intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:206

80
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích với các đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               BỘ QUỐC PHÒNG  HỌC VIỆN QUÂN Y TÔ THỊ MAI HOA NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN  GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG CHỤP  CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY Ở BỆNH NHÂN  TĂNG HUYẾT ÁP LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
  2. HÀ NỘI – NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y TÔ THỊ MAI HOA NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN  GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG CHỤP  CẮT LỚP VI TÍNH 256 DÃY Ở BỆNH NHÂN  TĂNG HUYẾT ÁP Chuyên ngành : NỘI KHOA Mã số : 9 72 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học:
  3. 1. PGS.TS. PHẠM THỊ HỒNG THI 2. GS.TS. PHẠM MINH THÔNG HÀ NỘI –NĂM 2018
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Đảng ủy, Ban  Giám đốc, Phòng sau Đại học, Bộ môn Nội Tim Mạch, Học viện Quân Y  đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và   hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và đồng nghiệp tại Viện Tim  Mạch Quốc Gia, Bệnh viện Bạch Mai đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp  đỡ  tôi trong quá trình thu thập số   liệu nghiên cứu và hoàn thành luận án   này. Tôi xin bày tỏ  lòng biết  ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Thị  Hồng   Thi và GS.TS. Phạm Minh Thông, những người thầy đã hết lòng dìu dắt  và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu và hoàn thành   luận án. Tôi chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Oanh Oanh, cùng các thầy  cô đã chỉ bảo, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi. Tôi thật sự  xúc động và chân thành biết  ơn gia đình, đồng nghiệp,  bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học và   công trình nghiên cứu khoa học này. Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 2018     NCS. Tô Thị Mai Hoa
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số   liệu, kết quả  trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố   trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Tô Thị Mai Hoa
  6. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ Danh mục các hình Danh mục các biểu đồ
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Phần viết  Phần viết đầy đủ tắt 1 ACC/AHA American   College   of   Cardiology   Foundation/  American   Heart   Association   (Trường   Môn   Tim  Mạch Hoa Kỳ /Hội Tim Mạch Hoa Kỳ) 2 BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) 3 Cho ­ TP Cholesterol toàn phần 4 CK Creatin­kinase  5 CLVT Cắt lớp vi tính 6 CRP C­Reactive Protein (Protein C phản ứng) 7 CT Computer Tomography (Chụp cắt lớp vi tính) 8 ĐM Động mạch 9 ĐMV Động mạch vành 10 Ds Đường kính cuối tâm thu của thất trái 11 DSCT Dual Source Computer Tomography (Chụp cắt lớp  vi tính hai nguồn phát) 12 ĐTĐ Điện tâm đồ 13 EF Ejection Fraction (Phân số tống máu thất trái) 14 HA Huyết áp 15 HATT Huyết áp tâm thu 16 HATTr Huyết áp tâm trương 17 HDL High Density Lipoprotein (Lipoprotein tỷ trọng cao) 18 hs­CRP High sensitivity C­Reactive Protein (Protein C phản   ứng độ nhạy cao) 19 IVUS Intravascular Ultrasound (Siêu âm nội mạch) 20 LAD Left Anterior Descending (Động mạch xuống trước  trái hoặc động mạch liên thất trước) 21 LCX  Left Circumflex (Động mạch mũ) 22 LDL Low   Density   Lipoprotein   (Lipoprotein   tỷ   trọng  thấp)
  8. STT Phần viết  Phần viết đầy đủ tắt 23 LMCA Left Main Coronary Artery (Thân chung động mạch  vành trái) 24 NMCT Nhồi máu cơ tim 25 RCA Right Coronary Artery (Động mạch vành phải) 26 SCAI Society   for   Cardiovascular   Angiography   and  Interventions (Hiệp hội tim mạch can thiệp) 27 SV Stroke Volume (Thể tích một nhát bóp) 28 TBMN  Tai biến mạch não 29 TG Triglycerid 30 THA Tăng huyết áp 31 TIMI Thrombolysis   In   Myocardial   Infarction   (Tiêu   sợi  huyết trong nhồi máu cơ tim) 32 TNF Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u) 33 WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang
  10. C CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 
  11. CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang  DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
  12. Biểu  Tên biểu đồ Trang  đồ
  13. 13 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh  tật và tử  vong. Ước tính trên thế giới (2015) có 110,55 triệu người mắc và  8,92 triệu người tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Trong đó tỷ lệ  tử  vong do bệnh mạch vành chỉ đứng sau đột quỵ não [1].  Tại Việt Nam, bệnh mạch vành đang có xu hướng gia tăng nhanh  chóng. Tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ trong số các bệnh nhân nhập   Viện Tim mạch Quốc gia ngày càng gia tăng: năm 2003: 11,2%, năm 2007:   24% [2]. Năm 2012 bệnh tim thiếu máu cục bộ  đứng thứ  hai trong mười   nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam [3].  Bệnh mạch vành có nhiều yếu tố nguy cơ đã được chứng minh như:  tăng huyết áp, tăng LDL ­ Cholesterol, giảm HDL ­ Cholesterol, hút thuốc   lá, đái tháo đường, gia đình có người mắc bệnh mạch vành, tuổi và một số  yếu tố  nguy cơ  khác, trong đó tăng huyết áp đã được chứng minh là một  yếu tố  nguy cơ  tiếp diễn và độc lập với các yếu tố  nguy cơ  khác. Tăng  huyết áp làm tăng nguy cơ  mắc bệnh động mạch vành lên ba lần và tăng  theo cấp số  nhân nếu kết hợp với các yếu tố  nguy cơ  tim mạch khác.  Những người trưởng thành có độ tuổi từ 40 đến 69 tuổi, với mỗi mức tăng   huyết áp 20/10 mmHg làm gia tăng nguy cơ  tử  vong do bệnh động mạch  vành lên gấp 2 lần [4]. Chụp động mạch vành qua da được coi là tiêu chuẩn vàng để  chẩn  đoán bệnh động mạch vành nhưng là một phương pháp chụp xâm lấn nên  có những nguy cơ và một số hạn chế nhất định. Chụp cắt lớp vi tính động  mạch vành tuy không được coi là tiêu chuẩn vàng để  chẩn đoán nhưng nó   có thể giải quyết được một số hạn chế của phương pháp chụp động mạch 
  14. 14 vành qua da trong chẩn đoán các tổn thương của động mạch vành. Các thế  hệ máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy như 64 dãy, 128 dãy có thời gian cắt dài,  độ phân dải thời gian thấp (160­200ms) nên bệnh nhân phải uống thuốc để  kiểm soát nhịp tim. Mặt khác, liều chiếu tia xạ mà bệnh nhân phải chịu là  8­25mSv, chất lượng hình ảnh có thể bị nhiễu do chuyển động của tim và   nhịp thở. Máy chụp cắt lớp 256 dãy hai bóng phát tia có thời gian chụp   ngắn hơn,  độ  phân giải  thời gian (temporal resolution)  và độ  phân giải  không gian (spatial resolution) cao hơn nên khắc phục được các điểm yếu  của các dòng máy khác. Do vậy chất lượng hình  ảnh chính xác hơn, bệnh  nhân không phải sử  dụng thuốc kiểm soát nhịp tim, liều chiếu tia xạ  rất   thấp, chụp được trên cả  những bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, không nín  thở  tốt...Sự  ra đời của máy chụp cắt lớp 256 dãy hai bóng phát tia là một  tiến bộ  mới được áp dụng chụp để  chẩn đoán bệnh động mạch vành với   độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Trên thế  giới đã có nhiều nghiên cứu sử  dụng máy chụp cắt lớp vi   tính 256 dãy 2 bóng phát tia để  chẩn đoán bệnh động mạch vành và mối  liên quan mức độ  tổn thương động mạch vành với các yếu tố nguy cơ tim   mạch, trong đó có THA. Kết quả cho thấy đây là phương pháp có độ nhạy  và độ  đặc hiệu cao...và có nhiều  ưu điểm hơn so với các máy một nguồn  phát. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học   đề   cập   tới   vấn  đề   này,   vì   vậy  chúng   tôi  tiến   hành   nghiên   cứu   đề   tài:  “Nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ  với đặc điểm tổn  thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp vi tính 256 dãy   ở  bệnh  nhân tăng huyết áp” nhằm 2 mục tiêu:
  15. 15 1. Mô tả  đặc điểm  hình  ảnh và giá trị  của  chụp cắt lớp vi tính 256 dãy  trong chẩn đoán tổn thương động mạch vành  ở  bệnh nhân tăng huyết   áp nguyên phát . 2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố  nguy cơ, tổn thương cơ  quan   đích với các đặc điểm tổn thương động mạch vành bằng chụp cắt lớp   vi tính 256 dãy ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.
  16. 16 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Tăng   huyết   áp  (THA)  khi   huyết   áp   tâm   thu   (HATT)   ≥140   mmHg  và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg [5]. Hội Tim mạch học  Việt Nam đã đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và phân loại THA năm 2015 bổ  sung thêm tiêu chuẩn chẩn đoán THA khi huyết áp (HA) trong giới hạn  bình thường ở những người đang sử dụng thuốc chống THA.  Bảng 1.  . Phân độ tăng huyết áp theo mức huyết áp đo tại phòng khám  Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Tối ưu
  17. 17 khoảng 7,5 triệu người, chiếm khoảng 12,8% tổng số  người tử  vong do   mọi nguyên nhân hàng năm [7]. Một phân tích gộp dựa trên kết quả nghiên cứu tại 90 quốc gia (1995   ­2014) cho thấy tỷ lệ THA ở các nước có thu nhập cao thấp hơn so với các   nước còn lại (28,5% so với 31,5%). Từ năm 2000 đến năm 2010, ở các nước  phát triển tỷ lệ THA mới phát hiện thấp hơn nhưng tỷ lệ điều trị  và kiểm  soát HA cao hơn so với các nước đang phát triển [8]. Tại Mỹ, tỷ lệ THA ở  người trên 18 tuổi là 29,1%, tỷ lệ này tăng theo tuổi, thấp nhất là tuổi 18­39  có tỷ lệ là 7,3%, 40 ­ 59 tuổi có tỷ lệ là 32,4%, cao nhất là >60 tuổi có tỷ lệ  là 65%. Có 82,7% số người quan tâm đến THA nếu đã mắc và 51,8% kiểm   soát được HA [9]. Một nghiên cứu ở Trung Quốc (Yang L. và cs: 2016) cho  thấy có  24,59%  mắc THA. Số  THA  ở  người tuổi từ  60 trở  lên chiếm   57,7%, chỉ  có 55,76% được điều trị  bệnh và chỉ  có 30,79% bệnh nhân đạt  được HA mục tiêu [10]. Nghiên cứu của Norboo T. và cs.  ở   Ấn Độ  (2015)  tỷ  lệ  THA là 37% THA, nam chiếm 46,9%. Trong quần thể  người từ  75   tuổi trở lên, tỷ lệ THA chiếm tới 65,2% [11]. Tại   Việt   Nam,   THA   ngày   càng   gia   tăng   với   tỷ   lệ   THA   ở   người  trưởng thành (>25 tuổi) từ 11,2% (1992) lên 25,1% (2009), đến năm 2015 là  47,3%. Trong số  những người có THA thì không được phát hiện là 39,1%   (2015). Có 92,8% được điều trị  trong số  bệnh nhân THA được phát hiện  nhưng chỉ có 31,3% là kiểm soát được HA [12], [13]. Các   nghiên   cứu  cho  thấy  THA  là  một  yếu  tố   nguy  cơ  của  bệnh  ĐMV, tỷ lệ mắc bệnh ĐMV liên quan chặt chẽ đến mức độ THA, đặc biệt   là tăng HA tâm thu. Tỷ  lệ  THA gặp khá cao tro ng  bệnh lý ĐMV. Nghiên  cứu Framingham (Stanley và cs: 1999) cho thấy áp lực mạch đập tăng là   yếu tố tiên lượng tử vong do bệnh ĐMV [14]. Nghiên cứu của Peggy và cs. 
  18. 18 trên 12.031 bệnh nhân nam giới, thời gian theo dõi 25 năm cho thấy nguy cơ  tử  vong do bệnh ĐMV tăng với mức HATT/HATTr tăng 10/5 mmHg lần  lượt là 1,17 lần và 1,13 lần [15]. Kết quả nghiên cứu của Zuhdi và cs. (2016)  có hội chứng ĐMV cấp cho thấy tỷ lệ THA có ở  trên 70% bệnh nhân cao  tuổi (>65 tuổi) [16].  Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổn thương ĐMV nặng nề hơn so với   các bệnh nhân không THA. Natali và cs. (2000) nghiên cứu trên 1.700 bệnh   nhân cho thấy tỷ lệ tổn thương 3 nhánh ĐMV gặp nhiều hơn ở bệnh nhân  có THA sau khi đã điều chỉnh một số yếu tố như tuổi, giới, triệu chứng đau   ngực [17]. Các nghiên cứu cho thấy, kiểm soát HA làm giảm được các biến cố  bệnh   tim   mạch   nói   chung   và   bệnh   ĐMV   nói   riêng.   Thử   nghiệm   HOT  (Hypertension Optimal Treatment)  (Hansson và cs: 1998) cho thấy hạ  HA  làm giảm các biến cố  tim mạch. Tỷ  lệ  các biến cố  tim mạch chính thấp  nhất  ở  mức HATTr trung bình là 82,6 mmHg, tỷ  lệ  tử  vong do tim mạch   thấp nhất nếu HATTr trung bình là 86,5 mmHg [18]. Một phân tích dựa trên   29 thử  nghiệm cho thấy kiểm soát được HA làm giảm các biến cố  tim  mạch chính và tử vong ở các nhóm thuốc như chẹn kênh calci, ức chế men   chuyển, chẹn thụ thể agiotensin 1, chẹn beta giao cảm và lợi tiểu [19]. 1.1.3. Phân loại tăng huyết áp THA được chia làm 2 loại:  + THA nguyên phát (không có nguyên nhân), chiếm khoảng 95%  hầu hết không có nguyên nhân gây THA, chủ yếu liên quan đến các yếu tố  nguy cơ  như ăn mặn, lười vận động, béo phì, rối loạn lipid máu, hút thuốc  lá…. + THA thứ phát (có nguyên nhân) thường gặp do các bệnh lý thận, 
  19. 19 bệnh lý mạch máu như: hẹp ĐM thận, u tủy thượng thận…. 1.1.4. Phân chia giai đoạn tăng huyết áp Theo WHO (1996) thì THA được chia làm 3 giai đoạn:  + Giai đoạn I: THA nhưng chưa có dấu hiệu khách quan về  tổn   thương thực thể cơ quan đích. + Giai đoạn II: THA và có ít nhất một dấu hiệu tổn thương cơ quan  đích như: dày thất trái (trên phim XQ, siêu âm tim, điện tim),  hẹp toàn thể  hay khu trú động mạch võng mạc,  Protein niệu (+), tăng nhẹ  creatinine  huyết tương, xơ vữa động mạch (trên phim XQ, siêu âm). + Giai đoạn III: THA kèm theo có các dấu hiệu tổn thương cơ quan   đích mức độ nặng. Ở tim biểu hiện là cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,   suy tim. Trên não là bệnh não do THA, thiếu máu não thoáng qua, tai biến  mạch máu não. Tổn thương mắt gồm: đáy mắt (xuất huyết, xuất tiết võng  mạc, phù gai thị). Trên thận: suy thận, creatinine máu tăng cao. Ở các mạch  máu là tắc mạch, phình tách mạch máu [5].  1.1.5. Tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp Các nghiên cứu dịch tễ  cho thấy nếu bệnh nhân không được kiểm  soát tốt HA thì nguy cơ tổn thương cơ quan đích tăng gấp nhiều lần so với  những bệnh nhân được kiểm soát tốt HA. Các bệnh lý kèm theo liên quan  tỷ  lệ  mắc và tử  vong như: xơ  vữa mạch máu, đột quỵ  não, suy tim, suy   thận gia tăng với mức độ cao của HA tâm thu và HA tâm trương. Biểu hiện   tổn thương của THA trên 5 cơ quan đích sau: * Tổn thương trên tim:  Suy tim và bệnh ĐMV là hai biến chứng chính, là nguyên nhân gây   tử  vong cao nhất đối với THA. Dày thất trái là biến chứng sớm do dày cơ  tim trái. Để  đối phó sức cản ngoại biên nên gia tăng sức co bóp làm công  
  20. 20 tim tăng lên và vách cơ tim dày ra. Dần dần suy tim trái và với khó thở khi  gắng sức, hen tim hoặc phù phổi cấp sau đó chuyển sang suy tim toàn bộ  với phù, gan to, tĩnh mạch cổ  nổi. X ­ quang và điện tim có dấu dày thất  trái.  Bệnh mạch vành biểu hiện bằng các cơn đau thắt ngực điển hình,  nhồi máu cơ  tim (NMCT) hoặc loạn nhịp tim. Điện tim có hình  ảnh biến   đổi ST, xuất hiện sóng Q hoại tử. Siêu âm tim phát hiện dày thất trái, rối  loạn vận động vùng tim… * Tổn thương trên não: Nhũn não, xuất huyết não, TBMN thoáng qua với các triệu chứng  thần kinh khu trú kéo dài, không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với các  triệu chứng như  lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn, nhức đầu dữ  dội.   Chẩn đoán dựa trên chụp cắt lớp vi tính với hình ảnh ổ giảm tỷ trọng (với  nhồi máu não) hoặc tăng tỷ trọng (với xuất huyết não).  * Tổn thương trên thận: Vữa xơ  động mạch thận sớm và nhanh. Xơ  thận gây tình trạng suy   thận dần dần. Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch (ĐM) thận gây THA  ác tính.  Ở  giai đoạn 2 của THA có tổn thương thận vi thể  như  Albumin  niệu vi thể, Protein niệu, ure hoặc creatinine máu tăng nhẹ  (1,2­2 mg%).  Tổn   thương   thể   hiện   trên   lâm   sàng   tương   ứng   với   giai   đoạn   3   gồm   Creatinine huyết tương tăng rõ (> 2mg%), suy thận. Ở giai đoạn cuối thiếu  máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ Renin và angiotensine II trong   máu gây cường aldosterone thứ  phát, suy thận nặng nề  dẫn đến cần phải   điều trị thay thế thận như lọc máu chu kì, ghép thận … * Tổn thương trên mạch máu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0