intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020-2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

11
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020-2021)" trình bày các nội dung chính sau: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/ hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020 -2021); Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020-2021)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG NGUYỄN HOÀI NAM Tên đề tài nghiên cứu: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY VÙNG MẤU CHUYỂN VÀ/HOẶC CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN (2020 -2021) Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 972 01 17 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. DƯƠNG ĐÌNH CHỈNH TS. VŨ VĂN KHOA HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG NGUYỄN HOÀI NAM Tên đề tài nghiên cứu: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY VÙNG MẤU CHUYỂN VÀ/HOẶC CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH NGHỆ AN (2020 -2021) Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 972 01 17 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. DƯƠNG ĐÌNH CHỈNH TS. VŨ VĂN KHOA HÀ NỘI, 2022
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Dương Đình Chỉnh, TS. Vũ Văn Khoa đã tận tình chỉ dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn! PGS.TS. Trần Thanh Dương Viện trưởng và Ban Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. PGS.TS. Cao Bá Lợi, cùng toàn thể cán bộ Phòng Khoa học và Đào tạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. GS.TS. Phạm Ngọc Đính, PGS. TS. Đoàn Huy Hậu, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, PGS.TS. Lê Trần Anh, PGS.TS PGS. TS. Lê Xuân Hùng, TS. Nguyễn Quang Thiều, TS. Trần Quang Phục đã có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án. Các Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Y khoa Vinh Nghệ An. Ban Giám đốc, cùng toàn thể cán bộ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tỉnh Nghệ An. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ, Vợ, Con, gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi vượt qua mọi khó khăn gian khổ hoàn thành luận án. Luận án chỉ là bước đầu trong sự nghiệp khoa học. Những lời cảm ơn là không đủ vì làm sao kể hết những tình cảm thật cao quý, nhưng những tình cảm đó sẽ theo tôi trong suốt cuộc đời không bao giờ thay đổi! Nguyễn Hoài Nam
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về y đức trong nghiên cứu y sinh học. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Nguyễn Hoài Nam
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BMD Bone Mineral Density – Mật độ xương BMI Body Mas Index – Chỉ số khối cơ thể CĐ Cố định CRF Chronic Renal Failure – Suy thận mãn CRP C-reactive protein – Protein phản ứng FNFs Femoral neck fractures – gãy cổ xương đùi di lệch GCXĐ Gãy cổ xương đùi GX Gãy xương HA Hip Arthroplasty – Khớp háng (khớp hông) HHS The Harris Hip Score – Điểm số khớp háng Harris LMC Intertrochanteric – Liên mấu chuyển LOS Leghth of Hopital stay – Thời gian nằm viện PCR Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi Polymerase QoL Quality of Life – Chất lượng cuộc sống RFLP Restriction Fragment Length Polymorphism (Kỹ thuật đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn) THA Total Hip Arthroplasty – Tổng số khớp háng TL Tỷ lệ WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới WTS Weiting Time for Surgery – Thời gian chờ đợi phẫu thuật
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................... iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG .................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................. 3 1. 1. Đại cương gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ......... 3 1.2. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và /hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi ........................................................................... 4 1.2.1. Tình hình gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi ................................................................................................................. 4 1.2.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi....................................................................................................... 8 1.2.3. Chẩn đoán gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ................. 10 1.3. Một số yếu tố liên quan đến gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi .................................................................................... 11 1.3.1. Loãng xương và kết cấu vỏ xương.................................................... 11 1.3.2. Các yếu tố tuổi, giới, loãng xương và tác động cơ học..................... 12 1.3.3. Mắc các bệnh nền .............................................................................. 14 1.3.4. Gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi thứ phát..................... 15 1.4. Điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ........................ 16 1.4.1. Lựa chọn các kỹ thuật điều trị ........................................................... 16 1.4.2. Kỹ thuật thay khớp háng ................................................................... 18 1.4.3. Phương pháp cố định......................................................................... 20
  7. v 1.4.4. Kết hợp xương với nẹp vít, đóng đinh đầu xương và sử dụng kim cố định Kirschner ............................................................................................. 22 1.4.5. Ghép xương nhân tạo kết hợp với ghép xương tự thân của người bệnh ............................................................................................................. 24 1.5. Các tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi .................................................................................. 24 1.5.1. Tử vong ............................................................................................. 24 1.5.2. Mổ lại ................................................................................................ 26 1.5.3. Mê sảng do phẫu thuật thay khớp háng ............................................ 27 1.5.4. Hoại tử vô mạch sau phẫu thuật ........................................................ 29 1.5.5. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng .................................................................................................... 30 1.5.6. Nhiễm trùng sau phẫu thuật thay khớp háng .................................... 31 1.6. Phòng bệnh gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi ............................................................................................................... 33 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 36 2.1. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu 1 ................................................... 36 2.1.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................... 36 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu 2: .................................................. 44 2.2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................... 44 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 44 2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 53 2.4. Sai số và hạn chế sai số ........................................................................ 54 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 54 2.6. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 55 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 56
  8. vi 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020 - 2021) ............................................................................... 56 3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu........................................... 56 3.1.2. Lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi ............................................................................................................... 59 3.1.3. Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi...................................................................... 61 3.2. Kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An ......................... 67 3.2.1. Chỉ định điều trị, thời gian thực hiện kỹ thuật, tình trạng mê sảng sau điều trị ......................................................................................................... 67 - Chỉ định điều trị và thời gian thực hiện kỹ thuật ...................................... 67 3.2.2. Kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An bằng kỹ thuật thay khớp háng bán phần ............................................................................ 69 3.2.3. Kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi.......... 76 ở nhóm cố định bên trong ........................................................................... 76 3.2.4. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện và tiên lượng kết quả sau điều trị trong vòng 6 tháng ............................................ 83 Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 88 4.1. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/ hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020 -2021). ............................................................................... 88 4.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở đối tượng nghiên cứu .............................................................. 88 4.2. Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi........................................................................................... 99 4.2.1. Chỉ định và lựa chọn kỹ thuật can thiệp............................................ 99
  9. vii 4.2.2. Thời gian thực hiện kỹ thuật thay khớp háng bán phần và cố định bên trong, tỷ lệ mê sảng ................................................................................... 100 4.2.3. Kết quả can thiệp thay khớp háng bán phần ................................... 101 4.2.4. Kết quả thực hiện can thiệp bằng cố định bên trong....................... 104 4.2.5. Một số yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện ............................. 107 4.2.5. Các yếu tố liên quan kết quả sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ............... 110 4.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến các biến cố bất lợi sau điều trị.............. 112 4.2.7. Một số ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ................................. 115 KẾT LUẬN ............................................................................................... 120 TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ....................................... 122 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ ................................................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 124
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phân loại gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi của Garden ........................................................................................... 3 Hình 1.2. Hình ảnh các mức độ loãng xương ............................................. 10 Hình 2.1: Các bước trong phẫu thuật khớp háng ........................................ 51 Hình 2.2: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu............................................................ 55 Hình 3.1. Tỷ lệ kiểu gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi theo phân loại Garden .................................................................................. 60 Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị bằng thay khớp háng bán phần và cố định bên trong ............................................................................. 67
  11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ..................................................... 39 Bảng 2.2. Biến số trong đánh giá trong nghiên cứu.................................... 47 Bảng 2.3. Bảng điểm của Harris ................................................................. 48 Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới, nơi cư trú.................................................... 56 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc 1, 2 và ≥ 3 bệnh nền ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ..................................................... 57 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc từng bệnh nền ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi .................................................................. 58 Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng, thực thể của người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi khi nhập viện .............................. 59 Bảng 3.5. Nguyên nhân gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi và thời gian từ khi chấn thương đến khi nhập viện ......................... 60 Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm huyết học ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi khi nhập viện .............................. 61 Bảng 3.7. Tỷ lệ thiếu máu, giảm protein, giảm albumin ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi khi nhập viện....... 61 Bảng 3.8. Giá trị trung bình các chỉ số xét nghiệm sinh hóa ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ...................... 62 Bảng 3.9. Tỷ lệ tăng, giảm các chỉ số sinh hóa ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi khi nhập viện ...................... 63 Bảng 3.10. Kết quả X-quang ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi .................................................................. 64 Bảng 3.11. Kết quả xét nghiệm sinh hóa trước phẫu thuật ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ............................. 65 Bảng 3.12. Kết quả đo mật độ xương ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuển và/hoặc cổ xương đùi trước phẫu thuật ............................ 66
  12. x Bảng 3.13. Kết quả xét nghiệm huyết học ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi trước phẫu thuật .......................... 66 Bảng 3.14. Thời gian thực hiện ở từng kỹ thuật điều trị ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ............................. 67 Bảng 3.15. Tình trạng mê sảng sau phẫu thuật ........................................... 68 Bảng 3.16. Đánh giá tình trạng mê sảng theo thang điểm Glasgow ........... 68 Bảng 3.17. Tỷ lệ nhiễm trùng, tử vong sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ........... 69 Bảng 3.18. Tỷ lệ so le chi qua khám lâm sàng và X-quang sau thay khớp háng bán phần 1, 3 và 6 tháng .................................................... 70 Bảng 3.19. Tình trạng đau sau thay khớp háng bán phần 1, 3 và 6 tháng theo thang điểm Harris ................................................................ 71 Bảng 3.20. Đánh giá sử dụng dụng cụ hỗ trợ trong sinh hoạt theo thang điểm Harris sau thay khớp háng bán phần 1, 3 và 6 tháng ......... 72 Bảng 3.21. Đánh giá khoảng cách đi bộ sau thay khớp háng bán phần 1, 3 và 6 tháng .................................................................................... 73 Bảng 3.22. Khả năng sử dụng cầu thang, tự ngồi ghế sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ............................................................................................ 74 Bảng 3.23. Tổng biên độ vận động khớp háng được thay sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ......................................................................................... 75 Bảng 3.24. Tổng hợp kết quả thay khớp háng bán phần theo thang điểm Harris sau điều trị 6 tháng ........................................................... 76 Bảng 3.25. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ và tử vong sau điều trị l tháng, 3 tháng và 6 tháng .......................................................................... 77 Bảng 3.26. Tỷ lệ so le chi qua khám lâm sàng và chụp X-quang ở nhóm bệnh nhân cố định bên trong ....................................................... 77 Bảng 3.27. Tình trạng đau sau điều trị 1, 3 và 6 tháng theo thang điểm Harris ........................................................................................... 78 Bảng 3.28. Đánh giá sử dụng dụng cụ hỗ trợ theo thang điểm Harris sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ................................................................ 79
  13. xi Bảng 3.29. Khoảng cách đi bộ sau điều trị 1, 3 và 6 tháng......................... 80 Bảng 3.30. Khả năng sử dụng cầu thang, tự ngồi ghế sau điều trị 1, 3 và 6 tháng ............................................................................................ 81 Bảng 3.31. Tổng biên độ vận động của khớp háng sau điều trị 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng .......................................................................... 82 Bảng 3.32. Tổng hợp kết quả theo thang điểm Harris sau điều trị 6 tháng bằng cố định bên trong ................................................................ 83 Bảng 3.33. Thời gian nằm viện trung bình ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi thay khớp háng bán phần ............ 84 Bảng 3.34. Thời gian nằm viện trung bình ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi cố định bên trong ........................ 84 Bảng 3.35. Phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuển và/hoặc cổ xương đùi ..................................................................................................... 85 Bảng 3.36. Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện ở người cao tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi................................................................................................ 85 Bảng 3.37. Phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan kết quả sau điều trị 6 tháng ............................................................................................ 86 Bảng 3.38. Kết quả phân tích tương quan đa biến một số yếu tố tiên lượng kết quả sau điều trị 6 tháng ......................................................... 87
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi do chấn thương, do tai nạn trong sinh hoạt, hậu quả là biến dạng giải phẫu của xương, làm giảm hoặc mất chức năng nâng đỡ và vận động của xương. Các nhà khoa học đã xác định được có rất nhiều yếu tố liên quan như: Tình trạng loãng xương, giảm mật độ can xi của xương, gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi thường xuất hiện ở người có các bệnh nội khoa như đái tháo đường, suy thận, suy dinh dưỡng, béo phì. Nghiên cứu của Díaz AR (2018), cho thấy gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi có liên quan đến bệnh nhân nữ, tuổi cao và có kèm theo từ 5 - 9 bệnh nội khoa trước đó và kết hợp với té ngã do tai nạn, bệnh mạch máu não [1], [2]. Các nhà khoa học ước tính hàng năm trên thế giới có trên 125.000 trường hợp bệnh gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu người cao tuổi, ước tính, số trường hợp bệnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 do quá trình già hóa dân số trên thế giới. Ngày nay, gãy cổ xương đùi và vùng mấu chuyển là vấn đề y tế cần được quan tâm phòng ngừa và giải quyết [3]. Tại Mỹ Cơ sở dữ liệu Chương trình cải thiện chất lượng phẫu thuật quốc gia của Đại học bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ đã tổng hợp và phân tích từ năm 2006 đến 2015. Có 17.122 bệnh nhân > 65 tuổi gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi, trong đó, 70% là nữ, tuổi trung bình là 80,1 tuổi (± 6,6 tuổi). Tỷ lệ mắc bệnh gãy vùng mấu chuyển hoặc/và cổ xương đùi là 9,8% (± 6,6). Số lượng các trường hợp bệnh tăng lên hằng năm. Các yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, tình trạng loãng xương, bệnh tiểu đường và hút thuốc thuốc lá, suy thận. Phương pháp điều trị cố định trong là phổ biến nhất sau đó là thay khớp háng [4] Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng già hóa dân số nhanh, dự báo năm 2049 hơn 1/4 tổng dân số trên 60 tuổi [5]. Cùng với gia tăng số lượng người cao tuổi, các ca gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương
  15. 2 đùi sẽ tăng mạnh, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn rất ít thông tin về loại chấn thương này về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố trước phẫu thuật liên quan đến thời gian chờ phẫu thuật (WTS- can thiệp) và các yếu tố sau phẫu thuật như thời gian nằm viện (LOS), kết quả phẫu thuật, tỷ lệ mê sảng, tỷ lệ đạt kết quả tốt, xấu ở bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển hoặc/và cổ xương đùi [4], [6]. Trên địa bàn Nghệ An hằng năm có hàng trăm bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật điều trị gãy vùng mẫu chuyển và/hoặc cổ xương đùi, nhưng cho đến nay, chưa có một đề tài nghiên cứu sâu và có hệ thống về vấn đề này. Mặt khác, đa số các trường hợp bệnh được chẩn đoán muộn, một tỷ lệ không nhỏ các trường hợp bệnh sau phẫu thuật có các biến chứng như: Nhiễm trùng, cứng khớp, biến dạng khớp háng, hoại tử vô khuẩn, không liền xương, hẹp khớp háng và tử vong…Với tính cấp thiết của vấn đề chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020 - 2021), nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/ hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An (2020 -2021). 2. Đánh giá kết quả điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi.
  16. 3 Chương 1: TỔNG QUAN 1. 1. Đại cương gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi - Gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi là những gãy xương ở khu vực từ phía dưới vùng mấu chuyển lên đến sát chỏm cầu. Theo phân loại của Garden gồm có gãy không hoàn toàn; gãy hoàn toàn ít di lệch; gãy hoàn toàn còn sự tiếp xúc giữa các mặt gãy; gãy di lệch hoàn toàn trên các bình diện có 4 type, trong đó type thường gặp nhất là type3 và type 4 [7]. Hình 1.1. Phân loại gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi của Garden [7] Trong đó: Typ 1: gãy không hoàn toàn; Typ 2: gãy hoàn toàn nhưng ít di lệch; Typ 3: gãy hoàn toàn nhưng còn sự tiếp xúc giữa các mặt gãy; Typ 4: gãy di lệch hoàn toàn trên các bình diện - Theo phân loại của Pauwels thì gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi có 3 typ là: + Typ 1: đường gãy tạo với đường chân trời 1 góc bé hơn 30 đ + Typ 2: đường gãy tạo với đường chân trời 1 góc từ 30º đến 50º độ; + Typ 3: đường gãy tạo với đường chân trời 1 góc lớn hơn 50º.
  17. 4 - Gãy vùng mấu chuyển: Là gãy xương vùng nối giữa đầu trên xương đùi với cổ xương đùi. Theo phân loại gãy liên mấu chuyển (tiêu chuẩn AO), có 3 loại cơ bản như: Kiểu A1: Gãy đơn giản, có 1 đường gãy chạy từ mấu chuyển lớn đến vỏ xương bên trong, loại này có 3 dạng nhỏ như sau: A1-1: Đường gãy nền cổ mấu chuyển; A1-2: Đường gãy liên mấu chuyển; A1-3: Đường gãy dưới mấu chuyển; Kiểu A2: Loại gãy mấu chuyển có nhiều mảnh rời hướng đường gãy được xác định giống loại A1 nhưng vỏ thân xương bên trong gãy thành 3 mức: A2-1: gãy có 1 mảnh rời; A2-2: Gãy có 2 mảnh rời; A2-3: Gãy có nhiều hơn 2 mảnh rời. Kiểu A3: Đường gãy chạy từ vỏ thân xương đùi ngay dưới mấu chuyển lớn chạy vào mấu chuyển bé, nếu đường gãy bên ngoài bắt đầu từ dưới mấu chuyển lớn kết thúc bên trong mấu chuyển bé thì loại gãy này cũng được xếp vào nhóm A3 (đường gãy chéo ngược), gồm: A3-1: Đường gãy đơn giản (chéo chếch lên); A3-2: Đường gãy đơn giản (ngang); A3-3: Gãy A3-1 có kèm gãy mấu chuyển nhỏ. - Trong thực tế thì gãy cổ xương đùi và gãy vùng mấu chuyển đều có nguyên nhân giống nhau, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giống nhau và có những biện pháp can thiệp giống nhau và khác nhau. Trên mỗi bệnh nhân cụ thể thì phẫu thuật viên sẽ lựa chọn phương pháp phân loại gì, cách thức can thiệp ra sao cho phù hợp. 1.2. Một số đặc điểm dịch tễ lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và /hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi 1.2.1. Tình hình gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi 1.2.1.1.Trên thế giới Đối tượng mắc bệnh gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi chủ yếu người cao tuổi. Phẫu thuật được chỉ định điều trị cho phần lớn các loại
  18. 5 gãy xương này, điều trị cố định bên trong áp dụng cho các ca bệnh có tuổi không cao lắm, tình trạng loãng xương không nặng nề, khả năng liền xương còn tốt và cố định chỉ áp dụng cho người quá cao tuổi, gãy phúc tạp, mắc nhiều bệnh nền, tiên lượng xấu nếu phải qua 1 cuộc đại phẫu. Ước tính, số trường hợp bệnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 do quá trình tăng tuổi thọ trung bình và già hóa dân số trên thế giới. Ngày nay, gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương là vấn đề y tế cần được quan tâm giải quyết [3], [8]. - Hầu hết các nhà khoa học trên thế giới cùng thống nhất nhận định: Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nữ cao hơn nam; Tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, cùng với sự tăng dần tuổi thọ; Tỷ lệ mắc khác nhau ở các vùng khác nhau và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, xã hội và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế ở các vùng, các quốc gia khác nhau. - Yếu tố nguy cơ, yếu tố liên quan gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi có mối quan hệ mật thiết với mắc các bệnh nền như: Tim mạch, béo phì, tăng huyết áp, suy thận, suy dinh dưỡng, bệnh loãng xương… - Hầu hết các trường hợp bệnh gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi đều xuất phát từ chấn thương trong sinh hoạt như té ngã, tại nạn giao thông.. - Điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi có các phương pháp là thay khớp háng toàn phần hoặc bán phần và điều trị cố định trong, điều trị bảo tồn không phẫu thuật ... Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học lâm sàng gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi và hiệu quả các biện pháp can thiệp: + Marks R (2010), phân tích thống kê dịch tễ học gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi và các yếu tố nguy cơ, giai đoạn (1970 – 2009) trên thế giới, Ông nhận thấy: Bệnh thường dẫn đến tử vong sớm, số người mắc tăng do già hóa dân số trong khi tỷ lệ mắc giảm. Gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi vẫn là một vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng, mặc dù có sụt giảm về tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mắc ở các
  19. 6 khu vực, dân tộc là khác nhau. Các yếu tố chính quyết định gãy xương bao gồm tuổi, loãng xương và té ngã, nhưng một số yếu tố kinh tế xã hội, chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy, cần nhiều nghiên cứu hơn, các nỗ lực phòng ngừa tiên phát, thứ cấp và cấp ba được thiết kế tốt được áp dụng ở cả các nước giàu cũng như đang phát triển đều mong muốn giảm gánh nặng hiện tại và tương lai liên quan đến chấn thương gãy xương vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi. Trong bối cảnh này, các biện pháp tổng thể, toàn diện cần được thực hiện thay vì các giải pháp đơn lẻ [9]. + Masoud ShayestehAzar (2016), nghiên cứu các bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2014 tại Bệnh viện Imam-Khomeini của Đại học Khoa học y khoa Mazandaran thành phố Sari, I Rắc kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở phụ nữ cao hơn nam giới (p < 0,01), phẫu thuật khớp liên quan đến tỷ lệ biến chứng và tử vong cao, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi [10] - Nghiên cứu của Green CM (2014) tại Ấn Độ cho thấy: Năm 2012 với 61.508 được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu gãy xương Quốc gia (NHFD). Đây là số bệnh nhân được thống kê còn trên thực tế còn cao hơn nhiều vì điều kiện kinh tế khó khăn nhiều người bệnh không vào bệnh viện. Đối với bệnh nhân nội trú bệnh viện và duy trì FNOF hiếm khi được điều trị như một nhóm bệnh nhân riêng biệt như: Các tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân, thời gian quản lý phẫu thuật và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của cách thức quản lý tiêu chuẩn khi xu hướng tăng cao về tỷ lệ bệnh và chiến lược phòng ngừa té ngã trong dịch vụ y tế Quốc gia [11]. + Lehtonen EJI (2018), Nghiên cứu tại Mỹ với cơ sở dữ liệu chương trình cải thiện chất lượng phẫu thuật quốc gia của đại học y tại Hoa Kỳ đã được phân tích từ năm 2006 - 2015, cho bệnh nhân > 65 tuổi, có 17.122 bệnh nhân, trong đó, 70% nữ, tuổi trung bình 80,1 tuổi. Xác suất mắc bệnh gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi là 9,8% (độ lệch chuẩn ± 5,2) Số
  20. 7 lượng các trường hợp bệnh tăng lên, nhưng tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể, tỷ lệ bệnh tiểu đường và hút thuốc không thay đổi theo thời gian [4]. + Díaz AR (2018), nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 428 bệnh nhân trên 65 tuổi nhập viện vì gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi năm 2015, trong đó giới tính, tuổi, chẩn đoán trước đó, nguyên nhân bên ngoài liên quan đến gãy xương. Kết quả có 220 bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi (51,4%) [1]. 1.2.1.2. Tại Việt Nam Gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi tại Việt Nam cũng không ngoài các đặc điểm chung trên thế giới và là một gánh nặng bệnh tật đối với sức khỏe người cao tuổi, trong những năm qua số bệnh nhân gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi tăng dần theo gia tăng của tuổi thọ trung bình của người dân. Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có bất kỳ một thống kê trên toàn quốc về tình hình gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở người cao tuổi, mà chỉ có trong các báo cáo khoa học riêng lẻ. Hiện nay, ở hầu hết bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được kỹ thuật thay khớp háng cũng như các kỹ thuật cố định bằng nẹp vít, đóng đinh nội tủy, ghim cố định…[12]. Các nghiên cứu đều khẳng định yếu tố nguy cơ liên quan đến gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi là tuổi cao, loãng xương, té ngã…Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu sau: - Nghiên cứu của Trần Trung Dũng và CS (2014), kết quả thay khớp háng toàn phần với đường mổ nhỏ điều trị gãy vùng mấu chuyển và/hoặc cổ xương đùi ở 30 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tuổi trung bình 65,7 ± 8,3, tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam là 2/1, có 86,7% bệnh nhân thiếu xương từ -2,5 đến – 1,5, kết quả điều trị đạt mức độ tốt 93,3%, không có kết quả kém theo phân loại của Charnley, không có trường hợp nào biến chứng sau phẫu thuật [13]. - Dương Đình Toàn và CS (2019), báo cáo kết quả thay khớp háng bán
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2