intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ khoáng của xương và các yếu tố nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:143

68
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là Khảo sát mật độ khoáng của xương bằng phương pháp DXA và xác định tỷ lệ loãng xương cùng các yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên giang. Xác định các yếu tố nguy cơ gãy xương và dự báo nguy cơ gãy xương qua hai mô hình Frax và Garvan. Nghiên cứu cũng so sánh giá trị tiên lượng của hai mô hình Garvan và FRAX, và đối chiếu với chỉ định điều trị theo khuyến cáo và phác đồ điều trị hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mật độ khoáng của xương và các yếu tố nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO       BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y  THÁI VIẾT TẶNG NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ KHOÁNG CỦA XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ  NGUY CƠ GÃY XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH  TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG  LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI ­ 2019
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO      BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y  THÁI VIẾT TẶNG NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ KHOÁNG CỦA XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ  NGUY CƠ GÃY XƯƠNG Ở PHỤ NỮ MÃN KINH  TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Nội khoa          Mã số: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Đoàn Văn Đệ
  4. HÀ NỘI ­ 2019
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu  của riêng tôi. Các số  liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố  trong bất kỳ công trình nào Tác giả Thái Viết Tặng  
  6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận văn Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các ảnh  DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN             .........     i  1.2. Mãn kinh                                                                                                   ..............................................................................................       15  1.2.1. Khái niệm mãn kinh                                                                           .......................................................................       15  1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến mãn kinh                                                     ................................................       16  1.2.3. Ảnh hưởng của mãn kinh                                                                  .............................................................       17 3.3.1. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương với các yếu tố nguy cơ   gãy xương                                                                                         .....................................................................................       70
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT Phần viết  Phần viết đầy đủ tắt 1. AP  Alkaline phosphatase  (Phosphatase kiềm )  2. BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể ) 3. BN Bệnh nhân 4. CXĐ Cổ xương đùi 5. DXA Dual­energy X ray absorptiometry Đo loãng xương hấp thụ tia X năng lượng  kép  6. DPA (Dual Proton Absorptiometry) Đo hấp thụ Proton kép 7. FSH Follide stimulatinh hormone 8. GH  Growth hormone (Hormone tăng trưởng) 9. GX Gãy xương 10. Hyl Hydroxylisine (Dấu ấn sinh học hủy xương) 11. Hyp Hydroxyproline  (Dấu ấn sinh học hủy  xương) 12. IOF International Osteoposis Foundation 13. IL Interlekine 14. LH  Luteinizing hormone (Hormone tạo hoàng  thể) 15. MĐX Mật độ xương 16. MK Mãn kinh 17. MSC Mesenchymal stem cell­MSC  (Tế bào mầm trung mô)  18. M­CSF macrophage colony stimulating factor (tên một protein) 19. NOF National Osteoporosis Foundation Quỹ loãng xương Quốc gia 20. OC Osteocalcin (marker tạo xương)
  8. TT Phần viết  Phần viết đầy đủ tắt 21. OPG Osteoprotegerin 22. PTH Parahormone (Hormone tuyến cận giáp)  23. QCT Quantitative computer tomography (Chụp cắt lớp vi tính) 24. QUS Quantitative UltraSound (Phương pháp siêu âm) 25. RA Radiographic Absorptiometry (Đo quang đồ tia X) 26. RANKL Receptor activator of nuclear factor kappa­B  ligand 27. SPA (Single Proton Absorptiometry) (Đo hấp thụ Proton đơn) 28. TNF Toumor necrosis factor (Yếu tố hủy hoại khối u) 29. TRAP Tartrate­resistant acid phosphatase (Men phosphatase acid kháng tartrate) 30. VĐKDT Viêm đa khớp dạng thấp 31. WHO World health organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Các yếu tố và hormone có ảnh hưởng đến chu trình chuyển hóa                                                                                                                            13 .........................................................................................................................      Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi                                ...........................       54  Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể                  .............       54  Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu  theo tuổi có kinh nguyệt               ...........       55  Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu  theo số con                                     .................................       55  Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu  theo tuổi mãn kinh                         .....................       55  Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mãn kinh                  ..............       56  Bảng 3.7. Tỷ lệ loãng xương tại cổ xương đùi                                                ...........................................       56  Bảng 3.14. Mối liên quan giữa tiền sử té ngã và mật độ xương.                    ................       64 Bảng  3.15.  Mối  liên  quan  giữa  tiền  sử  gia   đình  gãy   xương  và  mật  độ   xương.                                                                                                                 .............................................................................................................       64  Bảng 3.18. Mối liên quan mức độ loãng xương theo số lần sinh con             .........       66  Bảng 3.19. Mối liên quan mức độ loãng xương theo tuổi có kinh lần đầu  .   66   Bảng 3.20. Mối liên quan mức độ loãng xương theo tuổi mãn kinh                ............       67  Bảng 3.21. Mối liên quan mức độ loãng xương theo thời gian mãn kinh         67 ....       Bảng 3.22. Mối liên quan mức độ loãng xương theo tiền sử té ngã                ............       68 Bảng 3.23. Mối liên quan mức độ  loãng xương  theo tiền sử  gia đình gãy    xương                                                                                                                  ..............................................................................................................       68  Bảng 3.24. Mối liên quan mức độ loãng xương theo tiền sử gãy xương         69 ....       Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và loãng xương                ............       70  Bảng 3.26. Mối liên quan tiền sử gãy xương và tuổi                                       ...................................       70  Bảng 3.27.  Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và BMI                             .........................       71
  10.  Bảng 3.28. Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và tuổi có kinh                  .............       71  Bảng 3.29.  Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và không sinh con            ........       72  Bảng 3.30.  Mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và tuổi mãn kinh             .........       72  Bảng 3.31.  Mối liên quan tiền sử gãy xương và thời gian mãn kinh              ..........       73  Bảng 3.32. Mối liên quan tiền sử gãy xương và tiền sử té ngã                       ...................       73  Bảng 3.33. Mối liên quan gãy xương và tiền sử gia đình gãy xương              ..........       74 Bảng 3.34. Phân tích hồi qui đa biến giữa tiền sử gãy xương và các yếu tố   nguy cơ                                                                                                                ............................................................................................................       74                                                                                                                            75 .........................................................................................................................      Bảng 3.35.  Dự đoán nguy cơ gãy cổ xương đùi theo nhóm tuổi                     .................       76  Bảng 3.36. Dự đoán nguy cơ gãy xương đùi theo nhóm BMI                          ......................       77  Bảng 3.37. Dự đoán nguy cơ gãy xương đùi theo tiền sử té ngã                     .................       78 Bảng  3.38.  Dự   đoán  nguy  cơ   gãy  xương   đùi  theo  tiền  sử   gia  đình  gãy   xương                                                                                                                  ..............................................................................................................       79 Bảng 3.39. So sánh chỉ  định điều trị  loãng xương và nguy cơ  cao dựa vào   giá trị tiên lượng gãy xương đùi                                                                        ...................................................................       80 Bảng 3.40. So sánh chỉ  định điều trị  loãng xương và nguy cơ  cao dựa vào   giá trị tiên lượng gãy xương toàn thân                                                               ..........................................................       80 Bảng 3.41. So sánh chỉ định điều trị tiền sử gãy xương và nguy cơ cao dựa   vào giá trị dự đoán gãy xương đùi                                                                      .................................................................       80 Bảng 3.42. So sánh chỉ định điều trị tiền sử GX và nguy cơ cao dựa vào giá    trị tiên lượng gãy xương đùi                                                                              .........................................................................       80  Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ loãng xương giữa các nghiên cứu                              .........................       84
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang                                                                                                                            58 .........................................................................................................................      Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tuổi và mật độ xương.                                    ................................       58  Biểu đồ 3.2. Tương quan mật độ xương và cân nặng (n=206)                       ...................       59  Biểu đồ 3.3. Tương quan mật độ xương và chiều cao (n=206)                      ..................       60  Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tượng có tiền sử gãy xương (n=206)                          ......................       70 Biểu đồ  3.6. Tương quan giá trị  tiên lượng gãy xương của mô hình FRAX    và mô hình Garvan                                                                                              ..........................................................................................       75
  12. DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh Tên ảnh Trang  Hình 1.1. Quá trình tái tạo xương                                                                        ....................................................................      7  *Nguồn Stucke S.A.(2008)[11].                                                                           .....................................................................      7  Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành khối xương đỉnh                                          ......................................      8  Hình 1.3. Mối tương tác giữa các dòng tế bào tạo xương và hủy xương        10 ...        *Nguồn Stucke S.A.(2008) [11].                                                                       ................................................................       11  Hình 1.4a. Xương bình thường                                                                          ..................................................................       19  Hình 1.4b. Xương bị loãng xương                                                                     .................................................................       19  Hình 1.5. Cơ chế loãng xương nguyên phát (liên quan đến tuổi, MK)            ........       22  Hình 2.1. Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương mô hình FRAX                     .................       46                                                                                                                            47 .........................................................................................................................      Hình 2.2. Kết quả đánh giá nguy cơ gãy xương mô hình FRAX                     .................       47  Hình 2.3. Công cụ đánh giá nguy cơ gãy xương mô hình Garvan                    ................       49  Hình 2.4. Kết quả đánh giá nguy cơ gãy xương mô hình Garvan                    ................       50
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loãng xương được định nghĩa là bệnh xương hệ  thống được đặc  trưng bởi mật độ xương thấp và thay đổi vi cấu trúc trong xương làm tăng  nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gãy. Loãng xương là bệnh diễn biến thầm  lặng, không gây triệu chứng cho đến khi gãy xương xảy ra.  Trên thế  giới, trên 8,9 triệu người gãy xương do loãng xương mỗi  năm, trong đó 61% phụ nữ gãy xương. Ở Châu Âu, khoảng 22 triệu phụ nữ  và 5,5 triệu nam giới trong độ tuổi từ 50­84 bệnh loãng xương.  Ở Úc, nguy  cơ  gãy xương do loãng xương sau 50 tuổi là 42% ở  nữ; 27% ở  nam. Ngày   nay, dân số  già ngày càng tăng, đang trở  thành mối quan tâm cho sức khỏe   cộng đồng trên toàn thế  giới; bởi vì tần suất loãng xương và gãy xương  tăng lũy tiến theo tuổi tác. Gãy xương không những gánh nặng cho bản thân  bệnh nhân, mà còn là gánh nặng cho y tế cộng đồng, ảnh hưởng đến sinh  hoạt xã hội, tài chính quốc gia. Chi phí mỗi năm liên quan đến điều trị   ở  Mỹ  là đến 10­20 tỷ  USD.  Ở  Anh Quốc 2,7 tỷ  EUR.  Ở  Úc là 7,5 USD.  Bệnh nhân bị  gãy xương, đặc biệt là cổ  xương đùi phải chịu nhiều biến  chứng như  đau, tàn phế  và tử  vong 12­20% trong năm đầu tiên. Những  người còn sống sót thì chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút đi rất nhiều   [1].   Vì   những lý  do  trên,  dự  phòng  và  điều  trị  hiệu  quả   bệnh  loãng   xương trở  nên cần thiết. Tuy nhiên, để  có được những chiến lược, kế  hoạch và biện pháp can thiệp, phòng ngừa ngắn hạn và dài hạn bệnh loãng  xương ở cá thể hay cộng đồng thì bước sơ khởi là cần hiểu biết được mức   độ của bệnh, các yếu tố nguy cơ và mối liên quan giữa các mối nguy cơ đó.  Từ đó, xác định được đối tượng có nguy cơ cao đối với gãy xương do loãng   xương. Chỉ  khi đó mới cụ  thể  hóa chiến lược trong điều trị  và dự  phòng 
  14. 2 bệnh này. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán loãng xương, trong đó đo  mật độ  xương bằng phương pháp hấp thụ  tia X năng lượng kép (DXA)  được xem là tiêu chuẩn vàng. Ngoài ra, trên thế giới có nhiều mô hình tính  toán, giúp người thầy thuốc dự  đoán được bệnh, nhóm nguy cơ  cao hay   thấp, để có hướng điều trị hay dự phòng thích hợp, hạn chế được nguy cơ  gãy xương.  Hiện nay, có hai mô hình Frax và Garvan đang sử dụng dự đoán  nguy cơ cao gãy xương 5 năm, 10 năm tới. Hai mô hình cũng chưa sử dụng  rộng rãi ở Việt Nam trong đó có tỉnh Kiên Giang.   Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố vùng miền, với thói quen, tập tục  sinh hoạt khác nhau, sẽ  dẫn đến tỷ  lệ và mức độ  loãng xương khác nhau.  Tại Việt Nam, cũng có một số  nghiên cứu xác định tỷ  lệ  các yếu tố  nguy   cơ  loãng xương, mật độ  xương và tỷ  lệ  loãng xương ở  những vùng miền   khác   nhau,   trên   đối   tượng   nghiên   cứu   khác   nhau   [2],[3],[4].   Tỉnh   Kiên  Giang, cũng có những khác biệt về  nhân trắc, văn hoá, tập tục sống, tuy   nhiên vẫn chưa có  một  nghiên  cứu nào  về  mật  độ  xương, tỷ  lệ  loãng  xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, gãy xương. Để góp phần tìm hiểu  về  bệnh lý loãng xương  ở  Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề  tài "Nghiên   cứu mật độ khoáng của xương và các yếu tố nguy cơ gãy xương ở phụ   nữ  mãn kinh  tại Thành phố Rạch Giá,  tỉnh Kiên Giang " nhằm hai mục  tiêu sau  1. Khảo sát mật độ khoáng của xương bằng phương pháp DXA và xác  định tỷ lệ loãng xương cùng các yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng  xương ở phụ nữ  mãn kinh tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên giang. 2. Xác định các yếu tố nguy cơ gãy xương và dự báo nguy cơ gãy  xương qua hai mô hình Frax và Garvan. Nghiên cứu cũng so sánh giá 
  15. 3 trị tiên lượng của hai mô hình Garvan và FRAX, và đối chiếu với chỉ  định điều trị theo khuyến cáo và phác đồ điều trị hiện hành. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sinh lý bệnh học loãng xương 1.1.1. Cấu trúc xương và chuyển hóa xương Khung xương con người có 206 xương. Những xương này có nhiều  chức năng quan trọng như  góp phần tạo nên dáng dấp cơ  thể, nâng đỡ  trọng lượng cơ  thể, bảo vệ các bộ  phận quan trọng trong cơ thể, và cùng  với hệ  thống cơ  giúp cho chúng ta di chuyển dễ  dàng. Xương còn là một  “kho” lưu trữ  chất khoáng như  calci và phospho. Xương còn có một chức  năng quan trọng khác là nơi cung cấp tế bào gốc từ tủy xương phục vụ cho   sự tăng trưởng của nhiều loại tế bào. Xương là một mô năng động được cấu tạo từ  hai loại mô chính: vô   cơ  và hữu cơ. Thành phần vô cơ  chiếm 70% và thành phần hữu cơ  chiếm  22%   trọng   lượng   của   xương.   Thành   phần   vô   cơ   chủ   yếu   là   calcium  phosphate hydroxyapatite. Thành phần hữu cơ  chủ  yếu là chất keo loại I   (type I collagen), chiếm khoảng 85%,   và các protein non­collagen  (chiếm  khoảng   15%)   như   osteocalcin,   osteopontine,   sialoprotein,   glycoprotein,   proteoglycan và gla­protein.
  16. 4 Dựa vào cấu trúc và hình dạng, xương có thể  chia thành hai loại:  xương trục (axis) và xương tứ  chi (appendicular). Xương trục là những  xương  như   xương  đốt   sống  (vertebrae). Xương tứ  chi  gồm  xương  tay,   chân. Sự  phân chia này liên quan đến hai nhóm xương đặc và xốp đề  cập   trên.  Xương trục thường có thành phần xương xốp cao (khoảng 75­80%),   nhưng xương tứ chi thì phần lớn có tỷ trọng xương đặc rất cao. Xương đặc có hai đặc điểm chính: bề ngoài khá dày và mật độ  chất   khoáng cao. Với độ dày và mật độ  chất khoáng cao, xương đặc là một mô  rất cứng và chắc. Xương đặc bao gồm các đơn vị cấu trúc Haversian hoặc  osteon, chạy dọc song song với trục của thân xương dài. Mỗi osteon có  trung tâm là  ống Haversian chứa mạch máu, thần kinh và mô liên kết, bao  quanh là các phiến mỏng lamellae mô xương đồng tâm; khoảng hở giữa các  lamellae gọi là lacunae được nối với nhau và nối với  ống Haversian bằng  hệ thống  ống nhỏ  canaliculi. Các hệ thống Haversian được tách biệt nhau  bởi  lớp cement  giàu thành phần vô  cơ, là nơi diễn ra quá trình hủy và  khoáng hóa xương. Xương xốp có cấu trúc giống như  một tảng ong, có  mật độ chất khoáng tương đối thấp, gồm các phiến sơi collagen xếp song   song. Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và thể  tích của xương xốp cao, cho  thấy   hoạt   động   chuyển   hóa   xương   và   khả   năng   thay   đổi   mật   độ  xương (MĐX) của vùng này mạnh hơn so với xương đặc [5],[6],[7]. Xương chúng ta được cấu thành từ  trong bụng mẹ. Xương dài của   bào thai đã được “mô hình hóa” để  có hình dạng khi trưởng thành ngay từ  tuần thứ 26 sau khi thụ thai. Sau khi sinh, xương phát triển nhanh trong giai  đoạn trước dậy thì. Khoảng 90% khối xương đỉnh (peak bone mass) của   một người được lưu trữ  trong thời gian trước tuổi dậy thì. Tốc độ  tăng  trưởng MĐX trong thời kỳ  trước tăng trưởng  ở  nữ  nhanh hơn nam giới.  
  17. 5 Nhưng đến độ  tuổi 20, mức độ  khác biệt về  MĐX giữa nam và nữ  không   còn khác nhau đáng kể. Sau thời kỳ  tăng trưởng, MĐX trải qua một giai  đoạn ổn định, và giai đoạn này kéo dài khoảng 5 đến 15 năm. Đây chính là  giai đoạn MĐX đạt mức tối đa. Sau độ  tuổi 35, MĐX bắt đầu suy giảm,  nhất là sau mãn kinh (MK). Mức độ  suy giảm MĐX ở  nữ  thường cao hơn  nam. Chính vì sự suy giảm MĐX, xương yếu dễ gãy. 1.1.2. Quy trình chuyển hóa xương Xương   là   một   mô   động   được   tạo   ra   từ   3   nhóm   tế   bào   chính:  osteoblast (tế  bào tạo xương), osteoclast (tế  bào hủy xương) và osteocyte  (tế  bào xương). Tế  bào tạo xương là những tế  bào có chức năng tạo ra  xương, chúng nằm trên bề mặt của xương, và chúng có thể được kích hoạt  để biến chuyển thành tế bào xương. Tế bào tạo xương có "tuổi thọ" trung   bình là 3 tháng. Tế  bào hủy xương là những tế  bào có chức năng đào thải  xương cũ, và chúng xuất phát từ  các tế  bào gốc trong tủy xương. Tế  bào  hủy xương có "tuổi thọ" chỉ  2 tuần. Tế  bào xương có chức năng tạo ra   protein chất keo loại (type I collagen). Tế  bào xương nằm phía dưới bề  mặt của xương. Tế  bào xương không phân bào và có thời gian bán huỷ  trung bình 25 năm. Tế  bào tạo xương và tế  bào huỷ  xương vận hành với nhau để  hình   thành hai quá trình xây dựng xương (bone modelling) và tái tạo xương (bone  remodelling) sẽ  đề cập dưới đây. Quá trình xây dựng xương diễn ra trong   độ tuổi thiếu niên và trưởng thành, có chức năng chính là "tạo hình" xương,  như hình thể, kích thức, và cấu trúc. Ở giai đoạn trưởng thành đến sau mãn  kinh (nữ) và cao tuổi (nam), quá trình tái tạo xương diễn ra, với sự tham gia   của tế  bào huỷ  xương và tế  bào tạo xương. Quá trình tái tạo xương có   chức năng chính là đào thải xương cũ và thay thế  vào đó là những xương  
  18. 6 mới. Quá trình huỷ  xương và tạo xương diễn ra liên tục suốt đời người.   Cứ mỗi 10 năm con người có một bộ xương hoàn toàn mới [8],[9].  Quá   trình   xây   dựng   xương   (modeling)   và   tái   tạo   xương  (remodeling) Xương trải qua hai quá trình xây dựng xương và quá trình tái tạo  xương. Hai quá trình này xảy ra với những cơ  chế  riêng biệt để  biệt hóa   các nhóm tế  bào xương giúp đạt được sự  tạo thành xương và/ hoặc làm  xương mới. Hai quá trình này, phối hợp nhau trong quá trình phát triển  xương để định dạng xương thích hợp, duy trì nồng độ huyết thanh của các   ion, và sửa chữa các vùng cấu trúc xương bị tổn thương [10]. Quá trình xây dựng xương xảy ra tuổi vị thành niên. Chức năng  xây  dựng xương là tạo dáng và chiều dài, hình dạng cho xương. Trong giai   đoạn xây dựng xương, MĐX gia tăng đến mức tối đa. Quá trình xây dựng  xương, diễn ra trên bề  mặt xương, hai quá trình tạo xương và phân hủy  xương xảy ra một cách độc lập. Một khi xương đạt tới mức trưởng thành,  quá trình xây dựng xương sẽ  giảm rất nhiều, hoàn toàn không đáng kể  so  với trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, quá trình xây dựng xương có thể  xảy ra sau giai đoạn trưởng thành, ở những bệnh lý có sự thay đổi của lực   tác dụng lên xương [11].  Ngược lại, quá trình tái tạo xương (remodelling) luôn xảy ra theo  trình tự  kích hoạt, hủy xương, và tạo xương (Bảng 1.1). Quá trình tái tạo  xương có chức năng phân hủy những mảng xương cũ hay xương bị tổn hại   thay thế bằng những mảng xương mới. Quá trình tái tạo xương diễn ra liên  tục (suốt đời), và 25% lượng xương xốp và 5% lượng xương đặc có thể  được thay đổi trong vòng một năm [11].
  19. 7 Việc phân hủy xương cũ và thay thế  xương mới trong quá trình tái  tạo xương xảy ra theo trình tự 4 bước: khởi động, phân hủy, tạm ngừng, và   tạo xương (Hình 1.1). Bước khởi động tùy thuộc vào các tế bào tạo xương,  hoặc là trên bề mặt của xương hoặc là trong tủy xương, gửi tín hiệu đến  các tế bào tạo máu để hình thành tế bào hủy xương. Bước phân hủy có thể  xảy ra phía dưới các lớp tế  bào liên kết. Sau một bước tạm ngưng ngắn   ngủi, các tế  bào tạo xương bắt đầu tạo ra những lớp xương mới. Một số  các tế bào tạo xương còn lại trong xương và được chuyển hóa thành tế bào  xương, và các tế  bào này liên kết với nhau và với các tế  bào tạo xương  khác. Khi giai đoạn tạo xương trên hoàn tất, xương có khoảng thời gian  bất động. Giai đoạn phân hủy kéo dài vài tuần, nhưng giai đoạn tạo xương  thì cần đến vài tháng để hoàn tất [11],[12].  Hình 1.1. Quá trình tái tạo xương *Nguồn Stucke S.A.(2008)[11].   Quá trình tái tạo xương cần thiết để duy trì lực của xương. Quá trình  này có thể  diễn ra trên bề  mặt của xương. Trước khi bước vào giai đoạn   trưởng thành, quá trình tạo xương diễn ra với mức độ  cao hơn quá trình 
  20. 8 hủy xương, và do đó, MĐX tăng nhanh trong thời kỳ  này. Mật độ  khoáng  của xương đạt mức độ  cao nhất trong độ  tuổi 20 – 30 và các yếu tố  di   truyền đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này gọi là khối xương đỉnh  (Hình 1.2). Sau khi MĐX đạt mức độ  tối đa, bắt đầu suy giảm với tốc độ  khác nhau theo độ tuổi. Sau thời kỳ mãn kinh vài năm (ở nữ) và sau 50 tuổi  (ở  nam), các tế  bào hủy xương năng động hơn tế  bào tạo xương, và dẫn   đến tình trạng suy giảm MĐX và gia tăng nguy cơ  gãy xương (GX) [13], [14]. Quá trình hủy xương xảy ra khi có sự thiếu hụt calci và phospho trong  ăn uống, các hormone điều tiết cơ  thể  phản  ứng bằng cách di chuyển các   chất khoáng này khỏi xương để dùng cho các chức năng khác trong cơ thể.  Khi quá trình này tiếp tục xảy ra nhiều lần thì xương trở  nên yếu hơn và  dễ  dẫn đến GX. Ngược lại, khi cung cấp calci và phospho đầy đủ, quá  trình hình thành xương sẽ  hấp thụ  các chất khoáng này bổ  sung lượng dự  trữ trong xương [15],[16],[17].  Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành khối xương đỉnh * Nguồn: theo Reid D.M. (2011) [7].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2