.2.2. Triệu chứng hệ thống Triệu chứng toàn thân: có thể gặp sút cân (gặp từ 30 - 74%), sốt (gặp khoảng 45%) thường do biến chứng nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là một triệu chứng của hội chứng cận u, mệt mỏi, chán ăn: các dấu hiệu này gặp khoảng 20% - 38,5%. Các triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân giai đoạn muộn và có giá trị trong lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh [6], [7]. Hội chứng cận u: là sự tác động gián tiếp của khối u lên cơ thể, không liên quan tới vị trí, kích thước hoặc di căn của khối u nguyên phát. Cơ chế của hội chứng cận u là do u bài tiết ra các polypeptid có tác dụng sinh học hoặc các polypeptid dạng hormon, phụ thuộc vào tổ chức u. Tần xuất gặp hội chứng cận u dao động từ 10% - 20%. Hội chứng cận u có nhiều biểu hiện lâm sàng như: hội chứng cận u xương khớp: điển hình như hội chứng Pierre - Marie hay gặp trong UTPKTBN; Hội chứng cận u huyết học: biểu hiện tăng bạch cầu hạt trung tính, bạch cầu ái toan, tăng hoặc giảm tiểu cầu; thiếu máu;
- 16 Hội chứng cận u thần kinh - cơ: biểu hiện bệnh thần kinh ngoại vi, viêm não tuỷ, thoái hóa não bán cấp, nhược cơ [6], [7]. 5. 1.1.2.3. Triệu chứng của di căn xa UTP giai đoạn muộn (giai đoạn IV) sẽ biểu hiện những di căn xa. UTP có thể di căn tới các cơ quan trong cơ thể, trong đó hay gặp là di căn não, hạch, xương, gan, thận, phổi bên đối diện, màng phổi, v.v. Đôi khi triệu chứng đầu tiên lại là biểu hiện của cơ quan bị di căn. UTP ngoại vi, UTP loại tế bào nhỏ di căn sớm hơn UTP ở trung tâm và các týp tế bào khác. Di căn não hay gặp nhất, xảy ra sớm với các biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, nôn, thay đổi tính tình, liệt khư trú, tri giác chậm chạp, có thể có cơn động kinh, tổn thương dây thần kinh sọ não, liệt nửa người. Di căn xương thường gặp ở các xương dẹt như xương chậu, xương sườn, biểu hiện thường là đau lien tục, tang dần, và xác định chẩn đoán bằng căn lâm sang (chụp Xquang, CT, MRI, chụp xạ hình xương). Di căn gan với các biểu hiện như gan to, đau hoặc không đau, bề mặt gan lổn nhổn. Di căn hạch có thể là hạch tại vùng như ngã ba khí phế quản, vùng cựa phế quản thuỳ, phân thuỳ, hạch thượng đòn, có thể hạch di căn xa như hạch nách, hạch ổ bụng,… [6], [7]. 6. 1.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ 7. 1.1.3.1. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực Chụp CT ngực (Computed Tomagraphy) là một kỹ thuật chẩn đoán hiệu quả đối với các tổn thương ở phổi và trung thất, xác định được chính xác hình thể, kích thước, bờ khối u. - Đặc điểm u phổi trên CT ngực: vị trí khối u khoảng 2/3 nằm ở thùy trên và thùy trên bên phải gặp nhiều hơn, khoảng 60% các trường hợp được chẩn đoán với tổn thương ở ngoại vi. Đường bờ khối u trên CT ngực thường không đều, không rõ ràng, tua gai hoặc đa cung, nó cũng có thể dưới dạng một đám tổn thương đông đặc như viêm phổi, thường gặp trong ung thư tiểu phế quản
- 17 tận phế nang, đôi khi cũng gặp dạng kính mờ. Có khoảng 10% khối u phổi có hoại tử, trong đó có đến 80% gặp ở ung thư biểu mô vảy. Đậm độ của khối u phổi hầu hết các nốt hoặc khối đều có đậm độ mô mềm, trên cửa sổ trung thất với tỷ trong trung bình là 20-40HU, ngấm thuốc cản quang mạnh, với mốc tăng ngấm thuốc cản quang là 15HU để định hướng ác tính thì độ nhạy là 98%, độ đặc hiệu là 58%. Tính chất xâm lấn thành ngực và trung thất là tiêu chí phân loại giai đoạn của ung thư phổi [9]. - Hạch bất thường trên CT ngực: đường kính ngang bé nhất của hạch rốn phổi, trung thất trên 1cm được coi là mốc để định hướng đến hạch di căn hay hạch viêm, trừ hạch dưới carina phải trên 1,5cm. Khi hạch lớn trên 2cm thì gần như chắc chắn là hạch di căn. Độ nhạy và độ đặc hiệu của CT trong chẩn đoán hạch trung thất ác tính là 51% là 86% [10]. 1.1.3.2. Đặc điểm hình ảnh nội soi phế quản Nội soi phế quản là kỹ thuật khá an toàn, có giá trị rất quan trọng trong UTP gồm: sinh thiết để chẩn đoán xác định UTP, phân loại giai đoạn ung thư phổi và theo dõi sau điều trị. Nếu là khối u trung tâm nhìn thấy tổn thương khi nội soi thì sinh thiết khối u, hiệu quả chẩn đoán tới 95%. Nếu khối u ngoại vi không nhìn thấy tổn thương thì chọc hút sinh thiết xuyên thành khí - phế quản, chải phế quản, rửa phế nang có định hướng xét nghiệm tế bào, hiệu quả chẩn đoán thấp hơn, từ 50 - 60%. Qua nội soi có thể áp dụng kỹ thuật sinh thiết xuyên thành phế quản, rửa phế quản - phế nang sẽ cho kết quả cao hơn. Một số hình ảnh thường gặp khi soi phế quản bệnh nhân ung thư phổi: thâm nhiễm niêm mạc (13- 42%), u sùi trong lòng phế quản (22 - 55%), chít hẹp (24 - 30%), đè ép từ ngoài vào (3 - 21 %) [11]. A B C D 8. Hình 1.1. Tổn thương trên nội soi phế quản bệnh nhân ung thư phổi
- 18 9. (A - thâm nhiễm niêm mạc phế quản, B - u sùi tắc gần hoàn toàn phế quản gốc, C - u sùi tắc hoàn toàn phế quản phế gốc, D- u chèn đẩy gây hẹp lòng phế quản) 10. *Nguồn: Ngô Quý Châu và CS (2007). [12]. 1.1.3.3. Một số dấu ấn khối u trong huyết thanh Chất chỉ điểm ung thư là những chất do các tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản sinh ra đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Các chất chỉ điểm u được sử dụng rộng rãi nhất cho ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là CEA, CYFRA 21-1 và SCC, trong ung thư phổi tế bào nhỏ là NSE và Pro -GRP. Tuy nhiên, độ nhậy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán không cao và thường có giá trị tiên lượng và theo dõi kết quả điều trị hơn là giá trị chẩn đoán [13]. 1.1.3.4. Phân loại típ mô bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ Phân loại UTP của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2015 có nhiều thay đổi quan trọng so với phân tích nhóm năm 2004, chi tiết phân loại các dưới típ mô bệnh [14]. Trong thực tế lâm sàng chia thành hai nhóm chính là UTPKTBN chiếm khoảng 80-85% và UTP tế bào nhỏ chiếm khoảng 15-20%. Một số típ mô bệnh chủ yếu của UTPKTBN bao gồm: - Ung thư biểu mô tuyến: chiếm tỷ lệ khoảng 60 - 70% các loại UTPKTBN, và hơn 70% các ca UTPKTBN được phẫu thuật. Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đã tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ qua. Ung thư biểu mô tuyến phổi thường ở ngoại vi. Các khối u được phân loại theo thể nào chiếm ưu thế, gồm các típ: lepidic, túi nang, nhú, vi nhú và týp đặc. Các biến thể của ung thư biểu mô tuyến của phổi gồm: nhầy xâm nhập, dạng keo, dạng bào thai, dạng ruột. Tế bào ung thư biểu mô tuyến phổi thường biểu hiện các dấu hiệu thể tích tế bào sinh học. Nhiều đột biến gen có thể phát hiện trong ung thư biểu mô tuyến và liệu pháp nhắm trúng đích cải thiện đáng kể sự sống sót của bệnh nhân [15].
- 19 - Ung thư biểu mô vảy: chiếm khoảng 20%, khối u thường khu trú ở các phế quản lớn, trung tâm, gặp nhiều ở nam giới và liên quan đến hút thuốc lá. Phân chia dưới nhóm gồm: ung thư biểu mô vảy sừng hóa, vảy không sừng hóa, vảy với dáng vẻ của ung thư biểu mô tuyến, vảy dạng đáy . - Ung thư biểu mô tế bào lớn: chiếm 7 - 10%, có thể khu trú ở trung tâm hoặc ngoại vi. - Ung thư biểu mô thể hỗn hợp tuyến - vảy: tỷ lệ dưới 10%, ung thư biểu mô tuyến - gvảy là 1 u có các thành phần của cả ung thư biểu mô tế bào vảy và tuyến, với mỗi thành phần chiếm ít nhất 10% của khối u. U thường nằm ở ngoại vi của phổi và thường kết hợp với sẹo cũ. - Ung thư biểu mô dạng Sarcomatoid: bao gồm ung thư biểu mô (carcinoma), carcinosarcoma và blastoma phổi [14]. 1.1.4. Phân loại giai đoạn ung thư phổi không tế bào nhỏ Bảng phân loại giai đoạn UTP theo TNM dựa trên: phân loại khối u (Tumor-T), hạch di căn (Node-N) và di căn xa (Metastasis-M) được ban hành bởi Liên minh Quốc tế Kiểm soát ung thư (UICC - the Union for International Cancer Control) và Ủy ban hỗn hợp Hoa Kỳ về ung thư (AJCC - the American Joint Committee on Cancer). Phiên bản phân loại TNM gần đây nhất (lần thứ 8 năm 2017) dựa trên hai cơ sở dữ liệu quốc tế của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Phổi quốc tế (IASLC - the International Association for the Study of Lung Cancer). Phân loại TNM lần thứ 8 có một số thay đổi so với phiên bản phân loại TNM lần thứ 7: giai đoạn T được phân chia từ nhỏ hơn mỗi cm có tác động tiên lượng và phân tách thành các T khác nhau, khối u lớn hơn 5 cm nhưng nhỏ hơn 7 cm bây giờ là T3, và những u lớn hơn 7 cm bây giờ là T4, không tính khoảng cách đến carina trên và dưới 2 cm như phiên bản 7. Giai đoạn N phần lớn vẫn giữ nguyên [16].
- 20 11. Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn T theo phiên bản lần thứ 8 T0 Không có u nguyên phát Kích thước u ≤ 3cm, bao quanh bởi nhu mô hoặc màng phổi tạng, không dấu xâm lấn gần hơn cuống phổi thùy trên nội soi phế quản T1 T1a Kích thước u ≤ 1cm T1b Kích thước u > 1cm nhưng ≤ 2cm T1c Kích thước u > 2cm nhưng ≤ 3cm T2 Kích thước u >3cm nhưng ≤ 5cm hoặc có bất kỳ đặc tính sau đây: xâm lấn màng phổi tạng, xâm lấn phế quản gốc cách carina xa hơn 2cm, xẹp/viêm phổi thùy nhưng không hết toàn bộ phổi. T2a Kích thước u >3cm nhưng ≤ 4cm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
193 p | 229 | 56
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang, năm 2009
28 p | 218 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến
196 p | 205 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học Y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi
178 p | 166 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị tắc ruột sau mổ
163 p | 208 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
126 p | 150 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá kết quả ứng dụng đặt tấm lưới nhân tạo theo phương pháp Lichtenstein điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên
147 p | 133 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người bệnh ngoại trú về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hiệu quả can thiệp tại trung tâm y tế huyện, tỉnh Bình Dương
189 p | 42 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng phối hợp kỹ thuật ARFI với APRI ở các bệnh nhân viêm gan mạn
150 p | 129 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu xơ hóa gan ở bệnh nhân bệnh gan mạn bằng đo đàn hồi gan thoáng qua đối chiếu với mô bệnh học
153 p | 111 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hẹp động mạch vành mức độ trung gian bằng siêu âm nội mạch và phân suất dự trữ lưu lượng ở bệnh nhân bệnh mạch vành mạn tính
0 p | 157 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Tỷ lệ nhiễm và mang gen kháng Cephalosporin thế hệ 3 và Quinolon của các chủng Klebsiella gây nhiễm khuẩn hô hấp phân lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 2009 - 2010
27 p | 132 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Thực trạng và hiệu quả can thiệp đào tạo liên tục cho nhân viên y tế khoa Y học cổ truyền tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa
175 p | 43 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế: Đánh giá hiệu quả can thiệp làm mẹ an toàn ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại 5 tỉnh Việt Nam giai đoạn 2006 - 2012
28 p | 155 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mô bệnh học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố tiên lượng của sarcôm mô mềm thường gặp
218 p | 37 | 6
-
Tóm tắt luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị
48 p | 110 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu ứng dụng phân loại mô bệnh học và sự bộc lộ của một số dấu ấn phân tử tiên lượng trong ung thư biểu mô dạ dày
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn